Hạng D
15/12/06
1.708
270
83
TP HCM
Nguyễn nói:
phamtan nói:
THeo Nghị định cũ về xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thì có hình phạt tháo biển xe otô. Nhưng theo nghị định mới (34/CP) thì hình thức này bỏ rồi. XXX nào mà làm vụ này thì em nghĩ cứ kiện lên XXX cấp trên tới cùng luôn.[link=http://www.otosaigon.com/forum/m2549016.aspx#]
[/link]


Vẫn có chứ Bác.

Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào hành vi vi phạm để lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện và tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật, người điều khiển phương tiện phải ký vào biên bản vi phạm hành chính với tư cách là người chứng kiến và được chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện. Trường hợp người điều khiển phương tiện không chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện thì người có thẩm quyền xử phạt tiến hành tạm giữ phương tiện để bảo đảm cho việc xử phạt đối với chủ phương tiện.

THeo em tháo biển số nằm trong quy định "tạm giữ phương tiện" nói trên!
Chưa chính xác, bác Nguyễn ui.
Tạm giữ phương tiện khác hoàn toàn với tạm ngưng lưu hành.

1- Tạm giữ phương tiện là cho xe kéo kéo 4B đó về nơi giam giữ, hoặc lấy khoá khoá bánh xe lại, v.v..
2- Tạm ngưng lưu hành là giữ giấy kiểm định xe, giấy đăng ký xe, hoặc tháo gỡ 1 biển số phía trước. Thiếu 1 trong những thứ này là xe không có đủ điều kiện lưu hành.
Các biện pháp trong 1- nói trên không bao gồm 2-
 
Hạng D
6/3/08
3.983
8.159
113
Sàigòn
Em nghĩ như Bác vovinam nói là đúng, nhưng vì điều kiện nên việc tháo biển số là khả thi hơn (giữa việc kéo xe về đồn, tháo bánh xe, khóa bánh xe, tháo biển số).

duongxua nói:
Nguyễn nói:
THeo em tháo biển số nằm trong quy định "tạm giữ phương tiện" nói trên!

Em chưa thông cái câu cuối cùng của bác . Xe người ta nằm chình ình , mấy cha tới có gặp ai đâu mà chủ xe với người điều khiển , chấp hành với ko chấp hành . Việc tự ý tháo biển số là ko thỏa đáng , sao ko tháo luôn cái bánh xe đi , đều là cách làm cho xe ko lưu thông được nữa mà
Thưa Bác, theo em hiểu thì vì không gặp ai (hoặc không gặp chủ phương tiện, chỉ gặp tài xế nhưng tài xế không chịu ký biên bản) thì xxx buộc phải giữ phương tiện (1 trong những cách để giữ phương tiện là tháo biển số).

còn việc còng bánh xe là một cách hay (như Singapore làm), kẹt cái là CS Việt nam chạy xe máy, làm sao mà chở được mấy cái vật dụng còng bánh xe?

@ Bác sgb345: theo cách Bác hiểu là chính xác, nhưng theo em biết thì trước đây (trước khi NĐ 34 ra đời) cơ quan công an đã có hướng dẫn về việc này - tức tháo biển số tương đương với việc tạm giữ phương tiện, cách hướng dẫn này kéo dài tới nay, giờ mà vẫn làm theo thì em nghĩ là vẫn không sai.

Chỉ là cách hiểu của riêng em nhé!
 
Hạng F
13/1/06
13.889
35.977
113
duongxua nói:
Em mà thấy thèn nào tháo biển số xe em thì em sẽ la lên ĂN TRỘM , ĂN TRỘM xem mấy chú cải chính thế nào cho biết

Nếu như...bác kêu là: Thằng chó ăn trộm hả? Vô tình có người nghe thành, thằng ăn trộm chó và kết cục là, biển số còn người như chó bị thui thì sao ta?:D Giờ hiểu rỏ hơn từ đầu đất.

Không tháo biển số xe vi phạm

Thượng tá Võ Văn Vân, phó trưởng Phòng cảnh sát giao thông đường bộ Công an TP.HCM, cho biết từ ngày 20-5, lực lượng xử phạt sẽ không được tháo, tạm giữ biển số xe vi phạm như trước đây.
Theo thượng tá Vân, từ trước đến nay, đối với phương tiện vi phạm vắng chủ, lực lượng xử phạt sẽ tháo biển số xe tạm giữ để phương tiện vi phạm không thể lưu thông được.
Tuy nhiên, nghị định 34 (nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ) quy định rõ thủ tục xử phạt là tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm. Như vậy với nghị định mới, từ ngày 20-5 những xe đậu trên đường thiếu người điều khiển, lực lượng xử phạt sẽ không được tháo biển số xe để tạm giữ như trước đây.

Theo Tuổi Trẻ Online
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
15/12/06
1.708
270
83
TP HCM
Với trả lời cụ thể của bác phantan, bác Nguyễn đã đồng ý với Nghị định 34 cấm tháo biển xe rồi chứ?
 
Hạng D
16/3/09
3.300
55.957
113
www.tet.com
otosaigon nói:
Chỗ văn phòng mới của em khá vắng vẻ, và có khá nhiều xe đậu và có em. Một hôm có mấy chú CA phường đến đòi lập biên bản phạt xe em do đậu xe trong khu dân cư .. :D chú CA tay thì cầm cái luật phạt đưa cho em xem, em chỉ cười bảo .. khu này không có bảng cấm đậu cũng chả là khu dân cư, chú về phường điều động thêm người rồi dẹp hết toàn bộ các công ty đặt VP ở đây đi ....rồi em xin số và điện thoại để em làm việc, còn nếu muốn phạt thì khỏi cần, chìa khóa đây chú cứ mang xe về phường cất giúp anh nhé..

Thấy em căng quá, các chú lại xuống nước bảo thôi anh đi đi .. để em còn bắt mấy thằng khác.. :D

Chả hiểu sao dạo này ra đường gặp CA là em lại thích gửi chìa khóa nhờ các chú cất hộ giúp..
bác đưa chìa khóa liệu mấy chú công an có biết chạy xe không nữa.
24.gif
 
Hạng D
6/3/08
3.983
8.159
113
Sàigòn
sgb345 nói:
Với trả lời cụ thể của bác phantan, bác Nguyễn đã đồng ý với Nghị định 34 cấm tháo biển xe rồi chứ?

Theo em, bác Vân giải thích luật đúng, nhưng chưa đủ.

Chính xác là NĐ34 không quy định cụ thể việc "tháo biển số xe" chứ không phải CẤM tháo biển số xe. Các nhà làm luật bỏ ngõ vấn đề này với câu "Bộ Công an hướng dẫn cụ thể việc áp dụng biện pháp tạm giữ phương tiện..." (khoản 4, điều 54). Theo đó, Bộ Công An phải có văn bản giải thích, hướng dẫn cụ thể vấn đề này. Đáng tiếc là đến nay vẫn chưa có hướng dẫn! do đó, việc áp dụng NĐ34 sẽ như thế nào?

- Hoặc là theo đúng câu chữ của NĐ (Bác Vân giải thích dựa theo hướng này), tức NĐ không quy định thì xxx không làm.
- Hoặc là áp dụng những hướng dẫn trước đó (mà chưa hết hiệu lực). Ở đây là thông tư 23/2008 ngày 23/6/2010 ghi rõ: "Đối với phương tiện vi phạm hành chính là ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng thì việc đình chỉ lưu hành phương tiện vi phạm hành chính được thực hiện bằng hình thức tạm giữ đăng ký phương tiện (đăng ký xe), biển số đăng ký gắn phía trước của xe, sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc tạm giữ phương tiện." Thực chất đây là hướng dẫn cho NĐ 146, đã bị thay thế bằng NĐ34, nhưng do NĐ34 chưa có hướng dẫn, và hướng dẫn này không đi ngược lại NĐ34 nên xxx vẫn có thể áp dụng!


Bàn rộng ra:

Tạm giữ phương tiện nói trên là một trong những biện pháp nhằm bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính. Biện pháp này là đúng đắn nếu được quy định rõ ràng và thực hiện đúng đắn.

- Về phía người vi phạm: bị tháo biển số dẫn đến tốn tải ít hơn nhiều so với việc nguyên con xe bị kéo về đồn, chi phí kéo xe, lưu giữ xe và rủi ro hư hỏng xe đều do người vi phạm gánh chịu.
- về phía xxx: tháo cái biển số xe dễ, nhanh hơn nhiều so với việc kéo nguyên chiếc xe về đồn
- nhận xét chung: không phải muốn kéo xe là kéo, phương tiện đâu? kho bãi đâu? người trông giữ đâu? vi phạm thì đầy rẫy, nếu xe nào vi phạm cũng kéo thì làm sao xuể? ngược lại, nếu không có biện pháp tạm giữ phương tiện để xử phạt thì phải làm sao? bỏ, không xử phạt --> hệ lụy thế nào thì mọi người đều biết cả (nói nâng cao lên một chút thì nó là "bỏ lọt tội phạm" đấy)

Vấn đề đặt ra là luật pháp nghiêm minh, xxx nghiêm túc thực thi pháp luật - đây chính là bức xúc của các Bác, của cả em...

Bàn chơi cho vui thôi nhé!
 
Hạng F
13/1/06
13.889
35.977
113
Bác Nguyễn hay và.. 
- Trước giữ biển số để PT không lưu hành.
- Nay giữ PT.
Mục đích đều là không để PT lưu hành, và khi không lưu hành thì ai quản lý nó lại là chuyện sau: Không đến mức "câu lưu điều tra" thì tại ngoại, còn phải câu lưu thì nhốt. Bên nhốt tự lo chuyện nhốt, bên bị nhốt ráng chịu cho chừa, tức là tự điều chỉnh hành vi của mình. Như vậy có nghĩa là tăng nặng hình phạt.
 
Hạng D
15/12/06
1.708
270
83
TP HCM
Thân gửi bác Nguyễn,
Cái vụ CAP tháo biển trên 10 xe 4B ngoài miền bắc đang được bàn luận sôi nổi.
Có bác đã đưa ra dẫn chứng Bộ Công an đã quy định không được tháo biển xe 4B. Cụ thể:

Theo công văn số 1083/BCA-TCVII ban hành ngày 07 tháng 5 năm 2010 V/v triển khai thực hiện Nghị định số 27/2010/NĐ-CP và Nghị định số 34/2010/NĐ-CP có quy định rõ:
"Không quy định việc đình chỉ lưu hành phương tiện bằng hình thức tạm giữ biển số xe, Đăng ký xe, sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (khác Nghị định số 146/2007/NĐ-CP) ...

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Thượng tướng Lê Thế Tiệm
Đã ký

Như vậy đã rõ ràng.

xxx tháo biển xe là làm sai quy định xử lý vi phạm của ngành.

Mình cần biết điều này để tranh luận khi lỡ gặp xxx làm sai đòi tháo biển xe mình (cái này nhiều lắm à, do không biết cũng có, do cố tình làm sai cũng có)
 
Hạng D
6/3/08
3.983
8.159
113
Sàigòn
Chính xác là công văn này đã giải đáp phần lớn thắc mắc. Cám ơn Bác sgb345.

Tuy nhiên, đây lại cũng là một giải thích chưa rõ ràng.

Nghị định 34 có 2 khái niệm khác nhau:

- Đình chỉ lưu hành phương tiện
- Tạm giữ phương tiện

Các Bác hiểu thế nào về hai khái niệm trên? khác nhau thế nào? áp dụng mỗi thứ vào chỗ nào?

Hiện tại chưa có hướng dẫn cụ thể về việc "tạm giữ phương tiện". Nếu là xxx, nếu không áp dụng hướng dẫn của NĐ 146 thì các Bác thực hiện việc này thế nào?

Tình huống: xe em vi phạm, em thấy xxx tới và em làm ngơ không nhận em là chủ xe (hoặc người điều khiển xe) thì sao? xxx đứng chờ? xxx bỏ đi! vậy rõ ràng đây là kẽ hở lớn! (trừ trường hợp xxx đủ nhân tài, vật lực để kéo hết các xe vi phạm "vô chủ" về đồn - lại là chuyện bất khả thi hiện nay)