Hạng D
6/3/08
4.069
8.585
113
Sàigòn
Em không phản đối những gì Bác nói...

Ý em là cách giải quyết như thế là chưa ổn, luật chưa cụ thể và kẽ hở là quá rộng, đủ để gây ra nhiều tiêu cực (cả về phía người dân lẫn phía xxx). Do đó em đoán không sớm thì muộn cũng sẽ có hướng dẫn lại cho vấn đề này, và việc tháo biển số xe sẽ lại được phép!

Xét về hướng tạm giữ xe để đảm bảo việc xử phạt được thực hiện: (khác với đình chỉ lưu hành xe như trên, ví dụ đơn giản nhất là xử phạt nhưng xe "vô chủ"), hiện tại nếu không cho phép tháo biển thì chỉ còn một cách duy nhất là kéo về bãi của CA. Phân tích từ cả hai phía, khách quan thì việc kéo về bãi là KHÔNG KHẢ THI! và một khi biện pháp đảm bảo không có thì việc xử phạt cũng khó thực hiện được, tức pháp luật không được thực thi hiệu quả rồi còn gì?
 
Hạng D
15/12/06
1.708
270
83
TP HCM
Nguyễn nói:
Em không phản đối những gì Bác nói...

Ý em là cách giải quyết như thế là chưa ổn, luật chưa cụ thể và kẽ hở là quá rộng, đủ để gây ra nhiều tiêu cực (cả về phía người dân lẫn phía xxx). Do đó em đoán không sớm thì muộn cũng sẽ có hướng dẫn lại cho vấn đề này, và việc tháo biển số xe sẽ lại được phép!

Xét về hướng tạm giữ xe để đảm bảo việc xử phạt được thực hiện: (khác với đình chỉ lưu hành xe như trên, ví dụ đơn giản nhất là xử phạt nhưng xe "vô chủ"), hiện tại nếu không cho phép tháo biển thì chỉ còn một cách duy nhất là kéo về bãi của CA. Phân tích từ cả hai phía, khách quan thì việc kéo về bãi là KHÔNG KHẢ THI! và một khi biện pháp đảm bảo không có thì việc xử phạt cũng khó thực hiện được, tức pháp luật không được thực thi hiệu quả rồi còn gì?
Phần chữ đỏ của bác chưa chính xác nhé.
Ví dụ, để xử lý các xe vô chủ vi phạm luật GTDB, có thể kéo về bãi của CA, cũng có thể dùng khoá chuyên dụng, khoá bánh xe lại làm vật chứng vi phạm, chờ lái xe đến để bị xử lý (thu giữ bằng lái xe). Ngoài Hà nội đã dùng khoá như thế này rồi.

Xin nói thêm một chút dông dài. Ở điểm này, luật pháp đã tỏ ra tiến bộ và rõ ràng hơn. Đã biết phân biệt chủ thể vi phạm ATGT để xử lý.
Cụ thể, khi có vi phạm ATGT thì lái xe là người vi phạm, là đối tượng để xử lý, chứ không phải bản thân cái xe, do đó không còn bắt cái xe làm con tin như trước nữa.

Hơn nữa, nếu giữ cái xe (đặc biệt là xe khách, xe tải nặng, thiết bị chuyên dùng), sẽ gây ảnh hưởng sản xuất, thiệt hại đến nền kinh tế quốc dân.
Để đảm bảo xxx không bắt cái xe làm con tin như trước, luật pháp còn cấm không được giữ các loại giấy tờ xe, như cấm giữ giấy đăng kiểm xe, cấm giữ giấy đăng ký xe, cấm tháo biển số xe, như bác đã đọc ở trên.
Mong rằng những trao đổi trên đây phần nào giải toả được băn khoăn của bác.
 
Hạng D
8/9/10
1.668
6
36
em xem các bác trah luận ma 2 thấy nó rối như mớ bòng bong.. có bác nào bi tháo biển số trong vụ này dc giải quyết ra sao rồi thi cho anh em biết với
 
Hạng D
6/3/08
4.069
8.585
113
Sàigòn
Bác càng nói em càng rối

sgb345 nói:
Ví dụ, để xử lý các xe vô chủ vi phạm luật GTDB, có thể kéo về bãi của CA, cũng có thể dùng khoá chuyên dụng, khoá bánh xe lại làm vật chứng vi phạm, chờ lái xe đến để bị xử lý (thu giữ bằng lái xe). Ngoài Hà nội đã dùng khoá như thế này rồi.

Luật chưa quy định! Nếu CA HN cùm xe được thì họ cũng tháo biển số được. Hai hành vi này, nhìn từ NĐ 34 nhìn ra, là như nhau!

Cùm xe, khóa bánh xe tại chỗ cũng là cách làm hay, học theo Singapore!

sgb345 nói:
Cụ thể, khi có vi phạm ATGT thì lái xe là người vi phạm, là đối tượng để xử lý, chứ không phải bản thân cái xe, do đó không còn bắt cái xe làm con tin như trước nữa.

Em nhắc lại:

1- tạm ngưng lưu hành phương tiện: biện pháp xử phạt bổ sung (ví dụ, xe cải tạo không phép - ngưng lưu hành cho đến khi khôi phục lại hiện trạng ban đầu)
2- Tạm giữ phương tiên: biện pháp ngăn ngừa (ví dụ: xe vi phạm, bị phạt tiền nhưng không có chủ xe tại hiện trường --> tạm giữ xe để đảm bảo thực hiện việc phạt.)

"bắt cái xe làm con tin" là cái thứ 2 ở trên, chính là biện pháp đảm bảo cho việc xử lý vi phạm được thực thi. Việc bắt cái xe làm con tin vẫn cònsẽ vẫn còn Bác ạ. Bắt thế nào là điều đang tranh luận: 1) kéo xe về đồn; 2) còng bánh xe; 3) tháo biển số; 4) giữ các loại giấy tờ.

sgb345 nói:
Hơn nữa, nếu giữ cái xe (đặc biệt là xe khách, xe tải nặng, thiết bị chuyên dùng), sẽ gây ảnh hưởng sản xuất, thiệt hại đến nền kinh tế quốc dân.
Để đảm bảo xxx không bắt cái xe làm con tin như trước, luật pháp còn cấm không được giữ các loại giấy tờ xe, như cấm giữ giấy đăng kiểm xe, cấm giữ giấy đăng ký xe, cấm tháo biển số xe, như bác đã đọc ở trên.

Hạn chế hình thức này, thay bằng hình thức khác là điều cần làm nhằm tránh tổn thất cho nền kinh tế, nhưng không phải là CẤM như Bác hiểu.

Trích:

Điều 54 (NĐ 34):
...
2. Ngoài những trường hợp tạm giữ phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 46 và khoản 3 Điều 57 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Và đây là điều 57( PL XLVPHC): Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy phép lái xe hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có những giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm
 
Hạng D
15/12/06
1.708
270
83
TP HCM
Nguyễn nói:
Bác càng nói em càng rối

Đúng là càng xem luật càng rối thật.

Đúng là: Phong ba bão táp không bằng Luật pháp Việt nam, các bác ạ. Chắc phải nhờ luật sư gỡ giùm quá.
Bác HAVU ui, mời bác vô giúp một tay với nào. Tks.
 
Tập Lái
1/12/06
38
0
0
www.vluat.com
Chúng ta không có nghĩa vụ phải chứng minh xxx có quyền tháo biển. Hãy yêu cầu họ giải thích và làm rõ việc tháo biển dựa trên quy định nào. Nếu xxx chứng minh được thì ta đi nộp phạt. Nếu không, các bác thừa biết phải làm gì.
 
Hạng D
15/12/06
1.708
270
83
TP HCM
havu nói:
Chúng ta không có nghĩa vụ phải chứng minh xxx có quyền tháo biển. Hãy yêu cầu họ giải thích và làm rõ việc tháo biển dựa trên quy định nào. Nếu xxx chứng minh được thì ta đi nộp phạt. Nếu không, các bác thừa biết phải làm gì.

Cảm ơn bác nhiều.
Bác Nguyễn ui,
Ý kiến luật sư HaVu như vậy. Ý kiến bác thì sao?
 
Hạng D
6/3/08
4.069
8.585
113
Sàigòn
LS nói với nhau như thế thì được chứ khuyên người không am hiểu luật tường tận như vậy thì cũng bằng thừa.

xxx cứ bla bla bla một lý do nào đấy rồi lập biên bản, rồi xxx... thói thường người bình thường lúc đó sẽ hoặc là sợ, hoặc là ngại... vì cơ bản là hoàn toàn không thể biết xxx đúng hay sai --> gật đầu, chặc lưỡi và cầu viện Bác cho xong chuyện!

Bàn luận, hỗ trợ thông tin... trong box này là giúp mọi người hiểu thêm về luật, về xxx... để ứng xử đúng nếu gặp phải tình huống tương tự thì hay hơn...
 
Hạng D
15/12/06
1.708
270
83
TP HCM
Nguyễn nói:
LS nói với nhau như thế thì được chứ khuyên người không am hiểu luật tường tận như vậy thì cũng bằng thừa.

xxx cứ bla bla bla một lý do nào đấy rồi lập biên bản, rồi xxx... thói thường người bình thường lúc đó sẽ hoặc là sợ, hoặc là ngại... vì cơ bản là hoàn toàn không thể biết xxx đúng hay sai --> gật đầu, chặc lưỡi và cầu viện Bác cho xong chuyện!

Bàn luận, hỗ trợ thông tin... trong box này là giúp mọi người hiểu thêm về luật, về xxx... để ứng xử đúng nếu gặp phải tình huống tương tự thì hay hơn...
Tôi thấy khuyên đúng đấy chứ. Mình làm sao thuộc được hết luật. xxx cũng chả thuộc hết luật. Nhiều khi phạt lái xe kiểu đánh bẫy, doạ nạt rồi chờ lái xe xuỳ tiền ra.

Về tâm lý mình phải vững vàng. Thấy xxx phạt chưa đúng mình phải yêu cầu họ chứng minh họ làm đúng chứ bác.

Như ngoài Hà nội đó, vụ CAP tháo chục cái biển số. Lái xe phản ứng, yêu cầu giải thích cơ sở pháp luật của các biện pháp tháo biển đó, xxx không giải thích được. Nay xxx đã phải đem tất cả biển xe bị tháo đến trả lại cho dân rồi kia kìa.
 
Tập Lái
1/12/06
38
0
0
www.vluat.com
Theo em thì không hẳn cứ phải là luật sư hay làm nghề liên quan tới luật thì mới phải thuộc luật, biết luật. Phàm là ai đó, khi đã tham gia vào cuộc chơi, cho dù trong lĩnh vực nào (giao thông là một lĩnh vực) thì ít nhất nên thuộc và biết các quy định về lĩnh vực đó.
Việc không chịu tìm hiểu các quy định trong lĩnh vực mà mình tham gia thì chỉ cá nhân mình thiệt mà thôi.