Hạng B2
9/12/21
195
324
63
32
Giao thông không phải toán học bác ạ. Ranh giới giữa phạm luật và không phạm luật không phải lúc nào cũng rõ ràng. Vượt đèn đỏ chưa chắc đã là phạm luật, đi qua ngã tư lúc đèn xanh có khi lại là phạm luật... Chính vì vậy, khi nhường đường cho xe ưu tiên không nên đặt nặng vấn đề phạm luật, bởi lúc này ranh giới giữa phạm luật và không phạm luật nó không còn như lúc bình thường nữa, mà kể cả là phạm luật cũng nên làm, miễn là không gây nguy hiểm cho người khác.
nói như thằng khờ. luật luôn rạch ròi nv. a muốn vượt muốn j thì kệ a. vui lòng k xúi ng khác làm theo. khi nộp phạt a có nộp giúp k??
 
  • Haha
Reactions: dttinh
Hạng F
7/8/14
8.588
7.335
113
59
Mình chắc chắn 100% với bạn rằng, không ai vận dụng một bộ luật này để giải quyết vấn đề thuộc chế tài của một bộ luật khác. Caia gì phải ra cái đó.
Bạn vẫn cố tình không hiểu hay thật sự không hiểu vậy?
Các điều kiện LS phân tích chỉ để làm rõ thế nào là tình thế cấp thiết, và các đk phân tích này không có trong Luật HS, chỉ do đề bài của LS là đang trả lời cho tội hình sự thôi.
Và theo phân tích tình thế cấp thiết này của LS, hoàn toàn có thể dùng để đánh giá tình thế cấp thiết khi xử lý các lỗi vi phạm ngoài tội hình sự.
Bạn cần đọc lại định nghĩa về tình thế cấp thiết trong Luật HS thì không khác gì định nghĩa trong Luật XLVPHC.
 
Hạng B2
9/12/21
195
324
63
32
CSGT nêu ý kiến khẳng định như vậy là hay ! khỏi phải tranh cãi hay cãi cày cãi cối kiểu "tôi nhường xe cc thì csgt phạt lỗi abcd.. tôi sao" như đã có tay bựa trình diễn!!!!
csgt này có phát ngôn trên cả luật k? bị phạt kiếm thằng này dc k?
 
Hạng B2
19/2/09
313
387
63
Luật chỉ quy định phải nhường xe ưu tiên đúng luật, nhưng không hề quy định cho vượt đèn đỏ để nhường, đừng tự suy diễn, bác vui lòng đọc lại điều 22 nhé.
Người điều hành giao thông vẫy cho đi thì không gọi là vượt đèn vì lúc đó phải tuân thủ hiệu lệnh cao hơn đèn.
Trường hợp như bác ví dụ thì cũng là vi phạm không tuân thủ tín hiệu đèn nhé, có điều có được miễn trừ hay không thì chưa biết.
Không có quy định nào như bác nói. Luật chỉ quy định phải nhường, còn nhường như thế nào không có hướng dẫn cụ thể, vì có vô vàn trường hợp khác nhau khi nhường.
Luật không có quy định nào nói rằng có thể vượt đèn đỏ khi nhường đường, nhưng cũng không có điều khoản nào cấm vượt đèn đỏ khi nhường đường. Trong thực tế, đa số trường hợp nhường tại ngã tư đều không cần vượt đèn đỏ, mà chỉ cần nhích lên một chút, ép sang trái hoặc sang phải một chút là đã có đủ chỗ cho xe cấp cứu đi qua.
 
Hạng B2
19/2/09
313
387
63
Đúng bác ko phải dân luật. Dân luật sẽ ko

:D. Hehe.
Nhưng bác nên nhớ rằng, 1 khi xảy ra tranh chấp, cả hành chính hay hình sự, Bác phải nhờ luật sư, người được học luật, để trợ giúp pháp lý, nhờ họ vận dụng câu chữ trong luật để lập luận, để bảo vệ bác đó. Chứ bác nằm trong số 99% như bác nói mà tự đi bảo vệ quyền lợi của mình thì chỉ có thiệt thôi.
Có những cái mình thấy dậy mà ko phải dậy. Nghiên cứu về nó mới thấy ko đơn giản như cân đường hộp sữa đâu
Quan trọng là mình phải biết vấn đề tranh chấp nó ở mức độ nào. Cái này, nếu bác là dân luật thì có vẻ bác không hiểu được mức độ quan trọng của các vấn đề tranh chấp.
Việc phạm luật GTĐB nếu có, nó thuộc phạm vi hành chính, không phải tranh chấp dân sự hay tội hình sự. Trong trường hợp có tranh chấp (giữa CSGT và người vi phạm) thì 99,9% số vụ cũng không đến mức phải giải quyết ở tòa án, và tất nhiên chẳng cần đến luật sư.
 
Hạng B2
19/2/09
313
387
63
nói như thằng khờ. luật luôn rạch ròi nv. a muốn vượt muốn j thì kệ a. vui lòng k xúi ng khác làm theo. khi nộp phạt a có nộp giúp k??
Tôi không xúi bác vượt đèn đỏ, mà xúi bác nhường đường cho xe cấp cứu, xúi bác nghĩ đến một mạng người mà bác có thể tham gia cứu tính mạng của họ bằng cách nhường đường cho họ.
Thêm nữa, tôi cũng xúi bác nên ăn nói có văn hóa hơn một chút
 
  • Like
Reactions: Osin
Hạng F
7/8/14
8.588
7.335
113
59
Không có quy định nào như bác nói. Luật chỉ quy định phải nhường, còn nhường như thế nào không có hướng dẫn cụ thể, vì có vô vàn trường hợp khác nhau khi nhường.
Luật không có quy định nào nói rằng có thể vượt đèn đỏ khi nhường đường, nhưng cũng không có điều khoản nào cấm vượt đèn đỏ khi nhường đường. Trong thực tế, đa số trường hợp nhường tại ngã tư đều không cần vượt đèn đỏ, mà chỉ cần nhích lên một chút, ép sang trái hoặc sang phải một chút là đã có đủ chỗ cho xe cấp cứu đi qua.
Vui lòng đọc Luật cho kỹ trước khi còm nhé.
tôi trích lại khoản 3, điều 22 Luật GTĐB,
3. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Phần tô đậm không phải là hướng dẫn khi nhường đường hả bác?
Luật không cần điều khoản nào cấm vượt đèn đỏ khi nhường đường mà chỉ cần cấm vượt đèn đỏ (nếu không tuân thủ tín hiệu đèn) là đủ rồi, tức là cũng không có loại trừ bất kỳ trường hợp nào khi vượt đèn đỏ nhé.
Nếu nhích lên một chút, sang trái, sang phải mà không vượt đèn đỏ thì có gì để tranh luận, đâu dính gì đến topic này?
 
Hạng D
10/10/09
4.176
720
113
Bạn vẫn cố tình không hiểu hay thật sự không hiểu vậy?
Các điều kiện LS phân tích chỉ để làm rõ thế nào là tình thế cấp thiết, và các đk phân tích này không có trong Luật HS, chỉ do đề bài của LS là đang trả lời cho tội hình sự thôi.
Và theo phân tích tình thế cấp thiết này của LS, hoàn toàn có thể dùng để đánh giá tình thế cấp thiết khi xử lý các lỗi vi phạm ngoài tội hình sự.
Bạn cần đọc lại định nghĩa về tình thế cấp thiết trong Luật HS thì không khác gì định nghĩa trong Luật XLVPHC.
Cái này bạn nói ra người ta gọi là nguỵ biện đấy.
Khi giải quyết vần đề thuộc luật này, lại lấy luật khác ra diễn giải là SAI. Đơn giản vậy thôi.
Tại sao ko lấy khoản 11 điều 2 bộ luật Xử lý VPHC ra để diễn giải mà cứ phải nhất thiết lấy từ luật Hình sự ra để diễn giải cho một vi phạm hành chính? Trong khi trong luật xử lý vi phạm hành chính nó có rành rành ra đấy. Caia này người ta gọi là cố chấp.
Mình biết là về ngôn ngữ, cả hai giống nhau. Nhưng một bên định nghĩa đó chỉ để ứng dụng cho các vi phạm hành chính, một bên để ứng dụng cho các hành vi hình sự, ngĩa là đã có tội, nhẹ là huỷ hoại tài sản, nặng hơn là giết người. Mức độ của sự cấp thiết noa khác nhau hoàn toàn.
Mình sẽ dừng ở đây, nếu bạn vẫn giữ quan điểm rằng: DÙNG MỘT ĐIỀU KHOẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ ĐỂ GIẢI QUYẾT MỘT HÀNH VI THUỘC CHẾ TÀI CỦA LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH LÀ ĐÚNG.
 
  • Like
Reactions: Osin
Hạng D
9/2/15
1.530
7.684
113
41
Bạn đang nhầm lẫn giữa luật Xử phạt vi phạm hành chính và Luật hình sự rồi.
CSGT họ đang dựa trên cơ sở của Luật xử phạt vi phạm hành chính để giải thích vấn đề, vì các vi phạm GTĐB về cơ bản là vi phạm hành chính (Trừ trường hợp gây tai nạn hay hậu quả nghiêm trọng). Còn bạn lại lấy dẫn chứng từ LS đang phân tích về luật Hình sự là không đúng, 2 bộ luật đó khác xa nhau nhé! Và trong GTĐB, CSGT chỉ được quyền xử lý dựa theo luật xử phạt VPHC thôi!
Mình khẳng định lại: Phía CSGT họ đã trả lời đúng.
Bạn lập luận trên cơ sở của luật Hình sự để phản bác là sai!
Cái vấn đề ở đây là Luật coi oto là nguồn nguy hiểm cao độ
từ hành chính qua hình sự nó chỉ tích tắc.
Vượt lên đè vạch thì là hành chính, nhưng lúc mình vượt lên đứng đó là an toàn, kg gây nguy hiểm cho ai, nhưng 5 7 30s sau chẳng hạn, vô tình xe mình gây ra tai nạn cho xe đi chiều kia thì rõ ràng tài xế có thể dính vào luật hình sự rồi, lúc đó thì CSGT chỉ nhìn hiện trường chứ kg hề đề cập đến việc bạn làm trước đó ( nếu có thì chỉ là tình tiết giảm nhẹ). Mà khi có tai nạn, tất cả đúng sai là do cơ quan công quyền ra phán quyết. Nên bác @diluantran cũng có cái lý, khi mà mình phải đảm bảo an toàn nhất có thể cho bản thân mình trước.
 
  • Like
Reactions: diluantran
Hạng D
10/10/09
4.176
720
113
Cái vấn đề ở đây là Luật coi oto là nguồn nguy hiểm cao độ
từ hành chính qua hình sự nó chỉ tích tắc.
Vượt lên đè vạch thì là hành chính, nhưng lúc mình vượt lên đứng đó là an toàn, kg gây nguy hiểm cho ai, nhưng 5 7 30s sau chẳng hạn, vô tình xe mình gây ra tai nạn cho xe đi chiều kia thì rõ ràng tài xế có thể dính vào luật hình sự rồi, lúc đó thì CSGT chỉ nhìn hiện trường chứ kg hề đề cập đến việc bạn làm trước đó ( nếu có thì chỉ là tình tiết giảm nhẹ). Mà khi có tai nạn, tất cả đúng sai là do cơ quan công quyền ra phán quyết. Nên bác @diluantran cũng có cái lý, khi mà mình phải đảm bảo an toàn nhất có thể cho bản thân mình trước.
Cái vấn đề ở đây là Luật coi oto là nguồn nguy hiểm cao độ: Cái này lại nằm trong luật dân sự, khi giải quyết các vấn đề về dân sự như đền bù này nọ. Ta đang nói ở đây là hành vi vi phạm hành chính khi tham gia giao thông. Vó chỉ đc chết tài bởi luật GTĐB và Luật xử phạt vi phạm hành chính. Chỉ khi nào các hành vi vi phạm này dẫn đến tai nạn mghieem trọng, gây thiệt hại về người và của, thì việc xử lý những hậu quả đó mới viện dẫn đến luật Dân sự cũng như luật Hình sự. Cái nào ra cái đó rõ ràng.
Nên bác @diluantran cũng có cái lý, khi mà mình phải đảm bảo an toàn nhất có thể cho bản thân mình trước. Cái này mình chỉ đồng ý 1 phần, vì khi có thể làm đc để nhường xe ưu tiên mà vẫn đảm bảo không gây tai nạn, thì vẫn cần phải làm. Còn trên thực tế, có muôn vàn hoàn cảnh không giống nhau trong những trường hợp tương tự như vậy, và chúng talà con người, thì bản thân chúng ta sẽ có ý thức và tìm phương án tối ưu để có thể nhường xe, trừ trường hợp bất khả kháng, tỷ dụ như: Trước mặt,bên phải, bên trái đều không có bất kỳ một khoảng trống nào để có thể lách lên đc!
 
  • Like
Reactions: Osin