Hạng F
7/8/14
8.538
7.329
113
59
Tôi đã từng nói CSGT không phải cái máy, và tôi nói thêm, người tham gia giao thông cũng không phải cái máy. Với cái điều bác trích ra đó, nó chỉ mang tính hướng dẫn đại diện, còn trong thực tế còn tùy trường hợp mà nhường đường cho phù hợp. Ví dụ bác đang đi ở bên trái, xe cấp cứu đang đi ở bên phải, thì bác nên áp sát lề đường bên trái để nhường đường, chứ không nên máy móc tạt sang phải để rồi lại đè đầu xe cấp cứu. Tương tự, trường hợp cụ thể mà thớt của bác nêu, xe Vios hoàn toàn có thể nhường đường bằng cách tiến lên một chút, tạt sang trái hoặc sang phải tùy tình trạng giao thông lúc đó tạt sang bên nào phù hợp hơn, là xe cấp cứu đã có đủ chỗ đi qua rồi.
Luật sinh ra là để phục vụ con người, chứ luật không vô cảm, người bảo vệ pháp luật cũng không vô cảm. Miễn là nhường đường thực sự, chứ không lợi dụng nhường đường để vượt đèn đỏ thì có vượt hẳn qua ngã tư lúc đèn đỏ cũng không ai xử phạt đâu.
Hướng dẫn này là hướng dẫn theo luật, còn bạn có tuân thủ hay không thì tùy bạn nhé. Khi đụng chuyện bạn phải nhường đúng luật, ví dụ bạn áp sát và dừng bên lề bên trái không may xe ưu tiên cũng lách sát qua lề trái thế là bạn lại thành cản trở xe ưu tiên hoặc không may bị xe ưu tiên đụng luôn.
Trường hợp xe vios theo clip này tôi không hiểu cách nào mà để nhường đúng hướng dẫn hoặc không vi phạm luật đây. Tiến lên là cán vạch dừng rồi nhé, còn làm cách nào để tạt qua trái hay phải khi đã sát vạch dừng như vậy? Bác chỉ cách giúp.
Luật là phải tuân thủ, không nên lẫn lộn giữa tình và lý nhé. Còn có bị phạt hay không là tùy cơ quan chức năng hoặc người thi hành luật có muốn phạt hay không, nếu họ phạt thì cũng phải chịu thôi. Ông đại diện Cục này lúc đó có đứng ra bảo lãnh cho bác không?
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng F
7/8/14
8.538
7.329
113
59
tui thấy ông diluantran nói đúng đó.
pháp luật về hình sự và xlvphc có định nghĩa về tình thế cấp thiết. 2 định nghĩa này là 1 và ko khác nhau câu chữ.
vậy 1 tình thế/tình huống mà thõa đủ yếu tố trong định nghĩa thì nó là tình thế cấp thiết. và khi tình thế đó xảy ra trong hoàn cảnh nào, trong hoàn cảnh đủ yếu tố hình sự thì sẽ áp dụng qd9 bên hình sự, nếu đủ yếu tố hành chính thì áp dụng bên hành chính.
ở đầu thớt trích dẫn luật sư phân tích các yếu tố đủ để được xem là tình thế cấp thiết theo blhs. do tính chất mức độ nghiêm trọng, nguy hiểm, ảnh hưởng nhiều đến quyền lợi các bên nên tình thế cấp thiết thường được xem xét ở khía cạnh hình sự hơn hành chính. mức độ nghiêm trọng khi xem xét tình thế cấp thiết ở hành chính thường thấp hơn nhiều, nên không được quan tâm. nhưng để đánh giá 1 tình thế có phải cấp thiết hay ko (tính theo hành chính), cũng phải xem tình huống đó đáp ứng đủ định nghĩa mà nhà soạn luật đưa ra hay ko, và cách tiếp cận cũng y chang định nghĩa về tình thế cấp thiết bên HS. vì 2 khái niệm này là 1
Phải like cho bác thôi, đơn giản vậy mà cũng có người không hiểu hoặc cố tình không hiểu, cứ áp đặt phân tích này là của luật HS mà không dẫn được bất kỳ lý do tại sao chỉ áp dụng cho luật HS.
 
Hạng F
7/8/14
8.538
7.329
113
59
Cái vấn đề ở đây là Luật coi oto là nguồn nguy hiểm cao độ
từ hành chính qua hình sự nó chỉ tích tắc.
Vượt lên đè vạch thì là hành chính, nhưng lúc mình vượt lên đứng đó là an toàn, kg gây nguy hiểm cho ai, nhưng 5 7 30s sau chẳng hạn, vô tình xe mình gây ra tai nạn cho xe đi chiều kia thì rõ ràng tài xế có thể dính vào luật hình sự rồi, lúc đó thì CSGT chỉ nhìn hiện trường chứ kg hề đề cập đến việc bạn làm trước đó ( nếu có thì chỉ là tình tiết giảm nhẹ). Mà khi có tai nạn, tất cả đúng sai là do cơ quan công quyền ra phán quyết. Nên bác @diluantran cũng có cái lý, khi mà mình phải đảm bảo an toàn nhất có thể cho bản thân mình trước.
Chính xác. Chỉ khi cơ quan chức năng điều tra thì mới xác định được đây có đúng là tình thế cấp thiết hay không, nếu đúng thì người vi phạm không phạm tội (nếu vi phạm có yếu tố hình sự), hoặc không phạm lỗi (nếu chỉ là vi phạm hành chánh).
Còn việc người vi phạm vì TƯỞNG rằng đây là tình thế cấp thiết nên vi phạm, đến khi xác định lại không phải tình thế cấp thiết thì sẽ phạm tội hoặc phạm lỗi tùy mức độ vi phạm thôi.
Trường hợp này rõ ràng xe Vios đã nhận định đây không phải là cấp thiết hoặc chưa xác định được rõ có là tình thế cấp thiết hay không nên đã không vận dụng quyền này, và xe Vios hoàn toàn đúng. Mọi nhận định case này là tình huống cấp thiết đều chỉ là khiên cưỡng và suy diễn nếu phân tích sâu hơn theo các điều kiện mà LS trên đã nêu ra.
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: plato_nth
Hạng D
6/3/08
3.973
8.095
113
Sàigòn
Thế giới vận hành dưới sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật, còn có quy phạm đạo đức, quy phạm xã hội…
Khốn nạn hơn cả là lơ tơ mơ, nhất là lơ tơ mơ về luật căn bản mà cứ tưởng mình thông tuệ.
 
Hạng D
6/3/08
3.973
8.095
113
Sàigòn
Anh NGUYEN T nói đúng, hình sự khác xa hành chính, dù câu chữ bên ngoài không khác nhau nhưng bên trong là 2 cấp độ hoàn toàn khác biệt. Đem tư duy “hình sự” vô vụ việc ở cấp độ “hành chính” là sai lầm nghiêm trọng, bị lên án là “hình sự hoá” quan hệ dân sự, quan hệ hành chính!
 
  • Like
  • Haha
Reactions: Osin and diluantran
Hạng F
7/8/14
8.538
7.329
113
59
Anh NGUYEN T nói đúng, hình sự khác xa hành chính, dù câu chữ bên ngoài không khác nhau nhưng bên trong là 2 cấp độ hoàn toàn khác biệt. Đem tư duy “hình sự” vô vụ việc ở cấp độ “hành chính” là sai lầm nghiêm trọng, bị lên án là “hình sự hoá” quan hệ dân sự, quan hệ hành chính!
Phán mà không có lập luận nào để chứng minh phân tích về tình huống cấp thiết của LS là tư duy hình sự.
Giả sử đây là phân tích về "tình thế cấp thiết" của tôi, không dính gì đến hình sự hay dân sự hay hành chánh gì cả thì sao? ông phản biện thử xem? có phải tình huống cấp thiết phải bao gồm các đk như vậy không?
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng F
7/8/14
8.538
7.329
113
59
Thế giới vận hành dưới sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật, còn có quy phạm đạo đức, quy phạm xã hội…
Khốn nạn hơn cả là lơ tơ mơ, nhất là lơ tơ mơ về luật căn bản mà cứ tưởng mình thông tuệ.
Tôi biết ông lơ tơ mơ từ lâu rồi, khỏi tự giới thiệu :cool:
 
Hạng D
6/3/08
3.973
8.095
113
Sàigòn
Ý kiến của luatduonggia về "tình thế cấp thiết" là ý kiến tư vấn của 1 luật sư, không phải là hướng dẫn pháp luật. Chỉ để tham khảo.

Thực tế "tình thế cấp thiết" là một khái niệm định tính, tùy thuộc rất lớn vào cách nhìn nhận của bên liên quan.

Tình thế cấp thiết là tình thế của một người đứng trước sự đe dọa đến lợi ích (được pháp luật bảo vệ) đồng thời muốn bảo vệ lợi ích này, người này không còn cách nào khác là phải gây thiệt hại cho lợi ích khác (cũng được pháp luật bảo vệ).

Tình thế cấp thiết chỉ xảy ra khi có "một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích" của ai đó. Tức, phải hiện hữu một "nguy cơ", nguy cơ này là "thực tế" và nguy cơ này "đe dọa" lợi ích của ai đó...

- Nguy cơ đang hiện hữu: ở đây là nguy cơ "không kịp đưa người được cấp cứu tới bệnh viện để được cấp cứu"
- Nguy cơ này là thực tế: chuyện đang xảy ra, người bệnh đang trên xe và xe cứu thương đang hú còi để được quyền ưu tiên đi một cách nhanh nhất có thể.
- Nguy cơ này đang đe dọa sức khỏe / tính mạng của người đang được đưa đi cấp cứu, tức đang (hoặc sẽ) xâm hại đến sức khỏe và/hoặc tính mạng của người được đưa đi cấp cứu.

Việc đưa người bệnh tới bệnh viện phải càng nhanh là càng tốt, tới chậm có thể ảnh hưởng sức khỏe do chậm tiến trình chữa trị và tới quá chậm có thể ảnh hưởng tới cả mạng sống của bệnh nhân ((ví dụ bệnh nhân đang mất máu trên đường đi, tới chậm hoặc quá chậm sẽ gây ra mức độ hậu quả khác nhau, không phải chỉ có "chết" mới là hậu quả").
"Thiệt hại" ở đây phải xác định như vậy, không hiểu ông LS Dương đem cái định nghĩa "thiệt hại ngay tức khắc" vô đây làm nhiều người hiểu nhầm là có ý gì!

" Điều kiện về tính chất của sự nguy hiểm (nguy cơ)
Cơ sở pháp lý làm phát sinh quyền được hành động trong tình thế cấp thiết chính là sự nguy hiểm đang đe dọa những quyền hoặc lợi ích được pháp luật bảo vệ. Sự nguy hiểm này là thực tế, đang gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại nhất định cho quyền hoặc lợi ích chính đáng của bản thân người hành động trong tình thế cấp thiết hoặc cho lợi ích Nhà nước, của tập thể, quyền hoặc lợi ích chính đáng của người khác. Cần lưu ý rằng, nguồn nguy hiểm có thể là do con người, do súc vật, do các sức mạnh của thiên nhiên (bão, lũ, động đất,…) hoặc do những nguyên nhân khác gây ra. Luật không quy định cụ thể nguồn phát sinh nguy hiểm. Nguồn nguy hiểm trong tình thế cấp thiết là tất cả những gì làm phát sinh sự gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quyền hoặc lợi ích được pháp luật bảo vệ.
Nguồn nguy hiểm phải thỏa mãn tính hiện tại, nghĩa là sự nguy hiểm đó đang tồn tại khách quan, đang xảy ra, đang diễn ra một cách thực tế và có khả năng gây ra thiệt hại nếu không được ngăn chặn, đã bắt đầu và chưa kết thúc. Cũng được coi là có cơ sở của tình thế cấp thiết nếu sự nguy hiểm tuy chưa xảy ra nhưng chỉ sau khoảnh khắc nhất định nó sẽ xảy ra một cách thực tế. Sự nguy hiểm nói trên phải thực sự gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại trực tiếp đến những quyền hoặc lợi ích cần được bảo vệ. Nếu sự nguy hiểm chưa xảy ra hoặc xảy ra ở mức độ không đáng kể thì không phải là tình thế cấp thiết."


Điều kiện về tính chất của hành vi khắc phục nguy hiểm cũng là một vấn đề phức tạp.
 
Hạng F
7/8/14
8.538
7.329
113
59
Đồng ý với bác là 2 khái niệm này là 1, chúng giống nhau về định nghĩa. Nhưng khi nằm trong từng bộ luật khác nhau thì đánh giá về mức độ nghiêm trọng của các tình thế cấp thiết hoàn toàn khác nhau về bản chất, nên dễ làm người khác hiểu rằng trường hợp nhường xe cứu thương không phải là tình thế cấp thiết vì nó không nghiêm trọng.
Vì thấy chủ thớt vận dụng luật HÌNH SỰ để phản bác lại ý kiến của CSGT khi phân tích về luật XỬ PHẠN VI PHẠM HÀNH CHÍNH nên mình mới có ý kiến!View attachment 2708709
Bác cứ tự áp đặt là tôi vận dụng Luật HS khi phân tích về Luật XLVPHC, tôi nhắc lại là phần phân tích của LS không chỉ vận dụng trong luật Hình sư nhé, phần trích dẫn này mục đích cũng để hiểu rõ hơn thế nào là tình thế cấp thiết.

- Sự nguy hiểm đang đe dọa phải là sự nguy hiểm thực tế
Sự nguy hiểm không chứa đựng khả năng thực tế gây ra hậu quả cho xã hội mà chỉ do người gây thiệt hại tưởng tượng ra thì không được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết. Mối quan hệ nhân quả giữa sự nguy hiểm với các lợi ích cần bảo vệ là mối quan hệ tất yếu, nếu không có biện pháp thì hậu quả tất yếu sẽ xảy ra. Ví dụ như một ngôi nhà đang cháy mạnh trong thời tiết khô hanh, nếu không dỡ bỏ các nhà lân cận thì đám cháy sẽ lan rộng gây ra thiệt hại.

Vui lòng đọc phần ví dụ của phân tích này có phải chỉ dành cho tội hình sự hay không?
Và đọc thêm phần trích dẫn về lỗi vi phạm hành chánh khi cháy nhà.



Xử lý hành chính hành vi vô tình làm cháy nhà

Theo Điều 48, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ANTT, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, trường hợp vi phạm trong việc để xảy ra cháy, nổ bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 300 – 500 nghìn đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại dưới 2 triệu đồng.
  • Phạt tiền từ 500 nghìn – 3 triệu đồng đối với hành vi vô ý vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại từ 2 – dưới 10 triệu đồng.
  • Phạt tiền từ 5 – 8 triệu đồng đối với hành vi vô ý vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại từ 10 – dưới 25 triệu đồng.
  • Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với hành vi vô ý để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại từ 25 – 50 triệu đồng.
  • Phạt tiền từ 15 – 25 triệu đồng đối với hành vi do thiếu trách nhiệm để xảy ra cháy, nổ.
  • Phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng đối với hành vi vô ý để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại trên 50 triệu đồng.
Như vậy, đối với các hành vi để xảy ra cháy, nổ nhưng gây thiệt hại dưới 100 triệu; thì người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật.

Rõ ràng ví dụ này của LS không chỉ dành cho tội hình sự, vậy sao cứ cố áp đặt đây là phân tích chỉ vận dụng cho Luật HS?
 
Hạng D
6/3/08
3.973
8.095
113
Sàigòn
"- Phải có sự nguy hiểm đang đe dọa gây ra thiệt hại ngay tức khắc:
Trong trường hợp này hoàn toàn không có sự nguy hiểm nào đang đe dọa gây ra thiệt hại ngay tức khắc, ở đây nếu có sự nguy hiểm chỉ là cảm nhận của mọi người, cảm nhận của lái xe cứu thương, cảm nhận của người nhà bệnh nhân hay của cả vị đại diện Cục CSGT kia, phải hiểu …ngay tức khắc ….là nếu ngay lúc đó xe ô tô đen không vượt đèn đỏ để nhường xe cứu thương thì người nhà bệnh nhân sẽ mất mạng ngay, và thực tế không phải như vậy vì dù không được nhường nhưng bệnh nhân cũng không mất ngay lúc đó mà chỉ mất sau khi về đến nhà."


Phân tích vậy là biết nhận thức tới đâu rồi!
 
  • Like
  • Haha
Reactions: Osin and NGUYEN T