Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường, nhưng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì phải bồi thường. Tuy nhiên, luật không dự liệu trường hợp tình thế cấp thiết không phải do con người gây ra thì ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho chủ thể có...
thuvienphapluat.vn
Thêm một bài viết cho mọi người đọc để hiểu hơn thế nào là tình thế cấp thiết theo quy định của Luật Dân sự.
Đây là bài phân tích của Luật sư, còn LS nào mình không rõ, chỉ biết trích nguồn từ Tạp chí Tòa án.
Chỉ thấy bài phân tích này có nội dung không khác gì bài của LS Đương đã trích trong post đầu tiên của mình.
1.Quy định của BLDS 2015 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn của tình thế cấp thiết
Khái niệm tình thế cấp thiết được quy định tại Điều 171 của
BLDS 2015:
“Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.”
Và theo quy định tại Điều 595 BLDS 2015 thì chủ thể gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết được loại trừ trách nhiệm bồi thường. Như vậy, để được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất, phải có nguy cơ
đang thực tế đe dọa cho lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Nguồn gốc gây nên sự nguy hiểm đối với lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ có thể là do: hành vi nguy hiểm của con người, tác động của thiên nhiên (lũ, lụt, cháy, sét đánh v.v…).
Ở đây cần lưu ý là
nguy cơ đe dọa gây thiệt hại nhưng thiệt hại chưa xảy ra. Chính vì vậy, bản thân người gây thiệt hại phải căn cứ, cân nhắc, tính toán về nguy cơ này.
Đây là sự nguy hiểm đang đe dọa gây ra thiệt hại phải là sự nguy hiểm
đe dọa ngay tức khắc thì mới được coi là trong trường hợp tình thế cấp thiết. Nếu sự đe dọa đó còn chưa xảy ra mà đã hành động để gây thiệt hại thì không thể coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết.
Nếu sự đe dọa này chỉ theo
suy đoán chủ quan của người gây thiệt hại, thực tế có thể xảy ra hoặc không mà người đó đã có hành vi gây thiệt hại thì cũng không thể coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết.
Thứ hai, sự đe dọa thiệt hại trong tình thế cấp thiết
phải có thật, đang xảy ra và chưa kết thúc. Ở đây có thể hiểu
nếu không có hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết thì hậu quả tất yếu sẽ xảy ra. Điều kiện thứ hai này cho thấy mối quan hệ nhân quả giữa sự nguy hiểm với lợi ích cần bảo vệ.
Sự nguy hiểm tuy mới đang đe doạ ngay tức khắc đến các lợi ích cần bảo vệ, nhưng phải là sự
nguy hiểm thực tế, phải có thật, tồn tại khách quan, không phải do người gây thiệt hại tưởng tượng ra. Có thể nói nguồn nguy hiểm đang xảy ra có quan hệ nhân quả với những thiệt hại cho lợi ích hợp pháp có nguy cơ thực tế sẽ xảy ra.
Thứ ba, việc gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết là
biện pháp duy nhất để khắc phục nguy cơ đó. Để được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết thì việc gây thiệt hại phải là biện pháp duy nhất để khắc phục nguy cơ đó. Như đã phân tích ở trên, bản thân người gây thiệt hại phải có sự cân nhắc, tính toán về nguy cơ thiệt hại sắp xảy ra nên có sự suy xét xem hành vi gây thiệt hại của mình trong tình huống đó có phải là biện pháp duy nhất để khắc phục thiệt hại hay không. Người gây ra thiệt hại không còn biện pháp nào khác để lựa chọn để cứu lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, lợi ích chính đáng của cá nhân người thực hiện hành vi hoặc của người khác.
Thứ tư, thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Khi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết bản thân người gây thiệt hại phải cân nhắc, tính toán giữa thiệt hại mà mình sắp gây ra và hậu quả có thể xảy ra cho đối tượng mà mình sắp bảo vệ khi có nguy cơ đe dọa gây thiệt hại. Do đó, chỉ được coi là thiệt hại do yêu cầu của tình thế cấp thiết nếu thiệt hại xảy ra nhỏ hơn với thiệt hại cần ngăn ngừa.
Như vậy, để được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết và không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về mặt dân sự phải tuân thủ các điều kiện trên. Nếu như vi phạm một trong bốn điều kiện trên thì chủ thể gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều 595 BLDS 2015:
“