Hạng F
23/3/12
9.236
19.441
113
TP. HCM
Lỡ mình chưa hiểu hết sao anh?
Có thể mình chưa hiểu hết ý đồ của NĐ, qui định xử phạt vi phạm khi luật qui định ko cấm.
Điều này vi phạm Nguyên tắc pháp chế.
Nguyên tắc pháp chế trong xây dựng pháp luật được thể hiện ở hai nội dung cơ bản:
Một là, tuân thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành pháp luật. Để đảm bảo các quy định pháp luật khi đã được ban hành có giá trị pháp lý, thì chúng phải được ban hành đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục về nội dung cũng như hình thức. Điều này có nghĩa là các cơ quan nhà nước chỉ được ban hành những văn bản pháp luật phù hợp với thẩm quyền của mình, theo một trình tự thủ tục luật định, với những hình thức qui định trong Hiến pháp và luật.
Hai là, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật. Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi các quy định pháp luật phải thống nhất với nhau không mâu thuẫn chồng chéo, bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý và phải tôn trọng tính tối cao của hiến pháp và luật (các văn bản pháp luật khác phải phù hợp với hiến pháp).
Đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong xây dựng pháp luật sẽ tránh được tình trạng ban hành văn bản vượt quá thẩm quyền, tránh được tình trạng “Pháp luật từng địa phương”, “Pháp luật riêng của từng vùng, ngành” tránh được sự chồng chéo, sai phạm ở nội dung và hình thức các loại văn bản pháp luật.
 
Hạng D
22/5/08
1.680
1.297
113
Có thể mình chưa hiểu hết ý đồ của NĐ, qui định xử phạt vi phạm khi luật qui định ko cấm.
Điều này vi phạm Nguyên tắc pháp chế.
Nguyên tắc pháp chế trong xây dựng pháp luật được thể hiện ở hai nội dung cơ bản:
Một là, tuân thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành pháp luật. Để đảm bảo các quy định pháp luật khi đã được ban hành có giá trị pháp lý, thì chúng phải được ban hành đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục về nội dung cũng như hình thức. Điều này có nghĩa là các cơ quan nhà nước chỉ được ban hành những văn bản pháp luật phù hợp với thẩm quyền của mình, theo một trình tự thủ tục luật định, với những hình thức qui định trong Hiến pháp và luật.
Hai là, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật. Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi các quy định pháp luật phải thống nhất với nhau không mâu thuẫn chồng chéo, bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý và phải tôn trọng tính tối cao của hiến pháp và luật (các văn bản pháp luật khác phải phù hợp với hiến pháp).
Đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong xây dựng pháp luật sẽ tránh được tình trạng ban hành văn bản vượt quá thẩm quyền, tránh được tình trạng “Pháp luật từng địa phương”, “Pháp luật riêng của từng vùng, ngành” tránh được sự chồng chéo, sai phạm ở nội dung và hình thức các loại văn bản pháp luật.
Dài quá, ý em bác chưa thông hết luật, trong luật có cấm mà bác chưa đọc hết thì sao? Ví dụ như nó cấm lưu thông ngược chiều, mình lùi chiều ngược lại chiều được lưu thông, thì có phạt được không?
 
Hạng F
23/3/12
9.236
19.441
113
TP. HCM
Dài quá, ý em bác chưa thông hết luật, trong luật có cấm mà bác chưa đọc hết thì sao? Ví dụ như nó cấm lưu thông ngược chiều, mình lùi chiều ngược lại chiều được lưu thông, thì có phạt được không?
E có sợt "lùi xe" trong luật GTĐB, thì chỉ điều 16 thui. Ko biết còn chổ nào khác ko, bac 8 có biết úp giúp ae.
 
  • Like
Reactions: bac 8
Hạng D
22/5/08
1.680
1.297
113
E có sợt "lùi xe" trong luật GTĐB, thì chỉ điều 16 thui. Ko biết còn chổ nào khác ko, bac 8 có biết úp giúp ae.
Hic, ý em là nó "gián tiếp" , không có qd trực tiếp cấm việc lùi xe trên đường 1 chiều, nhưng có qd chỉ được lưu thông theo chiều cho phép. Nên việc lùi xe là lưu thông ngược chiều, gián tiếp vi phạm qd trên nên bị xử phạt.
 
Hạng D
8/6/12
1.193
1.762
113
hehe, bác chưa hiểu ý em đâu.
Chờ bác @TOAGT và các bác khác xem sao.
Quan điểm em thì quy định:
"2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người Điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
l) Lùi xe ở đường một chiều,..."
không sai, k mâu thuẫn.
Ý kiến của em về quy định phạt lùi xe tại đường 1 chiều :
1. Trước tiên phải xem văn bản pháp luật quy định về lùi xe theo luật là gì :
- Trong luật cũng như trong các văn bản hướng dẫn không có khái niệm như thế nào là lùi xe. Như vậy lùi xe có thể hiểu là hành vi : cho xe lùi vào chỗ dừng đỗ, lùi vào nhà, ... (không liên tục và có khoảng cách cụ thể với vị trí bắt đầu lùi), lùi về sau liên tục để thực hiện mục đích gì khác (lưu thông liên tục và không có khoảng cách cụ thể với vị trí bắt đầu lùi -- tương tự như lưu thông ngược chiều); hành vi chạy lùi không có mốc cụ thể bao nhiêu mét, tốc độ lùi bao nhiêu, ... --> do đó bất cứ hành vi nào cho xe lùi lại tức là lùi xe không phân biệt lùi xa hay gần.
- Về quy định hành vi lùi xe : luật GTĐB quy định quy tắc lùi xe --> luật chấp nhận cho lùi xe tức cho phép xe được di chuyển ngược chiều lưu thông trong điều kiện nhất định --> trong quy tắc này hoàn toàn không có nội dung cấm lùi xe ở đường 1 chiều hay 2 chiều.
- Luật không cấm lùi xe ở đường 1 chiều nhưng có quy định cấm lưu thông ngược chiều ở đường 1 chiều. Lùi xe với lưu thông vào (đi tới) đường cấm về bản chất như nhau chỉ khác nhau về hình thức xe di chuyển.
- Theo quy định ban hành VBQPPL : NĐ là văn bản dưới luật nên không có giá trị thay thế luật mà chỉ hướng dẫn thực hiện luật --> hành vi luật không cấm mà NĐ cho là vi phạm và xử phạt là sai quy định.
==> về luật : không cấm lùi xe ở đường 1 chiều như bác @ntt61 đã nêu.
2. Tuy nhiên trong NĐ 46 lại có quy định phạt về hành vi lùi xe ở đường 1 chiều --> như vậy giữa luật và văn bản hướng dẫn luật (NĐ46) có nội dung chưa thống nhất nhau :
- Bản chất lùi xe là di chuyển ngược với chiều đang lưu thông nhưng được luật cho phép thực hiện theo quy tắc lùi xe --> hành vi lưu thông ngược chiều ở đường 1 chiều hay 2 chiều về bản chất đều như nhau --> vậy tại sao phạt ở đường 1 chiều mà không phạt ở đường 2 chiều --> nếu cho mức độ lưu thông ngược chiều ở đường 1 chiều nguy hiểm hơn nên phạt là chưa rõ ràng và phù hợp luật.
- Nếu cho "lùi xe ở đường một chiều" là bất cứ hành vi lùi xe nào ở đường một chiều và đều bị xử phạt thì cũng chưa chính xác, rõ ràng và đúng luật về quy định lùi xe như đã nêu ở phần 1 trên.
- Tuy nhiên, căn cứ theo tính chất mức độ và câu chữ tại điểm l khoản 2 điều 5 NĐ 46 có thể thấy hành vi "lùi xe ở đường một chiều" có tính chất như chạy vào đường cấm --> hành vi lùi xe ở đây có tính chất lưu thông liên tục và không có vị trí dừng cụ thể trên đường.
==> Chính vì không có cơ sở xác định nên hành vi "lùi xe ở đường một chiều " bị xử phạt theo em được hiểu : là hành vi cho xe chạy lùi liên tục không xác định vị trí (là hành vi tương tự như lưu thông vào đường cấm hoặc ngược chiều đường đang đi) chứ không phải bất cứ hành vi lùi xe nào ở đường 1 chiều như lùi vào chỗ dừng đỗ, lùi vào nhà, ....(vì những hành vi này mặc nhiên phải thực hiện khi muốn dừng đỗ, vào nhà, ..).
--> Để dễ hiểu và phù hợp với luật thì nội dung "Lùi xe ở đường một chiều" đúng ra là "Lùi xe liên tục ở đường một chiều" hoặc "Lùi xe ở đường một chiều không đúng quy định" hoặc phải điều chỉnh lại nội dung lùi xe ở luật và NĐ.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng F
8/7/16
5.097
10.650
113
Ý kiến của em về quy định phạt lùi xe tại đường 1 chiều :
1. Trước tiên phải xem văn bản pháp luật quy định về lùi xe theo luật là gì :
- Trong luật cũng như trong các văn bản hướng dẫn không có khái niệm như thế nào là lùi xe. Như vậy lùi xe có thể hiểu là hành vi : cho xe lùi vào chỗ dừng đỗ, lùi vào nhà, ... (không liên tục và có khoảng cách cụ thể với vị trí bắt đầu lùi), lùi về sau liên tục để thực hiện mục đích gì khác (lưu thông liên tục và không có khoảng cách cụ thể với vị trí bắt đầu lùi -- tương tự như lưu thông ngược chiều); hành vi chạy lùi không có mốc cụ thể bao nhiêu mét, tốc độ lùi bao nhiêu, ... --> do đó bất cứ hành vi nào cho xe lùi lại tức là lùi xe không phân biệt lùi xa hay gần.
- Về quy định hành vi lùi xe : luật GTĐB quy định quy tắc lùi xe --> luật chấp nhận cho lùi xe tức cho phép xe được di chuyển ngược chiều lưu thông trong điều kiện nhất định --> trong quy tắc này hoàn toàn không có nội dung cấm lùi xe ở đường 1 chiều hay 2 chiều.
- Luật không cấm lùi xe ở đường 1 chiều nhưng có quy định cấm lưu thông ngược chiều ở đường 1 chiều. Lùi xe với lưu thông vào (đi tới) đường cấm về bản chất như nhau chỉ khác nhau về hình thức xe di chuyển.
- Theo quy định ban hành VBQPPL : NĐ là văn bản dưới luật nên không có giá trị thay thế luật mà chỉ hướng dẫn thực hiện luật --> hành vi luật không cấm mà NĐ cho là vi phạm và xử phạt là sai quy định.
==> về luật : không cấm lùi xe ở đường 1 chiều như bác @ntt61 đã nêu.
2. Tuy nhiên trong NĐ 46 lại có quy định phạt về hành vi lùi xe ở đường 1 chiều --> như vậy giữa luật và văn bản hướng dẫn luật (NĐ46) có nội dung chưa thống nhất nhau :
- Bản chất lùi xe là di chuyển ngược với chiều đang lưu thông nhưng được luật cho phép thực hiện theo quy tắc lùi xe --> hành vi lưu thông ngược chiều ở đường 1 chiều hay 2 chiều về bản chất đều như nhau --> vậy tại sao phạt ở đường 1 chiều mà không phạt ở đường 2 chiều --> nếu cho mức độ lưu thông ngược chiều ở đường 1 chiều nguy hiểm hơn nên phạt là chưa rõ ràng và phù hợp luật.
- Nếu cho "lùi xe ở đường một chiều" là bất cứ hành vi lùi xe nào ở đường một chiều và đều bị xử phạt thì cũng chưa chính xác, rõ ràng và đúng luật về quy định lùi xe như đã nêu ở phần 1 trên.
- Tuy nhiên, căn cứ theo tính chất mức độ và câu chữ tại điểm l khoản 2 điều 5 NĐ 46 có thể thấy hành vi "lùi xe ở đường một chiều" có tính chất như chạy vào đường cấm --> hành vi lùi xe ở đây có tính chất lưu thông liên tục và không có vị trí dừng cụ thể trên đường.
==> Chính vì không có cơ sở xác định nên hành vi "lùi xe ở đường một chiều " bị xử phạt theo em được hiểu : là hành vi cho xe chạy lùi liên tục không xác định vị trí (là hành vi tương tự như lưu thông vào đường cấm hoặc ngược chiều đường đang đi) chứ không phải bất cứ hành vi lùi xe nào ở đường 1 chiều như lùi vào chỗ dừng đỗ, lùi vào nhà, ....(vì những hành vi này mặc nhiên phải thực hiện khi muốn dừng đỗ, vào nhà, ..).
--> Để dễ hiểu và phù hợp với luật thì nội dung "Lùi xe ở đường một chiều" đúng ra là "Lùi xe liên tục ở đường một chiều" hoặc "Lùi xe ở đường một chiều không đúng quy định" hoặc phải điều chỉnh lại nội dung lùi xe ở luật và NĐ.
Dòng bôi xanh mình không tìm thấy trong Luật anh ơi.
Đã có thông tin về vấn đề XI NHAN từ Cục CSGT
 
Hạng F
8/7/16
5.097
10.650
113
Luật không có quy định cấm lùi xe thì làm sao bác thấy được.
Không tìm thấy có nghĩa là Luật không đề cập tới việc lùi xe trên đường một chiều khác với "Luật không có quy định cấm lùi xe".
Trong những lĩnh vực mà Luật không đề cập tới nếu các văn bản dưới Luật thấy cần thiết thì đưa vào. Trong quá trình thực thi thấy không phù hợp với pháp luật thì loại bỏ, nếu phù hợp và mang lại hiệu quả sẽ là cơ sở để sửa đổi, bổ sung cho Luật. Trình tự này được tiến hành thường xuyên và do Quốc hội phê duyệt ban hành.
Như vậy NĐ 46 và Luật GTĐB không mâu thẫn với nhau.
Đây không phải lĩnh vực của mình nên có đôi điều suy nghĩ có thể không đúng nhưng cứ mạnh dạn mang ra trao đổi với các anh.
Thân ái.
 
Hạng D
22/5/08
1.680
1.297
113
Không tìm thấy có nghĩa là Luật không đề cập tới việc lùi xe trên đường một chiều khác với "Luật không có quy định cấm lùi xe".
Trong những lĩnh vực mà Luật không đề cập tới nếu các văn bản dưới Luật thấy cần thiết thì đưa vào. Trong quá trình thực thi thấy không phù hợp với pháp luật thì loại bỏ, nếu phù hợp và mang lại hiệu quả sẽ là cơ sở để sửa đổi, bổ sung cho Luật. Trình tự này được tiến hành thường xuyên và do Quốc hội phê duyệt ban hành.
Như vậy NĐ 46 và Luật GTĐB không mâu thẫn với nhau.
Đây không phải lĩnh vực của mình nên có đôi điều suy nghĩ có thể không đúng nhưng cứ mạnh dạn mang ra trao đổi với các anh.
Thân ái.
Ví dụ như quy định về bảo hiểm xã hội đợt rồi hả bác? sau đó ra nghị quyết hướng dẫn thay vì bỏ quy định đó.
 
  • Like
Reactions: bacai
Hạng F
23/3/12
9.236
19.441
113
TP. HCM
==> Chính vì không có cơ sở xác định nên hành vi "lùi xe ở đường một chiều " bị xử phạt theo em được hiểu : là hành vi cho xe chạy lùi liên tục không xác định vị trí (là hành vi tương tự như lưu thông vào đường cấm hoặc ngược chiều đường đang đi) chứ không phải bất cứ hành vi lùi xe nào ở đường 1 chiều như lùi vào chỗ dừng đỗ, lùi vào nhà, ....(vì những hành vi này mặc nhiên phải thực hiện khi muốn dừng đỗ, vào nhà, ..).
--> Để dễ hiểu và phù hợp với luật thì nội dung "Lùi xe ở đường một chiều" đúng ra là "Lùi xe liên tục ở đường một chiều" hoặc "Lùi xe ở đường một chiều không đúng quy định" hoặc phải điều chỉnh lại nội dung lùi xe ở luật và NĐ.
E đồng ý với phân tích của bác.
Phải phân biệt lùi xe thông thường để đỗ xe, để vào nhà hoặc lùi vài mét vì đi quá tầm với lùi xa từ 50 -100 mét.
Hành vi lùi xe thông thường chỉ có thể cấm như trong điều 16, và phải cho phép lùi ở đường 1 chiều.
Hành vi lùi xa hàng 100 mét phải được cấm trên tất cả đường đô thị, chỉ được phép lùi ở đường nông thôn, nơi mà đường hẹp, ko có giao cắt (độc đạo), ko thể quay đầu được.