Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng C
18/3/11
992
12.870
93
Các Bác ở trên luôn nhìn ..to tát quá, hãy xem đại số đông nghĩ gì? Hay vì e ít tiền, đầu ngắn ko nghĩ xa nổi chứ e chẳng muốn "lai" gì hết
40.gif
, suy cho cùng e đâu muốn con mình là ..lính đánh thuê, đánh bắt xa bờ? Gd cũng đặt vào thực trang XH hiện nay đã bão hòa..còn tính ko thực tiễn của GD cũng dễ hơn nếu hợp tác với các DN cho con em thực hành với số tiền tượng trưng kết hợp vừa học vừa làm??
 
Hạng B2
11/5/12
381
8
18
32
wetcat nói:
Có Bác nào đó nói "..họ bỏ ta quá xa(10 năm gì đấy)..." Vậy cạnh tranh làm gì? Tiền lúc đó có phải là vấn đề để so sánh khi khoảng cách quá lớn như thế. Sao ko tìm đối thủ của mình mà xây dựng nhỉ? GD nhiều khi phải thức thời, nên cứ mặt bằng hiện tại mà làm, cứ nhìn đi đâu đâu..

10 năm chắc là đang so sánh với chú Malaisia chăng? Còn những nước khác em đồ phải từ vài chục đến vài trăm năm!
 
Hạng C
21/4/11
596
199
43
Suýt sặc :D ! Thú thật, mới nghe đoạn đầu, em nghĩ cụ (chủ tọa) là thành phần em cần cô lập đầu tiên ! ;) Về các câu hỏi của cụ :
1. Cụ ko đọc các tài liệu, báo cáo, nghiên cứu bọn em chuyển qua à ? :cool:
2. Cụ thử cho biểu quyết 1 trong những đề xuất trong báo cáo đó đi, ko có cụ nào bảo thủ phản đối thì chúng ta bàn tiếp.
3. Em tua lại đoạn cuối bài của em cho cụ nghe nhớ :D

Thôi, bác Tuando mở cái thớt "đầu tư vào mô hình giáo dục nào vừa ích nước vừa lợi nhà" trong tầm khả năng của OFI (với các đề án đã và sẽ được các bác FI đưa ra) đi cho nó đúng chuyên môn !

Cụ Bùi nói:
tigrou nói:
Tại cụ Bùi mời và bác Ekira đi vắng nên em chém bậy tí nhé :
Giả sử em là lực lượng có thể gây ảnh hưởng đến cải cách gd ở VN, việc em phải cần làm là :

1. Chỉ ra những ưu điểm của các nền gd khác mà nền gd Việt Nam cần phải học tập và áp dụng.

2. Cô lập những ông nào có tinh thần bảo thủ, phản đối một cách mù quáng vì lý do này hay lý do khác. Hoan nghênh nhưng đề phòng những ông gật đầu lia lịa (vì các ông ấy cũng có thể lắc nguây nguẩy rất nhanh sau này). Hợp tác và hỗ trợ lâu dài những ông lắng nghe, tranh luận, phân tích những mặt mạnh, mặt yếu của các hệ thống gduc ưu việt và Việt nam, trong điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội hiện tại và tương lai của đất nước, đồng thời đưa ra những đề xuất có sự kết hợp tối ưu. Cung cấp thông tin, thuyết phục và đặt hy vọng vào những ông còn đang do dự.

3. Kiếm lấy 1 đối tác nước ngoài có nền gduc ưu việt, đề nghị, xin xỏ nó tài trợ về nhân lực, vật lực (cố vấn sư phạm, giáo cụ, đào tạo cán bộ, giáo viên...) cho việc áp dụng một cách tương đối rộng rãi phương pháp học và hành của nó (trong một số trường tiểu học công, tư có cam kết thực hiện các điều kiện tối thiểu để theo đuổi lâu dài phương pháp này) và tăng cường dạy ngoại ngữ trong các trường.

Em hết ạ ! Các cụ lôi em ra trảm đi :D
Cụ Bùi nói:
Mời đại biểu tiếp theo!

Xin cảm ơn Đại biểu Ti,

(chỉnh kính, nhìn xuống tờ giấy trước mặt, uống một ngụm nước, rồi chậm rãi nói tiếp)

Về vấn đề thứ nhất, ưu điểm và khuyết điểm của nền giáo dục nước nhà ta nói nhiều rồi. Các anh em bên báo đài họ cũng nói, đi Tỉnh cũng nói, họp Trung Ương cũng nói rất nhiều và bản thân phụ huynh làm việc ở Bộ cũng phàn nàn về chương trình học, cũng như cách dạy, cách học của chúng ta có vấn đề. Nhưng vấn đề nó nằm ở đâu. Xin thưa ngay là nó nằm ở sự đầu tư.

Không có đầu tư chúng ta không thể thay đổi cơ cấu giữa lý thuyết với thực hành. Giờ Vật Lý không có thí nghiệm trực quan thì thôi các thày và các trò cùng nhau xem con lắc trên giấy. Giờ Hóa Học không có phòng Lab thì mời cô và trò làm công thức hóa học trên bảng. Giờ Sinh Học không có phòng thí nghiệm thì mời Thày cô và các em học "chay" cơ thể người và hệ thống tiêu hóa qua hình vẽ.

Ngay như vấn đề đề xuất bài tập về nhà và giờ học, chúng tôi cũng phải cân đối với ý kiến từ Bộ Lao Động và Thương Binh Xã hội. Cá nhân tôi chỉ muốn các em học từ 9h sáng đến 12h trưa. Chiều lên trường làm thí nghiệm hoặc vào thư viện nghiên cứu thêm. Thế nhưng câu hỏi đặt ra là gia đình nào có người đưa đón các em như vậy? Gia đình nào cử người ở nhà quản lý con em. Ngay như năm trước, Bộ Giao Thông cũng đề xuất đổi giờ học để....giảm ùn tắc giao thông.

Thưa đại biểu, chúng tôi hiểu hết, nhưng với cơ chế hiện tại, kể cả biết rằng hệ thống giáo dục của nước này, nước kia họ có ưu điểm thì mang về cũng phải tùy biến và địa phương hóa cho phù hợp với văn hóa của chúng ta. Do vậy, xin đại biểu nói ngắn gọn là Ưu điểm nào mà Đại biểu muốn mang vào cho nền giáo dục nước nhà.

Vấn đề thứ hai, xin Đại biểu nói rõ: Ông nào bảo thủ! Tôi xin khẳng định, nếu tìm được ông nào bảo thủ, tôi sẽ báo cáo QH, CP và TT xử lý ngay lập tức bất cứ ai có ý định ngăn cản sự phát triển của nền GD nước nhà!

Vấn đề thứ ba, rất nhiều nước muốn giúp ta đào tạo và các bạn rất có thiện chí mang mô hình sang áp dụng và hiện tại chúng tôi đang thí điểm một số mô hình công tư liên kết và thu được một số thành công nhất định. Nếu đại biểu có tâm tư và giải pháp làm sao tốt hơn cho tình hình hiện nay thì tôi xin được lắng nghe!
 
Hạng C
18/3/11
992
12.870
93
khi bất ổn, ngta nghĩ đến an sinh XH, nếu nghiêm túc mà nói GD là một kênh đầu tốt..nhưng vốn, thời gian.. lớn và lâu nên dễ ngán.
 
Hạng B2
23/5/12
143
1
16
32
Em mới đi cày ruộng về, trang thủ giờ nghĩ trưa lên hầu chuyện cùng các cụ. Mãi nghĩ đến thực trạng giáo giục nước nhà lại quên bén chuyện mình đang càng ruộng thế là con trâu nó mang làm gãy luôn cái cày, bị vợ mắng một trận! Tính về ngủ một giấc cho đầu óc nó thanh thản rồi tính sau nhưng đã lo phóng lao thì đành phải theo lao vậy. Em tiếp tục nói vài ý về cái suy nghĩ trong cái đầu toàn bã đậu của em như sau:
1. Bàn đến chuyện cải cách giáo dục ở VN, em nghĩ em và bản thân các bác không đủ tầm để với tới. Tuy nhiên em có một niềm tin tuyệt đối giáo dục VN phải cải cách và sẽ phải theo xu hướng chung của GD thế giới. Do vậy, dù muốn dù không chúng ta cần phải tranh luận sâu và rộng ở vấn đề này để những gì chúng ta đầu tư sắp tới vẫn nằm trong quỹ đạo giáo dục VN trong tương lai chứ không phải bị đào thải.

2. Hệ thống giáo dục và quản lý giáo dục là một phạm trù rất rộng. Ở đây em tạm chia giáo dục ra làm 4 mảng lớn như sau:
I. Giáo dục tiểu học và trung học cơ sở
II. Giáo dục trung học phổ thông
III. Đào tạo nghề
IV. Đào tạo đại học và sau đại học.
Mỗi mảng có một đăc thù riêng và cần những phương pháp tiếp cận khác nhau.

Hiện rất nhiều các bác trên OS quan tâm đến mảng đầu tiên đó là giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Do vậy em và các bác cùng xoáy sâu vào vấn đề này. Cùng nhau phân tích các mô hình được áp dụng tại Việt Nam, xem mô hình nào có thể nằm trên quỹ đạo của sự phát triển giáo dục VN trong 10-20 năm tới?

Mặc dù giáo dục tiểu học và trung học cơ sở ở đa số các nước là Bắt buộc và Miễn phí. Ở VN trên doanh nghĩa vẫn là miễn phí giáo dục tiểu học. Tuy nhiên, việc giáo dục phi lợi nhuận nên để nhà nước lo. Mình đầu tư cho GD, mạng lại lợi ích cho đất nước, cho xã hội nhưng vẫn phải có lợi ích cá nhân. Nếu không xem giáo dục là hàng hóa thì cũng sẽ không phát triển được giáo dục? Vấn đề cơ bản là chúng ta làm sao để cung cấp được sản phẩm đầu ra có chất lượng với chi phí hợp lý để có tính cạnh tranh cao nhất!
 
Hạng B2
23/5/12
143
1
16
32
Cụ Bùi nói:
tuando nói:
<span style=""color: #ff0000;"">Kết cục của cái thớt này sẽ là gì? </span>
<span style=""color: #3366ff;"">Bác chủ thớt mong đợi kết quả gì? </span>

<span style=""color: #ff0000;"">Phần đỏ</span>
Em dự là gạch bay đi, đá bay lại để cụ chủ thớt có câu kết luận cho câu hỏi: Mô hình đầu tư giáo dục nào là hiệu quả nhất hiện này.
1- Thuần Vịt nhưng Thày cô tốt + Cơ sở vật chất ngon ---> Làm sao có được cái này
2- Giả cầy, nửa nạc nửa mỡ ---> Gặt đến đâu thì gặt
3- 100% nước ngoài, chất lượng cực ngon, nhưng quy mô bé ---> Ăn cám

<span style=""color: #3366ff;"">Phần xanh</span>
Chủ thớt chưa chắc thớt này sẽ đi về đâu nên cũng không mong đợi kết quả gì cụ thể

Em dự là thế
Cảm ơn bác đã trả lời giúp em. Em sẽ quay lại vấn đề này!
 
Hạng C
18/3/11
992
12.870
93
Bác tập trung vào điều gì, cải cách chất lượng hay phương pháp..?từ đó mới ra đc cái đề án như bác mong muốn, sau đó bác xem liệu có phù hợp với hiện trạng, thói quen và những chuẩn mực mà lâu nay đã thành thông lệ..và Bác thử nghĩ xem những người gọi là tâm huyết với nghề tại sao họ chọn GD ko?? vì tính ổn định..nên bác muốn có sự chuyển biến và thay đổi hơi khó ạ!!
 
Hạng C
9/2/12
814
20.314
93
Lần đầu tiên em nghe "chúng ta làm sao để cung cấp được sản phẩm đầu ra có chất lượng với chi phí hợp lý để có tính cạnh tranh cao nhất!" mà cái sản phẩm này lại không là món hàng :cool:. Có chăng món hàng này đặc biệt cần có sự bao cấp của nhà nước bao thầu một bộ phận dân nghèo không có tiền học (không đem lại lợi nhuận cho tư nhân, dùng tiền thuế làm), chất lượng cơ sở vật chất trung bình, tuy nhiên ai học giỏi thì vẫn cứ giỏi. Còn lại để tư nhân tự kinh doanh từ đào tạo ra công nhân chuyên nghiệp, đến đào tạo ra các nhà khoa học sao cho cạnh tranh nổi với Harvard :cool:, tùy theo như cầu khách hàng và xã hội.
 
Hạng C
29/5/11
793
60.799
93
33
Xin lỗi bác vì em dùng từ nghe cao siêu quá, ý em chỉ là muốn nên có một cuộc cách mạng để thay đổi cách tư duy , suy nghĩ của con người trưởng thành, cũng giống người Hàn Quốc cách đây vài chục năm họ đã nêu cao khẩu hiệu " sống, làm việc theo người Nhật Bản" họ đã thành công trong việc đưa đất nước họ trở nên cường thịnh. còn người Nhật thì cách đây hơn 100 năm họ học hỏi người phuơng Tây, họ đầu tư vào đại học, cho thanh niên đi du học để mang kiến thức, công nghệ mới về.
nên nếu đầu tư vào GD thì nên bỏ tư tưởng đầu tư vào cấp 1, 2, 3 mà hãy đầu tư vào trường đại học, khi nào làm được thì do chính phủ và những người có tâm huyết quyết định.
khoaitaySG nói:
như bác nói, có vài thứ em chưa rõ:
- Làm thế nào để cải cách con người??
- Cải cách con người trước rồi mới đến GD, khi nào?
gatronggay nói:
Bởi vậy hãy cải cách con người trước đi rồi hãy cải cách GD. để sau này đừng để những đứa trẻ học trường QT ra mắng những đứa trẻ khác " mày ngu hơn tao vì tao học trường QT, tao giàu hơn mày vì tao có tiền đóng trường QT"
 
Status
Không mở trả lời sau này.