Thảo Luận Chung Em hỏi về số A/T

Hạng B2
28/10/11
310
91
28
SG-CG
Và còn nút bấm chế độ D/O on off trên xe A/T sử dụng thế nào các bác giải thích luôn cho đủ bộ các bác!
 
Hạng B2
29/1/08
498
256
63
Bác cho em hỏi ngu tý " vòng tua máy cao hơn tốc độ không tải" là gì vậy bác ?
 
Em nghĩ thế này: khi muốn về P thì Bác phải chờ xe dừng hẳn mới chuyển sang P, khi này chắc chắn tốc độ tua máy = tốc độ ko tải. Có Bác còn cẩn thận: về N - đạp thắng chân - cài thắng tay - chuyển số sang P, để cho chốt P ko bị ép nặng nhiều.
Đây là nút OD (hold):
Nhiều người đã rất quen thuộc với cách sử dụng hộp số sàn, cũng biết rất rõ khi nào chuyển số là thích hợp nhất để sử dụng sao cho đúng mục đích của mình. Nhưng đối với xe số tự động, họ thường không có nhiều cơ hội để vận dụng điều này.
Khi sử dụng xe số tự động, có không ít chủ xe vẫn áp dụng các thao tác của số sàn dẫn đến hỏng xe, thậm chí nó còn tiềm ẩn các hiểm hoạ tai nạn, làm giảm tính năng cũng như tuổi thọ của chiếc xe. Dưới đây là một vài sai lầm thường thấy khi sử dụng xe số tự động, hi vọng sẽ giúp ích cho không ít chủ xe cải thiện cách sử dụng số tự động trên chiếc xe của mình.
Sai lầm 1: Vẫn sử dụng số D khi dừng đỗ xe trong thời gian dài
Với những xe số tự động khi đứng đợi đèn tín hiệu giao thông hay tắc đường, không ít lái xe thường vẫn duy trì ở vị trí số D, đồng thời giữ phanh chân. Nếu trong thời gian ngắn, cách làm như vậy có thể coi là chấp nhận được. Nhưng khi thời gian dừng xe dài, cách tốt nhất bạn nên chuyển về số N hoặc P và giữ chân phanh.
Bởi vì ở vị trí D, xe số tự động vẫn có xu hướng di chuyển về phía trước mặc dù rất nhỏ khó khiến người ngồi trong cảm nhận được, đạp phanh trong thời gian dài chẳng khác nào cách sử dụng phanh cưỡng bức làm cho nhiệt độ dầu ở hộp số tăng lên. Dầu bôi trơn dễ bị biến chất, nhất là khi hệ thống điều hoà đang làm việc, trạng thái hoạt động không tải luôn duy trì ở mức cao dẫn đến tiêu tốn nhiên liệu.
Sai lầm 2: Khi chạy ở tốc độ cao hoặc xuống dốc, về số N để chuyển động theo quán tính
Có nhiều lái xe muốn tiết kiệm nhiên liệu, họ thường về số N để chuyển động theo quán tính khi chạy ở tốc độ cao hoặc xuống dốc. Điều này rất dễ làm hỏng hộp số bởi vì khi đó vòng quay trục thứ cấp của hộp số tự động là rất lớn. Nhưng vận hành ở chế độ không tải, bơm dầu của hộp số tự động sẽ cung cấp không đủ, trạng thái bôi trơn có chiều hướng xấu đi.
Hơn nữa, đối với bộ ly hợp kép nhiều đĩa trong hộp số, tuy lực truyền đã bị tách rời, nhưng với các đĩa bị động khác vẫn vận hành ở tốc độ cao do lực kéo của bánh xe, trong khi vòng quay các đĩa chủ động của động cơ truyền động lại rất thấp. Khe hở giữa hai đĩa này lại rất nhỏ, dẫn đến hiện tượng dễ bị cộng hưởng và trơn trượt, tạo ra các hậu quả khôn lường. Khi xuống dốc, đôi lúc cũng có thể chuyển số N song phải đảm bảo quán tính giống như ở vị trí số D và tuyệt đối không được tắt máy.
Sai lầm 3: Sử dụng cách đẩy xe để khởi động động cơ


Xe số tự động có trang bị bộ xúc tác khí thải 3 thành phần khi ác-quy bị yếu không thể khởi động, nhiều người thường dùng cách đẩy hoặc nhờ xe khác kéo để khởi động. Đây là điều rất sai lầm bởi vì sử dụng cách làm trên sẽ không thể tạo đủ lực để truyền tới động cơ, ngược lại còn làm tổn hại đến bộ xúc tác khí thải 3 thành phần.
Sai lầm 4: Khi dừng đỗ trên dốc, không sử dụng phanh tay
Khi xe số tự động khi dừng ở trên dốc, không ít chủ xe thường chỉ sử dụng số P mà không sử dụng thêm phanh tay chủ động. Điều này rất dễ dẫn đến các sự cố không may. Lý do: mặc dù xe số tự động, thiết lập vị trí P đã bao gồm cả cơ cấu khoá xe đỗ dừng, thông thường rất ít khi xảy tình trạng mất phanh. Nhưng một khi mất phanh, nó sẽ gây ra các sự cố ngoài ý muốn. Do đó, khi dừng đỗ xe trên dốc, các lái xe cũng nên chú ý sử dụng đồng thời cả P và phanh tay chủ động.
Sai lầm 5: Xe số tự động chỉ cần chạy ở vị trí D, trực tiếp đạp mạnh chân ga để đạt tốc độ cao
Nhiều lái xe cho rằng chỉ cần để ở vị trí D, và đạp mạnh chân ga để đạt tốc độ cao. Thật không ngờ đó lại là cách làm rất sai lầm bởi các thao tác chuyển số đều dựa trên nguyên tắc “nhấn chân ga để nâng số và nhả chân ga để hạ số”. Với vị trí D, để đảm bảo duy trì tiết kết kiệm nhiên liệu, chỉ nhấn nhẹ chân ga sao cho xe đạt vận tốc 40km/h, sau đó nhả nhẹ chân ga nhằm giảm vòng tua động cơ rồi tiếp tục nhấn chân ga từ từ để chuyển số.
Đến 75km/h lại thực hiện quá trình như bước trên. Khi hạ số, phải căn cứ theo tốc độ xe đang vận hành, nhả nhẹ chân ga để hộp số hạ một cách từ từ. Mặc dù các hộp số hiện nay đã sử dụng rất nhiều cấp và cho phép nhảy cấp để đạt hiệu quả trong khả năng tăng tốc, nhưng chú ý trên các mẫu xe thông thường, lái xe không nên đạp sâu chân ga tránh việc sử dụng trong thời gian liên tục dễ gây hỏng hộp số.
Nhìn chung, xe số tự động so với xe số sàn, nó giảm bởt đi bàn đạp ly hợp, không phải đạp côn và ga liên tục giúp cho việc lái xe trở nên đơn giản, nhẹ nhàng. Nhưng thao tác không đúng, khả năng gây ra các sự cố trên xe số tự động thường cao hơn, giảm tuổi thọ sử dụng. Vì thế, việc sử dụng đúng cách số tự động không chỉ tránh các sự cố mà còn giảm lượng tiêu hao nhiên liệu cũng như giảm ô nhiễm ra môi trường.

@ Nút OD: Over Drive
Bấm OD: OD off. Nút này làm cho xe mạnh hơn vì hạn chế được việc sang số và tự động giảm xuống một cấp số. Không có nghĩa là dùng để vượt. Ở nước ngoài người ta dùng nút này trong trường hợp đường trơn trượt như tuyết, chống quay bánh và cần momen xoắn cao.
Dùng trong trường hợp lên đèo dốc dài, hạn chế cảm giác giật khi chuyển số liên gây khó chịu khi lên dốc hay xuống dốc thì hoàn toàn hợp lý.
Thử tưởng tượng khi vượt xe khác ở tốc độ cao, cần gia tốc cũng như vận tốc lớn khoảng 100km/h, khi đến lúc song song xe cần vượt, cả hai xe đang ở vận tốc cao mà xe mình không chuyển sang số cao nhất là số 4 để tăng tốc thì làm sao vượt được ....gặp lúc xe khác ngược chiều xuống thì nguy hiểm to. Trường hợp này em đã bị thực tế khi chưa hiểu rõ chức năng của O/D.
Vậy nói như các bác ở trên là cứ để ở chế độ bình thường hoặc chẳng bao giờ dùng O/D khi vượt là chính xác!.
Các bài này em sưu tầm trên OS, chép lại vào PC của em để lâu lâu đọc lại, bây giờ share lại cho OS
 
Hạng B2
28/10/11
310
91
28
SG-CG
Cảm ơn bác đã nhiệt tình chia sẽ.Trước khi đọc bài này e củng có quan niệm sai về cách sử dụng O/D. E cứ nghĩ nó về số giống như xe máy khi muốn vượt. E củng thử nút O/D này khi giử nguyên chân ga ở tốc độ 60-80km/h thì khi nhấn vào e có cảm giác xe bị ghỳ lại,tiếng máy và tua máy tăng lên,hình như xe có về 1 cấp số.E cứ nghĩ nút này dùng để vượt.
 
Hạng B1
28/12/09
63
2
0
sẵn thớt nói về A/T em hỏi luôn, bác nào bị trường hợp kẹt số P chưa? nghĩa là khi trả về P rồi muốn sang số khác bấm cái nút nhỏ nhưng nó cứng ngắc...:confused: không thể chuyển được nếu không bấm thêm nút shift lock ...
Có bác bảo e do hộp số AT cũ nó hay bị như thế vì lúc ngừng xe đạp thắng không hết chân... Vậy có cách nào khắc phục hoặc tránh xảy ra hiện tượng này không mấy bác...?
 
Hạng B2
9/7/11
110
1
18
+Nếu xe pác còn sách hướng dẫn, bác chịu khó đọc kỹ, họ ghi rất cụ thể.
 
Troờng hợp kẹt số P như Bác nói là xe đậu trên mặt đường không phẳng nên khi Bác về P, nhả thắng chân xe sẽ nhích 1 chút làm đè lên chốt P, khi đó Bác mới kéo thắng tay. Bởi vậy như em nói ở trên: về N - giữ thắng chân - kéo thắng tay - về P - tắt máy -> chốt P sẽ ko bị ép và khi bác sang số lần chạy sau sẽ nhẹ nhàng hơn
 
Hạng D
19/12/08
1.717
98
48
Tp. HCM
sách HD ghi rõ lắm bác, mở ra đọc cho chắc ăn vì lý thuyết chung thì có thể như nhau nhưng công nghệ thì các hãng có thể khác chút ít ... việc vào số cũng ko ngoại lệ:)
 
Hạng C
26/3/12
588
97
28
45
lamds nói:
Bác cho em hỏi ngu tý " vòng tua máy cao hơn tốc độ không tải" là gì vậy bác ?
"Vòng tua máy cao hơn tốc độ không tải": tốc độ không tải ở đây nghĩa là ga ở chế độ ga răng ti đó bác. Trong ngữ cảnh đầy đủ có thể là nếu bác muốn chuyển D sang N thì chỉ có thể chuyển được khi đồng hồ tốc độ tua máy hiện hành không cao hơn đồng hồ tốc độ tua máy ở chế độ ga răng ti, hoặc đơn giản hơn là khi bác không đạp thắng đạp ga và xe đang chạy tốc độ tầm 20km/h trở xuống thì có thể chuyển D sang N.