Hạng D
8/9/08
1.828
63.974
113
TP. Hồ Chí Minh
Re:Em lại lang thang (phần 2)

mợ tài nói:
Mấy vần thơ tung hứng thật ý nhị với cảnh vật, tài tử, giai nhân và...xe hơi.
Các bác trỗi giọng oanh và đưa mắt biếc... tất thảy thật tinh tế, sâu sắc, kiêu sa... em chỉ biết ngây ngô dựa cột mà say mê như ngộ... tiếc cho chút lòng trong thuở thiếu thời, giờ gió bụi đã mấy phen làm ô trọc dạn dày đi mất rồi....

Mợ lại làm tụi em... phổng mũi nữa rồi:D. Em còn biết Mợ có tài xem tướng nữa cơ đấy, lúc nào có dịp tương phùng xem cho em một quẻ ... miễn phí nhé.:D

P/s: "...tiếc cho chút lòng trong thuở thiếu thời, giờ gió bụi đã mấy phen làm ô trọc dạn dày đi mất rồi..." Mợ nói thế này lại động chạm đến lòng trắc ẩn của em rồi... bao nhiêu năm em cố cưa sừng làm ... nghé:) để vui với đời. Mợ làm em giật cả mình:D
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
10/11/07
5.231
405
83
Re:Em lại lang thang (phần 2)

binchip33 nói:
Thanks Dương To Cao và Lão Tà. Hai bác làm em nhớ lại những kỷ niệm của thời trung học quá đi thôi. Cứ mỗi dịp hè về, em lại được các bạn gái trong lớp "ưu ái"đưa cho cuốn "Lưu bút ngày xanh" để ghi lại những dòng lưu niệm. Chiêu thức duy nhất của em là tặng mỗi bạn một bài thơ - Đôi Mắt Người Sơn Tây là một trong những bài được em tuyển chọn. Bài thơ này em dành riêng để tặng cho người bạn gái thân nhất, hay ngoái lại nhìn ... em nhất trong các giờ học. Với Quang Dũng ngoài bài thơ này ra, em rất kết bài Tây Tiến, cứ mỗi lần đọc bài này em lại có cảm giác rờn rợn trong người:
...
Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
...
Có lẽ thơ nó vận vào người các bác ạ, lúc nào cũng " Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" nên ông trời ông cho một tiểu ma ma người Hà Nội làm giám hộ cho em suốt cuộc đời này rồi .:D



Vậy mà lại bảo trong thơ người không có thép...! Thép kia thì cũng có ba bảy đường. Trắng xám và lạnh lẽo cũng là thép, cong mảnh và nhạy bén, chịu nén như lò xo cũng là thép...

Mà có khi bác ấy nói phải. Cái chất cứng rắn trong cái tâm hồn nhạy cảm và đa tình, hào hoa và qua đỗi đa mang ấy, có khi rốt lại cũng chỉ là bằng như... một chiếc kim thêu mà thôi!
Ô hô! ai tai!!!
 
Hạng F
10/11/07
5.231
405
83
Re:Em lại lang thang (phần 2)

BB. Aquarius
Cái vũ điệu cuống cuồng quờ quạng của lũ cành nhánh trong sương lạnh rừng hoang lúc ngày tàn, mà bác nhìn ra được hình vóc của Vũ trụ Kinh thì em chiu cái óc liên tưởng phóng túng đến điều của bác ...!
*
Than ôi... Cụ Nguyễn Tiên Điền xưa hoài hơi mà khóc cho luật trời "bỉ sắc tư phong"... cơ mà cụ chắc có phần hơi bị lầmi. Vì rằng ở đây có một bậc hồng nhan đã vượt ra ngoài cái vạch chì hạn hẹp cụ từng thấy. Ai có thể vừa được thông minh tính trời, lại được cả văn chương nết đất. vừa dịu dàng, giản dị lại vừa sâu sắc tinh tường... vừa mảnh mai yểu điệu thục nữ, lại vừa dứt khoát thẳng thắn chẳng lụy tình... thừa biện pháp ứng phó mà chẳng thiếu tình thân...
lặng hơn nước, thấp hơn cỏ, mà trong trẻo, diễm lệ tựa ban mai...

Chao ôi, nói ra được rứa là cũng thấy mợ em đang ghen hờn ấm ức với người đến thể nào... Nhưng mà biết sao! Trời chẳng đãi thì bon chen nào được bao lăm! Thôi thì đành ấm ức mà chôn chặt cái nỗi niềm lực bất tòng tâm, thả trôi mình vào cõi yếm thế u uẩn chỉ có em.

Ai đem phân chất một mùi hương,
hay bản cầm ca. Tôi chỉ thương,
chỉ lặng chuồi theo dòng cảm xúc,
Như thuyền ngư phủ lạc trong sương...

Các bác hãy cứ chơi đùa tung hứng và em lảng lặng cảm nhận những gì các bác san xẻ.
Vậy thôi!
 
Last edited by a moderator:
30/7/08
1.200
7
38
Re:Em lại lang thang (phần 2)

Ôi ôi, giờ này mới vào được đây. Cảm ơn bác Bin đã tiếp nối chương trình du lịch Ba Vì cho thread này thêm đủ đầy.

Mà em phải thừa nhận 1 điều, bác thật giỏi bới câu tìm chữ :D:D. Lại thêm cái bệnh Quăng lựu đạn mãn tính mà chắc Hoa Đà hay Biển Thước sống lại cũng phải pótay.com
033102bebe_1_prv.gif
033102bebe_1_prv.gif
. Theo nghiên cứu của em bệnh này đang có nguy cơ lây nhiễm qua đường 888. Dùng thuốc cũng chỉ hạn chế sự phát triển của bệnh trong 1 thời gian ngắn, khả năng mắc lại và kháng thuốc là rất cao. Mong sao y học hiện đại sớm tìm ra giải pháp
bash.gif
bash.gif
:D:D
 
Last edited by a moderator:
30/7/08
1.200
7
38
Re:Em lại lang thang (phần 2)

@ Mợ Tài:Mợ ơi, đọc những gì mợ viết mà em thấy trong lòng hổ thẹn. Giá em được 1 phần rất nhỏ thôi những gì mợ nói. Em cũng ghen lắm với cái bậc hồng nhan mà mợ tả. Mà em đồ rằng cái mẫu hình đó chắc chỉ là hư cấu, chỉ là điều tuyệt diệu của tạo hoá mà ta luôn muốn vươn tới. Còn em có vẫy vùng lắm thì cũng chỉ bằng ... chiếc kim thêu mà thôi (em mượn lời của mợ tý nhé)

Cái phần 3 của thread này, ảnh thì được nhờ post, văn phong thì vay mươn. Ngay cả những cái tên mà mợ ngưỡng mộ thì cũng là tác giả tự đặt. Em cũng choáng váng lắm khi nghe những cái tên ấy . Em chỉ là người chấp bút cho 1 câu chuyện đã có nội dung. Chỉ thêm mấy lời bình tẻ nhạt cho những bức ảnh mà bản thân chúng đã là những tác phẩm.

Em lúc nào cũng chấp chới mà mợ thì vững vàng. Em suốt ngày lãng đãng mà mợ thì sâu sắc. Mợ sử dụng từ ngữ mà điêu luyện như những ảo thuật gia. Ý tứ chặt chẽ, ngôn ngữ chuẩn mực, văn phong sắc sảo. BB em thực sự ngưỡng mộ. Giá như ... mà em lại giá như rồi. Đâu có tham được như thế mợ nhỉ. Em chỉ là em thôi, lúc nào cũng thiêu thiếu 1 cái gì đó.

Em không biết đêm nay điều gì làm tâm mợ lay động đến thế. Vậy mà mợ bảo gió bụi làm cho dạn dày đi mất rồi. Em thấy cảm xúc vẫn đầy ắp như sông Hồng mùa nước lên ấy mợ ạ .
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
8/9/08
1.828
63.974
113
TP. Hồ Chí Minh
Re:Em lại lang thang (phần 2)

Em lại tiếp tục làm hướng dẫn viên đây.
Ba Vì dưới một góc nhìn khác - Góc nhìn của nhà sử học Dương Trung Quốc

- Một tuần liên tục được tiếp cận với nhiều dấu tích của quá khứ, có cái là di tích đã nổi tiếng trở thành di sản thế giới, có cái vẫn còn ẩn trong rừng sâu và sự quên lãng... nhưng tất cả gợi lại những bước thăng trầm của đất nước đã trải mà ngày nay chúng ta kế thừa và khắc phục...
Ông ngoại tôi từng tham gia thầu xây dựng những toà nhà trên ngọn Tam Đảo từ hồi thập kỷ 20-30 của thế kỷ trước. Giờ đây lên Tam Đảo vẫn còn thấy cả một quần thể những nền nhà bị phá tới tận nền móng. Hỏi ra thì biết rằng những nền nhà ấy nay đã thuộc về nhiều chủ mới và ai cũng biết rằng khu đô thị nghỉ mát nổi tiếng và sầm uất này đã bị phá huỷ trong thời kỳ "tiêu thổ kháng chiến" khi thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta cách đây hơn sáu mươi năm". Tiêu thổ kháng chiến" là một chủ trương của nhà nước vào thời điểm chúng ta buộc phải cầm súng bảo vệ nền độc lập non trẻ của mình.

Cách đây vài ngày, lên thăm Ba Vì (có ngọn núi thiêng, dân ta thờ Đức Thánh Tản) nay là Rừng quốc gia. Lên đến "cốt" 800 rồi 1000 bỗng nhận ra trong rừng sâu dấu tích nhiều nền nhà đã đổ nát hoàn toàn chỉ còn nền móng hoặc một vài cây cột nhô lên giống như những mộ chí ghi nhận sự sống một thời, nhiều cây cối đã mọc lên trên nền nhà cũ...

Hỏi người và xem sách mới biết rằng đã từng có một thị trấn được xây trong rừng sâu của một thời người Pháp nghĩ rằng sẽ ở lâu dài trên đất nước ta nên tìm ra nhiều địa điểm trên độ cao và có khí hậu ôn hoà hợp với cơ địa nguời Âu Tây. Vì thế mà có Đà Lạt, Bà Nà, Bạch Mã, Tam Đảo, Ba Vì, Sa pa... suốt từ Nam ra Bắc. Có thể nói, trừ Đà Lạt, tất cả các địa danh còn lại đều bị phá trong cùng một hoàn cảnh như nhau mới cách đây hơn 60 năm thôi.

Trên núi Ba Vì lại có cả một di tích đã được xếp hạng, đó là toà nhà nơi diễn ra một trận đánh của quân ta nhằm vào nơi đồn trú của một đơn vị quân Pháp từ độ cao và tầm quan sát lý tưởng của ngọn Ba Vì để khống chế những tuyến đường huyết mạch lên Hoà Bình hay sang Phú Thọ tiếp cận với vùng Kháng chiến của ta. Nhổ đi được cứ điểm này là chiến công mở màn cho Chiến dịch Hoà Bình thắng lợi để mở tiếp Chiến dịch Tây Bắc rồi Điện Biên... vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp...

Nhìn các nền nhà và vị trí của nó có thể hình dung ra vẻ đẹp của những ngôi biệt thự đã từng có và vẻ đẹp cảnh quan từ đó nhìn ra xung quanh. Vẻ đẹp đã từng có khiến ta hiểu thêm sâu sắc cái hy sinh mất mát để có ngày hôm nay. Không chỉ mấy khu nhà của người Pháp trên các vùng núi nghỉ mát mà có thể nói "tiêu thổ kháng chiến" không trừ một nơi nào trên đất nước.

Nhiều nguời còn biết đến vẻ đẹp nên thơ của đô thị Đồng Hới trước chiến tranh, dáng vẻ hoành tráng và độc đáo của cầu Hàm Rồng vượt sông Mã mà không có tru, trên đất Thanh Hoá..., và ngay cả Điện Cần Chánh cũng như một số công trình trong đại nội của Kinh thành Huế cũng đều là những mục tiêu của cuộc vận động yêu nước này. Tự đốt phá quê hương mình, ngay cả ngôi nhà của chính mình để chiến đấu bảo vệ quê hương, là ký ức phổ biến của thế hệ đương thời...

"Tiêu thổ kháng chiến" là cách gọi về một phương thức tiến hành chiến tranh có từ thời xa xưa như chủ trương "nhà không vườn trống" thời Trần đánh giặc Nguyên-Mông, là những kinh nghiệm của Trung Hoa thời kháng Nhật... được coi là tiếp thu từ "Binh pháp" của Tôn Tử.

Ở, sau khi kêu gọi Toàn quốc kháng chiến đêm 19.12.1946, không đầy 1 tháng sau, ngày 16.1.1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra "lời kêu gọi phá hoại để kháng chiến" với những lời lẽ mạnh mẽ và tự tin: "Đánh thì phải phá hoại. Ta không phá thì Pháp cũng phá. Vì vậy ta phải phá trước cho Pháp không dùng được. Bây giờ chúng ta phá đi để chặn Pháp lại, không cho chúng tiến lên, không cho chúng lợi dụng. Ta vì nuớc hy sinh chịu khổ một lúc. Đến ngày thắng lợi ta sẽ cùng nhau sửa sang lại, nào có khó gì?

Vì vậy, tôi thiết tha kêu gọi toàn thể đồng bào, mọi ngưòi đều ra sức giúp phá... Một nhát cuốc của đồng bào cũng như một viên đạn của chiến sĩ bắn vào quân địch. Tôi cũng trân trọng hứa với đồng bào rằng: kháng chiến thắng lợi rồi, tôi sẽ ra sức cùng đồng bào sửa sang tu bổ lại hết. Chúng ta sẽ làm những đường sá, cầu cống khéo hơn, những nhà cửa tốt hơn và xứng đáng là một dân tộc tự do, độc lập hơn".

Hẳn vào thời điểm đó, người đứng đầu cuộc kháng chiến chống Pháp cũng không ngờ là sau đó lại phải bước tiếp vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cũng vô cùng khốc liệt, tất cả kéo dài hơn ba thập kỷ và cũng thêm một lần phải nói đến lời mong ước "đến ngày thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng lại gấp mười ngày nay".

Gặp ông giám đốc Vườn Quốc gia Ba Vì, tôi rất bất ngờ được ông cho biết chỉ cách đây hơn 2 thập kỷ, những toà nhà "tiêu thổ kháng chiến" này vẫn còn nguyên vẹn hình hài. Hồi "tiêu thổ" người ta chỉ phá để làm sao không sử dụng được thôi, còn bị tận diệt đến nền móng này lại chính là thời mà trên cho chính sách xuất khẩu sắt thép vụn hồi những năm 80 thế kỷ trước đầy khó khăn thì dân mới vào đập cho tan nát chỉ để lấy mấy thanh sắt vụn lẫn trong bêtông hay các cấu kiện sử dụng sắt thép...

Không dè vài hôm sau vào Huế, thăm di tích Chín Hầm - nơi ghi tội ác của Ngô Đình Cẩn giam cầm các tù chính trị và những người chống đối trong những căn hầm người Pháp xây trước đó làm kho tàng, tôi cũng được những người hướng dẫn cho biết cả 9 căn hầm ấy cũng đều bị phá tận móng cùng vào cái thời thu gom sắt vụn đến nay ngành bảo tàng mới phục dựng lại được có một căn...

Các bạn làm công tác bảo tàng cũng nhận rằng kể từ sau đợt truy gom sắt vụn ấy, việc sưu tập những chứng tích chiến tranh như các loại vũ khí từ quả bom bi nhỏ xíu cho đến những khẩu pháo hay xác xe tăng khổng lồ, kể cả những thảm thép đường băng sân bay dã chiến ngày càng hiếm hoi vì nó đã ùn ùn xuống tàu xuất khẩu... Người ta nói rằng đó cũng là thời điểm cả "hàng rào điện tử Mac Namara" khổng lồ cũng biến mất khỏi vùng giới tuyến...

Nghĩ ngợi như vậy mới thấy sức mạnh của con người trước cả điều hay và lẽ dở. Vấn đề là sự hướng đạo của những chủ trương... Ở cũng thế và việc nào cũng vậy.
 
Hạng D
8/9/08
1.828
63.974
113
TP. Hồ Chí Minh
Re:Em lại lang thang (phần 2)

Đã lỡ nhận tiền sô này rồi, em dẫn khách đi tiếp đây:)

Ba Vì dưới góc nhìn của một người Hà Nội - Nhà báo Xuân Bình

Trong khi nhiều người vẫn đang tiếp tục luận bàn về việc mở rộng Hà Nội, tôi lặng lẽ ngược núi tìm về đền Thượng, Ba Vì. Thắp một nén nhang thành kính trước ban thờ Sơn thần Tản Viên, chợt nghe vẳng tiếng người xưa: Sơn bất tại cao, hữu thần tắc linh.

Từ một trầm tích văn hóa
Lúc còn tấm bé, mỗi lần về quê, tôi rất thích ngồi một mình trên con đường đất nhỏ dẫn vào chùa Trấn Quốc. Hoàng hôn chầm chậm đi qua cổng tam quan tróc lở, xiêu vẹo. Rực rỡ ráng đỏ, hồ Tây không còn bến bờ. Xa xa một Ba Vì thật hùng vỹ. Trong tâm thức một đứa trẻ, tôi nào biết đó chính là một phối cảnh kiến trúc, văn hóa, tâm linh kỳ ảo giành riêng cho thủ đô Hà Nội. Bồng bềnh giấc mơ một lần đặt chân lên đỉnh linh sơn.

Trong chiếu dời đô khi xưa, vua Lý Công Uẩn viết: thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn, hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây, lại tiện hướng nhìn sông, dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú, tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
“Tiền hình thế núi sau” mà Hà Nội dựa tựa chính là Ba Vì non cao!
Ba Vì là tên gọi chung cho ba đỉnh núi: núi Vua cao 1296m, núi Tản 1281m và núi Ngọc Hoa 1120m. Nhưng vì sao chỉ có núi Tản Viên lại được chọn lựa làm điểm tựa văn hóa, tâm linh?
Để trả lời câu hỏi này các nhà văn hóa mách phải tìm hiểu vì sao Tản Viên chủ sơn của đồng bằng châu thổ Bắc bộ được thiêng hóa trở thành “đệ nhất tứ bất tử” ngự ngôi vị cao hơn cả Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Mẫu Liễu. Những người nghiên cứu văn hóa cổ Việt- Mường chỉ dẫn tìm về Mường Bi, Mương Vang, Mường Thàng, Mường Động…những nơi tộc người này thờ Bua Pa Ví- vua Ba Vì. Các ông thầy địa lý thì kể lại chuyện Cao Biền định trấn yểm linh khí vùng đất này bằng việc mổ bụng trinh nữ, nhồi cỏ bấc vào bụng, cho mặc xiêm áo rồi tế lễ, hễ thấy cứ động thì chém đầu. Thần Tản Viên cưỡi ngựa trắng trên mây thấy vậy bèn nhỏ bọt rồi bay qua. Cao Biền chỉ còn nước ngửa mặt than trời: linh khí phương Nam thật khó lường, uy linh là thế, vương khí đâu dễ diệt được.
Câu chuyện của những người nông dân xứ Đoài thì gần gũi hơn. Dân gian lưu truyền việc mẹ Tản Viên ướm chân vào đá rồi mang thai. Khi bị dân chúng nguyền rủa, chồng ruồng bỏ, bà bỏ đi đến động Lăng Xương ven sông Đà thì sinh hạ ra thần. Người dân xứ Đoài ai cũng tin Tản Viên là con thần đá, thụ thai ở núi, đẻ ra bên sông nên tụ hội được sức mạnh, khí thiêng của sông núi.
Có kiến trúc sư già thì mách tôi muốn hiểu “không gian” Tản Viên sơn phải đi đủ ngũ cung. Trung cung là đền Thượng, đền Trung. Đông cung là đền Và. Tây cung là đền Hạ. Nam cung là khu vực Ao Vua. Bắc cung là đền Bên, Vĩnh Tường, Vĩnh Yên. Chẳng nghe theo lời chỉ dẫn, tôi chỉ thích tìm về đình làng Tây Đằng, một trong rất nhiều làng quê ở miền Bắc thờ thần Tản Viên như một thành hoàng làng. Đây là ngôi đình cổ nhất VN, một kiến trúc tiểu biểu được xây dựng từ thế kỷ 16. Ban thờ của thần không đặt ở những nơi thâm cung. Ngôi đình không xây vách nên thật rộng mở. Tựong Tản Viên sơn thần được đặt giữa “nhộn nhịp” những điêu khắc, chạm trổ tiều phu đốn củi, ngư dân bơi thuyền, trai gái chải tóc, tình tự rồi cảnh voi bay, ngựa lồng, cá vượt vũ môn…. Từ cõi cao vời về lại với đời trần tục. Thần là Người. Sức mạnh huyền nhiệm của Tản Viên lại nằm ở chi tiết giản đơn ấy.


Và câu chuyện hôm nay

Hàng nghìn năm qua, từ một mẩu chuyện nhỏ của người nông dân đến những huyền tích được các trí thức viết lại... giúp cho tôi nhận thấy một thái độ cực kỳ khoa học và bền bỉ của tiền nhân khi âm thầm tích tụ, hoàn chỉnh một phối cảnh Ba Vì như một tài sản tinh thần của dân tộc nhằm tạo ra khí thiêng cho đất nước.
Cũng như khi thiết kế thành phố sông Hồng, có ai đó lỡ lãng quên những phương pháp trị thủy sông Hồng trong “Tế cấp bát điều” mà Nguyễn Trường Tộ đã viết ra hồi 1867. Những ý định mở rộng Hà Nội sao lỡ không tiếp thu hiện tượng Ba Vì, một phương pháp đã tích tụ tầng tầng, lớp lớp và được lưu truyền qua bao thế kỷ trong nhân gian? Một quy hoạch đô thị có tính khoa học và khả thi đâu cần những thanh minh, thanh nga với dư luận của các nhà quản lý thông qua trả lời phỏng vấn trên báo chí? Hà Nội đã và sẽ còn bao lần tách ra nhập vào? Người xưa dạy: núi thiêng không phải vì cao thấp mà bởi nơi đó có thần thánh trú ngụ. Hà Nội ngày nay cần mở rộng cũng tốt thôi. Nhưng vì sao trên đỉnh đền Thượng linh thiêng, người ta vẫn đang ngày đêm xì xụp khấn vái bức tượng bà.... Tây Vương Mẫu và tượng người thị nữ những biểu tượng văn hóa thuần túy... Trung Hoa? Và xin mọi người trở lại bên chùa Trấn Quốc, ngày trước, những người thiết kế đưa ra ý tưởng: chùa nằm bên cạnh con đường như một chốn tạm dừng nghỉ trên hành trình vô định, hướng thẳng đến cái không cùng của vũ trụ, dẫn chúng sinh tới bến Giác. Bây giờ lộ trình ấy đã bị chặn lấp bởi một bức tường hữu hình, tủn mủn. Ngược lại Ba Vì, ngay trên đỉnh đền Thượng, vì sao hai bức tượng của Tây Vương Mẫu và một người đàn bà Trung Hoa lại chễm chệ trên đền....Mẫu? Những chi tiết nhỏ đến vậy mà không kiểm soát nổi thì việc mở rộng thủ đô cũng sẽ đặt ra biết bao trở ngại. Sau 1000 năm phát triển , thủ đô nước Việt cần một quy hoạch đậm đà văn hóa Việt, một thiết kế không bị trục lợi, một công trình được Thần xây, Thánh vẽ, được muôn dân chung lòng đóng góp như cách người ta đã xây dựng một huyền thoại Tản Viên, một phối cảnh Ba Vì!
 
Last edited by a moderator:
30/7/08
1.200
7
38
Re:Em lại lang thang (phần 2)

binchip33 nói:
Cách đây vài ngày, lên thăm Ba Vì (có ngọn núi thiêng, dân ta thờ Đức Thánh Tản) nay là Rừng quốc gia. Lên đến "cốt" 800 rồi 1000 bỗng nhận ra trong rừng sâu dấu tích nhiều nền nhà đã đổ nát hoàn toàn chỉ còn nền móng hoặc một vài cây cột nhô lên giống như những mộ chí ghi nhận sự sống một thời, nhiều cây cối đã mọc lên trên nền nhà cũ...

Em có hình minh hoạ cho tour du lịch ngược dòng thời gian của bác đây. Những bức tường cuối cùng của một ngôi nhà hoàn toàn đổ nát bị bao vây bởi rêu phong và những chiếc rễ cây vô tình đến tàn nhẫn

Em lại lang thang
 
Hạng D
8/9/08
1.828
63.974
113
TP. Hồ Chí Minh
Re:Em lại lang thang (phần 2)

Thanks @BB
Khi đọc lại bài thơ Núi Đôi của Vũ Cao em chợt nhớ Tây nó đồn khu vực Xuân Dục, Đoài Đông thuộc Sóc Sơn có rất nhiều đồi thông rất đẹp. Dưới những tán rừng còn sót lại một vài công sự lô cốt - Dấu tích của một thời kháng chiến chống Pháp oanh liệt của nhân dân huyện Sóc Sơn. Nếu bác BB đã lang thang đến đây rồi thì cho em xin 500 đ hình nhé. Thanks
 
O.S.P.D
29/8/08
1.405
28
38
DAO HOA DAO
www.vnexpress.net
Re:Em lại lang thang (phần 2)

@Binchip: Mạc đại tiên sinh này coi văn phong thì rất nho nhã là vậy nhưng lại hay vòi vĩnh ghê ! Nữ Hoàng lang thang đang muốn ...tạm dừng bước giang hồ vài bữa mà Lão Mạc cũng không cho , lại còn đòi hình mãi bên Núi Đôi cơ đấy!( Theo em biết thì ở nhà Lão xem đỡ Núi Đôi cũng có mà ...:D
bash.gif
) Mà không hiểu từ lúc nào Lão lại có hứng làm Guider không lương hết sức tận tình thế này nhỉ ! Thanks Lão nhé
080402cool_prv.gif
, tuy rằng em có hơi không thích cái giọng văn "Over" của cái bác nhà báo gì gì kia .