Hạng D
16/1/13
4.803
84.343
113
Giấc mơ Mỹ thời vượt biên thật khủng khiếp. Người ta đi vượt biên đợt đầu là do "ý thức hệ" sai biệt, đợt sau là do đói kém, và đợt 3 là do ... ăn theo khoe mẽ "gia đình có VK" và "giấc mơ đi Mỹ" (nếu có thân nhân bão lãnh).

Dân vượt biên 2 đợt đầu ít nhiều gặp thời là lúc đó Mỹ cạnh tranh với LX nên welfare tốt giúp cho người định cư đỡ cực bước đầu. Lúc đó VN khát lương thực và hàng hoá nên cái gì có ở Mỹ đều sướng hơn VN như: tivi, tủ lạnh, máy giặt, xe hơi, tiện nghi công cộng, việc làm,... và cả welfare.

Điều đó làm dấy lên đợt vượt biên thứ 3 lan ra cả ngoài Bắc (mạnh nhất là Hải Phòng). Đợt thứ 3 (và thứ 4 = cuối) đa số bị kẹt lại ở các trại tập trung và có biết bao giọt nước mắt và đau đớn cũng như tủi nhục. 60% họ bị trả về VN sau này.

Dân vượt biên đợt thứ 3 để lại trong XH biết bao là đau thương vì hải tặc biết nhiều nên xông ra cướp và hiếp. Biết bao người vay tiền (vàng chỉ (chỉ lúc đó lớn lắm)) để đi và rồi chẳng có nơi nhận và gia đình lâm vào cảnh nợ nần. Đau thương nhất là rất nhiều người bỏ mạng vì gia đình muốn có "Việt Kiều" và "Giấc mơ đi Mỹ" (vì lúc này chưa có ai được phép về về VN vì chưa mở cửa và quan hệ tốt giữa Mỹ và VN).

Xóm tôi, có hai vợ chồng kia giàu có trí thức nhưng thuộc loại ngu muội và bị "giấc mơ Mỹ" ám ảnh. Họ chỉ có con gái rất đẹp 18 tuổi. Chị ấy bị họ thuyết phục và lên đường đi vượt biên. Chị ấy bỏ mạng, hai vợ chồng thất tha thất thưởng 6-7 năm sau cũng bịnh và chết.

Đợt vượt biên thứ 3 đó đã gây hại xã hội Việt Nam rất sâu và làm cho gần 1/2 triệu người lên bàn thờ oan uổng cũng chỉ vì "giấc mơ Mỹ" một cách sai lệch.

Thằng bạn tôi, ba má nó là giáo viên, bỏ học lớp 9 đi vượt biên cũng chỉ vì ba má nó thèm đi Mỹ (hy vọng nó được đến Mỹ rồi bảo lãnh). Nhưng kết cục là .... Tội nghiệp nó quá, nó hiền khô và rất giỏi.

Tôi lúc đó học lớp 9, chứng kiến đợt vượt biên thứ 3 đang suy tàn (vì LHQ không nhận nữa) và đủ trí não nhận thấy những ảnh hưởng nặng nề và tang thương của đợt này.

Tôi không hận Mỹ, không ghét Mỹ, những rất ghét những gia đình có "giấc mơ Mỹ" một cách lệch lạc và ngông cuồng. Họ chẳng có đói khát, chẳng có "ý thức khác sai biệt" nhưng họ thiếu cái nhìn rõ rệt và thiếu cái niềm tin và cuộc sống.

Khi đợt vượt biên thứ 3 tuy tàn và đợt vượt biên thứ 4 lắc nhắc và tàn nhanh thì đến đợt Việt Kiều nổ tràn về (tôi đã nói ở đây: http://www.otosaigon.com/forum/fb.ashx?m=6855123 )

Giấc mơ Mỹ lại trỗi dậy khi mà rất nhiều đám cưới với Việt Kiều rất to và linh đình.

Tôi lúc đó vẫn còn ở VN chứng kiến khá nhiều đám cưới của Việt Kiều và ăn vài đám cưới VK. Đi ăn đám cưới VK thì miễn nó văng trúng mình tùm lum tùm la từ các thành viên gia đình.

"Giấc mơ Mỹ" trở nên hiện thực hơn bao giờ hết vì Việt Kiều về VN cưới vợ rất nhiều (do mất cân bằng giới tính). Các cô lúc này cần 3 năm mới được đi, mặc sức mà chèo bẽo các chàng VK đang cày ngày cày đêm để hòng thoả mãn "gia đình có rể VK" đang chãnh choẹ và cái mặt vênh lên hơi tép tỏi.

Lúc đó tôi nhìn mấy gia đình loại này với sự khinh bĩ vì cái lối khoe nổ của họ. Nhưng có số người khác lại mơ ước và sinh ra những chuyện không hay.

Cách nhà tôi mấy bước có vợ chồng ông kia thầm mơ ước có thành viên trong nhà làm Việt Kiều. Ông ta khéo léo dò hỏi mọi người để hòng biết ai độc thân từ Mỹ về mà giới thiệu cho con gái. Nhiều năm không kiếm được mối nào thì bổng nhiên có ông bạn VK độc thân về (do hơi lớn tuổi khó kiếm ai ở Mỹ). Vợ chồng này biến bạn thành con rễ. Ngày đám cưới cô gái khóc lã chã, 3 năm sau lại khóc lã chã tiếp. 3 năm sau nữa cô gái đó ôm con sống đơn thân ở Mỹ vì khó hoà hợp với ông chồng già mà chính là bạn của ba mình mà thời thơ ấu luôn gọi là bác bác.

Đợt thanh niên về VN lấy vợ gần hết đến đợt già.

Vượt biên tuổi 30, lăn lộn kiếm sống và lo cho gia đình bên VN. Khi ổn định và thảnh thơi thì tuổi 40, nhu cầu kiếm vợ nhưng trai thừa gái thiếu. Tuổi 50 nhưng sống như người máy: đi làm đi làm (lo gởi về VN) nhưng tâm hồn như tuổi 30 vì đâu có hoà vào xã hội Mỹ được (vẫn nói tiếng Việt rành rọt, tiếng Mỹ thì ú ớ) và cảm thấy thời gian chậm lại.

Đợt già này vì hoàn cảnh bản thân và xã hội sinh ra chuyện lổn cổn lang cang là U50 cưới vợ U20.

Khi về VN, tâm hồn phơi phới sau bao năm xa cách quê nhà. Đa số họ sống ở Mỹ nhưng hồn rất VN. Về gặp gái xinh gái đẹp động lòng mà quên mình tuổi U50.

Thế là những cặp vợ chồng cách tuổi quá lớn hình thành.

Lúc này tôi lên đường sang Mỹ. Tôi đi chợ hay đi shop thấy những cô vợ trẻ đi với chồng già mà không dám đi sóng đôi mà đi sau vì mắc cỡ. Chồng già lâu lâu giục đi cùng.

Lúc 4-5 năm về trước các cô dâu đến Mỹ thì hay bị VK đơn thân khác săn đón cho dù có chồng. Các cô có phần thất vọng vì chồng phải đi làm trả khối nợ to khi về VN cưới vợ và thoả mãn mọi yêu sách từ nhà vợ: xe, nhà, đồ đạc,... Thế là ly dị. Tỉ lệ ly dị rất lớn, lớn đến mức luật phải buộc 3 năm mới cho ly dị.

Khi mà ly dị bão hoà, thì những cặp sau này ít ly dị hơn vì các cô khó mà nhảy đi bến khác tốt hơn nên đành cam chịu. Cũng có ít cặp hạnh phúc nhưng trong cộng đồng chỉ toàn là nghe chuyện ly dị râm rang từ nhà ông A đến ông Z.

Nhìn những VK nổ mất vợ mà thấy thương cho họ. Nổ làm gì. Vung nào nồi đó ổn hơn không. Ham về VN nổ lên mây xanh mà kiếm gái đẹp thì giờ phải ôm nợ thôi.

VK nổ thì có một số xấu xa và lừa lọc. Bạn học chung suốt cấp 2 của tôi rất thù ghét VK vì chị gái bị VK nổ lừa tình. Đi du hí cho đã rồi "một đi không trở lại". Khi biết tôi sắp đi Mỹ thì sinh ra ghét tôi ra mặt và không thèm nói 1 câu. Tôi cũng chẳng buồn nhưng lại thấy tội nghiệp cho hai chị em.

Sau khi tôi định cư 5 năm thì tình cờ hắn gởi thư tay sang nói về có ông nào đó ở Utah muốn cưới chị hắn. Tôi hiểu hắn muốn gì. Nhớ thời gian học chung hắn thân và hay giúp đỡ tôi ít chuyện. Thế là tôi lên đường sang Utah điều tra ông đó. Ông đó (lúc đó) 41 tuổi, làm công nhân ổn định, sống cũng chan hoà và biết điều.

Thời gian đó có diện "vị hôn thê" nên 18 tháng sau chị nó đến Utah và sống rất êm đềm cho đến giờ.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
50
0
Hổm rày lu bu ko vào, thấy topic nhiều thông tin hay, cảm on bác Subaru chia sẽ về giấc mơ Mỹ.

Có 1 chút nhận xét nhỏ về chuyện vượt biên mà em nghĩ khác với bác Subaru. Đó là các đợt vượt biên sau này cũng ko hẳn là mơ mộng gì, cũng ko phải là vì khoe mẽ Vk nên vượt biên(theo cách cảm nhận của em). Đon giản chỉ là khổ quá mà đi thôi.

Giai đoạn cao trào của khoe mẽ là sau thời HO, lúc luật vn đã cởi mở nhiều, bà con VK về nhiều, lúc đó họ cũng ở Mỹ 5-10 năm, đã ổn định có tiền rồi, mới về VN. Giai đoạn các thợ làm nail dễ sống mới hay về vn ăn sài làm bà con lóa mắt.

Giai đoạn trước 1990, trong cao trào vuột biên, hình như ít ai vượt xong rồi chạy về VN để khoe. Đa số lọt là lo cày chết bỏ để hòa nhập, người trẻ thì đi học, lứa thanh niên thì lo vợ con, lớp già lo hòa nhập, nói chung là vất vả. Trong giai đoạn này đa số người đi là dính tới miền Nam, họ ko dám về.

Giai đoạn này ở VN thông tin cũng rất hạn chế. Em còn nhớ bà con nhà em ở LX thì gửi 1 thùng sách báo có ảnh ông Gốc Ba Chóp, bà con ở Mỹ thì quà là những lá thư, báo tin bình an. Nói chung với người khác thì ko biết sao, chứ bà con nhà em giai đoạn ở Mỹ đó thì nghèo chết bỏ (so với Mỹ hôm nay), nhưng vẫn sướng hơn ở VN lúc đó. Tóm lại khái niệm VK trước 1990 chả có giá mấy, vì chưa mấy ai ở bển về để mình nhìn mà hâm mộ.
Ở Huế có 1 làng chài họ đi vượt biên nhiều, bởi vì họ sẵn thuyền nên chạy luôn. Qua Mỹ cũng đánh cá, cực nhọc nhưng lương cao. Nên họ gửi tiền về quê, xây những ngôi mộ giá bạc tỷ. Sau này truyền hình VN cũng từng làm phóng sự. Nhưng đó là thời điểm sau 1995, chứ trước đó cũng ko có tiền mà gửi.

Còn nói riêng về chuyện những nhà giàu lúc đó tại sao "ngu" mà bỏ chạy. Bởi vì họ vẫn còn sợ cuộc cách mạng triệt tư sản. Vài người em quen gốc Hoa, lúc đó có nhà máy, xưởng dệt nhuộm rất giàu, nhưng đều bán bỏ chạy hết. VN tầm 1990 thì ko ai dám ưởn ngực làm giàu nếu ko dính tới chính quyền bảo trợ. Tâm lý bất an vì luật thay đổi ko cho phép họ yên tâm làm giàu. Vì vậy mới phải bỏ đi xa xứ, chứ ko hẳn là vì giấc mơ Mỹ xa vời đâu.

Ngay chính trong nhà em, anh trai của em đi lúc 15 tuổi mà bị bắt bên Kam, ở tù 3 tháng rồi trả về, ko đi nửa. Lúc đó người chị gái mới đi và đi lọt. Tình hình lúc đó nói trắng ra là đi liều, vì 1 tương lai "suy đoán" nó khá hơn VN, chứ đến cái TV trắng đen khi đó vẫn chưa có, nhà thắp đèn dầu chứ chưa có bình accu, làm thế nào mà biết nước Mỹ tròn hay méo, VK lúc đó thì càng hiếm vì có ai về đâu mà biết? Cho nên đi chỉ vì ở vn khổ quá, liều mà đi, chứ nói thật, giai đoạn đó ko biết tờ đô Mỹ nó màu gì. Cho nên nói họ đi chỉ vì ham làm VK thì tội cho họ, lúc đó VK tròn hay méo cũng khó mà mình dung. Khi hình dung được thì đã hết chuyện vượt biên rồi.
Em còn nhớ ông cậu em đi cả chục năm mới dám về, vì sợ về bị bắt luôn. Nói vậy để thấy thông tin lúc đó rất thiếu, từ cả 2 bên. Ở Vn thì đang giai đoạn cải tổ, rối tung rối mù.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
50
0
Nhân việc bác NYS nhắc chuyện nhập cư sau này em mới nhớ hôm trước có nói chuyện với 1 đứa bạn làm về nhân sự, nó nói bây giờ kinh tế khó khăn, họ bắt đầu tính tới chuyện giảm nhập cư. Mà đầu tiên là giảm người đi hợp tác lao động. Cty nó làm gần 80% là lao động hợp tác, nhưng vừa rồi có hội đoàn gì đó họp và ko cho nhận thêm nửa.
Bên này khoái dân đi lao động này vì làm overtime ko phải trả gấp rưỡi, mà lao động cũng ko dám kỳ kèo từ chối overtime, và cũng trả lương ít, các khoản tiền nghĩa vụ cty đóng cho chính phủ cũng ít.

Theo em thấy thì các nước họ vẫn cho nhập cư vì tình trạng sinh đẻ ít, vẫn cần nguồn lao động bổ sung. Cho nên các diện di dân đầu tư, skill hay đoàn tụ vẫn phải có. Nhưng hiện nay có sự chọn lọc, ví dụ những nước như châu Âu, TQ, Ấn thì sẽ ít mất tg hơn các nước khác. Họ ko nói lý do nhưng em đoán họ ưu tiên 1 là dân giàu (qua sẽ đem theo tiền), dân châu Âu có trình độ khá, dân Ấn, Phi có ngoại ngữ...đại loại là nhập cư có chọn lọc hơn.
 
Hạng D
22/10/06
2.127
65
48
Houston, Texas
cowardsp nói:
Người Mỹ có hai cái để show cái sĩ của mình là chiếc xe và ngôi nhà, biểu tượng của sự thành công. Còn VN mình, nhiều bác giàu nứt vách dưng vẫn đi xe cà tàn, ở nhà bình dân

@ Bác Lựu Đạn: Điều bác nhận định là sai lệch hoàn toàn. Bác nên lật ngược lại thì đúng hơn ... Ở trời Tây chẳng ai thèm nhìn chiếc xe bác đi mắc bao nhiêu đâu.
Trừ những ai là fan hâm mộ xe hơi, xe thể thao thì họa may họ còn nhìn ... chứ cái xe là phương tiện ... ai cũng giống ai mà thôi.

...
Người Mỹ họ có cách thể hiện bản thân về họ là như thế nào bằng chiếc khuy trên cổ tay áo, cây bút viết, đồng hồ đeo tay ... rồi đến cách họ bắt tay, tư thế ngồi, tư cách nói chuyện hay chữ ký, hoặc cả cái diễn biến trên gương mặt.

Nếu nhìn cây bút, nhiều người cứ nghĩ nó tầm thường ... nhưng là cả 1 gia tài lớn đó.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
16/1/13
4.803
84.343
113
sinhviengià nói:
Hổm rày lu bu ko vào, thấy topic nhiều thông tin hay, cảm on bác Subaru chia sẽ về giấc mơ Mỹ.

Có 1 chút nhận xét nhỏ về chuyện vượt biên mà em nghĩ khác với bác Subaru. Đó là các đợt vượt biên sau này cũng ko hẳn là mơ mộng gì, cũng ko phải là vì khoe mẽ Vk nên vượt biên(theo cách cảm nhận của em). Đon giản chỉ là khổ quá mà đi thôi.

Giai đoạn cao trào của khoe mẽ là sau thời HO, lúc luật vn đã cởi mở nhiều, bà con VK về nhiều, lúc đó họ cũng ở Mỹ 5-10 năm, đã ổn định có tiền rồi, mới về VN. Giai đoạn các thợ làm nail dễ sống mới hay về vn ăn sài làm bà con lóa mắt.

Giai đoạn trước 1990, trong cao trào vuột biên, hình như ít ai vượt xong rồi chạy về VN để khoe. Đa số lọt là lo cày chết bỏ để hòa nhập, người trẻ thì đi học, lứa thanh niên thì lo vợ con, lớp già lo hòa nhập, nói chung là vất vả. Trong giai đoạn này đa số người đi là dính tới miền Nam, họ ko dám về.

Giai đoạn này ở VN thông tin cũng rất hạn chế. Em còn nhớ bà con nhà em ở LX thì gửi 1 thùng sách báo có ảnh ông Gốc Ba Chóp, bà con ở Mỹ thì quà là những lá thư, báo tin bình an. Nói chung với người khác thì ko biết sao, chứ bà con nhà em giai đoạn ở Mỹ đó thì nghèo chết bỏ (so với Mỹ hôm nay), nhưng vẫn sướng hơn ở VN lúc đó. Tóm lại khái niệm VK trước 1990 chả có giá mấy, vì chưa mấy ai ở bển về để mình nhìn mà hâm mộ.
Ở Huế có 1 làng chài họ đi vượt biên nhiều, bởi vì họ sẵn thuyền nên chạy luôn. Qua Mỹ cũng đánh cá, cực nhọc nhưng lương cao. Nên họ gửi tiền về quê, xây những ngôi mộ giá bạc tỷ. Sau này truyền hình VN cũng từng làm phóng sự. Nhưng đó là thời điểm sau 1995, chứ trước đó cũng ko có tiền mà gửi.

Còn nói riêng về chuyện những nhà giàu lúc đó tại sao "ngu" mà bỏ chạy. Bởi vì họ vẫn còn sợ cuộc cách mạng triệt tư sản. Vài người em quen gốc Hoa, lúc đó có nhà máy, xưởng dệt nhuộm rất giàu, nhưng đều bán bỏ chạy hết. VN tầm 1990 thì ko ai dám ưởn ngực làm giàu nếu ko dính tới chính quyền bảo trợ. Tâm lý bất an vì luật thay đổi ko cho phép họ yên tâm làm giàu. Vì vậy mới phải bỏ đi xa xứ, chứ ko hẳn là vì giấc mơ Mỹ xa vời đâu.

Ngay chính trong nhà em, anh trai của em đi lúc 15 tuổi mà bị bắt bên Kam, ở tù 3 tháng rồi trả về, ko đi nửa. Lúc đó người chị gái mới đi và đi lọt. Tình hình lúc đó nói trắng ra là đi liều, vì 1 tương lai "suy đoán" nó khá hơn VN, chứ đến cái TV trắng đen khi đó vẫn chưa có, nhà thắp đèn dầu chứ chưa có bình accu, làm thế nào mà biết nước Mỹ tròn hay méo, VK lúc đó thì càng hiếm vì có ai về đâu mà biết? Cho nên đi chỉ vì ở vn khổ quá, liều mà đi, chứ nói thật, giai đoạn đó ko biết tờ đô Mỹ nó màu gì. Cho nên nói họ đi chỉ vì ham làm VK thì tội cho họ, lúc đó VK tròn hay méo cũng khó mà mình dung. Khi hình dung được thì đã hết chuyện vượt biên rồi.
Em còn nhớ ông cậu em đi cả chục năm mới dám về, vì sợ về bị bắt luôn. Nói vậy để thấy thông tin lúc đó rất thiếu, từ cả 2 bên. Ở Vn thì đang giai đoạn cải tổ, rối tung rối mù.

Bạn nói đúng!

Tôi chỉ nêu lên khía cạnh nhỏ, khoảng 20% của những gì liên quan tới VK, đối lập với những gì chung chung nhất mà bạn cùng các bạn khác đã nêu. Những ví dụ thật và cụ thể tôi nêu ra chỉ nằm trong khía cạnh nhỏ đó thôi.

Tôi có nói rõ:

Đợt 1 vượt biên: do khác biệt ý thức hệ (tôi nói nhẹ thôi, bạn hiểu chứ :) )

Đợt 2 vượt biên: chủ yếu về khó khăn kinh tế (ví dụ bị ép đi kinh tế mới, hoặc mất đất hay tư liệu sản xuất, tôi cũng nói nhẹ thôi và bạn dư hiểu)

Đợt 3 & 4 vượt biên thì khác hẵn hoàn toàn vì có cả vùng quanh Hải Phòng tham gia. 2 đợt này là bị ảnh hưởng VK nổ nặng nhất vì lúc này lác đác VK về. VK Mỹ lác đác về bắt đầu năm 1986. Đám cưới VK nổ rộ lên khoảng 1992 - 1998 (tôi không nói VK khác, chỉ nói VK nổ).

Những khoảng (20%) tôi nói ra thì khác với gia đình bạn rất xa.

Tôi chỉ bổ sung chứ không đánh đồng mọi VK. Khoảng bổ sung này nó gây ảnh hưởng ở VN rất nhiều.
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
nè, Giấc Mơ Mỹ nè. Bush con hy vọng em mình là Job Bush sẽ ra tranh cử T Thống 2016
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2013/04/5-doi-tong-thong-my-gap-mat/
đời tổng thống Mỹ gặp mặt</h1>Cựu tổng thống Mỹ George W. Bush xúc động khi đón những người tiền nhiệm và kế nhiệm đến dự lễ khánh thành một bảo tàng kiêm thư viện lớn tái hiện toàn bộ sự nghiệp chính trị của ông.</h2>
000_167506710.jpg
Lễ khánh thành Bảo tàng và Thư viện Tổng thống George W. Bush diễn ra hôm qua tại thành phố Dallas, bang Texas. Thư viện nằm trong khuôn viên của đại học Southern Methodist, rộng gần 21.000 mét vuông.
000_167507434.jpg
Thư viện và Bảo tàng George W. Bush là nơi trưng bày hơn 70 triệu trang tư liệu, 43.000 hiện vật, 200 triệu email và 4 triệu bức ảnh số. Trung tâm này là thư viện tổng thống thứ 13 trong hệ thống Quản lý Dữ liệu và Lưu trữ Quốc gia Mỹ.
000_167506706.jpg
Lễ khánh thành trung tâm của cựu tổng thống George W. Bush là dịp tề tựu của Tổng thống đương nhiệm Barack Obama cùng các bậc tiền nhiệm Bill Clinton, George H.W. Bush (Bush cha) và Jimmy Carter.
000_167500763.jpg
Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama và Barbara Bush, phu nhân của cựu tổng thống George H.W. Bush cũng có mặt.
000_167506777.jpg
Gạt sang một bên những bất đồng về chính sách, Tổng thống Obama dành nhiều lời ca ngợi cho người tiền nhiệm. Ông nhắc lại tổng thống Mỹ thứ 43 đã vực dậy đất nước như thế nào sau thảm kịch 11/9 và bắt đầu chiến dịch đáp trả. "Người Mỹ cần những lãnh đạo sẵn sàng đối mặt với bão táp. Đó là những gì Tổng thống George W. Bush đã lựa chọn", Obama nói.
000_167438664.jpg
Cựu tổng thống Bush, người dẫn dắt nước Mỹ từ năm 2001 đến 2009, cũng xúc động rơi nước mắt trong buổi lễ của chính mình. Ông thừa nhận có một số quyết định của ông không được lòng dân nhưng cho biết, ông được thúc đẩy bởi sứ mệnh truyền bá tự do. Hai nhiệm kỳ sóng gió của ông được đánh dấu bằng cuộc chiến tranh Iraq và vụ khủng bố 11/9.
000_167507435.jpg
Các con gái của ông Bush Jenna Bush Hager (trái) và Barbara Pierce Bush đến chia vui với bố.
000_Was7484595(1).jpg
Đây cũng là dịp hiếm có các cựu đệ phu nhân Mỹ cùng đứng chung trên một sân khấu như thế này. Từ trái sang: Michelle Obama, Laura Bush, Hillary Clinton, Barbara Bush và Roslyn Carter.
000_167504897.jpg
Từ trái sang: cựu thủ tướng Israel Ehud Olmert, cựu thủ tướng Tây Ban Nha Jose Maria Aznar, cựu thủ tướng Italy Silvio Berlusconi, cựu đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Yoon-ok và cựu tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak nằm trong số các quan khách tham dự buổi lễ.
000_167507436.jpg
Cựu tổng thống George W. Bush giơ ba ngón tay tượng trưng cho chữ "W" bên cạnh phu nhân Laura Bush tại lễ khánh thành. Bảo tàng và Thư viện về ông sẽ mở cửa đón công chúng vào ngày 1/5 tới.
 
Hạng D
26/1/11
1.218
1.289
113
chà làm lại cái forum giờ lại đọc thấy cái threat hot nhễ
 
PMC
Lơ Xe
12/1/04
2.381
168
63
Xa Cảng Miền Tây
Quoc Viet nói:
cowardsp nói:
Người Mỹ có hai cái để show cái sĩ của mình là chiếc xe và ngôi nhà, biểu tượng của sự thành công. Còn VN mình, nhiều bác giàu nứt vách dưng vẫn đi xe cà tàn, ở nhà bình dân
 

@ Bác Lựu Đạn: Điều bác nhận định là sai lệch hoàn toàn. Bác nên lật ngược lại thì đúng hơn ... Ở trời Tây chẳng ai thèm nhìn chiếc xe bác đi mắc bao nhiêu đâu.
Trừ những ai là fan hâm mộ xe hơi, xe thể thao thì họa may họ còn nhìn ... chứ cái xe là phương tiện ... ai cũng giống ai mà thôi.

...
Người Mỹ họ có cách thể hiện bản thân về họ là như thế nào bằng chiếc khuy trên cổ tay áo, cây bút viết, đồng hồ đeo tay ... rồi đến cách họ bắt tay, tư thế ngồi, tư cách nói chuyện hay chữ ký, hoặc cả cái diễn biến trên gương mặt.

Nếu nhìn cây bút, nhiều người cứ nghĩ nó tầm thường ... nhưng là cả 1 gia tài lớn đó.

Cha Lụ Đạn này nhiều lúc nói chớt wớt, chả đúng CM gì cả :D