Tập Lái
18/4/13
31
0
6
Em hỏi xe cộ chút, em post trong thread này luôn, nó không liên quan gì đến giấc mơ gì Mẽo cả, (hình như ông PMC lái chiếc Odyssey). Em đang lưỡng lự giữa hai chiếc Pilot và Odyssey. Xưa nay em toàn đi xe cũ, do người quen bạn bè di chuyển để lại giá rẻ bèo, bây giờ em cần thêm một chiếc. Em đọc nhiều review, nhưng vẫn không quyết dịnh đươc. Mấy bác cho em thêm lời khuyện

- em thử lái (trên highway & trong phố) hai chiếc thì thấy cũng như nhau. Có lẻ em không đua xe?, họ cho bao nhiêu em chạy bấy nhiệu

- giá cả cũng gần bằng nhau, em ít tiền nên toàn chơi LX, không option chi hết. Odyssey rẻ hơn Pilot khoảng 1k.

- xe để đi hằng ngày, lâu lâu thì đi xa

- em đơn giản, không để ý đến kiểu dáng mấy, em chỉ quan tâm đến độ bền, cảm giác lai..
 
Hạng D
16/1/13
4.803
84.343
113
Sao giống tôi quá :) Tôi thường chọn xe ít options nhất trong bãi xe :)

Odyssey tiện đủ điều, an toàn hơn, bảo trì ít tốn kém hơn, và ít hao xăng hơn. Và hợp với tính cách của bạn hơn.

Cả hai cùng frame nên chạy cảm giác gần giống nhau ngoại trừ bên cao bên thấp.
 
Hạng D
16/1/13
4.803
84.343
113
Chicago Botanic Garden

Người Việt sang Mỹ du lịch ngày một nhiều, nhất là người già. Có những người sang Mỹ chơi với mục đích tìm trường cho con.

Tôi thì có ông bác xa đến 4 nhịp (cỡ tên lửa SAM bắn mới tới) sang đây tìm hiểu trước khi cho con xin học. Xin visa cũng vì lý do đó và cho đi ngay. Mỹ nó đang đói, nghe có tiền là táp vì đằng nào người ta cũng phải tiêu tiền ở Mỹ.

Sang ở được 1 tuần. Tìm hiểu trường cũng chán rồi. Từ trường college đến university quanh vùng. Muốn đi xa thì ngại vì ổng già thiếu năng động. Chứ như trẻ chắc chỉ nóng đít 1 ngày thôi thì vội leo lên máy bay đi xa mà du hí.

Thấy cũng tội, có người đề nghị đi vườn bông ngắm hoa và chụp hình.

Thế là đi Chicago Botanic Garden xa đến 160 miles (tức khoảng 270 km).

Dự tính sẽ ở lại motel nhưng tôi đi đến phải đi về vì không xin nghỉ phép ngày thứ Hai. Thứ Bảy bận gặp bác sĩ gia đình và nhiều công chuyện nhà. Chỉ có Chủ Nhật là được.

Hai chiếc van đầy ắp người đi vào sáng thật sớm thẳng tiến về vùng bắc Chicago. Đi ghé dừng chân 1 lần để mua cà phê uống cho tỉnh.

Đến nơi thì 10 giờ sáng. Kẹt xe kinh khủng vì dòng người đổ về Chicago Botanic Garden xem hoa xuân.

Đây là lần đầu tiên đến vườn hoa này. Kẹt xe quá cho nên cả đoàn xuống xe đi bộ vào và hai tài xế hai xe chịu đựng kẹt để chờ vào sau.

Vườn hoa vào cửa miễn phí nhưng đậu xe là $15. Quá đắt.

Đa số lần đầu tiên đến cho nên chụp hình lia lịa. Dân Mít (Việt), Tàu, Nhật,... đi đâu không lo ngắm cảnh mà chỉ lo chụp hình. Đó là đặc trưng của giống nòi. Không có cảm thấy mắc cỡ nhưng thấy mắc cười.

Tulip nở rất đẹp. Google vài hình tại Chicago Botanic Garden cho bà con xem :) vì tôi không có chụp hình vì lo chăn một đàn con nít của mấy bà mệt bở hơi tai.

tumblr_lzziug3Ntd1qb30dwo1_500.jpg


1006706.JPG


8326e2aa95b2aeea37ccdb6339129777.jpg


tulips.jpg


943443_10151580200705699_1672942550_n.jpg


heritage_garden_may.jpg


english_oak_poppies.jpg


images


-Chicago_Botanic_Garden-20000000005121181-500x375.jpg


Vườn hoa này cực kỳ rộng và mở quanh năm. Xuân, Hè và Thu thì có nhiều người vào xem. Đông thì có nhà kính trồng cây nhiệt đới như chuối, lan, xương rồng,....

Có cả khu vườn kiểu Nhật rất rộng

Chicago_Botanic_Garden_-_Zig_Zag_Bridge.jpg


Japanese-Garden4.jpg


Nhìn từ trên cao:

db_CHICAGO_BOTANIC_GARDEN_ESPLANADE31.jpg


đi rả hai cái cẳng không thể hết vườn hoa; và bọn con nít mệt đứa thì ngủ đứa thì nhè nhè làm tôi mệt nhưng nhiệm vụ chăn và chăm phải hoàn thành tốt đẹp

chicago-botanic-english-walled-garden-590kk0415.jpg


Chicago%20Botanic%20Garden%20B%20Biderbost%20Overview%201.jpg


Chicago%20Botanic%20Garden_2.jpg


6965507156_44b74a6cac.jpg


IMG_1157.JPG


chicago_botanic_garden_glencoe_illinois.jpg


Đến chiều mặt trời gần khuất hẵn mọi người mới chịu về. Đồ ăn đem theo đẩy cả xe, ai mệt thì cứ tự nhiên tìm lấy mà ăn. Nào là trái cây, bánh ngọt, xôi, chè, bánh mì kẹp thịt, xôi mặn,... nước ướp lạnh,... tất cả gần sạch vì mọi người lội bộ nhiều.

Đến chiều mặt trời gần khuất hẵn mọi người mới chịu về. Đồ ăn đem theo đẩy cả xe, ai mệt thì cứ tự nhiên tìm lấy mà ăn. Nào là trái cây, bánh ngọt, xôi, chè, bánh mì kẹp thịt, xôi mặn,... nước ướp lạnh,... tất cả gần sạch vì mọi người lội bộ nhiều.

Đi về thì ông bác đó ngồi chung xe. Ổng luôn nói "bọn Mỹ ngu". Đại khái là vườn hoa đó chỉ có 1 nhà hàng khá kín đáu. Ổng nói phải cho người ta thuê thêm làm quán vài chỗ mặc sức thu tiền. Vì càng vào sâu thì càng mệt, càng đói, càng cần có ăn nhưng chẳng có cái quán nhỏ nào.

Tôi không biết bọn Mỹ có ngu hay không nhưng tôi thấy mình hơi kỳ kỳ khi chê người khác "ngu" trước. Ổng chỉ nghĩ đến tiền trong lúc dân tình thì cần không khí yên tĩnh và tách biệt với chốn đô thị. Cho dù có rộng lớn cách mấy thì những quán xá xen vào làm cho loãng đi và phá đi cái mục tiêu của cái vườn hoa đặt ra.

Chẳng có ai buồn muốn đi vào thành phố Chicago cho những ai (đặc biệt ông bác) chưa biết cho dù chỉ cách vườn hoa chỉ có 40km. Lúc này cũng 8 giờ tối rồi, mọi người cần về nhà vì ngày mai có một số người đi làm.

550291_10151546359700699_95715276_n.jpg


enabling_spring2.jpg


Xem: http://www.chicagobotanic.org/
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
30/1/08
496
23
28
53
Đọc mấy bài viết của bác SubaruLover thấy thích. Bác là một trong những Việt Kiều hiếm hoi với cách nhìn vấn đề chính xác nhưng ngôn từ dễ chịu, không khoa trương.

Họ nhà em cũng có nhiều người đi diện HO và Đoàn tụ nhưng chưa có ai thấy thành đạt khi trở về nước, mà nhìn cứ buồn buồn, nghèo nghèo sao đó. Mà tình cảm sau khi đi lại lợt lạt hơn so với hồi còn ở đây, mặc dù nhà em chẳng bao giờ xin xỏ gì hoặc nói gì gây hiểu lầm. Không hiểu vì sao?
 
Tập Lái
18/4/13
31
0
6
Bác Su + Metro: em cám ơn, weekend này em thử chạy một lần nữa

Đằng sau cái nick SU là một người không trẻ không già, không phải lụm khụm u u ơ ơ như mấy bác nghĩ đâu heheheh
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
16/1/13
4.803
84.343
113
Giấc mơ Đại học Mỹ (phần 1): lung tung ben dạo đầu

Khi chương trình HO xong thì giữa Mỹ và VN thực hiện những cam kết giao thương và hộ trợ nhau nửa bí mật tối tăm nửa sáng trong.

Cam kết quan trọng nhất là giúp VN có một "chính phủ điện tử".

Các bạn đừng hiểu "chính phủ điện tử" là những website và những gì liên quan tới công nghệ thông tin mà người đời thấy và sờ được.

"Chính phủ điện tử" có phần (rất nhiều phần) được hiểu như là mọi data của công dân được số hoá và phải "access" cực nhanh.

Một ví dụ "nhỏ xíu" của "chính phủ điện tử" là:

Khi bạn xin đi du lịch tự túc mà không có thân nhân mời thì bạn lên online làm đơn xin. Chỉ một thời gian ngắn bạn có thể được phỏng vấn và cho đi.

Lúc xưa, Mỹ cần thời gian trả lời từ phía VN, nhưng nhờ có "chính phủ điện tử" thì thời gian chỉ rút ngắn còn .... ít giây vì có sự cam kết giữa hai nước.

Nhờ Con Lai và HO xong, Mỹ không còn sự dính líu quá khứ trước 1/5/1975 tại VN (cả hai nước đều mong muốn vậy) để hai nước giao thương không có một khúc mắc nào trong tương lai.

Mỹ đã giúp đợt đầu 2000 (2 ngàn) nhân viên (không phải sinh viên) sang Mỹ được huấn luyện để giúp chính phủ quen với "điện tử". Sau đó mở cửa rộng hơn cho du học sinh.

Mặc dù có nhiều người xin du học bị rớt nhưng hiện nay (theo báo chí từ VN công bố) khoảng 30 ngàn du học sinh "đang học" tại Mỹ và con số "đang học" này ngày càng tăng (khoảng 15%) mỗi năm. 30 ngàn là con số lớn.
Nếu lúc trước các university ở gần cộng đồng người Việt thì các con em HO chiếm đa số sinh viên Việt (1992-2000) thì nay các university này du học sinh từ VN bắt đầu chiếm tỉ lệ lớn sinh viên Việt.

Nhiều website của các trường cho luôn cả thống kê chi tiết của sinh viên (phải search tới search lui sẽ thấy). Nhờ những thống kê này tôi có thể đánh giá (theo cái nhìn rất riêng và rất hạn hẹp của tôi) tình hình du học sinh từ VN.

Các bạn đừng nghĩ lầm tôi có ác cảm hay thiện cảm hoặc gì gì. Tôi chỉ bàn trên những con số mà báo chí VN công bố mà tôi từng đọc (rất tiếc tôi không save lại link cho các bạn đọc và cũng làm biến search lại).

Vì thread này chỉ nói chuyện khảo trong lúc ngồi uống cà phê cho vui cho nên tôi cũng không tìm lại link để bố sung vào dẫn chứng.
Các trường Đại học Mỹ đa số rất đẹp và đa số (đa số thôi) ở ngoại ô và nằm ở khu đẹp và thưa dân. Đẹp theo kiểu Mỹ nhưng không có hoa hoè như VN. Đa số (75%) các đại học nổi tiếng ở Mỹ thì nằm vùng thật xa các thành phố lớn.

Các Đại học lớn ở VN đều nằm sát trung tâm các thành phố lớn. Các đại học xa như Bến Tre, Đồng Tháp, Cà Mau, Hoàng Liên Sơn, Đác Lắc, Lai Châu,... đều là trường dỡ (ngược lại ở Mỹ)

Một vài cảnh trí của 1 đại học ở Mỹ (from Google search):


college-photo_7696._445x280-zmm.jpg



large_classroom_medical_bldg.jpg



large_Life_Sci_Resource_Center.jpg



6c7037f6-2f01-4773-8c2b-fae88bf9d5d2.jpg



774465_463306757065698_408619849_o.jpg



ipfw-campus-map.jpg



GENERIC_CAMPUS_20090306185549_640_480.jpg



IPFW2.jpg



71781349WestSide.jpg



13526936RG2.jpg



ký túc xá đang xây:

IPFW_Student_Housing_Phase_3_Fort_Wayne_Indiana.jpg



xem link này vì hình lớn:

http://img1.etsystatic.com/005/0/6552924/il_fullxfull.383776157_9eem.jpg


208044.jpg



206003.jpg



 
Last edited by a moderator:
Hạng D
16/1/13
4.803
84.343
113
Giấc mơ Đại Học Mỹ (phần 2): vài con số trơ trụi

Để nói chuyện khảo ở quán cà phê cho vui (nói kiểu chẳng cần nguồn = source) thì tôi mô tả cộng đồng người Việt nơi tôi sống.

- thành phố nhỏ khoảng 100K người, vùng ven thêm 200K

- cộng đồng người khoảng 4000 người

- 6 chùa Phật Giáo và 1 nhà thờ Công Giáo Việt

- 1 chợ nhỏ (medium super-market) và một số dịch vụ (luật, di trú, gởi tiền, gởi hàng,...) + 4 nhà hàng Việt (tên Việt)

Tôi lật báo quảng cáo ra để đếm bao nhiêu bác sĩ, dược sĩ và nha sĩ đồng thời google thêm bác sĩ nha sĩ họ Nguyễn, Trần, Lý, Lê,... trong vùng.

Kết quả:

- 4 văn phòng bác sĩ người Việt (bác sĩ ra mở phòng mạch riêng)

- 1 văn phòng nha sĩ người Việt riêng

- 8 bác sĩ họ Việt trong các bịnh viện

- 5 nha sĩ người Việt trong các văn phòng nha sĩ khác

- không có văn phòng dược sĩ riêng nhưng có đến 12 dược sĩ họ Việt trong các tiệm thuốc như CVS, Walgreens, Walmart, Target,...

Như vậy có ít nhất 30 người học khổ luyện trong cộng đồng 4000 người. Sỡ dĩ tôi nêu ra bác sĩ, dược sĩ và nha sĩ vì các nghành này đa số đòi hỏi xong 1 bằng đại học 4 năm mới được học tiếp. Họ học rất cực khổ mới được.

Các bạn thấy đó, 30 người này không nằm trong nhóm "Việt Kiều nổ" vì họ có rồi không cần phải nổ như "bọn" VK không có gì lại thích nổ kia.

Tôi lại dùng google kiểm tra tiếp lý lịch bằng cách đọc tiểu sử, hoặc xem hình, hoặc đọc những comments trên yelp,.... thì thấy chỉ có 12 người là tôi đoán được tuổi là khoảng 40-45 (tức là lứa tuổi của con cháu HO); số còn lại không dám đoán vì không tìm ra manh mối để đoán.

Còn kỹ sư thì tôi biết trực tiếp (bạn qua bạn không tính) và đã thấy mặt (không thấy không tính) là 14 người. Tôi có thể làm research để biết con số gần với thực tế hơn nhưng tôi sẽ kông làm, chỉ nói đến con số tôi biết trực tiếp.

Như vậy 30 + 14 = 44 người học xong ĐH và cao hơn.

Còn "đang học" (tuổi 18-30) đại học từ em-con-cháu của bạn bè trực tiếp với tôi (tôi thấy mặt chúng, không thấy không tính), từ bà con mà tôi liên lạc ít nhất 10 lần trong năm (ít hơn không tính) thì khoảng 20.

Sỡ dĩ tôi nêu ra con số như vậy để các bạn hình dung phần nào.

 
Last edited by a moderator:
Hạng D
16/1/13
4.803
84.343
113
Giấc mơ Đại Học Mỹ (phần 3): vài ví dụ điển hình

Tôi chỉ nêu ra vài ví dụ điển hình mà tôi biết trực tiếp (nhắc lại là trực tiếp tôi biết rất rõ). Chúng không khái quát được cả cộng đồng nhưng các bạn hiểu được một ít.

(1) Anh H.

Anh H. đi vượt biên thời 1980s. Vì lúc đó sớm nên ít thanh lọc và các nước còn "hồ hởi" nhận thuyền nhân. Thế là anh ta đến Mỹ sống 1 mình.

Do có chút đầu óc và xã hội có nhiều việc làm. Anh ta vừa đi học college 2 năm vừa đi làm vừa gởi tiền về Việt Nam. Sau đó anh ta lên university 4 năm cũng vừa đi học vừa đi làm vừa tiếp tục gởi tiền về VN vừa lo bảo lãnh toàn gia đình.

Anh ta ra trường và bão lãnh được gia đình gồm 5 người. 6 người trong gia đình tổng cộng. 5 người mới có 2 người theo học đến cùng và có bằng đại học 4 năm rồi đi làm. Gia đình này 6 người có đến 3 bằng đại học.

Tỉ lệ 50% có bằng ĐH

(2) Gia đình HO A

Gia đình 6 người này có 3 cái bằng đại học ở VN. Qua đây học lại và lấy 3 cái bằng khác.

Tỉ lệ 50% có bằng ĐH

(3) Gia đình HO B

Vừa đến Mỹ gì ông bố nói: "Tôi qua đây cho con cái học và chúng sẽ ngồi trên đầu bọn kia"

Kết quả không có ai có bằng ĐH vì quá vội nổ "ngồi trên đầu" người ta.

Tỉ lệ 0% (không biết về VN có nổ banh tà lông không)

(4) Gia đình HO C

Gia đình này bị hốt đi ở khu kinh tế mới lúc nửa đêm. Họ trốn về địa phương vài lần như bị công an phường không cho tạm trú. Cực quá phải xin xỏ thức ăn, hạt giống, gạo,.... trở về lại khu kinh tế mới. Có 2 người con qua đời do sốt rét và bịnh tật trong vi` biệt lập và giao thông kém.

Sau đó ông bố được NN và đảng khoan hồng cho về từ "trại cải tạo" thì làm đơn đi HO ngay.

Con cái thất học (do khu kinh tế mới không có trường) nên học lại GED và miệt mài học trong lúc 2 vợ chồng già miệt mài cày và tiết kiệm tối đa. Có người học tới cao học (thạc sĩ).

Tỉ lệ 50%

(5) Già mà gân

Có ông già kia (lúc đó 55 tuổi). Học college và lên university luôn. Ông cố gắng học cho đàn con đang nản chí (vì ở VN vốn giàu có qua đây thì số không). Ông ra trường trước và 3/5 đứa con cũng có bằng đại học.

Tỉ lệ 57%

(6) Những gia đình "chưa" có bằng ĐN

Những gia đình này tôi biết trực tiếp. Tôi không muốn nói ra hoàn cảnh tại sao họ chưa (không thể nói không vì họ có con cháu còn nhỏ). Khách quan có, chủ quan có.

Tôi đếm là 36 người trên 20 tuổi (trừ con nít ra) không có bằng đại học.