Hạng B2
18/9/11
476
2
28
Bữa có dịp qua Mỹ chơi đi du lịch mới thấy người TQ quá trời đông luôn. Lại đúng vào dịp hè nên cũng ko ít đoàn trẻ em TQ. Tụi nhóc toàn nói với nhau bằng tiếng tàu nên em đoán tụi nó từ TQ sang, người HDV có khi là người TQ, nói tiếng chinese, có khi là bà da trắng nói tiếng Mỹ luôn.
cpkhanhhung: em đi theo tour của người TQ nên mới biết tour đó nó bao gồm từ A-Z, từ vé máy bay, bus đi du lịch tham quan các trường ĐH, HDV,.... và quan trong họ ko là người Mỹ nên chả được cp hỗ trợ gì ráo, ko như trẻ em Mỹ.
 
Hạng D
12/9/11
1.115
25.784
113
cpkhanhhung nói:
grenade nói:
AnhCPKhanh Hung cho em hỏi nếu mới qua Mỹ chừng 1.5 tháng xong trở về VN là có thẻ xanh rùi đúng ko, ngay tai sân bay Mỹ lúc đến mình đã nhận dc thẻ xanh..còn muốn dc xét cấp quốc tịch Mỹ thì phải định cư liên tục ít nhất trong hai năm? trong thời gian này có dc phép về VN ko?
Ngay lúc nhập cảnh sẽ được làm thẻ xanh, khoảng sau 1 tháng thì họ sẽ gửi về nhà. Thời gian ở Mỹ hình như gần 5 năm thi được thi quốc tịch, cũng ko cần liên tục. Người có thẻ xanh vẫn về VN chơi bình thường nhưng đừng nên quá 6 tháng, vẫn có trường hợp dưới 6 tháng mà vẫn bị trục xuất. Nếu phải đi làm ngoài nước Mỹ thì phải xin re-entry permit như anh Gà kho từng làm.
Sau khi phỏng vấn đi định cư đc chấp thuận thì ngay trong cái visa đc dán vào passport đã có số thẻ xanh rồi, sau khi đến US , làm thủ tục nhập cảnh tại cửa khẩu ở sân bay xong là họ tiến hành làm thẻ xanh cho bác, khoảng 3 tuần sau là họ gởi thẻ xanh về địa chỉ cư trú của bác cùng với số an sinh XH.

 
Hạng D
16/1/13
4.803
85.688
113
Cuối tuần rồi đi qua Rockford ăn tân gia cúa một người.

Quên đi sự tàn lụi của thành phố Detroit (ai cũng biết sẽ như vậy)

Nhà người này mua nằm trong khu "quy hoạch" hoặc "kinh tế mới" ở giữa đồng không.

Trước khi quy hoạch thì người ta đã xây trước trường trung học + tiểu học (lớn) và mẫu giáo (nhỏ bên phải kế bên).

9355265220_e082b38770_b.jpg

http://farm4.staticflickr.com/3684/9355265220_e082b38770_b.jpg

Trong lúc xây trường thì họ xây nhà máy máy nước và trạm y tế ở xa hơn 1 tí.

Sau khi xây trường thì họ đào hồ lấy đất đắp lên những con đường xây đường với cống thoát nước và ống dẫn nước sinh hoạt đầy đủ.

Các khu dân cư thì xây dân lên kiểu đốm da beo chứ không dồn vào một chỗ.

Mẫu nhà (bề ngoài, cửa, gạch tường, màu sắc,...) được thiết kế sẵn, chỉ việc chọn trong ít mẫu có sẵn, có hối lộ cách mấy cũng không thể được mẫu khác ưng ý vì họ đã quy hoạch thống nhất cho cả khu. Bên trong nhà thì tuỳ theo tính cách từng người mà có quá nhiều chọn lựa để nhà thầu họ làm.

9355265002_ee6e578815_b.jpg

http://farm3.staticflickr.com/2863/9355265002_ee6e578815_b.jpg

Cứ khoảng 100 nóc nhà thì có 1 nơi công cộng miễn phí để vui gồm: sân tennis, hồ tắm (không bơi, có thể cho trẻ con tập bơi), sân chơi cho trẻ con, bóng rỗ trong nhà, .... (như khoanh tròn trong hình).

Chỗ chơi công cộng này có thể nở rộng ra phía sau khi dân ngày một đông như: mở rộng sân chơi cho trẻ con, thêm sân tennis, thêm sân bóng rỗ ngoài trời, ....
 
Hạng D
5/1/10
2.791
16.602
113
Phải nói thêm là chủ đầu tư phải có vốn hay mượn tiền ngân hàng để xây dựng chứ ko mượn đầu heo nấu cháo như ở VN, khách hàng mua nhà cũng phải mượn tiền ngân hàng cho tới khi nhà xây xong thì tiền trao cháo múc rồi dọn vào ở ...
 
Hạng D
16/1/13
4.803
85.688
113
Đây là 1 góc khu dân cư khá trẻ (20-30 năm) điển hình

http://farm8.staticflickr.com/7369/9365380645_dd3cf95979_o.jpg

Bất kỳ khu dân cư nào thì người dân có thể đi bộ tới nơi người ta gọi là "public park" để có thể chơi thể thao (bóng đá, tennis, bóng bầu dục, bóng chày, bóng rỗ, bóng chuyền,...), chạy bộ, trẻ con vui chơi,...

Chung cư (condo) của tôi ở có tuổi hơn 80 năm. 80 năm qua bên ngoài và cấu trúc không thay đổi, người ta chỉ bảo trì.

Người Mỹ hiếm khi đập phá nhà mở rộng đường như VN cho dù kẹt xe cỡ mấy. Họ không cho xây thêm mà chỉ giãn dân ra các vùng khác.

Cái Times Square ở New York cũ kỹ, chật hẹp,... không hề bị đập phá và mở rộng đường cho dù ở đó có tấp nập và chật chội cỡ nào. Nếu ở VN thì bị giải toả để mở rộng ra cho đẹp hơn. => Người Mỹ cực ky bảo thủ nhưng họ rất kiên định.
 
Hạng B2
13/10/10
126
6
16
49
10o20 N, 107o04 E
Bác Su có nhiều bài viết, tổng hợp số liệu rất lý thú, giá trị xung quanh vấn đề Giấc mơ Mỹ. Xin cảm ơn bác, nhưng thú thật em nhìn thấy trong quan điểm của bác có đôi phần hơi tiêu cực. Cái này em nói thật lòng, tuy là em rất tôn trọng bác, tôn trọng ngay từ lần đầu tiên đọc được những bài viết của bác trong topic "Nên sống ở Việt nam hay nước ngoài" của chị Nắng.

Đương nhiên vấn đề thích nghi được hay không ở Mỹ là một vấn đề khó, phụ thuộc nhiều khả năng, tính kiên trì của người trong cuộc. Và quan điểm của bác có thể vẫn đúng trong vòng 5-10 năm nữa. Khi nền kinh tế Mỹ vẫn đang phải đối phó với sự suy giảm của nó và của thế giới. Nhưng về tương lai em vẫn tin một đất nước thu hút được rất, rất nhiều chất xám của thế giới sẽ vẫn cân bằng và phát triển (việc làm sẽ nhiều lên trở lại).

Còn Việt nam thì sao? Em không dám bàn tới. Chúng ta tất nhiên là vẫn ổn định, rất ổn định là đằng khác. Nhưng 40 triệu, hay 60 triệu thu nhập / tháng của chúng ta có còn giữ được giá trị trong 5 năm tới? Chỉ nhìn thấy sự thất thoát năng lượng, mà không nhìn thấy nguồn thu đầu vào.

Lại nói về số đông những người quan tâm đến chủ đề này ở đây. Phần lớn họ đều ở lứa tuổi từ 20-40. Cá biệt có một số ít dưới 20 và U50. Nếu quyết tâm em nghĩ lứa tuổi này vẫn có thể tìm được sự ổn định nếu tìm kiếm cơ hội đâu đó. Tất nhiên nếu xét về sự thoải mái thì không đâu bằng được quê nhà..

Một lần nữa rất cảm ơn những thông tin thú vị, thực tế từ bác Su, bác Sinhviêngìa và các anh em khác để mỗi người nếu quyết định chấp nhận thử thách sẽ biết mình sẽ phải chuẩn bị gì, sẽ phải vượt những khó khăn gì để không bị sốc khi đối mặt với cuộc sống mới.

Với riêng những người quyết tâm, chấp nhận thử thách mình chỉ có một câu nhắn gửi: "Thà đổ mồ hôi trên thao trường hơn là đổ máu trên chiến trường". Chuẩn bị khi ở Việt nam với các chi phí thấp hơn là loay hoay ở bển với chi phí đi ra hàng tháng mây k usd.

Thôi, mình về quê sống đây ;)
 
  • Like
Reactions: cruze vt
Hạng D
16/1/13
4.803
85.688
113
Khi kinh tế Mẽo giãy chết đi xuống thì những người vung tay quá trán bị gục ngã trước tiên.

Có cặp vợ chồng trẻ kia. Nghe lời người thân bên VN mua 2 căn nhà để đầu tư. Khi kinh tế đi xuống nhà xuống và bán không được và địa ốc VN bắt đầu lao đao thì người thân bên VN không thể bơm tiền trả hàng tháng. Thế là vợ chồng hục hặc chia tay và bên VN đổ lỗi cho hai vợ chồng không cứu được vốn họ đầu tư vào 2 căn nhà.

Hai căn nhà bị mất trắng, vợ chồng hai ngã, tình thân với người VN không còn.

-----------------------

Giấc Mơ Mỹ: Một câu chuyện vui (1)

Cách đây hơn 5 năm, tôi đang làm công nhân chạy máy cho hãng kia được $23/giờ. Dĩ nhiên tôi rất hài lòng cho dù nhìn lên không bằng ai nhưng nhìn xuống đám công nhân khác và đám làm cho Walmart và Target thì tôi hơn họ gấp đôi.

Khi kinh tế xuống, tôi thất nghiệp 6 tháng trời và cuối cùng tìm được công việc $14/giờ (mới lên được $14.75/giờ). Tôi thấy cực kỳ hài lòng cho dù mỗi năm giảm $15K net pay so với trước khi thất nghiệp. Vì thế suốt 5 năm qua gia đình nhỏ tôi không đi du lịch xa và cứ như "gà què quanh quẩn cối xay".

Suốt thời gian "sống tạm" và tha hương ở hải ngoại là thời gian tôi rất hài lòng vì nếu ở VN thì thằng làm phụ hồ chỉ học xong lớp 9 và thiếu tính gian manh thi khó lòng lên làm chủ thầu xây dựng nho nhỏ.

Trong suốt 6 tháng thất nghiệp thì tôi làm tình nguyện cho cơ quan chuyên giúp đỡ người mới đến (Á, Phi, và các nơi). Cơ quan này ăn tiền nhà nước và chỉ có 3 người ăn lương, còn lại là 40 tình nguyện viên làm từ full-time đến part-time.

Chủ tịch cơ quan này không có quyền điều hành nhưng có quyền phủ quyết mọi quyết định của giám đốc điều hành (GĐĐH). Chủ tịch cơ quan này có quyền phế truất GĐĐH. Chủ tịch cơ quan này làm không lương và được các cơ quan khác bầu vào. Nói chung chủ tịch làm việc part-time và đại diện cho dân trong vùng và thường có công việc khác và có bằng master là ít (nhưng các vị trước và hiện tại toàn là tiến sĩ).

GĐĐH và 2 phụ tá thì ăn lương. Lương của giám đốc này chỉ khoảng 38K/năm (công khai với công chúng) và lương 2 phụ tá chỉ $11/giờ.

Tôi từng làm tình nguyện viên cho cơ quan này ít lần nên tôi khá rành. Cho dù lương thấp nhưng 3 người ăn lương đó không hề dám gian lận hay tham ô.

Do đó tôi luôn có lời khuyên, cho dù bạn từng là CEO, trưởng phòng, giám đốc,.... thì khi đến Mỹ định cư, thì cần biết cơ quan kiểu này tại địa phương đến sinh sống để khi cần mà xin trợ giúp (tinh thần cũng như lời khuyên).

Cơ quan kiểu này không giúp đỡ tiền bạc, chỉ giúp tìm việc làm (có nhiều connection với các hãng trong vùng), giúp tìm học Anh Văn, giúp trẻ em chọn trường và đến trường, thỉnh thoảng kết hợp với các cở sở khác dạy nghề miễn phí,...

Phải nói rằng 2/3 nhân viên (ăn lương và tình nguyện) làm việc tốt và có trách nhiệm cao.

Nhưng đừng nghĩ rằng họ sẽ dâng cho người đến cần giúp mà người đến cần giúp phải biết khai thác họ để họ phục vụ tốt nhất. Không có ai dâng hiến cái gì cho người mới đến.

Vì người cần giúp nhiều mà tình nguyện viên có hạn, cho nên người cần giúp phải kiên nhẫn và biết cách khai thác trong thời gian ít nhất.

Do đó có người "may mắn" cũng có người "thất vọng".

Ví dụ:

Cặp vợ chồng cũng U50 đến định cư từ VN. Do tự ái thời huy hoàng ở VN vì họ đều là ngang cấp trưởng phòng và lương hai người cả trăm triệu VNĐ mỗi tháng nên không tiếp xúc với ai và không cần ai lời khuyên hay giúp đỡ tinh thần.

Hai vợ chồng hục hặc nhau vì thời gian đầu rãnh và không có thu nhập cho dù cả hai đem theo rất nhiều tiền.

Đến tháng thứ tư, tình cờ ăn tiệc chung thì tôi nói nên tìm việc ở cơ quan đó cho dù việc làm công nhân. Từ đó sẽ đi lên nếu biết cách len lỏi (nhưng không dìm đạp ai).

Anh ta nghe lời và cực kỳ may mắn tìm được việc $13/giờ vào ngày sau khi tới cơ quan đó. Cực kỳ may mắn trong thời buổi gạo châu củi quế ở Mỹ.

Làm được ít tháng, do kinh nghiệm tổ chức ở VN và có chút vốn tiếng Anh có sẵn, anh ta lên làm leader 1 team nhỏ và có thể có hướng đi lên.

Cả gia đình vui vẻ trở lại và bớt đi tiếc nuối thời gian huy hoàng ở VN và enjoy những cái vô hình mà ít ai thấy rõ.

(con tiep)





 
Hạng D
16/1/13
4.803
85.688
113
Giấc Mơ Mỹ: Một câu chuyện vui (2)

Thời gian tôi làm tình nguyện ở cơ quan kia thì có 1 người tìm đến không phải chỉ tìm việc mà cần lời khuyên.

Thật ra tôi không phụ trách tư vấn tâm lý hay cuộc sống, chỉ phụ trách phân tích các số liệu để làm báo cáo gởi đi các cơ quan và cơ sở khác để xin thiết bị, tình nguyện viên, vật tư,...

Làm thời gian thì tôi phụ trách luôn phần tư vấn cho dù không có bằng cấp trong lĩnh vực này.

Người tìm đến không ai xa lạ, mà vợ của thằng bạn.

(đừng nghĩ lung tung như mấy câu chuyện trên VN Express gần đây :) )

Tôi phủ đầu ngay:

- Anh nói chuyện xem như người xa lạ và anh nói chuyện như là nhân viên thật sự. Anh cũng tiếp xúc nhiều người quen nhưng anh giữ bí mật vì công việc đòi hỏi thế.

Cô ta mĩm cười có vẻ hiểu vấn đề vì ít ra cô ta từng là giáo viên cấp 3 môn Anh Văn. Thời sinh viên của cô ta cũng có những giáo viên nước ngoài đến dạy 1-2 lớp vì thời cô ta là thời đại mới của VN.

Tôi tiếp:

- Bất cứ ai, cũng có thể lâm vào bế tắc trong khoảnh khắc nào đó, kể cả tỉ phú. Có gì em cứ nói.

Cô ta bắt đầu mở lời:

- Sao anh nói đúng vậy? Thật sự em đang bế tắc. Em quá bận rộn, 2 đứa nhóc phải đi gởi người ta cả ngày. Đứa lớn 3 tuổi chưa nói được quá 20 chữ. Cả hai đứa nhỏ con quá. Em tối 9 giờ mới về, sáng phải 9 giờ sáng đi gởi. Tiền làm ra đi đâu hết....

Trường hợp như cô ta không quá xa lạ với tôi mà "mẫu số chung" cho 80% các cô có trình độ theo chồng đến Mỹ sau năm 2000.
Tôi tiếp:

- Anh đang thất nghiệp, chỉ làm tình nguyện. Lời khuyên anh nói ra có thể không giá trị. Nếu em chịu nghe thi anh nói. Có những lời khuyên có giá trị, đó là các văn phòng tư vấn chuyên nghiệp mà em phải trả ít nhất $100/giờ cho họ. Nhưng họ đa số không hiểu văn hóa Việt Nam. Em từng học đại học, anh thì chỉ xong bằng college 2 năm nghề. Nếu em cần anh nói tiếp thì tiếp tục.

Cô ta gật đầu và sẵn sàng lắng nghe.

- Em có biết làm nail lâu ngày sẽ bị nhiễm chất độc vào người sinh ra nhiều bịnh?

- Em biết!

- Em có thể làm ít giờ bớt?

- Làm ít giờ bớt thì làm sao có tiền? Chủ nail cũng khó chịu.

- Mấu chốt ở đó. Em có thể làm ít giờ bớt vì con cái không?

Cô ta suy nghĩ rất lâu. Tôi bồi tiếp:

- Cái giỏ LV đó bao nhiêu?

- Dạ khoảng 2 ngàn.

- Cái ví trong cái giỏ đó bao nhiêu?

- Dạ gần 1 ngàn.

- Cái kính mát đó bao nhiêu?

- Dạ gần $500.

- Và em khi mua hàng, toàn là hàng sang và không bao giờ nghĩ đến chuyện SALE?

- Dạ đúng thế.

- Đó là mẫu số chung cho 80% dân nail đó em. Em ngại đi làm không có các thứ xịn như thì sợ tụi khác chê cười. Em thấy có tiền thì sài cho sướng. Nhưng em cuối cùng được gì khi bổng nhiên nằm nhà 1 tháng? Tự nhiên không còn tiền đủ sống trong 3 tháng cho dù em ... làm nhiều tiền?

- Dạ đúng thế,

- Nếu tuần tới, em đi làm, với giỏ chỉ $10, bóp $10, kính $10, và áo quần giày dép không phải xịn nhưng tươm tất và sạch sẽ mà chịu đựng nổi mọi cặp mắt và lời ra tiếng vào thì gặp anh tiếp.

(còn tiếp)

 
Hạng D
16/1/13
4.803
85.688
113
Giấc Mơ Mỹ: Một câu chuyện vui (2) (tiếp)

Tuần sau cô ta trở lại với những gì bình dị nhất và nói:

- Cảm ơn anh, em hiểu ý anh nói! Đúng là chủ nail nó khó chịu khi mình làm ít giờ lại nhưng em cương quyết họ phải chịu. Hình như em đã thấy lối ra.

Tôi cảm thấy vui trong lòng và nói:

- Thật sự 2 đứa con của em rất cần em. Em gởi con và đón con về sớm, dẫn chúng đi chơi ở công viên và thăm viếng người quen có con nhỏ. Trẻ nó cần chơi với trẻ khác. Em thấy đó, cả rất nhiều tháng qua con em tiếp xúc với trẻ khác bao nhiêu lần và bao nhiêu giờ? Con em cần chơi, chạy nhảy, tiếp xúc với nắng, tiếp xúc với nhiều người, cần cả ba và mẹ gần gũi nhiều giờ, ... như thế mới phát triển và nóiiiiii được.

Tôi dừng một lát và tiếp:

- Em biết đó, 2 đứa con em dù ở Mỹ mà thấp hơn mức trung bình các trẻ ở VN. Các thứ sang trọng như LV không thể mua lại cái "phát triển của con cái". Em cứ bình dị và làm ít đi thì vẫn đủ tiền cho cuộc sống, nhưng bù lại con cái phát triển bình thường, đó là cái cả tỉ đô la mua không được. Em cố làm nhưng bị tự ái chạy đua theo cái thói sướng với đồ hiệu thì cái giá phải trả là ở hai đứa con chứ không phải em. Em có con, nhưng nhiều cô đi làm nail khác không có.

Tôi dừng lại và hỏi tiếp:

- Cái này anh hơi tò mò mang tính cá nhân. Tại sao em muốn qua Mỹ trong lúc em ở lại VN, làm giáo viên và biết đâu gặp anh chàng nào đó làm mấy chục triệu mỗi tháng và có ba mẹ có của và đất thì ấm thân hơn không? Qua đây em vật lộn với cuộc sống khá vất vả.

Cô ta cười:

- Thật ra lỗi tại em, không phải tại ảnh. Em thấy mấy đứa bạn qua Mỹ ngon lành quá làm em thèm qua. Nhân tiện gặp ảnh thì em làm quen. Em nghe nói mấy VK ngon lành thì về VN không nổ và khá giản dị. Anh ấy không nổ và cũng rất bình dị. Em thấy ảnh tưởng ngon nên không tìm hiểu và hỏi. Ảnh cũng tốt và nói chuyện chừng mực. Tụi em cưới nhanh.

- Anh biết em rất thương anh ta vì tính tình và chất người. Nhưng em chỉ lầm vị trí anh ta trong XH và công việc. Anh ta là bạn anh, anh hiểu. Tuy anh ta chỉ là công nhân, ít học, nhưng là người tốt. Có điều anh ta chìu em quá không tính toán con đường rõ ràng cho cả 4: hai vợ chồng và CON CÁI. Con cái là tương lai và quan trọng nhất.

- Dạ đúng! Nếu em không thương ảnh thì em bỏ về VN lâu rồi.

Tôi ngần ngừ một lát và quay lại vấn đề mục đích chính của cô ta cần tư vấn:

- Em và anh ta phải biết cân bằng tiền bạc. Anh ta đi làm, lương dành trong nhà băng vì đó là tiền wire. Anh biết em không thể nào bỏ hết tiền dành dụm vào băng vì là tiền mặt và băng hạn chế số tiền gởi vào và khi gởi vào cho dù mức cho phép thì sẽ bị IRS hỏi thăm (nếu quá 500).

Cô ta gật đầu.

- Vậy thì, bill mướn nhà phải trả check, số tiền còn lại trong băng không đụng đến. Các bill khác thì đem ra currency trả bằng tiền mặt em làm được cho dù có tốn phí. Credit card thì dùng xoay vòng để mỗi bill nhỏ bớt và cũng ra currency trả để khỏi bị nghi ngờ vì mỗi bill không quá lớn. Đi chợ thì trả tiền mặt vì chi trả cũng quá nhỏ.

- Dạ em hiểu rồi.

- Em hiểu 1 chuyện, thực thi cần phải dài hơi và tập thành thói quen. Em chịu khó thì 2 năm sau em mua đứt được 1 condos như gia đình nhỏ của anh. Cho dù anh thất nghiệp nhưng chi phí cũng không cao để duy trì.

- Dạ, anh nói đúng ý em quá. Em tính theo đường anh chị là có condos trước. Sau đó em sẽ tính chuyện đi làm hãng để có hưu trí sau này.

- Trong 5 năm tới nhà đất khó hồi phục. Hai năm sau, chắc chắn tụi em sẽ có 40 ngàn trong băng là ít, cộng với rút ra 401K của chồng 1 phần nhỏ (chịu phạt thuế) thì đủ mua đứt 1 condo kha khá. Anh dám chắc 401K của chồng em có ít nhất 100K.

Đó là câu chuyện của 5 năm trước.

Giờ đây, gia đình bạn tôi cũng có condo, và con cái có nhiều thì giờ với ba mẹ chúng và có thơi gian vui chơi.