Hạng C
12/2/08
551
459
63
SAI GON
bác Subaru đang ở bang nào thế ? Noel này em hi vọng được mời bác ly coffe !
 
Hạng B2
13/10/10
127
6
16
49
10o20 N, 107o04 E
Bác Su là số 1 :)

dù thật tình là em không hiểu cái đoạn tư vấn về tiền bạc của bác lắm, vì em không sống bên đó. Chỉ hiểu đại khái là tiền trong nhà băng là tiền hợp lệ, nên để đó tích lũy. Tiền của bà vợ làm nail thì có thể 1 phần tiền mặt một phần check? thì dùng để chi trả chi phí trong gia đình.
 
Hạng D
16/1/13
4.803
84.343
113
Giấc Mơ Mỹ: Một câu chuyện vui (3)

Các bộ phim hài của Mỹ bao giờ cũng có những tình tiết gây nước mắt hoặc buồn thảm để rồi vui lên để tăng độ hài. Do đó cái hài cái vui của phim Mỹ bao giờ cũng theo kiểu "hạnh phúc là đấu tranh".

Các phim hoạt hình vui của Pixar như CARS, Monters Inc,... đều theo motif này.

Thiểu số người đến Mỹ sinh sống thì luôn hồ hởi phấn khởi chứ phần rất lớn còn lại là cứ đau đáu chất quê hương ở VN trong người để rồi có những cung bậc thăng trầm trong tâm trạng và tâm cang.

Chỗ gần tôi ở có một bạn trẻ (giờ đây cũng gần tới U40) vừa học vừa làm suốt 8 năm (do chủ yếu học part time). Học ra trường có job ngay và hồ hởi về VN vui vẻ cùng bạn bè trước khi làm.

Trong xóm cũ có ông cựu sĩ quan vượt Trường Sơn từ Bắc vào Nam và ở lại Nam thay vì trở lại quê sau khi kết thúc chiến tranh. Thấy bạn trẻ này là người có học và là con của HO nên vui lắm và gạ con gái rượu cũng vừa xong đại học cho.

Hắn trở lại Mỹ đang giãy chết đi làm. Thời gian đó hắn chưa biết bong bóng nhà đất bắt đầu xì hơi mạnh cho nên mua ngôi nhà để chuẩn bị xây tổ ấm với tiền trả hàng tháng 1/2 net pay của hắn.

2 năm sau, cô gái kia qua và một đám cưới to đùng ở Mỹ (cũng như đã ở VN).

Vui được mấy tháng thì hắn thất nghiệp trong lúc kinh tế Mỹ như xe xuống dốc hỏng phanh.

Cô vợ hắn không chịu đi làm nail, đang học lỡ dỡ bằng thứ hai (second degree, dùng bằng VN làm first degree để học second degree) và lỡ đang mang cái bầu.

Cô vợ khá khôn ngoan quyết định: bỏ nhà (phá sản) thay vì bám víu thêm một thời gian vì hắn đi làm việc khác chỉ còn 1/3 lương như trước.

Hai vợ chồng về ba má của hắn ở chung và kế hoạch:

- Học vẫn cứ học (do bỏ nhà nên có tiền học) - Chuẩn bị sinh con và nuôi con - Sống thật đơn giản và tiết kiệm - Dành dụm để mua lại nhà khác rẻ hơn và dễ trả hơn

Đôi vợ chồng này kiên trì suốt 6 năm cho dù cô vợ học xong second degree kiếm việc không có đành phải làm ở chợ Mỹ với công việc bán thời gian (chợ Mỹ trả check). Cô vợ vẫn duy trì học thêm từng certificate một để học làm giàu kiến thức để mong xin việc làm đúng.

Sau đó cô vợ kiếm được việc với gross pay 80K/year với bằng cấp. Hắn kiếm việc khác với gross pay cũng 60K/year.

Một chương mới mở ra cho hai vợ chồng hắn. Vợ chồng hắn vừa mới mua cái nhà nhỏ xinh xinh mà tiền trả hàng tháng tổng cộng (mượn + thuế tài sản + bảo hiểm + điện + nước + gas) chỉ khoảng $1500.

Một kịch bản chung cho đôi vợ chồng thành công:

- Hai vợ chồng đồng lòng theo một hướng đi nhất định - Biết tiết kiệm và không chạy theo bề ngoài - Biết dựa vào những người thân khi ngặt nghèo nhất để tiết kiệm - Luôn hướng về cái học






 
Hạng C
9/6/05
727
92
28
tinhyeumauxanh
www.facebook.com
em thấy anh em có tuổi rồi đi Mỹ là hi sinh đời bố củng cố đời con thôi, giáo dục và y tế vẫn là số 1, con đời bố thì khổ sở lắm, sướng mỗi một cái là đi xe xịn giá rẻ hiếm đâu bằng, thêm khoản shopping nữa. mấy năm du học và mang theo f1 đi cho em tí kiến thức
 
Hạng B1
2/4/09
69
0
0

Giấc mơ người Việt trên đất Mỹ</h1>
<h2>Tháng 4/2012, lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ có một người ngoại quốc (lại là người Việt Nam!) mua được một thị trấn của Mỹ. Tháng 8/2013, sau hơn một năm ấp ủ, doanh nhân Việt Nam Phạm Đình Nguyên đã một lần nữa gây “sốc” bằng cách hoàn tất “giấc mơ” ấy. Thị trấn Buford của Mỹ từ nay sẽ được đổi tên thành thị trấn PhinDeli.</h2>

Năm 1931, lần đầu tiên nhà văn kiêm sử gia James Truslow Adams đã tạo ra thuật từ “Giấc mơ Mỹ” trong cuốn sách có tựa đề là Epic of America (Thiên hùng ca Mỹ).
Giấc mơ Mỹ luôn phảng phất giống như những huyền thoại có thật: Không gì không thể! Ngày hôm qua không ai biết đến bạn thì hôm nay, bạn đã có thể khiến cho tất cả giới truyền thông phải xôn xao rồi!
Trở lại câu chuyện của năm trước, tháng 4/2012, lần đầu tiên trong đời tôi vội vã bấm điện thoại gọi cho bạn thân của mình chỉ để… “buôn chuyện” chứ không phải để bàn bạc công việc hay hỏi han. Câu chuyện được nhắc tới chính là một “Giấc mơ Mỹ” nhưng lại do một người Việt Nam chính gốc (đang sống ở Việt Nam) viết nên. Câu chuyện khó tin như có thật: Một doanh nhân người Việt giấu tên nào đó đã thành công trong cuộc đấu giá và giành được quyền sở hữu thị trấn Buford của Mỹ - một thị trấn có lịch sử lâu đời dù nhỏ nhất nước Mỹ!!!
Tôi nhớ, suốt 2 tuần sau đó, câu chuyện này nằm trong “tâm điểm” của báo giới. Nhiều phóng viên của báo này còn cố tìm cách “moi” thông tin từ đồng nghiệp ở báo kia chỉ để có được sớm nhất “lời giải”: Tên chính xác của vị doanh nhân người Việt đã mua thị trấn, và mua để làm gì?
ecfbef24f715f593d942e1036d5dcaac-dn.jpg
Doanh nhân Phạm Đình Nguyên tại thị trấn Buford
Chuyên gia tài chính người Mỹ gốc Việt - Bùi Kiến Thành đã trả lời trên báo chí ngay sau khi thông tin này được chính thức xác nhận, rằng ông rất vui và tự hào về quyết định táo bạo, bản lĩnh và đúng đắn này. Mua một thị trấn trên đất Mỹ dù lớn hay nhỏ thì cũng là một sáng kiến độc đáo, thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Với cộng đồng người Việt tại Mỹ nói riêng và người Việt trên toàn thế giới nói chung, việc làm này là một hành động “nở mày nở mặt”.
Ông Thành thẳng thắn: “Anh ấy (doanh nhân người Việt Phạm Đình Nguyên) mua thị trấn Buford với giá 900.000 USD. Việc làm ấy không chỉ mang đến lợi ích cho riêng mình mà còn có thể thấy được lợi ích quốc gia trong đó”. Quả thật, phải thừa nhận rằng không mấy khi một doanh nhân Việt Nam bỗng được xuất hiện trên hàng loạt những tờ báo nổi tiếng thế giới như Daily Mail, CNN, USA Today. Dư luận Mỹ xôn xao, bàn luận với việc “mua thị trấn” đã là một thành công đáng nể của doanh nhân trẻ này rồi, chưa cần biết đến việc chính xác mục đích mua là gì, để… “dưỡng già” hay để “kiếm thẻ xanh”, để “mở quán phở” hay để “phân lô bán”!!!
Không những thế, ê-kíp Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV có mặt ở Buford cũng hơi bất ngờ khi thấy có người Việt cũng đến đấu giá. Và bất ngờ hơn khi được tuyên bố là người thắng giải. CCTV chắc cũng muốn đưa tin nhiều về những sự kiện sở hữu thị trấn hơn của những người đồng hương hơn là phải đọc những tin nhan nhản không hay hàng ngày – nào là ngộ độc thực phẩm, sập cầu, tham nhũng, gái được quan chức bao…
Hơn một năm im hơi lặng tiếng. Không ít lần trong những cuộc cà phê với nhau, khi có người vui miệng hỏi: “Tình hình thị trấn Buford được doanh nhân người Việt mua đó sao rồi?”, tôi cũng tự hỏi: Nó… sao rồi nhỉ? Sao không thấy bất kỳ một kế hoạch nào được tiết lộ? Chắc đúng như những gì người ta suy đoán: tìm đường di dân!
Lần thứ hai tôi phải ngỡ ngàng với thông tin: Thị trấn Buford của người Việt kia vừa được đổi tên thành thị trấn PhinDeli - một thương hiệu cà phê Việt. Logo Việt Nam, lá cờ Việt Nam được cắm trên đất Mỹ. Một thị trấn Mỹ trở thành “bàn đạp” cho hàng Việt Nam tiến vào thị trường rộng lớn này.
Đừng quên, Las Vegas cũng có thời là một vùng sa mạc bỏ hoang. Người đầu tiên đặt chân tới đó, khi ấy chỉ là một bãi sa mạc khát cháy nhưng anh ta đã làm nên một “thủ phủ” về… sòng bạc. Trăm năm sau, khắp năm châu đều biết đến cái tên Las Vegas - một thành phổ nghỉ dưỡng, đánh bạc và ẩm thực nổi tiếng thế giới.
Nhưng cũng chẳng cần phải Las Vegas gì cho nó cao xa. Chỉ là một thị trấn (dù nhỏ như PhinDeli) cũng đã có ý nghĩa về mặt tinh thần rồi. Cũng đủ cho những người như Phạm Đình Nguyên dám dấn thân gánh vác sứ mạnh “cà phê Việt”. Thành công hay không – đó là câu chuyện dài. Dám suy nghĩ đến những điều “không gì không thể” cũng đã là hay rồi.
Nhiều người bảo chuyện này thật viển vông. Tôi lại không nghĩ thế. Doanh nhân Việt đang thực hiện giấc mơ của mình. Và cá nhân tôi, tôi dám đánh cược cho sự thành công của “giấc mơ Mỹ” ấy. Giấc mơ cà phê Việt…
Và ngay cả nếu Buford chỉ là “bàn đạp tinh thần” hay “thị trấn cà phê Việt trên đất Mỹ” – của một thị trấn vỏn vẹn chỉ một người, thì nó vẫn là biểu tượng “không gì không thể” của doanh nhân Việt.
Tôi là một trong số ít người Việt sống ở Bang Wyoming. Tôi cũng là người có mặt trong buổi đấu giá ngày 5/4/2012 tại Buford và tôi rất tự hào với kết quả buổi đấu giá đó.
Tom Nguyễn (Cheyenne, Wyoming)
Source: Nguoiduatin
 
Hạng B2
18/9/11
481
2
28
Cho em hỏi: bác Subaru tự đánh giá mình có phải là người Việt thành công trên đất Mỹ không ạ?