Hạng D
16/1/13
4.803
84.343
113
Nước Mỹ trong 20 gần đây thường hay quảng bá kiểu: "Mỹ không có nhiều tài năng giỏi nhưng Mỹ có nhiều người sẵn lòng bỏ qua mọi khác biệt để cùng làm chung". Hoặc là: "Mỹ luôn đón nhận mọi khác biệt nhưng sẵn sàng làm chung".

Đó là tinh thần teamwork, gọi nôm nà là "làm chủ tập thể" hay "hoà mình vào tập thể" như Bác và Đảng của chúng ta đã dạy từ 1932.

Nếu các bạn không hiểu tinh thần teamwork thì hãy xem 2 bộ phim mới ra HD "The Internship" và "Monster Univsersity".

Cả hai bộ phim này quảng bá tinh thần teamwork một cách lộ liễu và sượng sùng như quảng bá về sức mạnh của Mỹ là: Mỹ rất cần tài năng nhưng cần hơn hết là những con người bỏ qua mọi khác biệt để cùng làm việc cho dù có nhiều khuyết điểm.

Nhiều bạn chỉ cần bước sang Sing rất gần để học đại học thì cũng ít nhiều học được tinh tần teamwork.

Cứ nghĩ rằng, một chiếc máy bay Beoing 777 đang bay trên bầu trời. Cái động cơ nó hoạt động liên tục trong thời gian dài. Các mạch điện khi áp cao khi áp thấp rất bất ngờ (do hành khách sử dụng đèn, quạt,... hoặc do các máy móc khác khi ngừng khi hoạt động). Tất cả rất phức tạp và đòi hỏi một sự "kế thừa" trong thời gian dài cả 100 năm..

Nếu các bạn đi làm cầu đường, các bạn có khi nào nghĩ đến 50 năm? hay chỉ làm cho có tiền nuôi vợ con hay vừa lòng sếp,... Các bí thư huyện nghĩ ra chuyện làm đập thủy điện loại nhỏ chỉ mong phá rừng kiếm chác chứ có khi nào nghĩ đến chuyện an lành cho tương lai?

Đó là tính kế thừa trong chúng ta bị mất.

Ngày xưa hàng ngàn thanh niên trẻ đào hào và xả thân tràn lên các lô cốt ở Điện Biên Phủ cho dù gai góc khó vượt qua hoặc đạn bắn ra xối xả. Họ biết chắc họ chết nhưng để lại cái kế thừa là đất nước sẽ độc lập cho chúng ta. Ngày nay chúng ta không biết làm gì để lại cho con cháu chúng ta kế thừa ngoài nhà cửa và tiền bạc trong lúc rừng mất, tài nguyên cạn, ô nhiễm, đạo đức hao mòn,...

Teamwork cần sự kế thừa những thành tựu quá khứ.

Trở lại chiếc máy bay mà nhiều trong các bạn ngồi trong phó mặc cho sự an toàn. Sự an toàn đó là kết quả của kế thừa để rồi chiếc máy bay từ đơn giản cho đến quá phức tạp như ngày hôm nay.

Làm xong một chiếc máy bay, bạn biếc có bao nhiêu con người khác biệt nhúng tay vào? 100, 1000, hay nhiều hơn?

Càng nhiều người chừng nào thì mâu thuẩn giữa các con người càng có nhiều và có thể nhiều việc không xong. Cụ thể là có 3 nhóm người chính nhúng tay vào: công nhân, kỹ sư lắp ráp, kỹ sư thiết kế. 3 nhóm người này bao giờ cũng có kẻ có tài, bất tài, ba hoa, nịnh bợ, ngay thẳng, bịnh, mạnh, Tàu, Ấn, Trắng, Đen, thất tình, vỡ nợ, sung sướng,... Mọi thứ cứ đang xen vào cái project: làm ra chiếc máy bay an toàn nhất mà các bạn phải ngồi để đi xa.

Công nhân thì cứ đình công và đòi tăng lương và được làm biếng hơn. Kỹ sư thì cứ làm sao cho "job done" bất kể sai sót. Quản lý (manager, supervisor, leader,...) thì làm sao cho mọi việc trôi chảy để có bonus (thưởng). Tất cả đều phải thủ lợi cho mình thì làm sao để có chiếc máy bay an toàn?

Chúng ta cũng làm đường, làm cầu, làm cống,... và chúng ta có những mặt đường 90 tỉ chỉ tồn tại trong ít tháng; ngoài ra còn có "đường chờ lún", "cầu chờ sập",... bởi những con người thủ lợi riêng tư như ăn bớt vật tư và chở hàng quá nặng.

Do đó tinh thần teamwork giúp cho mọi người trong Beoing hạn chế những dị biệt, những thủ lợi cá nhân để hướng tới chiếc máy bay chở các bạn ngày một tiện lợi và an toàn hơn. Và họ để lại những giá trị hữu hình (bí mật công nghệ) và giá trị vô hình (tinh thần làm việc và truyền thống) để những lớp sao kế thừa và phát huy.

Nghĩ đến đây cứ không hiểu tại sao Đảng và NN từ lâu muốn công nghiệp hoá VN nhưng chưa chế tạo được con ốc vít cho xe gắn máy hay xe hơi. Ngay cả hòn bi cho các đùm xe đạp cũng không làm bền bằng 50% hàng Nhật được.

 
  • Like
Reactions: cruze vt
Hạng D
16/1/13
4.803
84.343
113
Cách đây 30 năm và hơn, đảng và NN đang còn phải ổn định đất nước trong lúc các thế lực đen tối phản động tìm mọi cách lật đổ thành quả cách mạng tại Việt Nam thì đời sống vật chất còn thiếu thốn.

Do đó đi Mỹ thời đó chủ yếu để tìm vật chất và một số người thì đi tìm môi trường để tự do phát triển "tư tưởng phản động" và "ôm chân đế quốc". Lúc đó dân vượt biên đều có cái mũ "phản động" chụp rất nặng nề (không phải "khúc ruột xa ngàn dặm" như bây giờ).

Ngày nay, nhờ ơn đảng và NN đã đập tan và quét sạch mọi thành phần có mầm mống phản động ở miền Nam Việt Nam ra khỏi bờ cõi Việt Nam thống nhất, nên nhân dân Việt Nam vững tiến lên nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhờ vậy, nhiều người trong forum này mua xe, mua nhà, đi du lịch, ăn ngon, mặc đẹp, rủng rỉnh mọi thứ trong tay khá đắt tiền,...

Do đó chuyện đi Mỹ của một số người không vì vật chất mà vì cái gì đó hảo vọng như là "cho F1 học" hoặc những gì vô hình nào khác.

Nhưng bù lại thì họ mất mọi thứ hữu hình.

Ví dụ họ làm lương hoặc làm business bỏ túi tiềng ròng sau chi tiêu và chi phí 50 triệu mỗi tháng là chuyện thường nhưng khi đi Mỹ họ đối mặt với thất nghiệp, lạc quẻ văn hoá, nhớ quê hương, không bạn bè, không nhậu, không cà phê quán,... Tóm lại họ có thể mất tất cả cho dù đem vài trăm ngàn đô la.

Cái quan trọng họ mất đi "sành điệu" trong bao cặp mắt hạ lưu, vị trí "giai cấp trung lưu giàu có", "vị thế trong xã hội", và "có thể dùng tiền đứng trên pháp luật" (ví dụ bị XXX thổi thì tặng vài "ổ bánh mì").

Ngay xưa, dân vượt biên và dân HO không bao giờ có những thứ đó. Dân HO vừa bị tù đày vừa bị xếp vào hàng "có mầm mống phản động", "đã có nợ máu với nhân dân",... và nhiều (không phải tất cả, khoảng 20%) con cái của họ đi quân phu (loại không có biên chế trong quân đội) bên Campuchia chết thảm không có hồi báo, hay chết trong khu kinh tế mới, hay chết trong rừng thiên nước độc với Thanh Niên Xung Phong, hay chết khi đi làm lao động thủy lợi hay nghĩa vụ lao động,....

Do đó họ đến Mỹ thì họ được nâng cấp thành công dân bình thường và bình đẵng trong nhiều trường hợp và họ rất quý với cái xã hội mới.

Bây giờ, nhiều bạn giàu có từ VN sang, nếu không bỏ được cái vị trí trong xã hội VN trong đầu thì khó lòng mà sống, sống cũng như chết vì lạc lõng trong xã hội mà không thể hoà nhập.

Tôi có người bà con khá giàu muốn sang đây, khi tôi cho đọc thread này thì hết muốn đi vì gia đình họ sẽ rất khó khăn. Hiện nay cũng có nhiều người phỏng vấn xong và hết hạn visa cũng không đi.

Và rồi .... "giấc mơ Mỹ" chỉ như là "giấc mơ Mỹ" trong quá khứ chứ hiện tại là "nước Mỹ đang đi xuống".
 
  • Like
Reactions: cruze vt
O.S.P.D
13/1/05
2.869
1.024
113
SG
SubaruLover nói:
.........................
Do đó họ đến Mỹ thì họ được nâng cấp thành công dân bình thường và bình đẵng trong nhiều trường hợp và họ rất quý với cái xã hội mới.

Bây giờ, nhiều bạn giàu có từ VN sang, nếu không bỏ được cái vị trí trong xã hội VN trong đầu thì khó lòng mà sống, sống cũng như chết vì lạc lõng trong xã hội mà không thể hoà nhập.
.........................


Một góc nhìn thực tế .... tương đối rõ nét và đầy đủ .
080402cool_prv.gif

 
Hạng F
11/1/10
6.130
62.694
113
Em có 1 anh bạn là KS hóa ở VN. Hơn 7 năm trước tự nhiên có 1 cô VK từ Mỹ về hỏi cưới và bảo lãnh qua. Từ lúc qua đến nay anh ấy chỉ biết đi học: học tiếng Anh (2 năm), học college (2 năm), học tiếp 2 năm đại học chính quy tập trung (đúng nghĩa VN) để lấy được bằng kỹ sư cơ khí. Ôi quả là kỳ công! Đáng khen thay! Tuy nhiên, anh ấy ko thể xin được việc làm vì tiếng Anh kém và ko có kinh nghiệm. Nghe chừng rất vô lý nhưng mà thật là như thế, nghe ổng nói tiếng Anh thấy mà tội nghiệp. Cũng may là vợ làm lương cũng tạm và hiền hậu. Bố mẹ vợ cũng tế nhị nên vẫn tiếp tục sống được như thế, hiện giờ ko biết làm gì lại lấy mấy lớp linh tinh. Chả biết trước giờ học tiền đâu mà trả? Thấy mà nản, hy vọng anh này chỉ là cá biệt.
 
Hạng D
16/1/13
4.803
84.343
113
cpkhanhhung nói:
Em có 1 anh bạn là KS hóa ở VN. Hơn 7 năm trước tự nhiên có 1 cô VK từ Mỹ về hỏi cưới và bảo lãnh qua. Từ lúc qua đến nay anh ấy chỉ biết đi học: học tiếng Anh (2 năm), học college (2 năm), học tiếp 2 năm đại học chính quy tập trung (đúng nghĩa VN) để lấy được bằng kỹ sư cơ khí. Ôi quả là kỳ công! Đáng khen thay! Tuy nhiên, anh ấy ko thể xin được việc làm vì tiếng Anh kém và ko có kinh nghiệm. Nghe chừng rất vô lý nhưng mà thật là như thế, nghe ổng nói tiếng Anh thấy mà tội nghiệp. Cũng may là vợ làm lương cũng tạm và hiền hậu. Bố mẹ vợ cũng tế nhị nên vẫn tiếp tục sống được như thế, hiện giờ ko biết làm gì lại lấy mấy lớp linh tinh. Chả biết trước giờ học tiền đâu mà trả? Thấy mà nản, hy vọng anh này chỉ là cá biệt.


Chắc chắn là tiền của vợ rồi :)

Không cá biệt đâu :) Bên tôi có đến 2 người được vợ (quen lâu rồi) cưới sang. Cũng học hành xong ở Mỹ và ở rễ và chẳng có việc làm. Ngày xưa thời thịnh vượng thì đi làm được. Thời giờ hơi khó. Lúc xưa tôi quyết định chỉ họ bằng 2 năm làm thợ chạy máy cũng vì lý do tiếng Anh kém quá và ngại rằng học 4 năm ra ú ớ thì phí công học. Quyết định đó đúng cho tôi vì bây giờ tôi mà khó lòng nghe điện thoại hoặc bộ đàm. Supervisor có chuyện gì với tôi phải từ văn phòng xuống mặt đối mặt nói (nhìn mặt thì dễ hiểu hơn). Nếu nói qua phone thì phải nói những gì đơn giản.
 
PMC
Lơ Xe
12/1/04
2.381
168
63
Xa Cảng Miền Tây
SubaruLover nói:
cpkhanhhung nói:
Em có 1 anh bạn là KS hóa ở VN. Hơn 7 năm trước tự nhiên có 1 cô VK từ Mỹ về hỏi cưới và bảo lãnh qua. Từ lúc qua đến nay anh ấy chỉ biết đi học: học tiếng Anh (2 năm), học college (2 năm), học tiếp 2 năm đại học chính quy tập trung (đúng nghĩa VN) để lấy được bằng kỹ sư cơ khí. Ôi quả là kỳ công! Đáng khen thay! Tuy nhiên, anh ấy ko thể xin được việc làm vì tiếng Anh kém và ko có kinh nghiệm. Nghe chừng rất vô lý nhưng mà thật là như thế, nghe ổng nói tiếng Anh thấy mà tội nghiệp. Cũng may là vợ làm lương cũng tạm và hiền hậu. Bố mẹ vợ cũng tế nhị nên vẫn tiếp tục sống được như thế, hiện giờ ko biết làm gì lại lấy mấy lớp linh tinh. Chả biết trước giờ học tiền đâu mà trả? Thấy mà nản, hy vọng anh này chỉ là cá biệt.


Chắc chắn là tiền của vợ rồi :)
 
Không cá biệt đâu :)  Bên tôi có đến 2 người được vợ (quen lâu rồi) cưới sang.  Cũng học hành xong ở Mỹ và ở rễ và chẳng có việc làm.  Ngày xưa thời thịnh vượng thì đi làm được.  Thời giờ hơi khó.  Lúc xưa tôi quyết định chỉ họ bằng 2 năm làm thợ chạy máy cũng vì lý do tiếng Anh kém quá và ngại rằng học 4 năm ra ú ớ thì phí công học.  Quyết định đó đúng cho tôi vì bây giờ tôi mà khó lòng nghe điện thoại hoặc bộ đàm.  Supervisor có chuyện gì với tôi phải từ văn phòng xuống mặt đối mặt nói (nhìn mặt thì dễ hiểu hơn).   Nếu nói qua phone thì phải nói những gì đơn giản.

Trong sở của em thì lương thợ cơ khí, college 2 năm, kinh nghiệm thâm niên thì cũng lên tới $40 - $45 giờ. Đâu cần phải học tới kỹ sư. Đa số những người vô đại học là họ muốn học lên cao nữa, chứ không phải đơn giản chỉ kiếm bằng đại học để xin việc kiếm sống. Hệ thống college cung cấp cho thị trường lao động một đội ngũ rất lành nghề và hiệu quả.