Hạng D
10/11/07
4.985
27
0
HCM
www.esoft-vn.com
@luuhong: lâu lâu phải chọc bác một cái cho vui:D.
Hà Nội: bên trong sông – là phần đất nằm giữa 2 con sông là sông Hồng và sông Nhuệ.
Hà Tây: nằm phía Tây sông Nhuệ
Hà Đông: nằm phía bờ Đông sông Nhuệ
Hà Nam, Hà Bắc thì em điếc:D
 
Hạng D
8/9/08
1.827
63.985
113
TP. Hồ Chí Minh
cowardsp nói:
Cảm ơn bác Tide đã giúp em hiểu hơn về LS kinh thành Thăng Long, em thích các bài của bác hơn.. cheers . Bác cho em hỏi. khi Minh Mạng đặt tên TL là Hà Nội có ý nghĩa là " con sông chảy bên trong thành"

He he bắt giò bác cái nha: Hà Nội có nghĩa là "bên trong sông" hoặc " nằm trong sông"- Thành phố bên trong sông Hồng.:)
Tuy nhiên hiện nay với địa giới hành chính được mở rộng gồm tỉnh Hà Tây, một phần tỉnh Hòa Bình, Vĩnh phúc, thì điều này chẳng còn đúng nữa rồi.
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
binchip33 nói:
cowardsp nói:
Cảm ơn bác Tide đã giúp em hiểu hơn về LS kinh thành Thăng Long, em thích các bài của bác hơn.. cheers . Bác cho em hỏi. khi Minh Mạng đặt tên TL là Hà Nội có ý nghĩa là " con sông chảy bên trong thành"

He he bắt giò bác cái nha: Hà Nội có nghĩa là "bên trong sông" hoặc " nằm trong sông"- Thành phố bên trong sông Hồng.:)
Tuy nhiên hiện nay với địa giới hành chính được mở rộng gồm tỉnh Hà Tây, một phần tỉnh Hòa Bình, Vĩnh phúc, thì điều này chẳng còn đúng nữa rồi.

bác thông cảm, hán em hẹp lắm. đã dốt tiếng hán mà còn khoái xổ..;)
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
22/6/06
976
5
18
Tí dê nói:
...Đến thời Hậu Lê, thành được mở rộng hơn. Đặc biệt sử cũ ghi lại thời Lê Tương Dực thành được mở rộng ra rất nhiều, xây thêm hàng trăm điện, xây Cửu Trùng Đài chưa xong nhưng cao hàng trăm mét...

Đoạn này em nghĩ là người viết sử cũng có tý tự sướng, căn bệnh trầm kha hàng trăm năm của người Việt.
100m tương đương với toà nhà 30 tầng, hàng trăm mét khiến em liên tưởng đến tháp Eiffel. Một công trình như vậy đòi hỏi một trình độ kỹ thuật rất cao và nguồn tài nguyên rất lớn. Nhìn qua lịch sử Việt Nam từ bao đời nay thì có thể nói rằng "hàng trăm điện" và đài cao "hàng trăm mét" cũng giống như "cây cầu dây văng dài nhất ĐNÁ"
 
Hạng C
8/8/08
665
62
43
@ bác Cowardsp: cám ơn bác đã có lời khen, thật ra em cũng chỉ nhớ loáng thoáng các thông tin thôi. Mỗi lần tám với các bác OS là một lần em có cơ hội tìm tài liệu xem lại, thấy cũng hay vì bản thân được review những cái cũ, biết thêm những cái mới.

Tên gọi từ Thăng long đến Hà Nội cũng là một quá trình dài. Thời Bắc thuộc khu vực này được gọi là Tống Bình, Long Đỗ, Đại La. Sang thời Lý định đô gọi là Thăng Long, thời Hồ Quý Ly dời trung tâm hành chính về Tây Đô (Thanh Hóa) nên đổi tên Thăng Long thành Đông Đô. Giặc Minh lại gọi là Đông Quan (không coi đây là kinh đô). Thời Lê thì sửa lại là Đông Kinh.

Đến thời Quang Trung, do định đô ở Phú Xuân nên gọi Đông Kinh là Trấn Bắc Thành. Sang thời Gia Long, tên Thăng Long được dùng lại nhưng thay vì chữ Long là rồng thì viết chữ Long là thịch vượng. Thời vua Minh Mạng có một đợt cải cách hành chính khá lớn, chia cả nước ra 29 tỉnh. Năm 1831 tỉnh Hà Nội được thành lập gồm thành Thăng Long và 4 phủ Hoài Đức, Thường Tín, Ứng Hòa, Lý Nhân. Về địa lý phần lớn Hà Nội nằm giữa hai con sông lớn là sông Hồng và sông Đáy, tên gọi Hà Nội có nghĩa là "giữa những con sông" (theo Tô Hoài và Nguyễn Vinh Phúc).

@ bác Thit kho tau: thật ra về những người cộng tác với Pháp cũng có nhiều quan niệm khác nhau. Thái độ của người đương thời cũng không nhất quán. Ví dụ như nhiều sách ghi rằng thời Pháp đánh thành Hà Nội sử dụng nhiều lính người ... Sài Gòn. Dân Hà Nội nhiều người khá bàng quan khi xem Tây đánh thành. Do đó việc có người cộng tác với Pháp cũng không có gì lạ. Vậy mới thấy không phải dễ dàng gì để thu phục lòng người, mặc dù nhà Nguyễn thống nhất đất nước tính đến lúc đó đã gần trăm năm.

@ 381ti: thật ra nhiều sách cũng ghi khác nhau về chuyện thời Lê Tương Dực, lúc thì ghi là "trăm điện", cũng có khi ghi "điện trăm nóc". Về Cửu trùng đài thì miêu tả "xây chưa xong nhưng rợp cả một góc Hồ Tây". Khổ cái là dân mình không có truyền thống quay phim chụp hình, đến một bức họa lại cũng không có nên bây giờ chịu thua, không kiểm chứng được :D Có một điều các sách thống nhất là Lê Tương Dực lên ngôi năm 14 tuổi, quá phung phí vào việc xây dựng các công trình, ăn chơi xa hoa, buông lỏng triều chính nên bị Trịnh Duy Sản giết chết vào năm 21 tuổi.
 
Last edited by a moderator:
PhD confirmed
Hạng F
14/9/09
9.794
1.085
113
55
Không biết các sĩ tử thời nay có được học sử như thế không bác TD nhỉ ? Dân ta phải biết sử ta ... vậy mà nhiều khi em xót xa cho thế hệ trẻ bây giờ nhiều bạn rành sử Tùng Của hơn sử Việt (chẳc tại chỉ được xem nhiều phim Tàu).

Song song với chính sử, còn có ngoại sử (không giáo khoa hay chính thống) vẫn còn cần phải sàng lọc. Còn dã sử (giai thoại lịch sử lưu truyền trong dân gian) thì vô số chuyện thuộc "thâm cung bí sử" nữa...

Dù sao thì qua sử, chúng ta yêu hơn nước Việt nhiều thăng trầm.
 
Hạng C
24/7/09
995
107
63
Hà nội
Thành cổ Thăng Long sau 2 cuộc đánh chiếm của thực dân Pháp đã bị chính quyền bảo hộ đạp phá. Sau khi chiếm Hà Nội, người Pháp cho phá hết các cửa ô cùng với một phần các con đê để mở rộng Hà Nội. Còn riêng ô Thanh Hà, nhờ có sự đấu tranh kiên trì của nhân dân và của ông cai tổng Đồng Xuân Đào Đăng Chiểu (1845 – 1916), người làng Khúc Thủy (Hà Đông), nên chủ trương đó không thực hiện được. Vì ông Cai tổng cùng với dân chúng nhất định không chịu ký tên vào tờ trình xin phép phá cửa ô nên cuối cùng người Pháp phải nhượng bộ. Nhờ vậy mà đến nay thành phố còn lưu lại được một vết tích quý của kiến trúc xưa.
 
Hạng C
24/7/09
995
107
63
Hà nội
Tí dê nói:
thật ra về những người cộng tác với Pháp cũng có nhiều quan niệm khác nhau. Thái độ của người đương thời cũng không nhất quán. Ví dụ như nhiều sách ghi rằng thời Pháp đánh thành Hà Nội sử dụng nhiều lính người ... Sài Gòn. Dân Hà Nội nhiều người khá bàng quan khi xem Tây đánh thành. Do đó việc có người cộng tác với Pháp cũng không có gì lạ. Vậy mới thấy không phải dễ dàng gì để thu phục lòng người, mặc dù nhà Nguyễn thống nhất đất nước tính đến lúc đó đã gần trăm năm.

Triều đình nhà Nguyễn ko đc sự ủng hộ của tầng lớp sĩ phu cũng như dân chúng Bắc Kỳ, nên mới có chuyện dân Thăng Long đứng xem quân Pháp và quân nhà Nguyễn đánh nhau như ng ngoài cuộc. Đọc sử thấy các đội quân đi đánh chiếm các thành luỹ VN chỉ gồm có vài chục lính + viên chỉ huy cấp uý mà đi đến đâu quan quân nhà Nguyễn đầu hàng dâng thành đến đấy thấy nhục ghê. Thế mới biết tinh thần chiến đấu của quân đội + sự ủng hộ của toàn dân có ý nghĩa quyết định đến như thế nào trong các cuộc chiến tranh. Đó là "the fight for hearts and minds" ! Bài học này vẫn còn nguyên giá trị, dù bao nhiêu vật đổi sao dời cũng ko làm mất đi ý nghĩa của nó !
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
8/8/08
665
62
43
gentledog nói:
Đọc sử thấy các đội quân đi đánh chiếm các thành luỹ VN chỉ gồm có vài chục lính + viên chỉ huy cấp uý mà đi đến đâu quan quân nhà Nguyễn đầu hàng dâng thành đến đấy thấy nhục ghê. Thế mới biết tinh thần chiến đấu của quân đội + sự ủng hộ của toàn dân có ý nghĩa quyết định đến như thế nào trong các cuộc chiến tranh. Đó là "the fight for hearts and minds" ! Bài học này vẫn còn nguyên giá trị, dù bao nhiêu vật đổi sao dời cũng ko làm mất đi ý nghĩa của nó !

Hehe, thời Pháp mới có chữ "Bắc kỳ" bác ơi. :D

Em cũng nghĩ nhiều về việc một số thành thời Nguyễn bị Pháp lấy quá dễ dàng. Tuy nhiên nếu xét về lý thì có chống cự cũng khó giữ nổi thành.

Thời đó có 4 trận Pháp tấn công mạnh và quan quân nhà Nguyễn quyết chiến là trận đánh thành Đà Nẵng năm 1858, đại đồn Chí Hòa năm 1861 và hai trận đánh thành Hà Nội năm 1873 và 1882. Ba trận đầu do Nguyễn Tri Phương chỉ huy và trận cuối do Hoàng Diệu cầm quân. Kết quả là thua cả bốn trận. Từ góc nhìn bây giờ thì đều thấy rõ việc chỉ dựa vào thành lũy là cực kỳ sai lầm, nhưng thời xưa thì thật sự các tướng nhà mình bế tắc vì trang bị vũ khí yếu kém, quân đội không thiện chiến, lại không có chiến thuật phù hợp nên ...đằng nào cũng thua. Mà việc các thành lớn, tướng tài đã thua thì các thành nhỏ ...đổ theo "hiệu ứng bầy đàn" như bây giờ hay gọi.

Vì vậy bây giờ nhiều người vẫn băn khoăn về việc Phan Thanh Giản bị lên án. Tướng không đánh để mất thành là có tội, nhưng quan văn bị điều đi giữ thành, thấy không đánh nổi thì có nên tử chiến không?
 
Hạng D
16/5/07
1.931
1.030
113
gentledog nói:
Tí dê nói:
thật ra về những người cộng tác với Pháp cũng có nhiều quan niệm khác nhau. Thái độ của người đương thời cũng không nhất quán. Ví dụ như nhiều sách ghi rằng thời Pháp đánh thành Hà Nội sử dụng nhiều lính người ... Sài Gòn. Dân Hà Nội nhiều người khá bàng quan khi xem Tây đánh thành. Do đó việc có người cộng tác với Pháp cũng không có gì lạ. Vậy mới thấy không phải dễ dàng gì để thu phục lòng người, mặc dù nhà Nguyễn thống nhất đất nước tính đến lúc đó đã gần trăm năm.

Triều đình nhà Nguyễn ko đc sự ủng hộ của tầng lớp sĩ phu cũng như dân chúng Bắc Kỳ, nên mới có chuyện dân Thăng Long đứng xem quân Pháp và quân nhà Nguyễn đánh nhau như ng ngoài cuộc. Đọc sử thấy các đội quân đi đánh chiếm các thành luỹ VN chỉ gồm có vài chục lính + viên chỉ huy cấp uý mà đi đến đâu quan quân nhà Nguyễn đầu hàng dâng thành đến đấy thấy nhục ghê. Thế mới biết tinh thần chiến đấu của quân đội + sự ủng hộ của toàn dân có ý nghĩa quyết định đến như thế nào trong các cuộc chiến tranh. Đó là "the fight for hearts and minds" ! Bài học này vẫn còn nguyên giá trị, dù bao nhiêu vật đổi sao dời cũng ko làm mất đi ý nghĩa của nó !

e hèm..có phải cái này gọi là học thuyết có hơn 3 con cua cùng ở trong cái rổ các bác nhỉ :cool: