Chính xác, nếu đã đi xuyên Việt bằng ô tô một lần rồi, thì lần sau xử lý như bác là tối ưu nhất.Em lót dép hóng tiếp... chắc chắn em sẽ đi 1 chuyến như bác tầm 15-20 ngày, nhưng xong xuôi em sẽ gởi xe và bay từ Hà Nội về SG, thêm chút chi phí nhưng khỏe cái thân và có nhiều thời gian ghé dọc đường.
- Tags
- xuyên việt
Thank Mod nhé.Xin cảm ơn bác chủ. Chuyến đi rất đáng nhớ, bài chia sẻ hay và chi tiết, hình ảnh của rất đẹp.
Em có edit 2 post đầu cho mọi người xem ảnh cho "đã" ạ!
Hy vọng OS là nơi lưu giữ tốt để khi bác đọc lại bài này cũng sẽ nhớ lại từng khoảnh khắc của chuyến đi này.
Trân trọng cảm ơn bác đã chia sẻ chuyến đi!
Mình đã edit lại hình ảnh ở mấy post trước cho to hơn rồi.
Thực ra, mình post lên đây một phần là chia sẻ chút kinh nghiệm (điều mà mình đã nhận được từ những người đi trước như bác @Alves ), một phần cũng là nhờ OS lưu giữ lại để làm kỉ niệm, lâu lâu lấy ra xem lại cũng vui.
Dạ đúng là cắm đầu chạy luôn nên cần chuẩn bị sức khỏe, tâm lý tốt (nhưng với cá nhân mình thì được "chạy" kiểu này là xả stress rồi đó bác). Thực sự là lần đầu làm chuyện ấy thì thường "ham hố" đi được nhiều nơi nên mới thế. Sau này có dịp làm lại thì chắc sẽ "thư thả" hơn, hehe.18 ngày đi về là cắm đầu chạy! Mình làm một vòng lượt đi Trường Sơn Tây, lượt về thì đi theo đường của bác chủ thớt: hạn chế hầm, đi đường ven biển ghé Vũng Rô, hơn 3 tuần. Bào đều đều 250-hơn 300km/ngày.
Nghỉ ở Lô lô chảy thật tuyệt vời. Tiếc cho bác chủ thớt là đã đi tới cột cờ rồi mà không đi vào Đỉnh Cực Bắc (cột cờ chưa phải là điểm đầu của TQ đâu), đường vào đỉnh cực Bắc giờ cũng đã nâng cấp khá hơn nhiều!
Lượt về theo kế hoạch ở nhà là vòng qua Tây Bắc rồi về cung Trường Sơn (đường HCM) từ Km0 (Tân Kỳ, Nghệ An) nhưng nóc nhà quyết định để dành cho lần sau nên mình chỉ đi được 1 đoạn từ Phong Nha về đến Đông Hà thôi.
Đợt mình đi Lũng Cú rét quá nên lên đến cột cờ rồi xuống thôi, với lại nhà mình cũng đạt được ý định ban đầu là "check in" cột cờ rồi nên không lên điểm Cực Bắc nữa, chắc cũng để lần khác vậy.
Ngày 12:
Theo kế hoạch ban đầu là hôm nay nhà mình sẽ vượt đèo Ô Quy Hồ để phi sang Điện Biên. Thế nhưng sau khi cân nhắc 1 vài yếu tố thì nhà mình quyết định quay về Hà Nội, tiện đường ghé thăm đền Hùng.
Hôm qua lên đỉnh Fansipan hóa ra lại hên, vì sáng hôm nay thời tiết Sapa xuống lạnh dưới 10oC, gần 9h mà trời còn đầy sương mù.
Từ trong phòng KS nhìn ra, không còn thấy cái hồ trung tâm đâu nữa.
Đường Ngũ Chỉ Sơn lúc 8h50 sáng.
Vì vậy, sau khi ăn sáng tại KS, làm thủ tục trả phòng, nhà mình tạm biệt Sapa trong sương rồi theo QL 4D về lại cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Đường DT155 (sau khi qua cầu Móng Sến) mới làm xong chạy rất OK, chưa thu phí.
Sau hơn 3.5h chạy xe thì về đến miền đất tổ, dọc đường không thấy quán ăn nào ưng nên đến nơi thì nhà mình làm mỗi người 1 tô mì trứng ở quán nước ngay trước lối vào khu đền Hùng. Sau đó thuê xe điện chạy 1 vòng tham quan Cổng đá chính, khu trung tâm lễ hội, qua đền thờ tổ mẫu Âu Cơ rồi leo lên đền Hùng. À, mặc dù nhà mình chủ yếu là đi tham quan chứ không mua đồ hay cúng bái lễ lộc gì nhưng thấy ở khu đền Hùng này là các bà, các cô chủ quán có vẻ chèo kéo khách rất "phiền", tạo hình ảnh không đẹp lắm cho du khách.
Cổng chính vào khu lễ hội (làm liên tưởng đến mấy bộ phim TQ quá, haha)
Còn đây là cổng đền Hùng, được xây dựng vào thời nhà Nguyễn (1917), tốn 200 đồng Đông Dương. Trên cổng có 4 chữ Hán là "Cao Sơn Cảnh Hành" (núi cao, đường lớn).
Đền Hạ, nơi mẹ Âu Cơ sinh 100 trứng (!?).
Cây vạn tuế 3 ngọn hơn 800 năm tuổi ở chùa Thiên Quang.
Đền Thượng với dòng đại tự: "Nam Việt triệu tổ" (tổ tiên của người Việt phương Nam), nơi vua Hùng tiến hành các nghi lễ tế cáo trời đất.
Giếng cổ (giếng Rồng) nơi mẹ Âu Cơ tắm cho 100 người con (đề nghị đồng bào không thả tiền xuống giếng nhé )
Đền Giếng, nơi 2 vị công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa thường gội đầu ở giếng nước đá cổ.
Quay lại chỗ gửi xe là đã gần 15h, mua ít đặc sản đất tổ (chè lam, bánh củ mài và thịt chua) rồi đạp về Hà Nội. Do đã vài lần đến Hà Nội nên không đặt nặng vấn đề du lịch Thủ đô, nhà mình chọn 1 KS nhỏ ở khu vực hồ Tây có thể đậu được xe là ok.
Tối đến, nhà mình vào khu Ciputra ăn pizza Al Fresco's rồi kêu Grab đi dạo 1 vòng hồ Tây, vào khu Tràng Tiền ăn kem, rồi kết thúc bằng ly cà phê trứng ở L'etage Cafe - 1 quán nhỏ, yên tĩnh trên phố Hàng Khay, ngắm dòng xe qua lại từ ban công khu nhà Tuấn Hưng.
Theo kế hoạch ban đầu là hôm nay nhà mình sẽ vượt đèo Ô Quy Hồ để phi sang Điện Biên. Thế nhưng sau khi cân nhắc 1 vài yếu tố thì nhà mình quyết định quay về Hà Nội, tiện đường ghé thăm đền Hùng.
Hôm qua lên đỉnh Fansipan hóa ra lại hên, vì sáng hôm nay thời tiết Sapa xuống lạnh dưới 10oC, gần 9h mà trời còn đầy sương mù.
Từ trong phòng KS nhìn ra, không còn thấy cái hồ trung tâm đâu nữa.
Đường Ngũ Chỉ Sơn lúc 8h50 sáng.
Vì vậy, sau khi ăn sáng tại KS, làm thủ tục trả phòng, nhà mình tạm biệt Sapa trong sương rồi theo QL 4D về lại cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Đường DT155 (sau khi qua cầu Móng Sến) mới làm xong chạy rất OK, chưa thu phí.
Sau hơn 3.5h chạy xe thì về đến miền đất tổ, dọc đường không thấy quán ăn nào ưng nên đến nơi thì nhà mình làm mỗi người 1 tô mì trứng ở quán nước ngay trước lối vào khu đền Hùng. Sau đó thuê xe điện chạy 1 vòng tham quan Cổng đá chính, khu trung tâm lễ hội, qua đền thờ tổ mẫu Âu Cơ rồi leo lên đền Hùng. À, mặc dù nhà mình chủ yếu là đi tham quan chứ không mua đồ hay cúng bái lễ lộc gì nhưng thấy ở khu đền Hùng này là các bà, các cô chủ quán có vẻ chèo kéo khách rất "phiền", tạo hình ảnh không đẹp lắm cho du khách.
Cổng chính vào khu lễ hội (làm liên tưởng đến mấy bộ phim TQ quá, haha)
Còn đây là cổng đền Hùng, được xây dựng vào thời nhà Nguyễn (1917), tốn 200 đồng Đông Dương. Trên cổng có 4 chữ Hán là "Cao Sơn Cảnh Hành" (núi cao, đường lớn).
Đền Hạ, nơi mẹ Âu Cơ sinh 100 trứng (!?).
Cây vạn tuế 3 ngọn hơn 800 năm tuổi ở chùa Thiên Quang.
Đền Thượng với dòng đại tự: "Nam Việt triệu tổ" (tổ tiên của người Việt phương Nam), nơi vua Hùng tiến hành các nghi lễ tế cáo trời đất.
Giếng cổ (giếng Rồng) nơi mẹ Âu Cơ tắm cho 100 người con (đề nghị đồng bào không thả tiền xuống giếng nhé )
Đền Giếng, nơi 2 vị công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa thường gội đầu ở giếng nước đá cổ.
Quay lại chỗ gửi xe là đã gần 15h, mua ít đặc sản đất tổ (chè lam, bánh củ mài và thịt chua) rồi đạp về Hà Nội. Do đã vài lần đến Hà Nội nên không đặt nặng vấn đề du lịch Thủ đô, nhà mình chọn 1 KS nhỏ ở khu vực hồ Tây có thể đậu được xe là ok.
Tối đến, nhà mình vào khu Ciputra ăn pizza Al Fresco's rồi kêu Grab đi dạo 1 vòng hồ Tây, vào khu Tràng Tiền ăn kem, rồi kết thúc bằng ly cà phê trứng ở L'etage Cafe - 1 quán nhỏ, yên tĩnh trên phố Hàng Khay, ngắm dòng xe qua lại từ ban công khu nhà Tuấn Hưng.
Chỉnh sửa cuối:
Ngày 13:
Thời tiết hôm nay ở Hà Nội đã dần ấm hơn (cỡ 18oC - 24oC). Tranh thủ trong lúc đi ăn phở Lý Quốc Sư ở gần KS, mình cũng cho vợ bé đi spa sau mấy ngày leo đèo vượt núi ở Đông Bắc.
3 người quất 3 tô phở hết 285k, nhưng theo mình thì cũng không để lại ấn tượng gì về chất phở nổi tiếng "trong truyền thuyết" của Hà Nội.
Ngồi nhâm nhi ly cà phê chờ rửa xe tại quán Tịnh Cà phê - đường Võ Chí Công, chỗ này rất OK nha, nhân viên dễ thương, phục vụ nhanh nhẹn mà cà phê khá ổn và bình dân.
Đợt này, điểm duy nhất nhà mình muốn tham quan ở Hà Nội là Hoàng Thành Thăng Long. Tối hôm qua định book tour trải nghiệm đêm nhưng vì không phải 2 ngày cuối tuần nên không có tour, đành để đến sáng nay đi vậy.
Đoan Môn (cổng phía Nam) được xây dựng từ thế kỷ 17, đứng từ trên lầu Ngũ Môn có thể nhìn thấy cột cờ Hà Nội cách đó không xa.
Khoảnh khắc cánh chim hòa bình bay ngang cột cờ.
Hình ảnh 2 thiếu nữ trong tà áo dài xưa bên gốc cây cổ thụ trên lầu Ngũ Môn.
Trên lối vào hành cung Bắc thành của vua Gia Long xưa.
Nền điện Kính Thiên
Sơ đồ toàn khu Hoàng Thành Thăng Long và khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu.
Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu (giữ vé vào cửa Hoàng Thành để qua được bên này không tốn thêm phí).
Giếng cổ thời Trần, sâu 2.4m được xây bằng gạch đất nung theo kiểu xếp xương cá.
Tượng đầu chim Phượng trang trí mái cung điện từ thời Lý.
Rời khỏi khu Hoàng Thành, nhà mình quay lại KS để dọn đồ và trả phòng rồi chạy thẳng về Sầm Sơn, Thanh Hóa. Trên đường đi có dừng lại check in tại cầu Hàm Rồng, một địa danh lịch sử hào hùng trong chiến tranh.
Sầm Sơn đón mình trong cơn mưa rả rích, bầu trời xám xịt và biển thì đục ngầu. Do mùa này không có khách du lịch nên nhà mình lại được bao cả KS ngay bãi biển (nếu vào dịp lễ 30/4 thì chỗ này sẽ là biển người)
Phòng này chỉ với giá 630k/đêm.
Buổi tối dạo vòng vòng Sầm Sơn tìm chỗ ăn, thật khó để hình dung thành phố này vào mùa du lịch sẽ như thế nào, nhà mình tìm mãi mới được một nhà hàng hải sản tương đối "đông" khách nên ghé vào làm 01 cái lẩu lớn 850k (bữa ăn tốn chi phí nhất trong chuyến đi này) rồi về ngủ.
Ở phía cuối bãi biển còn có đền Độc Cước, một địa danh gắn liền với sự tích chàng trai khổng lồ đã tự xé đôi thân mình để vừa đánh giặc quỷ biển ngoài khơi và đánh giặc trong đất liền cứu dân làng, nếu có dư dả thời gian và hứng thú thì cũng nên tham quan cho biết.
Thời tiết hôm nay ở Hà Nội đã dần ấm hơn (cỡ 18oC - 24oC). Tranh thủ trong lúc đi ăn phở Lý Quốc Sư ở gần KS, mình cũng cho vợ bé đi spa sau mấy ngày leo đèo vượt núi ở Đông Bắc.
3 người quất 3 tô phở hết 285k, nhưng theo mình thì cũng không để lại ấn tượng gì về chất phở nổi tiếng "trong truyền thuyết" của Hà Nội.
Ngồi nhâm nhi ly cà phê chờ rửa xe tại quán Tịnh Cà phê - đường Võ Chí Công, chỗ này rất OK nha, nhân viên dễ thương, phục vụ nhanh nhẹn mà cà phê khá ổn và bình dân.
Đợt này, điểm duy nhất nhà mình muốn tham quan ở Hà Nội là Hoàng Thành Thăng Long. Tối hôm qua định book tour trải nghiệm đêm nhưng vì không phải 2 ngày cuối tuần nên không có tour, đành để đến sáng nay đi vậy.
Đoan Môn (cổng phía Nam) được xây dựng từ thế kỷ 17, đứng từ trên lầu Ngũ Môn có thể nhìn thấy cột cờ Hà Nội cách đó không xa.
Khoảnh khắc cánh chim hòa bình bay ngang cột cờ.
Hình ảnh 2 thiếu nữ trong tà áo dài xưa bên gốc cây cổ thụ trên lầu Ngũ Môn.
Trên lối vào hành cung Bắc thành của vua Gia Long xưa.
Nền điện Kính Thiên
Sơ đồ toàn khu Hoàng Thành Thăng Long và khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu.
Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu (giữ vé vào cửa Hoàng Thành để qua được bên này không tốn thêm phí).
Giếng cổ thời Trần, sâu 2.4m được xây bằng gạch đất nung theo kiểu xếp xương cá.
Tượng đầu chim Phượng trang trí mái cung điện từ thời Lý.
Rời khỏi khu Hoàng Thành, nhà mình quay lại KS để dọn đồ và trả phòng rồi chạy thẳng về Sầm Sơn, Thanh Hóa. Trên đường đi có dừng lại check in tại cầu Hàm Rồng, một địa danh lịch sử hào hùng trong chiến tranh.
Sầm Sơn đón mình trong cơn mưa rả rích, bầu trời xám xịt và biển thì đục ngầu. Do mùa này không có khách du lịch nên nhà mình lại được bao cả KS ngay bãi biển (nếu vào dịp lễ 30/4 thì chỗ này sẽ là biển người)
Phòng này chỉ với giá 630k/đêm.
Buổi tối dạo vòng vòng Sầm Sơn tìm chỗ ăn, thật khó để hình dung thành phố này vào mùa du lịch sẽ như thế nào, nhà mình tìm mãi mới được một nhà hàng hải sản tương đối "đông" khách nên ghé vào làm 01 cái lẩu lớn 850k (bữa ăn tốn chi phí nhất trong chuyến đi này) rồi về ngủ.
Ở phía cuối bãi biển còn có đền Độc Cước, một địa danh gắn liền với sự tích chàng trai khổng lồ đã tự xé đôi thân mình để vừa đánh giặc quỷ biển ngoài khơi và đánh giặc trong đất liền cứu dân làng, nếu có dư dả thời gian và hứng thú thì cũng nên tham quan cho biết.
Attachments
-
940,8 KB Đọc: 0
Ngày 14:
Sáng nay, trời Thanh Hóa vẫn âm u, có mưa nhỏ. Tạm biệt biển Sầm Sơn, nhà mình lại tiếp tục hành trình 350km về Phong Nha.
Đến trưa, nhà mình vào thành phố Vinh để kiếm quán ăn. Chị Google gợi ý quán Cơm tấm sườn Top Top thấy cũng ổn nên ghé vào. Quán sạch sẽ, chọn món tính tiền tại quầy rồi ra bàn ngồi chờ các em bưng lên.
1 phần cơm tấm má heo Lộc Phát dư lày là 68k (Cre: hình mượn trên mạng, do đói quá lo ăn thôi).
Ban đầu cũng định ghé thăm làng sen Kim Liên nhưng thời tiết không ủng hộ nên ăn trưa xong, nhà mình quyết định đạp tiếp về Phong Nha luôn. Mảnh đất Nghệ An - Hà Tĩnh không có duyên với mình đợt này (cả lúc đi lẫn lúc về ngang qua đây đều mưa, không có cảm hứng khám phá).
Đến Phong Nha, nhận phòng homestay lúc gần 5h chiều, trời cũng tối rất nhanh. Nhà mình ở cái homestay ở trong sâu nhất (A Little Leaf Homestay) nên cực yên tĩnh luôn.
View nhìn từ homestay mình ở.
Anh bạn người Ý phòng bên cạnh đang tận hưởng thời gian yên ả chèo sup (homestay cho mượn free) trên sông Son.
Nghỉ ngơi một lát đến 6h30 thì nhà mình ngược ra đoạn gần bến thuyền tìm quán ăn tối. Khu này khá nhiều khách Tây nên cũng không khó để tìm được một quán ăn đông khách như Bamboo & Chopsticks. Thế là xong 1 ngày, về nghỉ ngơi sớm để mai khám phá Phong Nha. Cơn mưa đêm vẫn rả rích...
Sáng nay, trời Thanh Hóa vẫn âm u, có mưa nhỏ. Tạm biệt biển Sầm Sơn, nhà mình lại tiếp tục hành trình 350km về Phong Nha.
Đến trưa, nhà mình vào thành phố Vinh để kiếm quán ăn. Chị Google gợi ý quán Cơm tấm sườn Top Top thấy cũng ổn nên ghé vào. Quán sạch sẽ, chọn món tính tiền tại quầy rồi ra bàn ngồi chờ các em bưng lên.
1 phần cơm tấm má heo Lộc Phát dư lày là 68k (Cre: hình mượn trên mạng, do đói quá lo ăn thôi).
Ban đầu cũng định ghé thăm làng sen Kim Liên nhưng thời tiết không ủng hộ nên ăn trưa xong, nhà mình quyết định đạp tiếp về Phong Nha luôn. Mảnh đất Nghệ An - Hà Tĩnh không có duyên với mình đợt này (cả lúc đi lẫn lúc về ngang qua đây đều mưa, không có cảm hứng khám phá).
Đến Phong Nha, nhận phòng homestay lúc gần 5h chiều, trời cũng tối rất nhanh. Nhà mình ở cái homestay ở trong sâu nhất (A Little Leaf Homestay) nên cực yên tĩnh luôn.
View nhìn từ homestay mình ở.
Anh bạn người Ý phòng bên cạnh đang tận hưởng thời gian yên ả chèo sup (homestay cho mượn free) trên sông Son.
Nghỉ ngơi một lát đến 6h30 thì nhà mình ngược ra đoạn gần bến thuyền tìm quán ăn tối. Khu này khá nhiều khách Tây nên cũng không khó để tìm được một quán ăn đông khách như Bamboo & Chopsticks. Thế là xong 1 ngày, về nghỉ ngơi sớm để mai khám phá Phong Nha. Cơn mưa đêm vẫn rả rích...
Ngày 15:
Hôm nay nhà mình sẽ đi 2 động Thiên Đường và Phong Nha. 6h30 thức dậy ngắm sương sáng, nhâm nhi ly cà phê và ăn sáng, tám chuyện với cặp đôi người Italia phòng kế bên rồi làm thủ tục trả phòng vì mình sẽ di chuyển sang 1 homestay khác gần khu vực bến thuyền hơn.
Trời vẫn còn mưa nhỏ nên khoảng 9h nhà mình mới khởi hành đi tham quan động Thiên Đường (vì là động khô nên đi buổi sáng, để chiều đi Phong Nha hy vọng trời đẹp hơn).
Một góc cung đường 20 Quyết Thắng huyền thoại, nơi ngày xưa bom đạn không ngừng giội xuống suốt ngày đêm, với những địa danh lịch sử như hang Tám Cô, hang Y Tá, ngầm Trạ Ang...
Sau khoảng 35p di chuyển, nhà mình đến Động Thiên Đường, lúc này trời đã tạnh mưa rồi. Động có chiều dài hơn 31,4 km, chiều rộng dao động từ 30 đến 100m, nơi rộng nhất lên đến 150m; chiều cao từ đáy động lên đến trần động khoảng 60-80m, được Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh đánh giá là hang động khô dài nhất Châu Á.
Gửi xe ở bãi khá rộng, mua vé vào cửa (250k/người) và vé đi xe điện (4 chỗ, 100k/2 lượt đi-về) rồi tiếp tục di chuyển theo lối mòn bên tay phải (đường dốc 570m nhưng dễ đi hơn leo 524 bậc thang bên trái).
Một gốc cổ thụ của rừng Trường Sơn.
Toàn bộ tuyến đi bộ tham quan Động Thiên Đường dài 1,1km. Lối vào ở phía Bắc, đi xuống 1 cửa động rất nhỏ (rộng khoảng 1m), bước qua cửa động là một khung cảnh hoàn toàn choáng ngợp, kỳ ảo trong một không gian rộng lớn. Đi xuống sâu khoảng 70m trên 1 cầu thang gỗ là con đường bằng gỗ dài 1000m (dài nhất Việt Nam), lần lượt hiện ra các khối thạch nhũ ngàn năm tạo thành vô vàn hình thù lạ mắt, lấp lánh kim tuyến dưới ánh đèn (cổ tháp, thạch thiên cung, thác thiên hà, quần tiên hội tụ, tháp liên hoa, thỏ ngọc, rùa, nhà rông, trụ trời...)
Quần tiên hội tụ.
Nhà rông Tây Nguyên.
Tháp Liên Hoa.
Sau khi đi hết 1,1km thì nhà mình quay ra lúc 12h, đi xuống bằng lối bậc thang cho biết rồi vào nhà hàng Thiên Đường ở gần cổng để ăn trưa (đối với những ai muốn khám phá thì có thể đăng ký tour đi bộ trekking trong lòng động khoảng 6km nữa từ điểm cuối cầu thang gỗ nhưng phải đặt trước để có HDV họ dẫn đi).
Phần cơm trưa này là 420k (tôm rim với thịt, măng rừng xào, trứng chiên và canh cua rau đay), theo mình là cũng chấp nhận được.
Quay trở ra theo cung đường Hồ Chí Minh nhánh Tây (QL15)
Ngã ba Khe Gát, điểm đánh dấu Km0 đường Hồ Chí Minh từ Bố Trạch, Quảng Bình đi Lộc Ninh, Bình Phước do bộ đội Trường Sơn xây dựng từ năm 1969 đến 1975.
Về lại Phong Nha lúc 2h chiều, nhà mình mua vé đi thuyền dọc sông Son để vào động Phong Nha (may gặp 1 cặp du khách Ấn Độ nên đi ghép chung thuyền, đỡ tốn ít phí - 550k/thuyền), do không đủ thời gian nên nhà mình không đi động Tiên Sơn, dù khá gần động Phong Nha và đi chung thuyền trên sông Son.
Sông Son nước xanh biếc, sở dĩ có tên là Son vì vào mùa mưa nước trên thượng nguồn đổ về có màu đỏ. Bên kia sông là xóm của những người làm nghề chèo thuyền đưa khách du lịch (còn bên này sông chỉ được làm dịch vụ lưu trú, không có thuyền), lao động chủ yếu là phụ nữ (vì nam giới hoặc đi làm xa hoặc làm HDV du lịch, porter). Hàng tuần, họ được phân chia luân phiên đến đón khách tại bến thuyền bên này sông để đưa vào tham quan động. Do số lượng thuyền quá nhiều nên không phải hôm nào cũng có lượt chèo, thời gian còn lại họ làm vườn, trồng thêm ít khoai, bắp để kiếm thêm thu nhập.
Nếu để ý sẽ thấy, đa phần các ngôi nhà ở đây đều có 1 tầng lầu. Đó là vì vào mùa lũ, nước sông Son có thể dâng cao hơn 3m, ngập hết tầng trệt nên nhà phải có lầu hoặc gác để chống lũ. Nhà nào không có điều kiện thì đến mùa lũ phải lánh đi chỗ khác hoặc ở nhờ hàng xóm.
Homestay hôm qua nhà mình nghỉ, anh người Ý (áo trắng) đang đứng nhìn ra sông.
Cửa động Phong Nha đây rồi..
Một vài hình ảnh bên trong lòng động...
Những phụ nữ chèo thuyền sông Son. Tuy cuộc sống của người dân nơi đây cũng còn khá vất vả, khó khăn nhưng họ đa phần cũng rất hiền hậu, thân thiện, mến khách và thực thà. Nhà mình thực sự rất có cảm tình với phong cảnh và con người nơi đây.
Khi quay ra, du khách sẽ được nhà thuyền dừng lại ở 1 bãi cát nhỏ gần cửa động để lên tham quan và đi ra bằng lối đi bộ ven bờ để trở lại bến thuyền ngoài cửa động (nơi thuyền của mình đang đợi sẵn).
Sau khoảng 3h tham quan cả đi và về, nhà mình đến Funny Monkeys Homestay nhận phòng lúc 5h30 chiều. Nghỉ ngơi rồi ăn tối tại homestay luôn. Đặc biệt ấn tượng với món gà nướng của homestay, vừa thơm vừa béo, da thì giòn mà thịt bên trong thì rất mềm. Tổng thiệt hại cho phần ăn trong hình là 600k.
Hôm nay nhà mình sẽ đi 2 động Thiên Đường và Phong Nha. 6h30 thức dậy ngắm sương sáng, nhâm nhi ly cà phê và ăn sáng, tám chuyện với cặp đôi người Italia phòng kế bên rồi làm thủ tục trả phòng vì mình sẽ di chuyển sang 1 homestay khác gần khu vực bến thuyền hơn.
Trời vẫn còn mưa nhỏ nên khoảng 9h nhà mình mới khởi hành đi tham quan động Thiên Đường (vì là động khô nên đi buổi sáng, để chiều đi Phong Nha hy vọng trời đẹp hơn).
Một góc cung đường 20 Quyết Thắng huyền thoại, nơi ngày xưa bom đạn không ngừng giội xuống suốt ngày đêm, với những địa danh lịch sử như hang Tám Cô, hang Y Tá, ngầm Trạ Ang...
Sau khoảng 35p di chuyển, nhà mình đến Động Thiên Đường, lúc này trời đã tạnh mưa rồi. Động có chiều dài hơn 31,4 km, chiều rộng dao động từ 30 đến 100m, nơi rộng nhất lên đến 150m; chiều cao từ đáy động lên đến trần động khoảng 60-80m, được Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh đánh giá là hang động khô dài nhất Châu Á.
Gửi xe ở bãi khá rộng, mua vé vào cửa (250k/người) và vé đi xe điện (4 chỗ, 100k/2 lượt đi-về) rồi tiếp tục di chuyển theo lối mòn bên tay phải (đường dốc 570m nhưng dễ đi hơn leo 524 bậc thang bên trái).
Một gốc cổ thụ của rừng Trường Sơn.
Toàn bộ tuyến đi bộ tham quan Động Thiên Đường dài 1,1km. Lối vào ở phía Bắc, đi xuống 1 cửa động rất nhỏ (rộng khoảng 1m), bước qua cửa động là một khung cảnh hoàn toàn choáng ngợp, kỳ ảo trong một không gian rộng lớn. Đi xuống sâu khoảng 70m trên 1 cầu thang gỗ là con đường bằng gỗ dài 1000m (dài nhất Việt Nam), lần lượt hiện ra các khối thạch nhũ ngàn năm tạo thành vô vàn hình thù lạ mắt, lấp lánh kim tuyến dưới ánh đèn (cổ tháp, thạch thiên cung, thác thiên hà, quần tiên hội tụ, tháp liên hoa, thỏ ngọc, rùa, nhà rông, trụ trời...)
Quần tiên hội tụ.
Nhà rông Tây Nguyên.
Tháp Liên Hoa.
Sau khi đi hết 1,1km thì nhà mình quay ra lúc 12h, đi xuống bằng lối bậc thang cho biết rồi vào nhà hàng Thiên Đường ở gần cổng để ăn trưa (đối với những ai muốn khám phá thì có thể đăng ký tour đi bộ trekking trong lòng động khoảng 6km nữa từ điểm cuối cầu thang gỗ nhưng phải đặt trước để có HDV họ dẫn đi).
Phần cơm trưa này là 420k (tôm rim với thịt, măng rừng xào, trứng chiên và canh cua rau đay), theo mình là cũng chấp nhận được.
Quay trở ra theo cung đường Hồ Chí Minh nhánh Tây (QL15)
Ngã ba Khe Gát, điểm đánh dấu Km0 đường Hồ Chí Minh từ Bố Trạch, Quảng Bình đi Lộc Ninh, Bình Phước do bộ đội Trường Sơn xây dựng từ năm 1969 đến 1975.
Về lại Phong Nha lúc 2h chiều, nhà mình mua vé đi thuyền dọc sông Son để vào động Phong Nha (may gặp 1 cặp du khách Ấn Độ nên đi ghép chung thuyền, đỡ tốn ít phí - 550k/thuyền), do không đủ thời gian nên nhà mình không đi động Tiên Sơn, dù khá gần động Phong Nha và đi chung thuyền trên sông Son.
Sông Son nước xanh biếc, sở dĩ có tên là Son vì vào mùa mưa nước trên thượng nguồn đổ về có màu đỏ. Bên kia sông là xóm của những người làm nghề chèo thuyền đưa khách du lịch (còn bên này sông chỉ được làm dịch vụ lưu trú, không có thuyền), lao động chủ yếu là phụ nữ (vì nam giới hoặc đi làm xa hoặc làm HDV du lịch, porter). Hàng tuần, họ được phân chia luân phiên đến đón khách tại bến thuyền bên này sông để đưa vào tham quan động. Do số lượng thuyền quá nhiều nên không phải hôm nào cũng có lượt chèo, thời gian còn lại họ làm vườn, trồng thêm ít khoai, bắp để kiếm thêm thu nhập.
Nếu để ý sẽ thấy, đa phần các ngôi nhà ở đây đều có 1 tầng lầu. Đó là vì vào mùa lũ, nước sông Son có thể dâng cao hơn 3m, ngập hết tầng trệt nên nhà phải có lầu hoặc gác để chống lũ. Nhà nào không có điều kiện thì đến mùa lũ phải lánh đi chỗ khác hoặc ở nhờ hàng xóm.
Homestay hôm qua nhà mình nghỉ, anh người Ý (áo trắng) đang đứng nhìn ra sông.
Cửa động Phong Nha đây rồi..
Một vài hình ảnh bên trong lòng động...
Những phụ nữ chèo thuyền sông Son. Tuy cuộc sống của người dân nơi đây cũng còn khá vất vả, khó khăn nhưng họ đa phần cũng rất hiền hậu, thân thiện, mến khách và thực thà. Nhà mình thực sự rất có cảm tình với phong cảnh và con người nơi đây.
Khi quay ra, du khách sẽ được nhà thuyền dừng lại ở 1 bãi cát nhỏ gần cửa động để lên tham quan và đi ra bằng lối đi bộ ven bờ để trở lại bến thuyền ngoài cửa động (nơi thuyền của mình đang đợi sẵn).
Sau khoảng 3h tham quan cả đi và về, nhà mình đến Funny Monkeys Homestay nhận phòng lúc 5h30 chiều. Nghỉ ngơi rồi ăn tối tại homestay luôn. Đặc biệt ấn tượng với món gà nướng của homestay, vừa thơm vừa béo, da thì giòn mà thịt bên trong thì rất mềm. Tổng thiệt hại cho phần ăn trong hình là 600k.
Chỉnh sửa cuối: