Tư Vấn Đầu Tư Hỏi xoáy. Đáp xoay

Hạng D
4/12/17
1.282
1.859
113
42
Nể trình và sự tận tâm chia sẻ của bác Ba ghê :)
Nay bác Huệ yêu cầu đưa phương pháp định giá vào thẳng Luật Đất Đai mới.
Theo mình hiểu thì hiện tại giá thị trường cao hơn giá mà các phương pháp định giá chuyên nghiệp theo chuẩn thế giới. Nếu áp thẳng vào Luật thì "khó vận dụng".
Hiện giờ phần định giá vẫn nằm trong Nghị định nên "linh hoạt" hơn.
Bác Ba có nhận định gì về động thái này không?
Cá nhân mình nghĩ đây là cách trì hoãn việc áp dụng Luật Đất đai mới.
Cảm ơn Bác Ba. :)
 
  • Like
Reactions: Ba Văn
Cò Đất
22/6/12
5.359
40.478
113
Nể trình và sự tận tâm chia sẻ của bác Ba ghê :)
Nay bác Huệ yêu cầu đưa phương pháp định giá vào thẳng Luật Đất Đai mới.
Theo mình hiểu thì hiện tại giá thị trường cao hơn giá mà các phương pháp định giá chuyên nghiệp theo chuẩn thế giới. Nếu áp thẳng vào Luật thì "khó vận dụng".
Hiện giờ phần định giá vẫn nằm trong Nghị định nên "linh hoạt" hơn.
Bác Ba có nhận định gì về động thái này không?
Cá nhân mình nghĩ đây là cách trì hoãn việc áp dụng Luật Đất đai mới.
Cảm ơn Bác Ba. :)
Đúng là CT muốn đưa phương pháp xác định giá đất vào Luật.
Quan điểm của CT cũng có cái hay. Ông dẫn chứng các trường hợp đất giáp ranh và nhất là đất giáp ranh giữa hai tỉnh (một tỉnh là đô thi trực thuộc TW, một tỉnh thì loại đô thị bình thường) dễ xảy ra dân ko đồng thuận khi thu hồi đất, cần có phương pháp và đưa thẳng vào Luật. Có vẻ ông "thích" cách tính giá đất của TPHCM theo hệ số k đã được áp dụng thí điểm nhiều năm. Ko loại trừ mong muốn của QH là đưa công thức tính vào Luật, trong công thức đó có biến số "K" chạy theo thời gian và do CT UBND tỉnh/thành ban hành.

Còn quan điểm cho rằng "trì hoãn" thì chắc ko có đâu. Theo NQ18 của TW thì Luật ĐĐ phải được thông qua trong năm 2023, kỳ họp này chỉ là QH cho ý kiến để CP sửa và trình vào kỳ họp lần tới của QH vào tháng 10 để "nhấn nút".

Xem video để rõ hơn:
 
Hạng D
16/5/17
1.808
2.930
113
Đúng là CT muốn đưa phương pháp xác định giá đất vào Luật.
Quan điểm của CT cũng có cái hay. Ông dẫn chứng các trường hợp đất giáp ranh và nhất là đất giáp ranh giữa hai tỉnh (một tỉnh là đô thi trực thuộc TW, một tỉnh thì loại đô thị bình thường) dễ xảy ra dân ko đồng thuận khi thu hồi đất, cần có phương pháp và đưa thẳng vào Luật. Có vẻ ông "thích" cách tính giá đất của TPHCM theo hệ số k đã được áp dụng thí điểm nhiều năm. Ko loại trừ mong muốn của QH là đưa công thức tính vào Luật, trong công thức đó có biến số "K" chạy theo thời gian và do CT UBND tỉnh/thành ban hành.

Còn quan điểm cho rằng "trì hoãn" thì chắc ko có đâu. Theo NQ18 của TW thì Luật ĐĐ phải được thông qua trong năm 2023, kỳ họp này chỉ là QH cho ý kiến để CP sửa và trình vào kỳ họp lần tới của QH vào tháng 10 để "nhấn nút".

Xem video để rõ hơn:
thấy bác Tổng tham dự phiên QH về Luật ĐĐ, quyết liệt thiệt bác Ba
 
Hạng B2
16/10/16
227
307
63
Bác Ba cho em hỏi muốn xây nhà cấp 4 kiểu tiền chế trên đất thuộc dự án khu dân cư đã có QH 1/500 thì mình phải xin phép ở đâu: CĐT, huyện hay bên dịch vụ...
Cảm ơn Bác Ba
 
Cò Đất
22/6/12
5.359
40.478
113
Từ một câu hỏi hay:
Bác Ba đánh giá như thế nào về mức độ đầu cơ bds trong giai đoạn 2021 đến nay.
Điều tiết không kịp thời, để đầu cơ tràn lan thì gây hậu quả như thế nào cho nền kinh tế?
Để khắc phục những hậu quả đó, nhà nước đã làm gì, đang làm gì và sắp tới sẽ làm gì, định hướng ra sao?
Bác Ba cho em xin tư vấn và quan điểm của bác Ba để em cân nhắc việc đầu tư trong giai đoạn sắp tới.
Em cám ơn ạ.

2020-2021 là thời kỳ tiền rẻ nhất trong 10 năm qua. Nó là chất xúc tác mạnh mẽ làm giới đầu cơ trỗi dậy như sóng thần.

Để khống chế, đã bít lỗ hổng NQ153, dựng các hàng rào kỹ thuật như khống chế chênh lệch thuế trong giao dịch chuyển nhượng và sẽ đi đến bỏ việc "hai giá", ngưng ko cho phân lô tách thửa, chuyển mục đích, ... cho đến bắt bớ một số vụ việc.

Điều tiết ko kịp thời thì hậu quả thì thấy rõ từ giữa năm 2022 đến nay, dù có nguyên nhân từ bên ngoài đóng góp.

Để khắc phục:
- Trước mắt, kinh tế đang khó khăn, các động thái nới lỏng "trên mọi mặt trận" đã/đang được triển khai quyết liệt.
- về định hướng và lâu dài thì nằm ở nghị quyết trung ương số 17, 18, 19 ban hành hồi tháng 06/2022. Sửa một số luật ví dụ như Luật Đất Đai, Luật KD BĐS, Luật Nhà Ở, Luật Thuế, ..., đang làm. Xây dựng nhà ở xã hội để tạo thế cân bằng. Số hoá mọi dữ liệu từ con người, tài nguyên đến cách thức quản trị.

Đọc lại, thấy thiếu phần chia sẻ quan điểm cá nhân nên quote còm nói tiếp.
Lấy kinh nghiệm từ nhà mình. Hơn 30 năm trước đã ôm đất, khi mà Luật ĐĐ chưa ra đời. Trải qua 3 lần thay đổi Luật ĐĐ (và chuẩn bị lần thứ 4), từ thời kte bao cấp qua kte thị trường, ..., thì đã bán 1/5 diện tích, tiền thu về gấp hơn 10 lần số tiền bỏ ra mua mà vẫn còn 4 phần đất. Ôm kiểu này là kiểu ôm người yêu, còn có kiểu ôm vợ, ôm bồ nhí, ..., ôm cave nữa. Tuỳ cách anh ôm mà có hệ quả khác nhau nhưng kiểu gì thì trong lúc đang ôm vẫn thấy ... sướng ;) :rolleyes: :D

He he, cám ơn bác Ba. Vẫn là không nên coi đất như cần câu cơm của mình mà là tài sản tích lũy. Đầu tư vượt quá năng lực tài chính tỷ lệ đi bụi cao quá ( không có yếu tố may mắn góp vào thì toang).
Coi đất như người yêu, vợ thì đúng là chỉ có những người có điều kiện, nền tảng tốt và đam mê mới làm được thôi. Em thấy nó xa xỉ hơn việc sưu tầm đồng hồ, chơi xe nữa :D

Đúng, nếu ko đi theo hướng chuyên nghiệp thì chỉ nên xem nó là 1 kênh tích luỹ.
Còn nếu đi theo hướng chuyên nghiệp thì vẫn xem nó như cần câu cơm được. Khi đó, cần trang bị đủ các thứ trong điều kiện cần, tiền chỉ là một thứ trong điều kiện đủ mà thôi.
Dẫn đến một khía cạnh khác, nên gom về đây chia sẻ cho ae nào đã folow thớt này.

Rất nhiều người lầm tưởng:
Mua bđs để tích luỹ là thành nhà đầu tư bđs.
Trúng vài deal bđs là thành nhà đầu tư bđs.
Kiếm được nhiều tiền từ bđs, là thành nhà đầu tư bđs.
Hoặc,
Người đầu tư bđs là người giàu có, nhiều tiền.

Hoàn toàn ko phải như vậy. :)
 
Hạng C
25/4/15
610
671
93
45
Bác Ba cho em hỏi vài khu Q9 hiện đang có mức giá tốt so với thị trường lý do chính đến là do vẫn mua bán hợp đồng gớp vốn, nghe bảo giữ sổ của CDT, xây xong theo mẫu hoàn công thì ra sổ cá nhân đc. Về phương diện ý kiến Bác thì rủi ro hình thành tương lai có cao ko ? và để đầu tư 3-5 năm thì có đáng cân nhắc.

Cảm ơn Bác và chúc Bác Ba sức khỏe
 
  • Like
Reactions: ankabot and Ba Văn
Cò Đất
22/6/12
5.359
40.478
113
Bác Ba cho em hỏi vài khu Q9 hiện đang có mức giá tốt so với thị trường lý do chính đến là do vẫn mua bán hợp đồng gớp vốn, nghe bảo giữ sổ của CDT, xây xong theo mẫu hoàn công thì ra sổ cá nhân đc. Về phương diện ý kiến Bác thì rủi ro hình thành tương lai có cao ko ? và để đầu tư 3-5 năm thì có đáng cân nhắc.

Cảm ơn Bác và chúc Bác Ba sức khỏe
Cái "nghe bảo" cần phải kiểm tra thực tế xem có đúng hay ko. Thêm nữa, các nhà đã xây theo mẫu có được hoàn công sang tên cho chủ nhà chưa.
Nếu tất cả ok, thì trước mắt ko có rủi ro gì. Về lâu dài, thì ko biết. Vậy, để giảm rủi ro, thì chỉ còn cách mua + xây luôn => hoàn công ra sổ cá nhân cho chắc cú. Còn xét thấy suất đầu tư bị đội vốn => giảm tỷ suất lợi nhuận, thì tìm sản phẩm khác.

3-5 năm nữa, đã bước vào chu kỳ mới. Mua sản phẩm ngay bây giờ có rất nhiều lựa chọn, ko mắc gì phải + thêm rủi ro, mua thêm việc vào người. Sở dĩ dòng sản phẩm này down giá nhiều hơn là do cái mắc mứu đó.
 
Cò Đất
22/6/12
5.359
40.478
113
Bác Ba cho em hỏi vài khu Q9 hiện đang có mức giá tốt so với thị trường lý do chính đến là do vẫn mua bán hợp đồng gớp vốn, nghe bảo giữ sổ của CDT, xây xong theo mẫu hoàn công thì ra sổ cá nhân đc. Về phương diện ý kiến Bác thì rủi ro hình thành tương lai có cao ko ? và để đầu tư 3-5 năm thì có đáng cân nhắc.

Cảm ơn Bác và chúc Bác Ba sức khỏe
Cần phải hiểu rằng: sản phẩm chưa đủ điều kiện để giao dịch chuyển nhượng nên cái "hợp đồng góp vốn" là cái "thủ tục" đúng nghĩa để "mượn cớ giao dịch". Tài sản vẫn là của công ty. Rủi ro khi công ty bị kê biên tài sản là dính chấu hoạ vô đơn chí. :D