Hạng C
4/3/07
538
11
18
46
"Xì Gềnh"
Re: RE: Khi xe đổ dốc, có nên để số N hay không?

cuongcaav nói:
Hoàn toàn đồng ý với quan điểm không nên về N khi xuống dốc, nếu làm vậy xe sẽ rất khó kiểm soát. Tuy nhiên về vấn đề dừng đèn đỏ mà không về N thì mình không đồng tình vì khi xe dừng hẳn, số ở vị trí D, hộp xố và động cơ hoạt động để chuyển bánh, muốn dừng phải dí phanh vậy là động cơ hoạt động vẫn có tải như vậy phải tốn xăng hơn về N ( không tải) chứ. năm 2009 em có đi Phan Thiết nhân dịp lễ 30/4, kỷ niệm đáng nhớ nhất đối với em là kẹt xe tại XL Hà Nội, từ Hàng xanh mà ra đến ngã 3 Vũng Tàu em mất 3,5 tiếng, do lúc đó mới đi số tự động nên ko có kinh nghiệm chạy cứ để D rồi nhích nhích ty một. Hậu quả là đến cầu ĐN thì xe bắt đầu phát ra tiếng cục cục và mùi khét ở đằng sau (em dự là phanh bị bó) may là lúc đó cũng gần thoát rồi nên cứ để chạy tiếp. Sau bài học đó là dừng lâu thì cứ phải về N.
Thì em đã bửu roài, xe các bác 100 mã lực chẳng hạn. Để D và thắng giống như 100 con ngựa cố kéo xe còn tài thì căng tay ghìm cương. Hỏi vậy sao mà tốt cho được?
 
Hạng D
24/8/11
2.056
121
63
39
Bình Tân
Re: RE: Khi xe đổ dốc, có nên để số N hay không?

Xe_chuong_ga nói:
ThaoLinh nói:
Ffi 1.6at kéo thắng tay để D xe vẫn trườn tới như thường Bác ui. Tốt nhất nếu dừng lâu thì để P là chắc cú
Hí hí, nếu hệ thống phanh tay còn tốt thì bác phải xem lại cái tay lái xe đi ạ, kéo thắng tay hời hợt là bệnh của rất nhiều người...Kéo mà như sợ xe nó đau vậy.....:D
Ko đâu bác, xe nào ko bít chứ FFi là kéo phanh tay xong gạt D xe vẫn nhích tới nha bác, ngay cả đậu xe ở dốc xuống phà Hiếu Liêm, thắng tay của em ko giữ dc xe luôn
 
Hạng F
8/12/09
6.038
1.066
113
67
Sài Gòn
Re: RE: Khi xe đổ dốc, có nên để số N hay không?

Đèo thì không nhưng dốc thì có thể!
 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
Re: RE: Khi xe đổ dốc, có nên để số N hay không?

cuongcaav nói:
Hoàn toàn đồng ý với quan điểm không nên về N khi xuống dốc, nếu làm vậy xe sẽ rất khó kiểm soát. Tuy nhiên về vấn đề dừng đèn đỏ mà không về N thì mình không đồng tình vì khi xe dừng hẳn, số ở vị trí D, hộp xố và động cơ hoạt động để chuyển bánh, muốn dừng phải dí phanh vậy là động cơ hoạt động vẫn có tải như vậy phải tốn xăng hơn về N ( không tải) chứ. năm 2009 em có đi Phan Thiết nhân dịp lễ 30/4, kỷ niệm đáng nhớ nhất đối với em là kẹt xe tại XL Hà Nội, từ Hàng xanh mà ra đến ngã 3 Vũng Tàu em mất 3,5 tiếng, do lúc đó mới đi số tự động nên ko có kinh nghiệm chạy cứ để D rồi nhích nhích ty một. Hậu quả là đến cầu ĐN thì xe bắt đầu phát ra tiếng cục cục và mùi khét ở đằng sau (em dự là phanh bị bó) may là lúc đó cũng gần thoát rồi nên cứ để chạy tiếp. Sau bài học đó là dừng lâu thì cứ phải về N.
Để N xong cũng phải sang D mà nhích chứ? bó phanh liên quan gì đến hộp số?? chẳng qua k biết chạy thôi. Để D và kéo thắng tay, nhích thì nhả từ từ vẫn vô tư.
Ông nào kéo thắng tay mà xe còn đi thì đi tăng đưa lại đi. Đó là hậu quả của mấy bác to tay chân như bác xe chuồng gà, cứ đậu là kéo hết cỡ. Chỉ kéo hết cỡ khi đậu xe ở đường dốc thôi, còn đường bằng cần gì kéo hết cỡ? kéo 1 nấc lên là đủ rồi.
 
Hạng D
8/2/12
1.312
464
83
11
Cap Saint Jacques
Re: RE: Khi xe đổ dốc, có nên để số N hay không?

hanx nói:
Thế cái má phanh nó sinh ra để làm gì bác?
Xe đang chuyển động mà bác về N thì bác không lo đi lo cái má phanh nó mòn :D
Vậy là xe đang chuyển động, về N thì sẽ dẫn đến hư hộp số hả bác? :D
 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
Re: RE: Khi xe đổ dốc, có nên để số N hay không?

<h2>Hộp số tự động - Cơ bản, Vận hành và Những điều cần lưu ý</h2> Thứ Hai, 28/08/06 09:54 (GMT+7)


Chẳng phải công nghệ của ngành xe hơi là những điều tuyệt vời sao? Nhà sản xuất đã đầu tư không biết cơ man nào là tiền vào việc biến chiếc xe thông thường thành thứ thiết bị dễ điều khiển, thân thiện với người dùng. Những ngày vất vả với việc đánh vật cùng bộ hộp số tay đã qua đi với sự suất hiện của hộp số tự động. Không phải ai cũng khéo léo để có thể phối hợp điều khiển hệ thống ly hợp, sang số và đánh lái một cánh nhuần nhuyễn, nhất là trong điều kiện đường xá đông đúc.

Với ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến như công nghệ điều khiển "Lý luận mờ” (fuzzy logic), hộp số tự động còn có thể “học và làm quen” với cách bạn điều khiển và muốn chiếc xe vận hành. Thao tác giảm số khi vào cua nay đã được thực hiện dễ dàng hơn rất nhiều bởi hộp số tự động và với một số mẫu xe cao cấp còn được trang bị hộp số tự động tuần tự cho phép bạn chuyển số chỉ với một thao tác với cần số hay với cần chuyển số gắn trên vô-lăng. Tuy nhiên vẫn còn những vấn đề mà bất cứ ai khi chuyển từ hộp số tay sang hộp số tự động đều “lăn tăn”. Đầu tiên và quan trọng nhất đó là chi phí bảo trì bảo dưỡng cao hơn hẳn, sau đó là khả năng tăng tốc kém hơn và, hộp số tự động cũng uống xăng “kinh hoàng” hơn. Đó là “cái giá” phải trả cho sự tiện lợi mà hộp số tự động mang lại. Vậy có thể có những “ưu đãi giảm giá” cho “cái giá” của sự tiện lợi này không?

Câu trả lời nằm đâu đó trong chính cái thứ kỳ diệu đem lại sự tiện lợi này…

Hộp số tự động – Chủng loại và Chức năng

Như hộp số tay, chức năng của hộp số tự động là lựa chọn số thích hợp cho đi thẳng và…dze! Đương nhiên hộp số tự động sẽ thực hiện việc lựa chọn số đó một cách tự động với sự can thiệp của hệ thống điện thủy lực và các thiết bị cơ khí phức tạp bên trong.

Đa phần hộp số tự động có 4 cấp và một số nhà sản xuất đang chuyển dần sang thế hệ hộp số mới 5 cấp. Một số mẫu xe như Alfa Romeo 156 Selespeed có hộp số vận hành khác với các thế hệ hốp số tự động truyền thống bởi chúng chính là hộp số tay nhưng ứng dụng thông minh các hệ thống điện thủy lực để tự động thao tác đóng-mở ly hợp và sang số khi có lệnh. Khái niệm này lần đầu được áp dụng trên chiếc Ferrari F355 F1 và nay đã dần được áp dụng trên các mẫu xe thương mại như mẫu Alfa Romeo 156 kể trên. Mẫu A-Class của Mercedes lại có hộp số vận hành tương tự nhưng cho phép người lái cứ việc sang số thông qua cần gạt (+/-) mà không phải lo đến việc tìm xem chân côn nằm ở đâu. Đơn giản là thao tác đó đã được thực thiện bởi hệ thống điện thủy thực cùng lúc thao tác sang số được thực hiện.

Một kiểu hộp số tự động khác hiện đang dần được ứng dụng rộng rãi là hộp số tự động vô cấp (Continuosly Variable Transmission – CVT). Loại hộp số này sử dụng dây đai bằng kim loại và một cặp pulley với độ rộng có thể thay đổi để mang lại tỷ số truyền khác nhau, như loại hộp số MMT – Multi-Matic Transmission lắp trên mẫu Civic của Honda hay trên mẫu Lancer Gala của Mitsubishi. Với loại hộp số này, tỷ số truyền được thay đổi tùy thuộc vào vòng tua của động cơ cũng như tải trọng. Dòng hộp số vô cấp có khả năng tăng tốc hơn hẳn so với dòng hộp số tự động truyền thống nhưng liệu nó có đủ vững chắc để đáp ứng được đòi hỏi về sức mạnh của các thế hệ động cơ đời mới, điều này thời gian sẽ trả lời. Audi đã cho trình làng dòng hộp số vô cấp mới – Multitronic – mà trước đó chỉ được lắp trên những xe có động cơ cỡ nhỏ. Đây là loại hộp số được dẫn động bằng dây xích thay cho dây đai kim loại và có thể được ứng dụng trên các mẫu xe có động cơ lớn hơn nhiều. Multitronic cho phép chiếc xe tăng tốc nhanh hơn và tiêu thụ xăng ít hơn ngay cả khi đem so nó với dòng hộp số tay.
Cấu thành của hộp số tự động

Một hộp số tự động bao gồm:

- Bộ biến mô – dân gian gọi là “trái bí” bởi hình dáng của nó tương tự một trái bí
- Hệ thống số và ly hợp
- Hệ thống thủy lực
- Hệ thống điều khiển hộp số (Transmission Control Unit – TCU)

280806_4.jpg

Bộ biến mô trong hộp số tự động (Hình từ Howstuffworks)

Bộ biến mô vận hành như một khớp nối thủy lực (sử dụng thủy lực để kiểm soát mô men xoắn) cấu thành bởi các cánh có hình dạng như cánh chong chóng và được gắn trực tiếp lên bánh đà của động cơ. Khi động cơ hoạt động và tăng vòng quay, dung dịch hộp số (dầu hộp số) được đẩy về phía trước bởi lực ly tâm bởi bánh công tác về phía bộ tua bin gắn bên trong bộ biến mô khiến tua bin bắt đầu quay và kéo theo sự quay của trục hộp số. Bộ biến mô còn có tác dụng làm gia tăng mô men xoắn của động cơ khi cần thiết.

Bên trong hộp số là các bộ ly hợp, mỗi bộ điều khiển một số và ly hợp khóa. Hệ thống bánh răng hành tinh là cơ cấu chủ đạo để gia tăng mô men xoắn của động cơ, là khớp nối với trục láp, đảo chiều mô men xoắn khi cần dze và thực hiện chế độ Overdrive – OD khi có yêu cầu.

280806_5.jpg

Bộ bánh răng hành tinh trong hộp số tự động (Hình từ Howstuffworks)

Một hệ thống van phức tạp trong hộp số tự động như van điều áp (pressure regulator valve), van tăng áp (boost valve), van điều khiển ly hợp biến mô (torque converter clutch control valve), van giới hạn đầu vào (feed limit vale), van chuyển số (shift valve), van tích lũy (accumulator valve)…được dùng để điều khiển hệ thống thủy lực và sang số. Hệ thống điều khiển hộp số - TCU là thiết bị điện tử dùng để điều khiển hệ thống van thủy lực thông qua các dữ liệu cung cấp bởi vô số các đầu cảm biến. Nó quyết định thời điểm sang số và tốc độ sang số. Hệ thống điều khiển hộp số nhận dữ liệu đầu vào từ các cảm biến vận tốc hạ nguồn của hộp số (transmission output speed sensor), cảm biến nhiệt độ dầu hộp số, cảm biến chế độ vận hành (mạnh/tiết kiệm/mùa đông), cảm biến vị trí bướm ga, cảm biến tua máy, cảm biến phanh, cảm biến nhiệt độ dung dịch làm mát, công tắc ép số (kickdown switch)…

Vì sao hộp số tự động trục trặc

Bởi vì các lá ly hợp hay dây đai kim loại (trong hộp số CVT) là các thiết bị chuyển động thông qua hệ thống thủy lực hay ma xát, chúng bị mòn đi theo thời gian như các lá côn của hộp số tay. Các van trong hệ thống van cũng có thể “lên đường” bởi việc thực hiện các thao tác đóng mở. Khi lá côn bị mài mòn, các mạt kim loại bị trộn lẫn trong dầu hộp số dẫn đến sự tắc nghẽn trong hệ thống thủy lực khiến hộp số “chết yểu” do hiện tượng mất tuần hoàn của hệ thống thủy lực. Sự tăng nhiệt của dầu hộp số cũng là kẻ thù của hộp số tự động. Hiện tượng này xuất hiện khi xe vận hành liên tục trung trạng thái dừng-đề pa-dừng hay chở quá tải hay leo dốc thường xuyên. Khi dầu hộp số quá nhiệt, độ nhớt của dầu giảm dần, nó trở nên loãng hơn và do đó bảo vệ các lá côn cũng như các thiết bị chuyển động khác kém hơn dẫn tới gia tăng sự mài mòn.

Các triệu chứng của sự trục trặc:

- Triệu chứng thường gặp và dễ nhận thấy nhất là các âm thanh bất thường phát ra từ hộp số ngay cả khi dừng xe hay đang chuyển động ở các số khác nhau. Đó có thể là các âm thanh với âm tần cao hay các tiếng kim loại nghiến vào nhau.
- Ly hợp đôi khi đóng mở rất chậm hay thậm chí không nhúc nhích khi chuyển số sang “D” hay “R”
- Tua máy không giảm khi chuyển sang “D” hay “R”
- Có hiện tượng giật mạnh trong quá trình tăng số
- Chỉ lên số khi vòng tua lớn ngay cả khi nhấn chân ga nhẹ nhàng
- Tua máy tăng vọt mỗi khi chuyển số
- Khi leo dốc, tua máy tăng nhưng vận tốc xe không tăng

Bảo trì, bảo dưỡng hộp số tự động

1. Thay dầu hộp số mỗi 15 ngàn km trên cả các dòng xe Nhật hay Châu Âu. Với dòng CVT, thay nhớt lần đầu ở km thứ 40 ngàn và sau đó thay định kỳ ở mỗi 25 ngàn km.
2. Sử dụng dầu hộp số có nguồn gốc tổng hợp khi có thể cho dù chi phí có thể gấp đôi so với dầu gốc tự nhiên bởi dầu tổng hợp giữ được đặc tính cơ, lý của nó ngay cả ở nhiệt độ cao và việc chuyển số với dầu gốc tổng hợp được thực hiện êm ái hơn. Lưu ý, chỉ sử dụng dầu đặc chủng cho CVT đối với hộp số CVT.
3. Khi thay dầu hộp sô, lưu ý rút cạn dầu cũ trước khi châm dầu mới.
4. Luôn luôn đảm bảo xe dừng hẳn trước khi chuyển từ “D” sang “R” hay ngược lại. Trong thao tác đậu xe, nhiều bác tài có thói quen chuyển số khi xe chưa dừng hẳn, xin nói rằng đó là cách hữu hiệu để phá hỏng hộp số của xe.
5. Khi dừng đèn đỏ, hãy giữ cần số ở “D” bởi các hệ thống đóng mở thủy lực đều có tuổi thọ của nó. Mỗi lần ta chuyển từ “D” sang “N” khi dừng và từ “N” sang “D” khi cho xe chạy tiếp, ta đã làm giảm tuổi thọ của hệ thống van, bộ tua bin (trong bộ biến mô) và các lá côn. Hộp số tự động không vận hành như hộp số tay do vậy không hưởng lợi từ việc chuyển sang “N” mỗi khi dừng đèn đỏ. Tuy nhiên khi dừng lại lâu, bạn có thể chuyển sang “N”.
6. Những chuyến leo đồi liên tục sẽ làm giảm tuổi thọ của hộp số tự động. Trong những chuyến đi như vậy, lưu ý dừng xe nghỉ cho hộp số nguội bớt trước khi tiếp tục cuộc hành trình là các bảo vệ hộp số hữu hiệu.


Dịch từ Howstuffworks
 
Hạng D
7/4/08
2.044
13
38
40
Rạch Giá Kiên Giang
Re: RE: Khi xe đổ dốc, có nên để số N hay không?

thường thì em hay lên số này xuống số đó....dốc cao quá hảm = cách trả về 4 chứ k bao giờ để N.....
 
Hạng F
22/2/08
9.509
12.746
113
Re: RE: Khi xe đổ dốc, có nên để số N hay không?

Lên dốc cứ D mà phang, xuống dốc thì D, tuôn xuống nhanh quá thì L/1/2 cho đến khi đạt tốc độ mình muốn.
 
Hạng D
8/2/12
1.312
464
83
11
Cap Saint Jacques
Re: RE: Khi xe đổ dốc, có nên để số N hay không?

dawmgoodman ® nói:
4. Luôn luôn đảm bảo xe dừng hẳn trước khi chuyển từ “D” sang “R” hay ngược lại. Trong thao tác đậu xe, nhiều bác tài có thói quen chuyển số khi xe chưa dừng hẳn, xin nói rằng đó là cách hữu hiệu để phá hỏng hộp số của xe.
5. Khi dừng đèn đỏ, hãy giữ cần số ở “D” bởi các hệ thống đóng mở thủy lực đều có tuổi thọ của nó. Mỗi lần ta chuyển từ “D” sang “N” khi dừng và từ “N” sang “D” khi cho xe chạy tiếp, ta đã làm giảm tuổi thọ của hệ thống van, bộ tua bin (trong bộ biến mô) và các lá côn. Hộp số tự động không vận hành như hộp số tay do vậy không hưởng lợi từ việc chuyển sang “N” mỗi khi dừng đèn đỏ. Tuy nhiên khi dừng lại lâu, bạn có thể chuyển sang “N”.
6. Những chuyến leo đồi liên tục sẽ làm giảm tuổi thọ của hộp số tự động. Trong những chuyến đi như vậy, lưu ý dừng xe nghỉ cho hộp số nguội bớt trước khi tiếp tục cuộc hành trình là các bảo vệ hộp số hữu hiệu.[/size]

Dịch từ Howstuffworks
Khiếp! Bái viết của bác dài quá! Sau 5' đọc miệt mài thì e rút ra được 2 kết luận trên. Vậy là cái số N nó chả có tác dụng gì ngoài việc là điểm trung gian của D và R đúng ko bác? Khi dừng đèn đỏ thì ta cứ để D rồi đạp thắng chân or kéo thắng tay đúng ko ạ?