Tập Lái
11/11/14
10
119
48
3. Thục phán, trong Lĩnh Nam trích quái, phần truyện thành cổ loa, có tả rất kỹ về xuất thân thục phán, sách đấy bảo ông này người ba thục hoặc nam ba thục, k fải ngưới trong dbbb, rất nhiều lần dẫn quân âu việt vào rừng đánh nhau với quân Tần, dứt khoát k hàng Tần.
 
Tập Lái
11/11/14
10
119
48
vậy là bạn việc khó... cho qua.

Bạn có thể lý giải bên Lào thờ cụ Giáp. Nhưng sẽ là thế nào khi bên Pháp cũng thờ cụ Giáp? Ko thể đánh đồng 2 hình thức, giống về sực việc nhưng vô cùng khác về bản chất.
Hồ nam là đồng minh với quận giao chỉ, khi nào đền HBT nằm ở bắc núi ngũ lĩnh thì bạn hẵn ví với ở pháp có đền thờ VNG.
 
Hạng D
13/1/11
2.365
26.561
113
thành Phiên An - Gia Định
coi tới đây thì thấy ngày đó là cả tỉ tộc, bộ tộc, "quốc gia" cổ xưa - văn hóa ngôn ngữ nhìu cái giống nhao

vại ngày nay có mấy cái mà khoai tây kiu là Chinese Calendar (Âm lịch, cũng là Lunar Calendar) rùi Chinese Ceramics (gốm sứ Trung Hoa) v.v...
có đúng thiệt là Chinese hông ta
:3dcuoi:
 
Hạng D
21/10/08
3.652
74.582
113
Miền Không Xác Định
coi tới đây thì thấy ngày đó là cả tỉ tộc, bộ tộc, "quốc gia" cổ xưa - văn hóa ngôn ngữ nhìu cái giống nhao

vại ngày nay có mấy cái mà khoai tây kiu là Chinese Calendar (Âm lịch, cũng là Lunar Calendar) rùi Chinese Ceramics (gốm sứ Trung Hoa) v.v...
có đúng thiệt là Chinese hông ta
:3dcuoi:
Họ đẻ dữ quá nên áp đảo :D. Trong lý thuyết tiến hoá bằng chọn lọc tự nhiên thì 1 số loài cạnh tranh chỉ bằng cách sinh đẻ thật nhiều :). Ngày nay thì người ta gọi là "too big too fail" :D.
 
  • Like
Reactions: nong dan hitech
Hạng F
4/1/08
8.317
118.319
113
Lọc nước Watts
www.thietbiloc.com
Đúng là na ná tiếng việt cổ, han-việt
Đi Canton Fair có mấy em tào phục vụ thang máy. Tụi nó nói Sam Lầu = Lầu 3, Xư Lầu = Lầu 4, Ủ Lầu, Lục Lầu...
Xực = Ăn
Tửu = Rượu
Xuỷ = Thuỷ = Nước
Đại khái thế
Vậy nên trong sách về ngôn ngữ học của bọn Tây nó vẫn gọi tiếng Quảng là Tiếng Việt. Chúng nó còn cho rằng, học rành tiếng Việt là có thể hiểu được 60-70% tiếng Việt Nam.
 
Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.348
159.273
113
www.phindeli.com
Nguồn gốc dân tộc Việt (nguồn Trần Đại Sỹ)

Đại-Việt sử ký toàn thý (ÐVSKTT),
An-Nam chí lýợc (ANCL),
Ðại-Việt thông-sử (ÐVTS),
Khâm-ðịnh Việt sử thông giám cương mục KÐVSTGCM),
Ðại-Nam nhất thống chí(ÐNNTC).

Ðại cương mỗi bộ sử ðều chép rất giản lược về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam như sau :

« Vua Minh cháu bốn ðời vua Thần-Nông, nhân ði tuần thú phương nam, ðến núi Ngũ-lĩnh, kết hôn với một nàng tiên hạ sinh một con trai tên Lộc-Tục. Vua lập ðài, tế cáo trời ðất, phong cho con trưởng làm vua phương Bắc, tức vua Nghi, phong con thứ là Lộc-Tục làm vua phương Nam. Ngài dạy hai thái tử rằng : « Nghi làm vua phương Bắc, Tục làm vua phương Nam, lấy núi Ngũ-lĩnh làm cương giới. Hai người làm vua hai nước nhưng vốn cùng gốc ở ta, phải lấy ðiều hiếu hoà mà ở với nhau. Tuyệt ðối Nam không xâm Bắc, Bắc chẳng chiếm Nam. Kẻ nào trái lời, sẽ bị tuyệt tử, tuyệt tôn ».

Xét triều ðại Thần-Nông, khởi từ nãm 3118 trýớc Tây lịch, ðến ðây thì chia làm hai :

1. Thần-Nông Bắc.

Vua Nghi (2889-2884 trước Tây lịch)

Vua Lai (2843-2794 trước Tây lịch)

Vua Ly (2795-2751 trước Tây-lịch)

Vua Du-Võng (2752-2696 trước Tây-lịch).

Ðến ðây triều ðại Thần-Nông Bắc chấm dứt, ðổi sang triều ðại Hoàng-ðế từ nãm giáp Tý (2697 trước Tây-lịch). Các nhà chép sử Trung-quốc lấy thời ðại Hoàng-ðế làm kỷ nguyên. Trong bộ Sử-ký, Tý-mã Thiên khởi chép quyển một là Ngũ-đế bản kỷ, coi Hoàng-đế là Quốc-tổ Trung-quốc, không chép về thời đại Thần-Nông.

2. Triều ðại Thần-Nông Nam.

Thái-tử Lộc-Tục lên làm vua nãm Nhâm-Tuất (2879 trước Tây-lịch) hiệu là Kinh- Dương, lúc mười tuổi. Sau người Việt lấy nãm này làm kỷ nguyên lập quốc. Nếu cộng chung cho ðến nay (1991) là 4870 nãm, vì vậy ngýời Việt tự hào rằng ðã có năm nghìn năm văn hiến.

Xét về cương giới cổ sử chép :

« Thái-tử Lộc-Tục lên ngôi lấy hiệu là Kinh-Dương(2), ðặt tên nýớc là Xích-quỷ, ðóng ðô ở Phong-châu nay thuộc Sơn-Tây. Vua Kinh-Dương lấy con gái vua Ðộng-ðình là Long-nữ đẻ ra Thái-tử Sùng-Lãm. Thái-tử Sùng-Lãm lại kết hôn với công chúa Âu-Cơ con vua Ðế-Lai(3). Khi vua Kinh-Dương bãng hà thái-tử Sùng-Lãm lên nối ngôi vua, tức vua Lạc-Long, đổi tên nước là Vãn-Lang. Nước Vãn-Lang Bắc tới hồ Ðộng-ðình, Nam giáp nước Hồ-tôn, tây giáp Ba-thục, ðông giáp biển Ðông-hải.)

Cổ sử ðến ðây, không có gì nghi ngờ, nhưng tiếp theo lại chép : « Vua Lạc-Long lấy công chúa Âu-Cơ sinh ra một bọc trãm trứng nở ra trãm con. Ngài truyền cho các hoàng tử ði bốn phương lập ấp, tổ chức cai trị giáo hóa dân chúng. Mỗi vị lập một ấp theo lối cha truyền con nối .

Hoàng-tử thứ nhất tới thứ mười lập ra vùng hồ Ðộng-ðình.(Nay là Hồ-Nam, Quý-châu, Trung-quốc.)

Hoàng-tử thứ mười một tới thứ hai mươi lập ra vùng Tượng-quận.(Nay là Vân-Nam và một phần Quảng-Tây, Tứ-xuyên thuộc Trung-quốc.)

Hoàng-tử thứ ba mươi mốt tới bốn mươi lập ra vùng Chiêm-thành.(Nay thuộc Việt-Nam, từ Thanh-hóa ðến Ðồng-nai.)

Hoàng-tử thứ bốn mươi mốt tới nãm mươi lập ra vùng Lão-qua.(Nay là nước Lào và một phần Bắc Thái-lan.)

Hoàng-tử thứ nãm mươi mốt tới sáu mươi lập ra vùng Nam-hải. (Nay là Quảng-ðông, và một phần Phúc-kiến, Trung-quốc.)

Hoàng-tử thứ sáu mươi mốt tới bảy mươi lập ra vùng Quế-lâm.(Nay thuộc Quảng-tây, Trung-quốc.)

Hoàng-tử thứ bảy mươi mốt tới tám mươi lập ra vùng Nhật-nam.(Nay thuộc Việt-Nam từ Nghệ-an tới Quảng-bình.)

Hoàng-tử thứ tám mươi mốt tới chín mươi lập ra vùng Cửu-chân.(Nay thuộc Việt-Nam từ Ninh-bình tới Thanh-hóa, Nghệ-an, Hà-tĩnh)

Hoàng tử thứ chín mươi mốt tới một trãm lập ra vùng Giao-chỉ.(Nay là Bắc Việt-Nam và một phần tỉnh Quảng-tây, Vân-Nam thuộc Trung-quốc.)

Ngài hẹn rằng : Mỗi nãm các hoàng-tử phải về cánh ðồng Tương vào ngày Tết, ðể chầu hầu phụ mẫu ».

Một huyền sử khác lại thuật :

Vua Lạc-Long nói với Âu-Cơ rằng :

« Ta là Rồng, nàng là loài Tiên ở với nhau lâu không ðược. Nay ta ðem nãm mươi con xuống nước, nàng ðem nãm mươi con lên rừng. Mỗi nãm gặp nhau tại cánh ðồng Tương một lần »

Các sử gia người Việt lấy nãm vua Kinh-Dương lên làm vua là nãm Nhâm-tuất (2879 trước Tây-lịch), nhưng không tôn vua Kinh-Dương với Công-chúa con vua Ðộng-ðình làm Quốc-tổ, Quốc-mẫu, mà lại tôn vua Lạc-Long làm Quốc-tổ và Công-chúa Âu-Cõ làm Quốc-mẫu. Cho ðến nay Quý-vị hỏi trăm người Việt ở hải ngoại rằng tổ là ai, họ đều tự hào : « Chúng tôi là con Rồng, cháu Tiên. Quốc-tổ tên Lạc-Long, Quốc-mẫu tên Âu-Cơ ».

Chủ ðạo của tộc Việt bắt nguồn từ niềm tin này.

Triều ðình, dân tộc:

Tôi đã trình bầy với Quý-vị về hai triều đại đầu tiên cai trị vùng Á-châu Thái-bình dương : Phía Bắc sông Trường-giang sau thành Trung-quốc. Phía Nam sông Trường-giang tới vịnh Thái-lan, sau thành Ðại-Việt. Hai triều ðại Thần-Nông Nam-Bắc cai trị dân chúng :

- Không có nghĩa là dân chúng cùng một chủng tộc ;

- Không có nghĩa là tộc Hoa, tộc Việt là một;

- Cũng không có nghĩa tất cả dân chúng tộc Hoa, tộc Việt ðều là huyết tộc của vua Thần-Nông.

- Trung-quốc, Ðại-Việt là anh em về phương diện chính trị. Giòng Thần-Nông cai trị vùng đất Trung-quốc, Đại-Việt là anh em, nhưng dân chúng không hoàn toàn là anh em. Dân chúng hai nước bao gồm nhiều tộc khác nhau như Mongoloid, Malanésien, Indonésien, Australoid, và cả Négro-Australoid...v.v.

- Người Hoa, người Việt nhân triều ðại Nam-Bắc Thần-Nông tổ chức cai trị, lập thành nước, mà tôn làm tổ mà thôi. Chứ hai vùng hồi ðó hàng nghìn, hàng vạn bộ tộc khác nhau, ngôn ngữ khác nhau, văn hóa khác nhau.

Sau này các vãn nhân người Hoa ở vùng lưu vực Hoàng-hà, lưu vực sông Hán, nhân có chữ viết, lại không ði ra ngoài, rồi tưởng tượng mà viết thành sách, tự cho mình là con trời, tự trời mà xuống; sau đó đem văn minh, truyền bá ra khắp thế giới (Thiên-hạ), người sau lấy làm chủ ðạo của họ. Tôi sẽ bàn ðến ở dưới.

Tôi xin cử một tỷ dụ, ðể Quý-vị nhìn rõ hơn. Ông Washington là vị Tổng-thống ðầu tiên lập ra nýớc Hoa-kỳ, chứ ông không phải là tổ của các sắc dân ðến từ châu Phi, châu Âu, cũng như dân bản xứ. Hai vị vua Nghi, vua Kinh Dương không phải là tổ huyết tộc của người Hoa, người Việt. Hai ngài chỉ là tổ về chính trị mà thôi.
 
Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.348
159.273
113
www.phindeli.com
II. CHỦ ÐẠO TRUNG QUỐC, VIỆT-NAM.

Như Quý-vị đã thấy, mỗi dân tộc đều có một chủ đạo, cùng một biểu hiệu. Người Pháp cho rằng tổ tiên là người Gaulois, con vật týợng trýng là con gà trống. Ngýời Anh lấy biểu hiệu là con sư-tử. Ngýời Hoa-kỳ lấy biểu hiệu là con chim ưng. Người Trung-hoa lấy biểu hiệu là con Rồng. Người Việt lấy biểu hiệu là con Rồng và con chim Âu. Gốc biểu hiệu này lấy từ huyền sử vua Lạc-Long là loài rồng, công-chúa Âu-Cơ là loài chim. Người Do-thái họ tự tin rằng họ là giống dân linh, ðược Chúa chọn. Vì vậy, sau hai nghìn năm mất nước, họ vẫn không bị đồng hóa. Khi tái lập quốc, với dân số bằng một phần trăm khối Ả-rập, nhưng họ vẫn đủ khả năng chống với bao cuộc tấn công để tồn tại. Đó là nhờ niềm tin họ thuộc sắc dân được Chúa chọn.

Tôi xin nói rõ về chủ đạo của Trung-quốc và Việt-Nam.

Như Quý-vị đều biết, hiện Trung-quốc, Việt-Nam đều là những nước theo chủ nghĩa Cộng-sản, ðặt cãn bản trên thuyết của Karl Marx, Friedrich Engels. Chủ thuyết này ðến Trung-quốc, Chủ-tịch Mao Trạch Ðông biến thể ði thành Maoisme. Tại Việt-Nam, người mang chủ thuyết Marx, Engels vào là Chủ-tịch Hồ Chí Minh ; ông ðược ðào tạo tại Liên-sô, vì vậy chủ thuyết của ông phảng phất Léninisme, pha thêm Việt-tính do ông tạo ra. Dường như hiện nay trên khắp thế giới, kể cả Liên-bang Sô-viết chỉ Việt-Nam là quốc gia duy nhất còn duy trì tượng Lénine tại một công viên lớn của Thủ-ðô (Hà-nội). Theo như dự ðoán của chúng tôi thì Trung-quốc, cũng như Việt-Nam cùng nhận thấy thuyết của Karl Marx, Friedrich Engels không còn hợp thời, không còn ích lợi nữa. Cả hai đang từng bước, từng bước trở lại với chủ đạo của mình. Xin các vị cứ chờ, không lâu đâu cả hai sẽ hoàn toàn trở về với kho tàng quý báu của nước mình! Tôi thấy Trung-quốc trở lại quá mau, quá mạnh. Con rồng Trung-quốc mà Hoàng-đế Napoléon bảo rằng hãy để nguyên cho nó ngủ. Bằng như nó thức dậy, nó sẽ làm rung chuyển thế giới. Thưa Quý-vị, con rồng Trung-quốc đã thức dậy rồi, nhưng nó chưa làm rung ðộng thế giới!

1.- Chủ đạo của Trung-quốc.

Người Hoa thì tin rằng mình là con trời. Cho nên trong các sách cổ của họ, vua được gọi là Thiên-tử, còn các quan thì luôn là người nhà trời xuống thế phò tá cho vua. Chính niềm tin đó cùng với văn minh Hoa-hạ, văn minh Nho-giáo đã kết thành chủ-đạo của họ.

Cho nên người Hoa dù ở ðâu, họ cũng có một tổ chức xã hội riêng, sống với nhau trong niềm kiêu hãnh con trời. Cho dù họ lưu vong ðến nghìn năm họ cũng không bị đồng hóa, không quên nguồn gốc. Cũng chính vì vậy, mà từ một tộc Hoa nhỏ bé ở lưu vực sông Hoàng-hà, họ ðánh chiếm, ðồng hóa hàng nghìn nước xung quanh, và nước của họ rộng lớn như ngày nay. Hầu hết những nước khác ðến cai trị họ, ðều bị họ ðồng hóa. Mông-cổ, Mãn-thanh bị đồng hóa, bị mất hầu hết lãnh thổ.

Nhưng chủ-ðạo và sức mạnh của ngýời Trung-quốc phải ngừng lại ở biên giới Hoa-Việt.

Chủ đạo của Trung-quốc bắt nguồn từ thời nào ? Từ sách nào ? Do ai khởi xướng ?

Ðầu tiên là Kinh-thư, không rõ tác giả là ai, xuất hiện trước Khổng-tử, thiên Vũ-cống gọi thế giới chúng ta ở là Thiên-hạ (Dưới trời).

Thời cổ, các vãn nhân Trung-quốc không ði xa hơn vùng sông Hán, sông Hoàng-hà, họ tưởng ðâu thế giới chỉ có Trung-quốc, nên gọi Trung-quốc là Thiên-hạ. Thiên-hạ là Trung-quốc, tức là nước ở giữa. Bốn phía Trung-quốc là biển, nên gọi Trung-quốc là hải-nội, các nước khác là hải-ngoại.

Kinh-thư thiên Vũ-cống chia Thiên-hạ thành 9 châu : Ký, Duyện, Thanh, Từ, Dương, Kinh, Dự, Lương, Ung. Lại dùng khoảng cách, chia làm nãm cõi, gọi là Ngũ-phục, mỗi cõi cách nhau năm trăm dặm (250 km). Ngũ-phục là Điện-phục, Hầu-phục, Tuy-phục, Yêu-phục, Hoang-phục. Trung-ương là kinh ðô của nhà vua.
- Ðiện-phục ở ngoài kinh ðô nãm trãm dặm.
- Hầu-phục ở ngoài cõi Điện-phục năm trăm dăm : trong năm trăm dặm cõi Hầu thì khoảng cách một trăm dặm để phong thái ấp cho các quan khanh, đại phu. Hai trăm dặm nữa phong cho các tước Nam. Hai trăm dặm nữa phong cho các chư Hầu.
- Kế tiếp Hầu-phục là Tuy-phục. Trong năm trăm dặm cõi Tuy thì ba trăm dặm là nơi truyền bá vãn chương, giáo hóa quần chúng ; còn hai trăm dặm để hưng thịnh võ bị, bảo vệ quốc gia.
- Sau cõi Tuy là cõi Yêu. Trong ba trăm dặm cõi Yêu là nơi cho rợ phương Ðông ở. Hai trãm dặm còn lại là nơi ðể ðầy tội nhân.
- Cõi cuối cùng là cõi Hoang, năm trăm dặm. trong ba trăm dặm gần dành cho mọi phương Nam ở, hai trãm dặm cuối cùng ðể ðầy người có tội nặng.
- Ra khỏi cõi Hoang là... biển.

Với lối phân chia lẫm cẩm, hài hước ấy, nãm nghìn năm qua, dân Trung-quốc coi là Kinh, tức những gì không thể thay đổi, rồi trở thành chủ đạo của tộc Hoa.

Từ nguồn gốc kinh ðiển cổ, người Hoa tự cho mình là con trời (Thiên-tử), cho nên hầu hết các tiểu thuyết của họ thì vua luôn có tướng tinh là con rồng vàng, là Thanh-y ðồng tử trên thượng giớí giáng sinh. Các quan võ thì luôn là Vũ-khúc tinh quân, các quan văn là Văn-khúc tinh quân. Quần thần thì là Nhị-thập bát tú giáng hạ. Với chủ đạo này, họ đã đánh chiếm mấy trăm nước tạo thành một Trung-quốc vĩ đại.
 
Chỉnh sửa cuối: