Này, làm người có ích chút đi, bạn biết tiếng tào, search dùm phát xem có thông tin gì về địa danh Chu Diên ko? Nhớ search bằng tiếng tào phồn thể, copy thẳng trong Hán Thư ấy, và cái kết quả nào cho ra gần Hà Nội thì tự bỏ, mình ko cần loại ấy.
Làm tốt thì mai mốt tìm được nhà chị Trưng mềnh phát cho cái bằng Tổ Quốc Ghi Công.
Mình đang cfe sờ đùi, mai mình tìm cho
Có 1 bạn tuyên bố đã tìm được nhà chị Trưng với nhà anh Thi bên Tào nè:
....
Trước đây các sử gia Việt Nam cứ cho rằng cuộc khởi nghĩa của Bà Trưng diễn ra ở Mê Linh trong lãnh thổ Bắc Việt Nam. Đây là một sự sai lầm vì chính sách “Lĩnh Nam Trích Quái chép: “Hai Bà Trưng vốn dòng họ Hùng, chị tên Trắc, em tên Nhị người ở huyện Mê Linh đất Phong Châu, con gái quan Hùng tướng đất Giao Châu”.
Địa danh Mê Linh ở Trường sa và đất Phong Châu là Phong Châu Thượng ở giữa Vân Nam và Quí Châu chứ không phải Phong Châu Hạ ở Bạch Hạc, Việt Trì Bắc Việt sau này do triều Đường mới đặt tên năm 622. Sách “Cựu Đường thư” của Lưu Hú chép: “Phong Châu ở Tây Bắc An Nam, Sở trị là Gia Ninh. Đời Hán, huyện Mê Linh thuộc quận Giao Chỉ là đất của Văn Lang Di xưa”. Cựu Đường thư đã ghi rõ là Phong Châu ở hướng Tây Bắc An Nam chứ không phải ở vùng Tây Bắc của nước An Nam. Sách “Thông Điển” của Đỗ Hựu đời Đường chép: “Phong Châu là đất Văn Lang xưa, có con sông tên là Văn Lang”. Thuỷ Kinh chú dẫn Lâm Ấp ký” chép: “Phía Nam Chu Ngô có giống người gọi là Văn Lang. Họ không biết xây nhà mà ở trên cây (ở nhà sàn), ăn cá và thịt sống, buôn bán các chất thơm. Phía Nam huyện đó có con sông nhỏ tên là Văn Lang Cứu”.
Sự thật lịch sử này đã được Lịch Đạo Nguyên xác nhận trong tác phẩm “Thuỷ Kinh chú” là đến năm 42, Mã Viện tâu trình kế hoạch tiến quân đánh Hai Bà ở Vân Nam như sau:“Năm Kiến Vũ thứ 19 tức năm 42, Phục Ba tướng quân là Mã Viện tâu lên vua rằng: Đi từ Mê Linh ra Bôn Cổ huyện Thuý tỉnh Vân Nam để đánh Ích Châu, thần sẽ đem hơn vạn người Lạc Việt, trong đó có hơn 3 nghìn người từng theo Viện chiến đấu có mang tên tẩm thuốc độc, bắn một lần mấy phát, tên bắn như mưa trúng ai nấy chết. ..”. Mã Viện tiến quân từ mạn Bắc xuống nên nếu Mê Linh là ở Bắc Việt Nam thì làm sao mà đi ra huyện Thúy tỉnh Vân Nam được.
Sách Thủy Kinh chú chép về địa danh Mê Linh rõ hơn: “Huyện Tiến Tang là Đô uý trị ở miền Nam quận Tường Kha. Trên sông có cửa quan nên gọi là cửa Tiến Tang. Mã Viện xưa nói rằng theo đường sông Mê Linh ra vương quốc Tiến Tang, đến huyện Bí (Bôn) Cổ thuộc Ích Châu, chuyên chở thuận lợi nên đường binh xa chuyên chở là do đó …”.
Như vậy rõ ràng là sông Mê Linh nằm ở cửa Tiến Tang miền Nam huyện Tường Kha tỉnh Hồ Nam Trung Quốc chứ không phải ở Bắc Việt Nam như các sử gia vẫn chép từ trước đến giờ.
Theo Lĩnh Nam trích Quái, Triệu Vũ Đế của Nam Việt cũng là người Chân Định (Trường Sa tỉnh Hồ Nam TQ) là 1 trong 15 bộ của nước Văn Lang. Đất Mê Linh lúc trước gọi là My Linh thuộc nước Sở, về sau là vùng Trường sa, Phan Hồ tỉnh Hồ Nam, nơi mà Hán Vũ Đế đặt “Đô Uý trị” ở đó năm Nguyên Đĩnh thứ 6 tức năm 111 TDL sau khi đánh thắng Nam Việt. Sự kiện này một lần nữa xác nhận Mê Linh lúc đó là địa danh ở Trường Sa, Tây hồ tỉnh Hồ Nam Trung Quốc.
Sau khi bị Hán tộc xâm lược đẩy lùi dân tộc ta về phương Nam, tiền nhân ta đã mang theo địa danh Mê Linh, Tây hồ xa xưa để đặt tên cho vùng đất mới ở làng Hạ Lôi, huyện Yên Lãng tỉnh Vĩnh Phú.
Địa danh Phan Hồ còn gọi là Tây Hồ ở vùng Ô Diên tỉnh Hồ Nam thuộc Giang Nam tức phía Nam sông Dương Tử là vùng núi có hình con chim Điêu, chim Ó sau đổi thành Chu Diên quê hương của danh tướng Thi, chính là vùng Hai Bà đã đóng quân chống quân Hán xâm lược. Phan Hồ còn gọi là hồ Tây hay hồ Dâm Đàm là một trong 5 hồ rộng lớn ở Giang Nam, sóng nước mênh mông nên còn gọi là hồ Lãng Bạc.
Mùa hè năm 43, Mã Viện hành quân đến Lãng Bạc mà theo Thủy Kinh chú thì: “Ở phía Bắc huyện Phong Khê có con sông chảy về phía Đông qua Lãng Bạc. Mã Viện cho đó là đất cao bèn từ Tây Lý đem quân đến đóng ở đấy. Sông ấy lại chảy về phía Đông qua phía Nam thành cũ huyện Long Uyên”.
Sử gia Đào Duy Anh và các nhà sử học CHXHCNVN nhất loạt gán ghép một cách vô lý đó là con sông Thiếp. Tây Lý là Tây Vu vì chữ Vu bị chép lầm thành chữ Lý! để cho rằng Lãng Bạc là vùng đồi núi huyện Tiên Du ở Bắc Ninh bây giờ. Thủy Kinh Chú của Lịch Đạo Nguyên viết rõ rằng con sông này còn gọi là sông Nam. Thực ra đó chính là sông Việt (Việt giang) mà sau này Hán sử cố tình chép đổi lại là Tây giang gồm 2 nhánh Tả giang và Hữu giang bắt nguồn từ Uất Lâm phía Bắc Quảng Tây chảy xuống Đông Nam ra thành cũ huyện Long Uyên ở Quảng Đông Trung Quốc.
Mặt khác, chính sử sách chép rằng nhân dân các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố nhất tề hưởng ứng Hai Bà Trưng nên chỉ trong 1 tháng Hai Bà đã đánh chiếm 65 thành trì dễ như trở bàn tay.
Căn cứ vào “Quận quốc chí” của “Hậu Hán thư” thì Nam Hải có 7 thành, Thương Ngô 11 thành, Uất Lâm 11 thành, Hợp Phố 5 thành, Giao Chỉ 12 thành, Cửu Chân 5 thành, Nhật Nam 5 thành, như vậy là 53 thành. Nếu cộng với 12 thành ở Dương Châu và Kinh châu mới đủ 65 thành mới đúng với con số thành mà Hai Bà Trưng đã chiếm được.
http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/25510-tra-lai-tam-voc-xung-dang-cho-hai-ba/