Hạng D
26/9/12
1.057
70.891
113
Ho Chi Minh City
Có 1 bạn tuyên bố đã tìm được nhà chị Trưng với nhà anh Thi bên Tào nè:

....
Trước đây các sử gia Việt Nam cứ cho rằng cuộc khởi nghĩa của Bà Trưng diễn ra ở Mê Linh trong lãnh thổ Bắc Việt Nam. Đây là một sự sai lầm vì chính sách “Lĩnh Nam Trích Quái chép: “Hai Bà Trưng vốn dòng họ Hùng, chị tên Trắc, em tên Nhị người ở huyện Mê Linh đất Phong Châu, con gái quan Hùng tướng đất Giao Châu”.

Địa danh Mê Linh ở Trường sa và đất Phong Châu là Phong Châu Thượng ở giữa Vân Nam và Quí Châu chứ không phải Phong Châu Hạ ở Bạch Hạc, Việt Trì Bắc Việt sau này do triều Đường mới đặt tên năm 622. Sách “Cựu Đường thư” của Lưu Hú chép: “Phong Châu ở Tây Bắc An Nam, Sở trị là Gia Ninh. Đời Hán, huyện Mê Linh thuộc quận Giao Chỉ là đất của Văn Lang Di xưa”. Cựu Đường thư đã ghi rõ là Phong Châu ở hướng Tây Bắc An Nam chứ không phải ở vùng Tây Bắc của nước An Nam. Sách “Thông Điển” của Đỗ Hựu đời Đường chép: “Phong Châu là đất Văn Lang xưa, có con sông tên là Văn Lang”. Thuỷ Kinh chú dẫn Lâm Ấp ký” chép: “Phía Nam Chu Ngô có giống người gọi là Văn Lang. Họ không biết xây nhà mà ở trên cây (ở nhà sàn), ăn cá và thịt sống, buôn bán các chất thơm. Phía Nam huyện đó có con sông nhỏ tên là Văn Lang Cứu”.

Sự thật lịch sử này đã được Lịch Đạo Nguyên xác nhận trong tác phẩm “Thuỷ Kinh chú” là đến năm 42, Mã Viện tâu trình kế hoạch tiến quân đánh Hai Bà ở Vân Nam như sau:“Năm Kiến Vũ thứ 19 tức năm 42, Phục Ba tướng quân là Mã Viện tâu lên vua rằng: Đi từ Mê Linh ra Bôn Cổ huyện Thuý tỉnh Vân Nam để đánh Ích Châu, thần sẽ đem hơn vạn người Lạc Việt, trong đó có hơn 3 nghìn người từng theo Viện chiến đấu có mang tên tẩm thuốc độc, bắn một lần mấy phát, tên bắn như mưa trúng ai nấy chết. ..”. Mã Viện tiến quân từ mạn Bắc xuống nên nếu Mê Linh là ở Bắc Việt Nam thì làm sao mà đi ra huyện Thúy tỉnh Vân Nam được.

Sách Thủy Kinh chú chép về địa danh Mê Linh rõ hơn: “Huyện Tiến Tang là Đô uý trị ở miền Nam quận Tường Kha. Trên sông có cửa quan nên gọi là cửa Tiến Tang. Mã Viện xưa nói rằng theo đường sông Mê Linh ra vương quốc Tiến Tang, đến huyện Bí (Bôn) Cổ thuộc Ích Châu, chuyên chở thuận lợi nên đường binh xa chuyên chở là do đó …”.

Như vậy rõ ràng là sông Mê Linh nằm ở cửa Tiến Tang miền Nam huyện Tường Kha tỉnh Hồ Nam Trung Quốc chứ không phải ở Bắc Việt Nam như các sử gia vẫn chép từ trước đến giờ.

Theo Lĩnh Nam trích Quái, Triệu Vũ Đế của Nam Việt cũng là người Chân Định (Trường Sa tỉnh Hồ Nam TQ) là 1 trong 15 bộ của nước Văn Lang. Đất Mê Linh lúc trước gọi là My Linh thuộc nước Sở, về sau là vùng Trường sa, Phan Hồ tỉnh Hồ Nam, nơi mà Hán Vũ Đế đặt “Đô Uý trị” ở đó năm Nguyên Đĩnh thứ 6 tức năm 111 TDL sau khi đánh thắng Nam Việt. Sự kiện này một lần nữa xác nhận Mê Linh lúc đó là địa danh ở Trường Sa, Tây hồ tỉnh Hồ Nam Trung Quốc.

Sau khi bị Hán tộc xâm lược đẩy lùi dân tộc ta về phương Nam, tiền nhân ta đã mang theo địa danh Mê Linh, Tây hồ xa xưa để đặt tên cho vùng đất mới ở làng Hạ Lôi, huyện Yên Lãng tỉnh Vĩnh Phú.

Địa danh Phan Hồ còn gọi là Tây Hồ ở vùng Ô Diên tỉnh Hồ Nam thuộc Giang Nam tức phía Nam sông Dương Tử là vùng núi có hình con chim Điêu, chim Ó sau đổi thành Chu Diên quê hương của danh tướng Thi, chính là vùng Hai Bà đã đóng quân chống quân Hán xâm lược. Phan Hồ còn gọi là hồ Tây hay hồ Dâm Đàm là một trong 5 hồ rộng lớn ở Giang Nam, sóng nước mênh mông nên còn gọi là hồ Lãng Bạc.

Mùa hè năm 43, Mã Viện hành quân đến Lãng Bạc mà theo Thủy Kinh chú thì: “Ở phía Bắc huyện Phong Khê có con sông chảy về phía Đông qua Lãng Bạc. Mã Viện cho đó là đất cao bèn từ Tây Lý đem quân đến đóng ở đấy. Sông ấy lại chảy về phía Đông qua phía Nam thành cũ huyện Long Uyên”.

Sử gia Đào Duy Anh và các nhà sử học CHXHCNVN nhất loạt gán ghép một cách vô lý đó là con sông Thiếp. Tây Lý là Tây Vu vì chữ Vu bị chép lầm thành chữ Lý! để cho rằng Lãng Bạc là vùng đồi núi huyện Tiên Du ở Bắc Ninh bây giờ. Thủy Kinh Chú của Lịch Đạo Nguyên viết rõ rằng con sông này còn gọi là sông Nam. Thực ra đó chính là sông Việt (Việt giang) mà sau này Hán sử cố tình chép đổi lại là Tây giang gồm 2 nhánh Tả giang và Hữu giang bắt nguồn từ Uất Lâm phía Bắc Quảng Tây chảy xuống Đông Nam ra thành cũ huyện Long Uyên ở Quảng Đông Trung Quốc.

Mặt khác, chính sử sách chép rằng nhân dân các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố nhất tề hưởng ứng Hai Bà Trưng nên chỉ trong 1 tháng Hai Bà đã đánh chiếm 65 thành trì dễ như trở bàn tay.
Căn cứ vào “Quận quốc chí” của “Hậu Hán thư” thì Nam Hải có 7 thành, Thương Ngô 11 thành, Uất Lâm 11 thành, Hợp Phố 5 thành, Giao Chỉ 12 thành, Cửu Chân 5 thành, Nhật Nam 5 thành, như vậy là 53 thành. Nếu cộng với 12 thành ở Dương Châu và Kinh châu mới đủ 65 thành mới đúng với con số thành mà Hai Bà Trưng đã chiếm được.

http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/25510-tra-lai-tam-voc-xung-dang-cho-hai-ba/
Bạn này lập luận và tìm tòi y chang bác rotti. Có khi là của một người.
Chả nghiên cứu được sâu như các bác, nhưng e vẫn tin tổ tiên của người Việt hiện nay là từ Trung Quốc, do thua trận trước người Hán mà di cư về phía nam từ 2-3k năm trước. Đó là thuyết mà em hay chém gió với bọn nước ngoài khi nói về quan hệ lịch sử giữa Việt Nam và TQ.
 
Hạng D
26/7/08
1.924
62.088
113
Có 1 bạn tuyên bố đã tìm được nhà chị Trưng với nhà anh Thi bên Tào nè:

....
Trước đây các sử gia Việt Nam cứ cho rằng cuộc khởi nghĩa của Bà Trưng diễn ra ở Mê Linh trong lãnh thổ Bắc Việt Nam. Đây là một sự sai lầm vì chính sách “Lĩnh Nam Trích Quái chép: “Hai Bà Trưng vốn dòng họ Hùng, chị tên Trắc, em tên Nhị người ở huyện Mê Linh đất Phong Châu, con gái quan Hùng tướng đất Giao Châu”.

Địa danh Mê Linh ở Trường sa và đất Phong Châu là Phong Châu Thượng ở giữa Vân Nam và Quí Châu chứ không phải Phong Châu Hạ ở Bạch Hạc, Việt Trì Bắc Việt sau này do triều Đường mới đặt tên năm 622. Sách “Cựu Đường thư” của Lưu Hú chép: “Phong Châu ở Tây Bắc An Nam, Sở trị là Gia Ninh. Đời Hán, huyện Mê Linh thuộc quận Giao Chỉ là đất của Văn Lang Di xưa”. Cựu Đường thư đã ghi rõ là Phong Châu ở hướng Tây Bắc An Nam chứ không phải ở vùng Tây Bắc của nước An Nam. Sách “Thông Điển” của Đỗ Hựu đời Đường chép: “Phong Châu là đất Văn Lang xưa, có con sông tên là Văn Lang”. Thuỷ Kinh chú dẫn Lâm Ấp ký” chép: “Phía Nam Chu Ngô có giống người gọi là Văn Lang. Họ không biết xây nhà mà ở trên cây (ở nhà sàn), ăn cá và thịt sống, buôn bán các chất thơm. Phía Nam huyện đó có con sông nhỏ tên là Văn Lang Cứu”.

Sự thật lịch sử này đã được Lịch Đạo Nguyên xác nhận trong tác phẩm “Thuỷ Kinh chú” là đến năm 42, Mã Viện tâu trình kế hoạch tiến quân đánh Hai Bà ở Vân Nam như sau:“Năm Kiến Vũ thứ 19 tức năm 42, Phục Ba tướng quân là Mã Viện tâu lên vua rằng: Đi từ Mê Linh ra Bôn Cổ huyện Thuý tỉnh Vân Nam để đánh Ích Châu, thần sẽ đem hơn vạn người Lạc Việt, trong đó có hơn 3 nghìn người từng theo Viện chiến đấu có mang tên tẩm thuốc độc, bắn một lần mấy phát, tên bắn như mưa trúng ai nấy chết. ..”. Mã Viện tiến quân từ mạn Bắc xuống nên nếu Mê Linh là ở Bắc Việt Nam thì làm sao mà đi ra huyện Thúy tỉnh Vân Nam được.

Sách Thủy Kinh chú chép về địa danh Mê Linh rõ hơn: “Huyện Tiến Tang là Đô uý trị ở miền Nam quận Tường Kha. Trên sông có cửa quan nên gọi là cửa Tiến Tang. Mã Viện xưa nói rằng theo đường sông Mê Linh ra vương quốc Tiến Tang, đến huyện Bí (Bôn) Cổ thuộc Ích Châu, chuyên chở thuận lợi nên đường binh xa chuyên chở là do đó …”.

Như vậy rõ ràng là sông Mê Linh nằm ở cửa Tiến Tang miền Nam huyện Tường Kha tỉnh Hồ Nam Trung Quốc chứ không phải ở Bắc Việt Nam như các sử gia vẫn chép từ trước đến giờ.

Theo Lĩnh Nam trích Quái, Triệu Vũ Đế của Nam Việt cũng là người Chân Định (Trường Sa tỉnh Hồ Nam TQ) là 1 trong 15 bộ của nước Văn Lang. Đất Mê Linh lúc trước gọi là My Linh thuộc nước Sở, về sau là vùng Trường sa, Phan Hồ tỉnh Hồ Nam, nơi mà Hán Vũ Đế đặt “Đô Uý trị” ở đó năm Nguyên Đĩnh thứ 6 tức năm 111 TDL sau khi đánh thắng Nam Việt. Sự kiện này một lần nữa xác nhận Mê Linh lúc đó là địa danh ở Trường Sa, Tây hồ tỉnh Hồ Nam Trung Quốc.

Sau khi bị Hán tộc xâm lược đẩy lùi dân tộc ta về phương Nam, tiền nhân ta đã mang theo địa danh Mê Linh, Tây hồ xa xưa để đặt tên cho vùng đất mới ở làng Hạ Lôi, huyện Yên Lãng tỉnh Vĩnh Phú.

Địa danh Phan Hồ còn gọi là Tây Hồ ở vùng Ô Diên tỉnh Hồ Nam thuộc Giang Nam tức phía Nam sông Dương Tử là vùng núi có hình con chim Điêu, chim Ó sau đổi thành Chu Diên quê hương của danh tướng Thi, chính là vùng Hai Bà đã đóng quân chống quân Hán xâm lược. Phan Hồ còn gọi là hồ Tây hay hồ Dâm Đàm là một trong 5 hồ rộng lớn ở Giang Nam, sóng nước mênh mông nên còn gọi là hồ Lãng Bạc.

Mùa hè năm 43, Mã Viện hành quân đến Lãng Bạc mà theo Thủy Kinh chú thì: “Ở phía Bắc huyện Phong Khê có con sông chảy về phía Đông qua Lãng Bạc. Mã Viện cho đó là đất cao bèn từ Tây Lý đem quân đến đóng ở đấy. Sông ấy lại chảy về phía Đông qua phía Nam thành cũ huyện Long Uyên”.

Sử gia Đào Duy Anh và các nhà sử học CHXHCNVN nhất loạt gán ghép một cách vô lý đó là con sông Thiếp. Tây Lý là Tây Vu vì chữ Vu bị chép lầm thành chữ Lý! để cho rằng Lãng Bạc là vùng đồi núi huyện Tiên Du ở Bắc Ninh bây giờ. Thủy Kinh Chú của Lịch Đạo Nguyên viết rõ rằng con sông này còn gọi là sông Nam. Thực ra đó chính là sông Việt (Việt giang) mà sau này Hán sử cố tình chép đổi lại là Tây giang gồm 2 nhánh Tả giang và Hữu giang bắt nguồn từ Uất Lâm phía Bắc Quảng Tây chảy xuống Đông Nam ra thành cũ huyện Long Uyên ở Quảng Đông Trung Quốc.

Mặt khác, chính sử sách chép rằng nhân dân các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố nhất tề hưởng ứng Hai Bà Trưng nên chỉ trong 1 tháng Hai Bà đã đánh chiếm 65 thành trì dễ như trở bàn tay.
Căn cứ vào “Quận quốc chí” của “Hậu Hán thư” thì Nam Hải có 7 thành, Thương Ngô 11 thành, Uất Lâm 11 thành, Hợp Phố 5 thành, Giao Chỉ 12 thành, Cửu Chân 5 thành, Nhật Nam 5 thành, như vậy là 53 thành. Nếu cộng với 12 thành ở Dương Châu và Kinh châu mới đủ 65 thành mới đúng với con số thành mà Hai Bà Trưng đã chiếm được.

http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/25510-tra-lai-tam-voc-xung-dang-cho-hai-ba/

Có một vấn đề hơi khó hiểu, nếu Phong Châu nằm khoảng giữa Vân Nam và Quý Châu thì từ đó kéo lên đánh Trường Sa năm 39AD em hình dung là xa lắm, Trường Sa là phía Bắc của Ngũ Lĩnh, Phong Châu của bài này là khoảng Tây Nam Ngũ Lĩnh, ko lẽ bọn nông dân nổi dậy trèo đèo vượt suối leo qua Ngũ Lĩnh để đánh Tô Định ở Trường Sa.

Một số thông tin em đọc thì Tô Định là ở Trường Sa chứ ko phải Luy Lâu là ở Bắc Ninh Việt Nam, điều này nó cũng phù hợp hơn với thông tin của ông Trần Cư Sỹ.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
26/7/08
1.924
62.088
113
Bạn này lập luận và tìm tòi y chang bác rotti. Có khi là của một người.
Chả nghiên cứu được sâu như các bác, nhưng e vẫn tin tổ tiên của người Việt hiện nay là từ Trung Quốc, do thua trận trước người Hán mà di cư về phía nam từ 2-3k năm trước. Đó là thuyết mà em hay chém gió với bọn nước ngoài khi nói về quan hệ lịch sử giữa Việt Nam và TQ.

Em là chôm chỉa, cop người này tí, người kia tí, thôi bác. Nhưng bài đó đi quá xa, ví dụ như ngồi cộng số thành cũng sai, tổng 7 quận phải là 56 thành, xong tự giảm mất 3 thành, rồi ôm luôn cả Kinh Châu, Dương Châu phía bắc sông Trường Giang để cố cho ra được 65 thành thì hơi khiên cưỡng.

Vị trí Phong Châu em thấy cũng ko hợp lý lắm, như đã nói ở cồng trên.

Làm gì thì cũng đừng bắt mấy chị vượt sông, trèo núi oánh nhau chứ, chỉ là bọn man di nổi dậy thôi mà, làm sao có thể vượt qua các trở ngại địa lý được.

Em cũng đang đọc tiếp bài đó xem có chôm được ý gì ko :) em đọc xong còn phải mò bản đồ để coi xem vị trí có phù hợp ko? Còn người ta viết hầu như chả care địa lý đâu, cho chạy lung tung như vịt hết cả :)
 
Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.348
159.218
113
www.phindeli.com
Mấy nghìn chữ post trên cái blog lichsuhuyenbivietnam của bs Trần Đại Sỹ này không rõ xác thực và có hội đồng phản biện này nọ để ra công trình nghiên cứu chính thức gì không?!?! Gúc gồ ra thì thấy Yên Tử Cư Sỹ chỉ vang danh là người viết tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết chớ không phải tài liệu hay công trình nghiên cứu. Vậy nên cũng nghi ngại sao sao đó. Tại sao không là công trình nghiên cứu chính quy?!?! Mà chỉ là bs kiêm thêm nghề văn viết tiểu thuyết?!?!?!
Ông Trần Đại Sỹ là Giáo Sư Bác Sĩ do Pháp đào tạo, hành nghề tại Pháp, từng làm Giám Đốc phụ trách Trung Quốc Sự Vụ của Viện Pháp-Á tại Paris (tương đương Viện Viễn Đông Bác Cổ hồi xưa) .

Không phải loại tào lao đâu bác.

Việc chính của ông là nghiên cứu Y học, việc phụ là nghiên cứu Lịch sử Việt nam cổ, việc phụ nữa là viết Tiểu thuyết Kiếm hiệp liên quan đến Hai Bà Trưng.

Bài viết của Ông về nguồn gốc dân tộc Việt cổ đã được chọn để đọc trong Lễ khai giảng niên khóa 1991-1992 tại Viện Pháp Á Paris.

Thính giả tại Viện Pháp Á toàn Giáo sư, Sinh viên Tây chuyên nghiên cứu phương Đông. Nếu bài của GS Trần là tào lao thì họ không mời đọc trong lễ khai giảng đâu.
 
Hạng B2
18/9/14
306
609
93
52
Có một vấn đề hơi khó hiểu, nếu Phong Châu nằm khoảng giữa Vân Nam và Quý Châu thì từ đó kéo lên đánh Trường Sa năm 39AD em hình dung là xa lắm, Trường Sa là phía Bắc của Ngũ Lĩnh, Phong Châu của bài này là khoảng Tây Nam Ngũ Lĩnh, ko lẽ bọn nông dân nổi dậy trèo đèo vượt suối leo qua Ngũ Lĩnh để đánh Tô Định ở Trường Sa.

Một số thông tin em đọc thì Tô Định là ở Trường Sa chứ ko phải Luy Lâu là ở Bắc Ninh Việt Nam, điều này nó cũng phù hợp hơn với thông tin của ông Trần Cư Sỹ.
Ngay tại VN thì có giả thuyết Mê Linh thời HBT là nằm ở vùng Ba vì Thạch Thất rì đó thuộc Hà tây cũ cơ. Còn sau này bị Mã Viện xoá sổ và tống hết lên khu Vĩnh Phúc, dân lên đó mới đặt tên lại theo tên quê cũ.
 
Hạng D
16/1/13
4.804
86.927
113
Vậy là tại nhà Lý mà người Việt hiện tại có đầu óc "Văn Lang hẹp" :)

Âu cũng nhờ vậy mới tồn tại .

Nếu có óc "Văn Lang rộng" thì chắc chắn đã bị "hòa tan" trong cái bể Tàu rồi .
 
Hạng B2
5/6/13
158
209
43
E rón rén cóp bết, đoạn cuối nói về ông Đô Dương

Nữ tướng Lê Chân - cuộc đời, hành trạng và nơi thờ phụng

Trong lịch sử đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc, phụ nữ Việt Nam luôn song hành cùng nam giới, làm nên những chiến công bất hủ. Năm 40, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ, phụ nữ đóng vai trò then chốt cả về chỉ huy và chiến đấu. Bà Lê Chân là vị nữ tướng xuất sắc, công lao, chiến tích của bà lưu dấu ấn sâu đậm ở nhiều địa phương.


Từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội...


Theo thần tích, truyền thuyết và các tư liệu khác về bà Lê Chân vào những năm đầu công nguyên nước ta bị nhà Đông Hán (Trung Quốc) thống trị. Ở làng An Biên (tên nôm làng Vẻn) huyện Đông Triều, xứ Đông (nay thuộc xã Thủy An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) có ông Lê Đạo làm nghề thầy thuốc, tính nhân từ, hay giúp đỡ người nghèo khó. Vợ ông là Trần Thị Châu cũng là người thuần hậu. Hiềm nỗi, ông bà tuổi đã cao mà chưa có con. Nghe tiếng ngôi chùa ở núi Yên Tử trong huyện rất linh ứng, ông bà tìm đến cầu tự. Quả nhiên, bà Châu có mang, ngày mồng 8 tháng 2 năm Canh Thìn (20) bà sinh con gái khôi ngô, bụ bẫm. Ông, bà đặt tên con là Chân.
Năm Lê Chân 18 tuổi, sắc đẹp và đức hạnh của nàng nổi tiếng khắp vùng. Thái thú Tô Định, một kẻ tham tàn, bạo ngược "thấy tiền thì giương mắt lên" đi kinh lý qua Đông Triều. Nghe kẻ nịnh thần tâu bày về sắc đẹp của nàng Lê Chân, Tô Định bèn dùng quyền thế ép nàng làm tì thiếp. Lê Chân dứt khoát chối từ. Tức tối, Tô Định hãm hại cả bố, mẹ nàng. Căm giận quân cướp nước, Lê Chân nung nấu căm thù, quyết trả thù nhà, nợ nước. Nàng tìm thày học binh thư, võ nghệ, kết giao với những người cùng chí hướng. Khi võ nghệ đã tinh thông, nàng cùng bạn bè tâm phúc sang đất An Dương (Hải Phòng), lúc ấy là một vùng đất bãi phù sa mới bồi. Nàng chiêu dân tứ xứ khai khẩn đất hoang, lập nên xóm ấp, chiêu tập binh mã, sắm sanh vũ khí, tích trữ lương thảo sẵn sàng khởi nghĩa.
Nghe tin ở xứ Đoài, Hai Bà Trưng cũng đang mưu nghiệp lớn, Lê Chân chẳng ngại đường sá cách trở tìm đến đất Mê Linh. Bà Trưng Trắc phong Lê Chân làm tướng được cùng bàn luận kế sách khởi nghĩa rồi phái nàng trở lại quê nhà, chiêu tập thêm binh sĩ, chuẩn bị sẵn lương thảo, chờ thời cơ hành động.
Tháng 3 năm Canh Tý (40) Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa chống bè lũ thống trị Đông Hán. Hưởng ứng lời hịch của Hai Bà, thủ lĩnh và nhân dân khắp 4 quận Giao Chỉ (Bắc bộ), Cửu Chân (Bắc Trung Bộ), Nhật Nam (Trung Trung bộ), Hợp Phố (Quảng Tây, Quảng Đông Trung Quốc) đã nhất tề nổi dậy, hợp sức với đạo quân chủ lực của Hai Bà, tấn công địch ở khắp nơi. Đạo quân của Lê Chân từ mạn biển xứ Đông đánh thốc lên Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) lỵ sở quận Giao Chỉ, nơi có bộ máy thống trị của bè lũ Tô Định, phối hợp với quân của Hai Bà Trưng và các thủ lĩnh nghĩa quân khác, giải phóng quận thành. Tô Định vội vã tháo chạy về đất Nam Hải (Trung Quốc) xin quân cứu viện.
Với khí thế tiến công như vũ bão, chỉ trong 2 tháng, nghĩa quân đã chiếm được 65 thành trì, đập tan ách thống trị của nhà Đông Hán. Đất nước sạch bóng quân thù, bà Trưng Trắc được tướng sĩ, nghĩa quân tôn làm vua (Trưng Vương). Trưng Vương xét công lao ban thưởng tướng sĩ. Lê Chân khi ấy 24 tuổi, được phong là Thánh Chân công chúa, ban chức Chưởng quản binh quyền coi giữ vùng hải tần (duyên hải Đông Bắc).
Nữ tướng Lê Chân đem quân trở về vùng đất An Dương khi trước, mở thêm trại, ấp lập ra trang An Biên (lấy tên quê gốc). Bà dùng nhân công khai khẩn đất hoang dọc ven sông Tam Bạc thành đồng ruộng cấy lúa, trồng dâu xanh tốt. Chỉ trong thời gian ngắn, trang An Biên dân cư đã đông đúc, kinh tế phát triển, nhiều nhà dân giàu có. Bà Lê Chân thường xuyên cho luyện tập trận thế, mở những lớp đấu vật, đài thi võ để nâng cao sức khỏe, khả năng chiến đấu của binh sĩ, dân chúng.
Trong thời gian bà Trưng Trắc làm vua, nhà Đông Hán phải lo đối phó với biến loạn lớn trong nước, nên không thể phát quân xâm lược nước Âu Lạc. Song triều đình Hán đã sửa soạn kỹ cho cuộc đàn áp. Mùa hạ, tháng 4 năm Kiến Vũ thứ 18 (42), vua Quang Vũ phong lão tướng 58 tuổi Mã Viện làm Phục Ba Tướng quân thống suất quân sĩ sang xâm lược nước ta.
Mã Viện xảo quyệt, mưu mô, có tài chinh chiến, dày dạn kinh nghiệm trận mạc. Lực lượng quân sự Đông Hán huy động ở mấy quân phía Nam Trung Quốc binh lính thiện chiến quen với thung thổ, khí hậu nhiệt đới, gồm 2 vạn quân chủ lực, 2000 thuyền, xe lớn, ngoài ra còn quân chèo thuyền, dân phu tải lương, phục dịch. Mã Viện chỉ huy cả hai đạo quân, chia hai đường thủy bộ, vừa dùng thuyền vượt biển, vừa đi đường ven chân núi phát cây mở đường hơn nghìn dặm; hai cánh quân thủy, bộ không cách xa nhau lắm để còn liên hệ phối hợp với nhau.
Từ vùng ven biển vịnh Bái Tử Long, Hạ Long, hai đạo quân thủy, bộ Đông Hán tiến đến cửa sông Bạch Đằng (Quảng Ninh - Hải Phòng) để vào nội địa nước ta.
Đội quân thường trực phòng thủ ven biển Đông Bắc do Chưởng quản binh quyền Lê Chân chỉ huy đã ra quân kịp thời chặn đánh quyết liệt đoàn thuyền binh đông đảo của giặc ngay từ cửa sông Bạch Đằng. Theo lệnh của Trưng Vương trên bộ nữ tướng Thánh Thiện đem quân lên đánh giặc ở biên giới; nữ tướng Bát Nàn chặn cánh quân trên bộ của Mã Viện ở cửa biển, phối hợp với nữ tướng Lê Chân. Suốt dọc sông Bạch Đằng, Đá Bạc, dưới nước và trên bờ hai đạo quân, đa số là phụ nữ chiến đấu quyết liệt. Lê Chân cho dựng chướng ngại vật trên sông, dùng những chiếc thuyền chiến nhỏ, nhẹ, dễ cơ động tập kích vào mạn sườn đoàn thuyền to lớn, nặng nề của giặc, làm chúng tổn thất không ít.
Song do quá chênh lệch về lực lượng, trang bị, vũ khí so với địch, nên hai nữ tướng phải lui quân. Đội thuyền binh của Lê Chân nhỏ nhẹ, ngược sông Bạch Đằng tiến rất nhanh, còn binh thuyền của Mã Viện to lớn, nặng nề nên đuổi theo rất chậm. Chẳng mấy chốc quân ta đã bỏ xa quân địch. Theo đường sông Bạch Đằng - Kinh Thầy - sông Đuống, thủy quân của Lê Chân tập kết về vùng hồ Tây, Hoàng Mai bên bờ hữu sông Hồng.
Trong thời gian ngắn trú quân ở đây, nữ tướng Lê Chân gấp rút củng cố lực lượng, tuyển thêm binh sĩ, đóng thêm thuyền chiến. Bà cho binh sĩ luyện tập võ nghệ, mở lò đấu vật. Mọi việc đã xong, nữ tướng Lê Chân gấp rút hành quân về bảo vệ kinh đô Mê Linh. Chờ đợi không thấy quân Mã Viện tấn công, Hai Bà Trưng đã chủ động tiến quân từ Mê Linh, qua Cổ Loa (Tây Vu), xuống Lãng Bạc đánh quân xâm lược đang đóng tại đây. Quân ta chiến đấu ngoan cường, đội quân tiên phong do nữ tướng Lê Chân chỉ huy tả xung, hữu đột. Bị cầm chân nhiều ngày, quân tướng địch đã có phần nao núng. Nhưng kẻ địch còn rất mạnh, quân đông, thủy bộ phối hợp lại thạo đánh tập trung do tên lão tướng Mã Viện quỉ quyệt chỉ huy, nên dần xoay chuyển tình thế. Quân Hai Bà Trưng trang bị thiếu, kinh nghiệm chiến đấu chưa nhiều, chưa quen đánh kiểu trận địa nên bị thiệt hại nặng, Hai Bà Trưng, nữ tướng Lê Chân và một số tướng lĩnh phải chuyển sang hữu ngạn sông Hồng, rồi lùi về căn cứ Cấm Khê (Kim Khê) - thung lũng suối Vàng ở chân dãy núi Ba Vì (Hà Nội). Đây là vùng núi rừng hiểm trở, ba mặt có sông lớn (sông Đà, sông Hồng, sông Đáy) ở thế thiên hiểm, tốt cho việc phòng ngự.
Quân thù kéo tới vây hãm, mở nhiều đợt tấn công. Quân ta kháng cự quyết liệt nhưng dần vào thế bất lợi. Mở đường máu Hai Bà Trưng và các nữ tướng Lê Chân, nàng Tía, lão tướng Đô Dương đem lực lượng còn lại rút theo hai đường thủy, bộ. Đường thủy theo sông Tích ra sông Đáy. Để bảo toàn khí tiết, Hai Bà Trưng gieo mình xuống sông tự tận. Nữ tướng Lê Chân tiếp tục cùng thủy binh xuôi về nam đồng bằng sông Hồng. Đạo quân của Đô Dương, nàng Tía rút theo đường thượng đạo đi len lỏi dưới chân dãy núi đá vôi 99 ngọn từ Ba Vì, Hòa Bình vào đất hai huyện Kim Bảng, Thanh Liêm (gọi là dãy Nam Công) rồi qua Ninh Bình vào Cửu Chân (Thanh Hóa).


Đến căn cứ Lạt Sơn

Sông Đáy - chi lưu bên hữu ngạn sông Hồng, bắt nguồn ở xã Vân Nam (Phúc Thọ, Hà Nội) chảy qua vùng đồng bằng vào đất Hà Nam thì gặp núi ở thôn Vĩnh Sơn (xã Tân Sơn - Kim Bảng) ở cả hai bờ. Sông tiếp tục uốn khúc qua hai xã Khả Phong, Thi Sơn với những khối núi, quả núi độc lập nằm bên hữu ngạn, đến địa phận xã Liên Sơn, Thanh Sơn núi kết thành dải, trùng điệp, cây mọc thành rừng. Từ địa phận thôn Đồng Sơn hiện nay (xã Liên Sơn) cũng bên hữu ngạn sông Đáy, sông Ngân nhận nước sông mẹ, chảy ngoằn ngoèo ven dãy núi qua các thôn Bút Sơn, Lạt Sơn (Thanh Sơn, Kim Bảng), Tân Lâm, Nam Sơn (thị trấn Kiện Khê) rồi đổ nước vào sông Đáy ở địa phận thôn Đò (xã Thanh Thủy) huyện Thanh Liêm. Nữ tướng Lê Chân đã chọn vùng rừng núi hiểm trở Lạt Sơn để làm căn cứ phòng thủ chặn quân Đông Hán, để một bộ phận nghĩa quân của nàng Tía, lão tướng Đô Dương tiếp tục rút về Cửu Chân (Thanh Hóa) vì tuyến đường thượng đạo từ Ba Vì cũng qua đây. Căn cứ Lạt Sơn lưng tựa vào dãy núi hình cánh cung ở phía Tây chạy từ Bắc xuống Nam; trước mặt, phía Đông là sông Đáy, sông Ngân như hai hào nước. Địa hình căn cứ tiến có thể đánh, lui có thể giữ, đầu cuối hô ứng lẫn nhau. Trận địa phòng thủ được xây dựng ở các thung lũng trước núi, ở các hang động và các đồi đất lẫn đá kéo dài khoảng 7 km từ Bắc xuống Nam.
Các tên thung, núi đồi và ký ức dân gian, mặc dù đã trải qua gần 2.000 năm vẫn giúp đời sau hình dung được những nét cơ bản về căn cứ và những trận đánh cuối cùng của bà Lê Chân.
Đầu căn cứ ở phía Bắc, đặt tiền đồn ở thung Mộc Bài, nơi đây bố trí đội quân tiên phong chặn mũi tiến công đầu tiên của quân thù... phía sau Mộc Bài là đồi Dốc voi Trượt nơi bố trí đội tượng binh(1). Tiếp xuống phía Nam, lần lượt là thung Hóc Bạc có kho lương thực, hậu cần; thung Bể, thung Dâu nơi đóng đại quân. Hang Diêm trên sườn núi phía Nam thung Bể là nơi đặt tổng hành dinh. Phía Tây thung Dâu là núi Thượi cao khoảng 225 m đặt vọng gác, quan sát được toàn bộ căn cứ. Gần núi Thượi có đồi Điểm quân, có lẽ là địa điểm tập hợp kiểm đếm số lượng binh sĩ. Sau thung Dâu là hai thung Đội Nhất, Đội Nhì nơi trú đóng của hai đội quân. Đồi Ông Tượng, điểm cuối căn cứ cách không xa sông Ngân về phía Tây. Cách vị trí đền bà Lê Chân hiện nay khoảng 3 km là thung Trống, nhân dân địa phương giải thích là nơi có lầu trống dùng để đánh cầm canh và hiệu lệnh chiến đấu. Một số địa danh trong khu căn cứ như đồi Dớn, non Tiên, thung Thùng Chạ, đặc biệt hồ Trứng rộng mấy chục mẫu cần xác minh thêm về ý nghĩa.
Cùng với xây dựng căn cứ, nữ tướng Lê Chân gấp rút chiêu mộ thêm binh sĩ chủ yếu là người Lạt Sơn và các vùng lân cận, lập nhiều cơ đội. Đạo quân của Đô Dương đã bổ sung một bộ phận binh sĩ, trong đó có nhiều người họ Dương cho căn cứ Lạt Sơn(2). Căn cứ còn chưa vững chắc, Mã Viện đã đưa quân đến vây hãm, mở nhiều trận tấn công. Nữ tướng Lê Chân tổ chức kháng cự cả trong các thung và trên sông Ngân.
Các trận đánh ác liệt diễn ra, quân ta chiến đấu kiên cường. Biết không đủ lực lượng đánh bại quân thù, hơn nữa lão tướng Đô Dương, nàng Tía đã rút lui an toàn, Bà cho binh sĩ bí mật rút khỏi căn cứ để mưu kháng chiến lâu dài, còn Bà và số ít tướng lĩnh, một bộ phận quân sĩ ở lại tử thủ. Quân giặc nhanh chóng phá vỡ tiền đồn Mộc Bài, tràn vào thung Hiên, thung Bể, dồn nghĩa quân về Đồng Gơ.
Trận huyết chiến ác liệt cuối cùng diễn ra ở Đồng Loạn, nữ tướng Lê Chân cùng mấy tướng tâm phúc rút lên núi Giát Dâu. Từ đỉnh núi cao, sườn dốc đứng, nữ tướng Lê Chân gieo mình tự vẫn để khỏi phải sa vào tay giặc, (núi này cách đền bà Lê Chân hiện nay khoảng 3 km về phía Tây). Thời khắc ấy vào buổi chiều ngày 13 tháng 7 năm Quí Mão (43). Mấy tướng tâm phúc đã mai táng Bà ở một hang động trong căn cứ(3). Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng in đậm dấu son trong sử sách, trong ký ức dân gian qua nhiều thế hệ.
Các nữ tướng, nam thần của cuộc khởi nghĩa đều có đền thờ, được nhân dân đời đời khói hương tưởng kính. Nữ tướng, Thánh Chân công chúa, Chưởng quản binh quyền Lê Chân được nhiều địa phương thờ phụng. Đó là: Đền An Biên (xã Thủy An, Đông Triều, Quảng Ninh) quê hương nữ tướng; đền Nghè (An Biên cổ miếu), đình An Biên (phường An Biên), đình Vẻn ngoài (phường Trại Cau) quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng là nơi Bà khai hoang, lập nên trang ấp, xây dựng lực lượng và chặn đánh cuộc xâm lược của Mã Viện; đình Hoàng Mai (phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội) nơi bà lập sới vật để rèn luyện quân sĩ. Đặc biệt tại căn cứ Lạt Sơn xưa, từ bao đời nay nhân dân địa phương, khách thập phương xa gần tụ về chiêm bái, đông nhất vào kỳ lễ hội, ngôi đền thờ Bà Lê Chân, tưởng niệm vị nữ tướng anh hùng dành trọn cuộc đời mình vì nghĩa lớn. Cũng nơi đây trên vách đá thung Bể còn lưu lại ba tấm bia niên đại năm 1671, 1672 triều vua Lê Gia Tông thời Hậu Lê, nói đến việc xây chùa Thánh Chân, khởi nguồn là Tiên động Thánh Chân, một bia có khắc hình con hổ, gợi liên tưởng đến sự dũng mãnh như hổ của nữ tướng Lê Chân, điệp thêm sự tôn kính, nâng Bà lên hàng Thánh Mẫu, Phật Mẫu. Không chỉ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Hà Nam mà cả nước đều tôn vinh, tưởng niệm nữ tướng Lê Chân, bởi vì bà đã để lại cho hậu thế muôn đời tấm gương chói lọi vì nước, vì dân./.

Chú thích:

(1) Bia ma nhai trên vách đá ở thung Bể (Lạt Sơn) có khắc hình con voi thêm một căn cứ về sự có mặt của đội tướng binh.
(2) Đô Dương quê làng Dương Xá (nay thuộc thành phố Thanh Hóa). Ông là đô vật nổi tiếng. Đô Dương có nghĩa sau: Đô vừa là đô vật vừa chỉ chức quan võ chỉ huy một đạo quân, Dương là họ, không phải tên. Bia ma nhai ở thung Bể (Lạt Sơn) khắc tên nhiều người họ Dương công đức xây chùa Thánh Chân, gợi liên tưởng về sự tham gia của người họ Dương ở căn cứ Lạt Sơn. Tộc phả họ Dương ở Lạt Sơn cho biết tổ tiên vốn người Cửu Chân (xã Gia Miêu, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa).
(3) Bia Lạt Sơn, niên đại 1671 nói đến Tiên động Thánh Chân, phải chăng bà được mai táng tại đây nên mang tên này.

Mai Khánh
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B2
16/9/11
373
8.710
93
Bọn sử gia phần lớn thik hợp với việc thủ thư, sử dụng chúng vào việc dịch thuật, tra số liệu, chứ k nên để chúng bình.
K công nhận triệu đà thì đừng công nhận an dương vương.
làm gì có An Dương Vương với Hùng Vương hở anh @Newbie_SG®?
 
Hạng B2
23/5/12
248
19.047
93
Nhớ hồi nhỏ đọc tiểu thuyết Lữa cháy thành Phiên Ngung cũng hay, mà không hiểu sau Ông Lữ Gia lại đi làm quan xa thế