@ các bác: nhìn một cách tổng thể thì hội nghị Paris phía VNDCCH và Mỹ đều đạt được mục tiêu của mình. Lê Duẩn có một câu kết rất hay là "cuối cùng Mỹ đi còn mình ở lại". "Mình" ở đây là quân giải phóng với một tỉ lệ khá lớn người và của từ ...miền Bắc. Phía ấm ức nhất là VNCH vì phải chấp nhận thực trạng 2 chính quyền, 3 lực lượng tại Nam VN.
Nhìn vào chi tiết thì có nhiều điểm rất đáng tiếc. Lẽ ra hiệp định đã được ký vào cuối tháng 10/1972, trước khi bầu TT Mỹ vào đầu tháng 11. Nhưng do thái độ áp đặt của Mỹ và sự lép vế của đoàn VNCH tại hội nghị, Nguyễn Văn Thiệu đề nghị sửa đổi 69 điểm của dự thảo hiệp định vào phút chót. Suốt từ tháng 10 đến đầu tháng 12 các bên liên tục đàm phán và tìm ra nhiều phương thức giải quyết những bất đồng này, gần như hóa giải gần hết. Chỉ còn một số chi tiết về di chuyển qua khu phi quân sự phía Mỹ không chịu nhượng bộ (vì sợ Miền Bắc tiếp tục tiếp tế cho miền Nam). Lẽ ra có thể khéo léo hóa giải vì thực tế về sau chuyện di chuyển này là ...chuyện nhỏ. Tuy nhiên cái căng nhất là Hà Nội nghi ngờ Mỹ và Sài Gòn tìm cách câu giờ để qua thời điểm bầu cử, rồi tìm cách kéo dài thời gian đàm phán để kịp tăng cường vũ khí, khí tài cho Sài Gòn. Vì vậy đoàn Lê Đức Thọ vào đầu tháng 12 phản ứng rất mạnh, đòi xem xét lại một loạt các điểm khác trong hiệp định nên dẫn tới bế tắc. Vì vậy khoảng 14/12 hai bên cùng thống nhất rời hội nghị, về nước xin ý kiến. Đến đây Nixon lại chơi rắn là gửi Tối hậu thư cho HN đề nghị trở lại đàm phán trong 72g, nếu không sẽ dùng biện pháp mạnh. Lúc này hai bên đã phóng lao đành theo lao thôi. Đến khoảng ngày 26/12, sau 1 tuần máu lửa thì Hà Nội đồng ý trở lại đàm phán. Tuy nhiên thế của HN lúc này đã khá mạnh vì B52 rơi hơi bị nhiều. Và đến lúc này phía Nixon cũng hạ quyết tâm ký HĐ bất chấp thái độ của Sài Gòn. Và thực tế HĐ Paris được ký kết với đa số các điều khoản không khác nội dung đã thỏa thuận vào tháng 10/1972.