Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Chiếc F16 MATV mà bác magic post chỉ là bản test mà không áp dụng vào thực tế. Nó được áp dụng vào F35.
Lý do không phát triển vào F16 có lẽ là bản thân thiết kế của F16 không phù hợp với việc cơ động này. Vì phiên bản đầu tiên của F16 không phải là loại có thể điều chỉnh nozzle. Sau này có gắn thêm thì miễn cưỡng nó cũng có tác dụng, nhưng tối ưu thì không có. Vậy thì cứ theo cổ điển cho lành.

Vấn đề bác cowardsp nói về bay siêu âm, nó cũng có mặt trái nên ít khi ứng dụng. Đó là quá hao xăng, khi đốt lần 2 thì công suất tăng từ 30-50% nhưng xăng tiêu hao hơn gấp đôi. Nên dùng vào việc chạy trốn thì phù hợp hơn. Mig 21 cũng có afterburner nhưng nếu khởi động thì chắc được vài chục giây sẽ hết xăng.

Máy bay F22 là chiếc có thể bay siêu âm mà không cần đốt 2 lần (supercruise). Tuy nhiên dù không đốt 2 lần thì nó cũng hao xăng khi bay supercruise. Người ta thử nghiệm thấy nếu F22 bay supercruise trong 100nm thì bán kính chiến đấu của F22 từ 600nm tụt xuống 450nm.
Chính vì ưu tiên để đạt tối đa lực đẩy, giảm lực cản nên F22 phải hy sinh tính cơ động.
Về lực đẩy động cơ thì F22 dùng P&W F-119 đạt tầm 30,000lbf (137,000 N). Chế độ afterburner 35,000 lbf (160,000 N).
So với động cơ Su 35 là AL-41 đạt 32,000lbf (146 kN) và 39,000 lbf (176 kN) khi dùng afterburner. Ta thấy động cơ Su mạnh hơn, nhưng nó không thể bay siêu âm mà không đốt 2 lần do nó mang vác nặng và thiết kế cơ động cao. Phải chịu lực cản lớn.

Từ đó ta thấy mỗi nước theo đuổi 1 mục tiêu riêng. Nếu muốn thì NGa cũng có thể bay supercruise nhưng họ đi hướng khác.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
TKM nói:
@sinh viên già: bác sẵn so sánh về độ an toàn của SU với F luôn đi bác, hình như trong năm nay Ấn Độ bị rớt mấy chíêc SU vì lý do kỹ thuật rồi, vậy hàng Nga có thật sự đáng tin cậy ko?


Vn từng bị hỏng động cơ 1 chiếc Su 27 khi đang bay, khi đó được phép nhảy dù nhưng phi công lái về được. Rớt mất tích 1 chiếc khi bay tuần trên biển không tìm ra xác của phi công? Sự việc chắc không đơn giản như vậy nhưng đó là bí mật:D
Việc tai nạn khi bay thì không chiếc nào tránh khỏi. Bay càng nhiều thì tai nạn càng nhiều. F 16 năm nào mà không rớt vài chiếc. Tuy nhiên đa phần là trượt đường băng hay hỏng động cơ phải đáp khẩn cấp nên không cháy khét. Năm 2009 này tại Mỹ xảy ra ít nhất 5 vụ tai nạn F16. Chưa kể đồng minh dùng F16.
VN bị tai nạn chết người toàn do bay tập ở vùng dân cư, nhảy dù thì chết dân. hậu quả của thiếu đất?

Máy bay Nga bị tai nạn nhiều nhất là Mig do nó cũ, lại vận hành quá mức như ta độ xe vậy. Vì vậy họ ví nó là quan tài bay. Ấn độ bị Mig 29 cũng nhiều do họ bay quá thiết kế an toàn. Mỗi loại máy bay có 1 lịch thời gian bão dưỡng riêng. Có chiếc bay vài chục giờ là phải nằm hangar bảo trì. Ví dụ Mig 29 lúc đầu thiết kế mỗi năm chỉ bay 100 giờ. Mình hà tiện bay 200 giờ cũng không sao, nhưng nó dễ hỏng bất tử hơn.
Về vụ rớt chiếc su 30 MKI đầu năm là do lỗi phi công, mà cũng do lỗi thiết kế phần cấp nguồn. Chỉ cần nhầm lẫn tắt nguồn máy bay thì hệ thống điện tử không thể khởi động lại. Vụ đó nghe nói do phơi nắng lâu nên ghế phi công bị chạm nhảy ra không được. Chỉ có 1 người thóat. Cái này là do kỹ thuật. F22 cũng vậy thôi. Những vụ tai nạn của nó đều liên quan tới kỹ thuật. Có 1 vụ trượt trên đường băng khi phi công chưa chuẩn bị nhưng nhấn nút gì đó trong hệ thống làm máy bay hiểu lầm là cất cánh nên nó tăng tốc.

Ngày xưa thì máy bay LX không đặt cao tính công nghệ, chủ yếu dễ dùng, dễ sx, rẻ. Còn thời nay phải theo chuẩn hết. Hôm rồi có báo đăng máy bay chỡ khách của hãng gì đó bão dưỡng như xe máy cũng có rớt đâu :D. Tại mình liều thôi chứ hãng sx có lịch bão dưỡng hết, cứ theo đó mà làm thì hàng Nga cũng rất tốt.
Chỉ có anh TQ là sáng tạo. Họ chế dụng cụ bão dưỡng chung của Su với J của họ. Rồi ứng dụng hàng thương mại thay cho hàng quân sự. Rẻ nhiều lắm, nhưng có bền hay không thì không biết.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Nói chuyện râu ria mãi giờ nói chuyện chính. Đó là máy bay tàng hình của Mỹ có đúng như quảng cáo không?
Em có xem qua 1 bài báo trích từ luận án của 1 bác làm về kỹ thuật tàng hình. Khi đó F22 vừa thử nghiệm xong. Theo đó thì kỹ thuật tàng hình của F22 có RCS khoảng 0.001 chứ không nhỏ tới mức 0.0001. Tuy nhiên đây là chuyện bí mật, mọi người cũng thử nghiệm theo kiểu riêng chứ không ai được tận tay đo F22 để biết chính xác.
Có nguồn tin khi F117A bị hạ, 1 nhóm chuyên gia Nga đã qua Nam Tư để tim hiểu công nghệ tàng hình của F117A. Đây là việc có thể hiểu được. Sau đó không lâu thì Mỹ cho F117A về hưu luôn. Trước thời gian đó ít lâu thì Bắc Hàn la làng Mỹ phái F117A do thám không phận BH, vì sao BH lại biết? :D
Tất cả chỉ là đồn thổi thôi, có khi là chiêu rung cây nhát khĩ.

Vậy căn cứ vào đâu để nói máy bay tàng hình cũng bị phát hiện? Cái này thì không phải đồn thổi mà là khoa học hẳn hoi. Các loại vật liệu tàng hình chỉ hấp thụ sóng rađa ở một vài bước sóng nhất định.

Nguyên lý của rađa là phát ra 1 xung vô tuyến có cường độ lớn rồi thu xung phản xạ. Từ đó tìm ra khoảng cách mục tiêu. Để tìm phương vị thì antenna phải quay vòng tròn, ở góc mà mục tiêu rõ nét nhất thì đó là phương vị mục tiêu.
Vì phải quay vòng nên tín hiệu sẽ không bị bám sát liên tục.
Ngày nay hệ thống phased array hay còn gọi là AESA, nó tích hợp nhiều antenna nhỏ trong 1 mặt phẳng sử dụng công nghệ quét điện tử. Nó không phải quay vòng nửa nên mục tiêu luôn được bám sát, lại tăng tần số quét lên hàng chục ngàn lần. Số mục tiêu theo dõi vì vậy cũng tăng lên, chính xác hơn.

Nhưng đó là những rađa hoạt động ở bước sóng ngắn. Với những rađa bước sóng ngắn cm, mm thì khó phát hiện máy bay tàng hình.

Những rađa bước sóng dài VHF có thể phát hiện máy bay tàng hình thì quá cồng kềnh, vì vậy nó hoạt động theo kiểu cổ điển, xoay vòng tròn để tìm mục tiêu, sai số sẽ cao hơn.
Loại thứ 2 có thể dùng là rađa sóng xung kích. Được phát triển vào thập niên 80, đó là loại rađa phát dải tầng siêu rộng. Nó có công suất lớn, tần số cao. Những xung hình chữ nhật có thể phát hiện những mục tiêu sử dụng sơn tàng hình.
Loại 3 là những rađa sử dụng nhiều nguồn thu rải rác. Nó đồng bộ dữ liệu với nhau khi 1 máy thu phát hiện mục tiêu. Loại tamara bắn hạ F117A là thứ này.
Rađa tầm ngoại biên là thứ hữu hiệu để phát hiện mục tiêu ngoài đường chân trời. Một rađa loại này ở Úc có thể nhận biết 1 máy bay cất cánh ở phi trường Đông Timor cách đó 2600km. Sóng vô tuyến lan truyền xa trong tầng điện ly, phản xạ với mặt đất để tìm mục tiêu. Vì vậy những máy bay sử dụng cửa hút khí nằm ở trên thân như B2 sẽ dễ bị phát hiện vì cửa hút chính là vị trí khó tàng hình nhất. Có điều loại rađa này có kích thước vài km. Chỉ có Mỹ, Nga, Pháp, Úc, TQ là đang sử dụng.


Phần sau sẽ cụ thể những rađa nào sẽ làm việc chống tàng hình. Có vậy Nga mới bán S300, S400 được. :D
 
Hạng D
21/10/08
3.652
74.861
113
Miền Không Xác Định
Em chỉ thắc mắc 1 điều là người ta lấy gì để chứng minh rada của mình phát hiện máy bay tàng hình? Trong khi chỉ có mỗi 1 anh sở hữu và chưa tham chiến trực diện bao giờ. Cái xác F117 thời đó có chiếu trên TV. Nó nát bét ra, cho nên chắc gì người Nga hiểu hết về công nghệ tàng hình?
Cách mà người Nam Tư bắn hạ F117 đến nay vẫn là ẩn số. Hoặc ăn may, hoặc đã tìm ra lời giải. Giả thuyết tương đối nhất là họ dùng rada bước sóng dài để phát hiện (ko cần định vị), rồi dùng 1 cái lưới gồm súng phòng không và tên lửa các loại giăng sẵn theo quỹ đạo dự trù của F117 (Quỹ đạo này được tổng kết từ những quan sát nhiều ngày trời). Cho nên, cái gì bắn trúng F117 đâu quan trọng vì tên bay đạn lạc, miễn sao nó rơi!:D.
Mặt khác, kì công của Nam Tư chưa chắc là khả thi vì để hạ chỉ 1 chiếc mà cần đến huy động 1 lực lượng quy mô, rồi rình rập chờ thời và có cả sự chủ quan của phía bên kia nữa. Nếu Mỹ phát hiện cái bẫy đó sớm thì coi như tèo cả lũ!
SMOKIN.GIF
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
xxmagicxx nói:
Em chỉ thắc mắc 1 điều là người ta lấy gì để chứng minh rada của mình phát hiện máy bay tàng hình? Trong khi chỉ có mỗi 1 anh sở hữu và chưa tham chiến trực diện bao giờ. Cái xác F117 thời đó có chiếu trên TV. Nó nát bét ra, cho nên chắc gì người Nga hiểu hết về công nghệ tàng hình?
Cách mà người Nam Tư bắn hạ F117 đến nay vẫn là ẩn số. Hoặc ăn may, hoặc đã tìm ra lời giải. Giả thuyết tương đối nhất là họ dùng rada bước sóng dài để phát hiện (ko cần định vị), rồi dùng 1 cái lưới gồm súng phòng không và tên lửa các loại giăng sẵn theo quỹ đạo dự trù của F117 (Quỹ đạo này được tổng kết từ những quan sát nhiều ngày trời). Cho nên, cái gì bắn trúng F117 đâu quan trọng vì tên bay đạn lạc, miễn sao nó rơi!:D.
Mặt khác, kì công của Nam Tư chưa chắc là khả thi vì để hạ chỉ 1 chiếc mà cần đến huy động 1 lực lượng quy mô, rồi rình rập chờ thời và có cả sự chủ quan của phía bên kia nữa. Nếu Mỹ phát hiện cái bẫy đó sớm thì coi như tèo cả lũ!
SMOKIN.GIF

giống như ý em đả trình bày ở trên.. cứ như thời 72. bắn một lọat tên lữa sam tạo lưới phòng ko về 1 hướng thì sớm muốn gì cũng trúng 1 em. Trong ko chiến, rất khó xác định ai hay hỏa lực gì bắn rơi máy bay nếu ko có camera quay lại.. Nếu F 117 đi ăn vụng mà bị rẫdar phát hiện và bắn rơi thì điều đó mới đáng ngại.. còn ngay lúc đối phương bắn ì xèo mà bay vô thì chết là phải.. Ngòai ra phải có thống kê F 117 đã thực hiện bao nhiêu phi xuất và bao nhiêu bị hạ hay bị radar phát hiện?? nên có sự so sánh hơn là đưa ra nhận xét 1 chiều
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Hìhi...bác magic đa nghi quá. :D
Làm sao để chứng minh rađa phát hiện máy bay tàng hình? Vì vật liệu tàng hình chỉ tàng hình với những bước sóng nhất định. Do đó người ta ví F22 bay trên trờì thì nó nhỏ như 1 cả cam biết bay. Quả cam ấy thì không tàng hình. Cái rađa nào mạnh bắt dính quả cam ấy thì coi như bắt dính F22. Để hôm nào rảnh em sẽ giới thiệu rađa mãng AESA mà phương tây đang khen rối rit (sẽ dùng cho máy bay thế hệ 4.5), Mig 35 cũng dùng nhưng Mig 31 và Su 35 lại không dùng. Trong khi rađa của Mig 31 cực mạnh, mạnh nhất trong các loại fighter. Mỗi thứ lại quay về chuyện muôn thuỡ, không phải không làm được mà là có nên làm hay không? Vì nó mạnh chỗ này sẽ yếu chỗ khác.
Về chuyện bắn rơi F117A là do ăn may hay khoa học thì các bác cứ bóng bàn cho vui. hôm sau em sẽ nói tiếp.
Chuyện bắn may rủi này Vn có kinh nghiện lắm. Phải nhờ bác Tí Dê nhà ta kể về những năm 72, đánh B52 lúc đầu cũng vãi như trấu. Nghe mấy cựu chiến binh kể có trận bắn 1 lúc 20 SAM2 lên vùng nhiễu cao (F117A khác B52 là nó không cần hộ tống, gây nhiễu giả nhé) nhưng nghĩ lại thì bỏ cách này vì LX sx SAM không đủ cho Vn vãi :D

Các bác cứ ví dụ mục tiêu của F117A là cầu Sài Gòn. Vị trí cất cánh là sân bay ở Hải Nam cho phù hợp với sân bay ở Ý bay qua Serbia. Nó tàng hình thì biết nó đi từ hướng nào? Và ví dụ cho nó bay liên tục 1 hướng trong nhiều ngày, thì lúc nào nó tới cầu SG? Và ví dụ lúc nó thả bom, mình nhìn thấy bom là biết nó tới, nhưng khi thấy bom thì nó đã mất dạng nơi nào rồi, dẫn tên lửa lên không kịp (tên lửa SA 3 bán kính sát thương chỉ 12m). F117A không ném bom rải thảm như B52, nó chủ yếu dùng bom dẫn bằng GPS cho nên số bom nó thả rất lẹ. Chớp 1 cái là mất tiêu trên màn hình rađa.

Các bác xem xác máy bay. Phi công được giải thoát vài sáng hôm sau. Phải công nhận Mỹ làm việc này rất bài bản.

F-117_shot_down_02.jpg


F-117_museum_belehrad.jpg



:D
F-117_shot_down_01.jpg
 
Hạng D
16/7/09
1.042
1.212
113
Sài Gòn
Bác SVG có thể phân tích tại sao máy bay Nga thiết kế có đầu vịt còn F thì kg?
 
Last edited by a moderator:
DNT
Hạng D
22/10/05
1.083
76
83
Đầu ngỗng chứ không phải đầu vịt bác Lancer ạ, ở cấu trúc này tầm quan sát của phi công sẽ tốt hơn trong khi tác chiến, an toàn hơn nếu bị đối phương bắn và thoát hiểm.
Ở dòng Su 30 có hai phi công cùng điều khiển do buồng lái ( cockpit ) ở dạng đầu ngỗng nên phi công ở phía sau (second pilot) được bố trí ngồi cao hơn người ngồi trước nên tầm quan sát là như nhau do vậy cả hai đều có thể thay thế chức năng cho nhau khi tác chiến, số 1 điều khiển máy bay số 2 thao tác vũ khí hay ngược lại hoặc một người đảm nhiệm luôn hai nhiệm vụ. Đây là điểm mạnh của máy bay Nga so với Máy bay Mỹ.

Ngoài ra triết lý tác chiến của Mỹ là chiến đấu theo đội hình, sử dụng tối đa sức mạnh của tập thể và sự vượt trội về công nghệ so với đối phương. Triết lý của Nga thì đơn giản hơn, thiên về tính hiệu quả, ổn định, bền bỉ, dễ sử dụng cùng với tài năng cá nhân của phi công khi không chiến.
 
Hạng D
16/7/09
1.042
1.212
113
Sài Gòn
DNT nói:
Đầu ngỗng chứ không phải đầu vịt bác Lancer ạ, ở cấu trúc này tầm quan sát của phi công sẽ tốt hơn trong khi tác chiến, an toàn hơn nếu bị đối phương bắn và thoát hiểm.
Ở dòng Su 30 có hai phi công cùng điều khiển do buồng lái ( cockpit ) ở dạng đầu ngỗng nên phi công ở phía sau (second pilot) được bố trí ngồi cao hơn người ngồi trước nên tầm quan sát là như nhau do vậy cả hai đều có thể thay thế chức năng cho nhau khi tác chiến, số 1 điều khiển máy bay số 2 thao tác vũ khí hay ngược lại hoặc một người đảm nhiệm luôn hai nhiệm vụ. Đây là điểm mạnh của máy bay Nga so với Máy bay Mỹ.

Ngoài ra triết lý tác chiến của Mỹ là chiến đấu theo đội hình, sử dụng tối đa sức mạnh của tập thể và sự vượt trội về công nghệ so với đối phương. Triết lý của Nga thì đơn giản hơn, thiên về tính hiệu quả, ổn định, bền bỉ, dễ sử dụng cùng với tài năng cá nhân của phi công khi không chiến.

tuy nhiên nó phải có yếu điểm nen flanker thế hệ sau thì kg thấy đâu cả, vi dụ như Su35 thì cắt cổ ngỗng luôn