cowardsp nói:@Sinhvien già: bá c cho em hỏi tại sao Nga Số chế tạo quá nhiều kiểu máy bay chiến đấu : Mig 27, Mig 29, 31, Su 20,27,30,35..v.v. Còn Mỷ chỉ có mấy loại còn bay: F15.F16,F18 + F22( F35 đang sx ko tính)
Mấy hôm nay lu bu không trả lời các bác được. Cuối tuần em sẽ tiếp tục chủ đề trên.
Máy bay Nga nhiều tên gọi vậy thôi, chứ nó đều chỉ có 2 phiên bản chính. Su 27 tương đương F15 và Mig 29 tương đương F16. F15 là phiên bản mắc tiền, tính năng mạnh, số lượng ít. F16 ngược lại. Bây giờ F22 và F35 tương tự, là bản thay thế F15, F16.
Trong dòng F15 có các lại: F15A phiên bản tiên kích 1 chỗ ngồi. F15B 2 chỗ ngồi. F15C la 2bản nâng cấp F15A, F15D là bản nâng cấp F15B. F15E tấn công mặt đất.
F16 cũng nhiều phiên bản như vậy.
Trong khi Nga thì không thêm chữ cái sau tên chính mà họ đổi tên luôn. Nhưng thực chất đều có gốc từ Su 27. Ví dụ Su 33 cho tàu sân bay, Su 34 tiên kích ném bom, Su 35 đa năng. Ngoài ra còn có phiên bản áp chế điện tử, cường kích chống tank, hỗ trợ mặt đất... Tên khác nhau chứ đều do Su 27 mà ra.
nho_vo nói:Bác Sinh viên già kể thêm về vụ phi công Mỹ được giải thoát khỏi xác máy bay rơi tại Nam tư như thế nào đi ?
Chi tiết vụ này không được công khai bác ạh. Chỉ biết đại khái là sau khi bị rớt thì phi công có tín hiệu để máy bay AWACS tìm ra vị trí. Sau đó đội cứu hộ được hộ tống bởi máy bay tiêm kích khoanh vùng, sau 6 giờ thì phi công đến được Ý (nơi máy bay xuất phát).
Những phi công làm nhiệm vụ ở Serbia đều được huấn luyện qua địa hình, cách tồn tại và lẩn trốn, trang bị cá nhân và thực phẩm...
Ở Bosnia năm 1996? 1 phi công tên Scott cũng được giải cứu sau 6 ngày.
1 chi tiết thú vị khi họp báo, nguời ta hỏi vì sao máy bay tàng hình, từng làm nhiệm vụ ở iraq. bay 1.300 phi vụ không sao hết, giờ bị hạ ở Nam Tư. Phái Mỹ trả lời máy bay tàng hình đâu có nghĩa nó vô hình, nó chỉ khó phát hiện hơn loại thường thôi. Mấu chốt vấn đề là chỗ đó.
lancer1994 nói:Bác SVG có thể phân tích tại sao máy bay Nga thiết kế có đầu vịt còn F thì kg?
Cái này có lẽ là ý muốn của nhà thiết kế chứ không phải tốt hay không tốt. Máy bay tây thì có SAAB Gripen của Thụy Điển đang dùng. Su 27 đầu tiên không dùng cánh canard. Tuy nhiên qua Su 30 thì lại có, Su 35BM thì lại mất.
Cái cánh canard có ưu điểm cơ động khi bay tốc độ thấp, bản than nó cũng giúp cân bằng trọng tâm máy bay. Cánh mũi cũng cho phép máy bay giảm quãng được cất và hạ cánh. Sự cân bằng lực ép sinh ra ở cánh chính và cánh đuôi giúp máy bay giảm tốc độ hạ cánh.
Nhưng nhược điểm là không ổn định khi bay siêu âm, do luồng khí bị cánh mũi làm xáo trộn, tác động vào cánh chính.
Máy bay cũng ít tàng hình hơn.
Ngày nay sự tiến bộ của động cơ điều chỉnh hướng phụt làm cho máy bay cơ động hơn, họ cũng cải tiến bằng cách thay vì dùng cánh canard thì làm nhỏ lại nhưng kéo dài tới cánh chính. Máy bay sẽ cân bằng và cũng cơ động ở tốc độ thấp.
Quan trọng hơn al2 Su 35BM có cải tiến khả năng tàng hình nên phải cắt bỏ cánh canard nếu không thì mất tác dụng của vật liệu tàng hình.
Sẵn chờ bác Sinh viên già post tiếp thì em sẵn post vài bài về việc phe Mỹ "chôm" máy bay Liên Xô ra sao hy vọng ko làm loãng thread của bác sinh viên già, nếu hay các bác cứ comment khen còn ko các bác đừng nói gì thì em sẽ không post nữa
Mig-21 bị Mossad đánh cắp như thế nào?
Đầu thập kỷ 60, máy bay tiêm kích Mig-21 của Liên Xô (trước đây) trở thành mối đe doạ trên không đối với không quân các nước thù địch. Cục tình báo quân sự Mossad của Israel thèm khát một “con” Mig-21 đến cháy bỏng. Âm mưu đoạt Mig được vạch ra… và Mossad đã đoạt được một “con” Mig-21 vào Mùa Thu 1966, sau những nỗ lực “đánh cắp” đầy kịch tính.
Mig-21 ra đời năm 1958. Tổng công trình sư Mi-côi-an và quân đội Liên Xô thực sự tự hào có Mig-21. Khi đó Mig-21 là loại máy bay tiêm kích có tốc độ bay nhanh nhất thế giới. Đặc biệt khả năng “tăng tốc vọt ngược” (225 mét một giây), thì các loại máy bay cùng thế hệ thèm khát. Nhờ tính năng vượt trội này, khiến ai lái nó, rất nhanh có thể chiếm độ cao có lợi, đưa máy bay đối phương vào bán cầu trước mà ngắm bắn. Rủi khi bị “địch” bám đuôi thì Mig-21 bằng một cú tăng tốc vọt lên, có thể thoát ra khỏi vùng sát thương ngoạn mục.Là một trong những máy bay “nồi đồng cối đá”, lại có tính năng tốt, sau này có tới 44 quốc gia chọn nhập Mig-21 vào lực lượng không quân của mình. Trong vòng vài chục năm, tổng số xuất xưởng tới 10,352 chiếc. Vào những năm đầu thập kỷ 60 trong hàng ngũ máy bay phòng không trực chiến của LLVT Xô viết, chỉ có các phi công ưu tú mới được chọn lựa để “bay” Mig-21. Hai tên lửa Vympel K-13 AA-vũ khí đáng gờm của Mig-21, khiến cho các phi công các nước e ngại. Có người đã bạo mồm nói: “Gặp Mig-21 đối phương ít có cơ hội trở về phi trường!!!”. Điều đáng nói là trong tổ chức Hiệp ước Vác-xa-va khi đó, cũng không phải tất cả các thành viên đều được huấn luyện Mig-21. Vậy mà năm 1961 Liên Xô đã bí mật trang bị Mig-21 cho một số nước ở Trung Đông. Trong đó có A-rập, Xi-ry và I-rắc. Người ta hiểu ngay, để gây ảnh hưởng đến khu vực quan trọng này, Liên Xô đã không ngần ngại đưa sang đây những vũ khí khá ưu việt. Trong đó có cả các tên lửa C-75 (SAM-2), ra –đa P.30, PRV-M1… là hệ ra-đa đồng bộ dẫn đường cho Mig-21 (Sau này Liên Xô còn mang sang cả Mig-23 và tên lửa CA-125 (SAM-3) nữa…). Mang máy bay tốt ra nước ngoài, những chỉ huy không quân Liên Xô và các cố vấn quân sự hết sức coi trọng việc bảo mật vũ khí. Tài liệu học tập hàng ngày được thu ngay sau giờ học, niêm phong chặt chẽ. Các phi công dự khoá, chuyển loại Mig đều được chọn lựa, giám sát kỹ. Còn việc bảo dưỡng máy bay Mig-21 thì chuyên gia Liên Xô “đảm nhận” toàn bộ. Điều này loại trừ khả năng rò rỉ thông số kỹ thuật từ phía Liên Xô ở Trung Đông.
Tướng Meir Amit nhậm chức Giám đốc tình báo quân sự Israel (Mossad) vào năm 1963, (1963-1968). Ông đã nhiều đêm trầm ngâm tìm mưu, lập kế làm sao để có Mig-21 trong tay. Tư lệnh không quân Israel lúc đó là tướng Weizmann luôn đốc thúc Meir Amit. Weizmann nói: "Tôi không cần bản vẽ. Tôi cần một “con” Mig-21 hoàn chỉnh". Hai cái đầu đầy mưu lược này hiểu rõ việc nắm chắc Mig-21 sẽ có lợi như thế nào cho các tình huống A, khi phát động chiến tranh ở khu vực đầy bất ổn này. Một mệnh lệnh sắc, gọn được đưa ra cho trưởng phòng hành động Mossad: “Phải có Mig-21 bằng bất cứ giá nào. Hành động không được sai sót ! ”. Từ hôm đó, những *****n khói đen, những đuốc dầu đỏ quạch, chập chờn trong giấc ngủ của sĩ quan tình báo Mossad. Mục tiêu tập trung của họ vào nơi có Mig-21, tại Vùng Vịnh. Ở đó không quân I-rắc là mắt xích quan trọng. Những thủ đoạn cổ điển và tân kỳ của ngành tình báo được vạch ra. Nhưng tìm nhân mối nào bây giờ?
…Ngày trôi đi, nắng ở vùng Vịnh ngột ngạt. Mặc cho nắng từ phi đạo bốc lên, từ trên trời hập xuống, không nói ra, nhưng những phi công giáo viên bay người Nga luôn quản lý chặt biên đội của mình. Từ đội hình bay theo hình bình hành lệch, họ luôn quan sát từng động thái của phi đội… Màn hình phương vị và màn hình góc tà của ra-đa dẫn đường từ mặt đất không lơi lỏng mục tiêu “ta” sau mỗi vòng quét trên màn i-cô… An ninh nội bộ không hề xao nhãng trong từng chuyến bay.
Một năm trôi qua, Mossad cũng chẳng chịu ngồi im để thời gian trôi đi. Các nhân viên Mossad la liếm tại các câu lạc bộ sĩ quan, làm quen các phi công I-rắc… Thế rồi họ đã chọn được “con mồi”.
Phi công Munier Redfa là người I-rắc. Anh ta theoThiên chúa giáo, được phong thiếu tá. Ngay sau năm đó, anh ta được chọn học lái Mig-21. Đã từng học ở Mỹ về máy bay phản lực, nên các bài bay thắt vòng đứng, bay khoan, vốn là tính năng vượt trội của Mig-21 đối với Munier không có gì là quá phức tạp. Munier lại thông minh và hào hoa, là một trong những phi công ưu tú, có nhiều kinh nghiệm của không quân I-rắc, nên anh ta được vị nể. An ninh quân đội của Liên Xô và I-rắc đã kiểm tra rất kỹ về nhân thân các phi công chuyển loại Mig-21, không hề nghi ngờ Munier.
Nhưng… ai chẳng có sở đoản! Tuy không kiêu căng, nhưng Mossad đã phát hiện ra Munier Redfa rất dễ tổn thương khi bắt gặp cặp mắt nhìn đắm đuối của phái đẹp. Biết làm sao, có tài thì có tật.
Một cô gái da trắng, quốc tịch Mỹ, sinh tại New York, gốc Do Thái được điều về làm nhiệm vụ mua chuộc viên thiếu tá phi công. Cô có biệt danh “Hành động đồ trang sức”. Mossad đã kỳ công chọn mỹ nữ này. Đóng vai khách du lịch, cô gái xinh đẹp cũng theo đạo Thiên chúa, gặp chàng phi công Munier trong một lễ hội của giới thượng lưu Bát-đa. Lập tức Munier rơi vào lưới tình. Nàng thỏ thẻ bày tỏ sự ngưỡng mộ với “người trời” trong những lần lễ hội. Những khi gặp gỡ thiếu tá phi công, nàng cố tìm mọi lý do để có cớ đi cùng anh, thân thiết với anh. Dáng đi uyển chuyển, làn eo thon, đôi mắt hút hồn của cô gái đã đánh gục Munier.
Thành Bát-đa xưa nay có nhiều chuyện hoang đường, bí ẩn. Nhưng đôi trai gái chẳng cần biết. Họ tới bên nhau trong cuộc sống khá giả. Những câu chuyện về gia đình, về tương lai cứ dày lên trong những lần hò hẹn. Thế rồi đôi tình nhân, trong một kỳ nghỉ phép của Munier, đã rủ nhau bí mật đi Pa-ri để hưởng khoái lạc. Những lần đi lễ nhà thờ, những cuộc pích-ních, du thuyền, đã gắn “đôi trẻ” tưởng như không điều gì có thể tách họ rời xa nhau. Vào một đêm đắm đuối trong tình ái, cô gái đã thuyết phục thiếu tá rằng: “Tương lai của chúng mình phải ở Ten A-víp”. Munier nhìn sâu vào đôi mắt người tình, ngẫm nghĩ và xiêu lòng. Anh có thể giải ngũ, chỉ cần có nàng. Đã có lúc Munier nghĩ thế! Chỉ còn một điều, Munier băn khoăn, như bao đứa con ngoan của gia đình truyền thống. Đó là, bố mẹ và anh em sẽ ra sao?
Dụ Munier đã kỳ công, nhưng xắp xếp để cả gia đình Munier cùng “chạy” thì Mossad phải tính kỹ. Lập tức Meir Amit, ông trùm Mossad bay sang Oa-sinh-tơn gặp người đồng nhiệm là giám đốc CIA Hoa kỳ. Người Mỹ ngưỉ thấy mùi Mig-21, nên ngay sau đó cử một điệp viên là quan chức cao cấp CIA tiếp xúc với Munier. Ông ta thẳng thừng đưa ra yêu cầu “đánh cắp” Mig-21.
Thật lòng, Munier không thích người Do thái. Khi người Mỹ yêu cầu, Munier thấy việc mình làm “có ý nghĩa” hơn nhiều. Điều kiện đặt ra là: Munier sẽ có nhiều đô la, gia đình được bảo đảm “di tản” theo. Nghĩ đến cuộc sống đầy lạc thú với “người tình” Munier không đắn đo nhiều. Nhưng rất thực tế… Munier đòi thêm 1 triệu USD!!!
Người ta tả lại: Khi nghe tin “kẻ đào tẩu” đòi thêm 1 triệu USD, một số sĩ quan cao cấp giật mình, bởi số tiền Munier đòi thêm… Quá đắt! Nhưng trùm Mossad thì cương quyết không trì hoãn. Ông ta thuyết phục nội các Israel phê chuẩn kế hoạch này. Munier Amid “nhìn ra vấn đề” giá 1 con Mig-21 như vậy là …chịu được!
Gia đình Munier có tới hơn 20 người trong anh em nội tộc, làm sao để họ giữ bí mật, khi biết kế hoạch “chạy” khỏi I-rắc? Các tham mưu của Mossad đã vạch ra một kế hợp pháp là, những người nhà của thiếu tá Munier, lợi dụng việc đi nghỉ mát mùa hè tại vùng đồi núi miền Bắc, như thói quen bình thường của dân có của. Tại đây họ ra sát biên giới. Trực thăng của Mossad sẽ tiếp ứng, đưa họ đến Ten A-víp.
Tuy nhiên, việc cướp máy bay lại gặp phải tình huống khó sử lý là bán kinh hoạt động của Mig-21 chỉ tối đa 500 km ki-lô-mét. Toàn bộ hành trình bay đường trường nằm trên không phận Gioóc-đa-ni (nước thù địch với Israel). Nhưng đề bài đó có lời giải là Mig-21 sẽ bay thấp, lợi dụng các triền núi, nơi góc che khuất lớn trường ra-đa. Gioóc-đa-ni sẽ bị bất ngờ.
Lại…nhưng! Nảy sinh tiếp một vấn đề cũ. Lượng dầu nạp cho mỗi ban bay của Mig-21 tại I-rắc chỉ được cấp nửa cơ số! Lượng dầu này vừa đủ một bài bay huấn luyện mà thôi. Đây cũng là một “khoá an ninh” đề ngừa bất trắc của bên an ninh. Phòng khi ai đó muốn “ bay ra” nước ngoài.
Mùa thu năm ấy, kế hoạch và tiến độ bay của không quân I-rắc vẫn diễn ra bình thường. Một ngày huấn luyện. Sau khi các thành phần ra-đa-thông tin, mặt đất và trên không đã vào guồng. Ban bay tuần tự thực hành các bài tập. Đến lượt mình máy bay của Munier tăng lực, cất cánh lấy độ cao, tập hợp đội hình. Ban đầu Munier bay về hướng Bát-đa theo hành trình. Sau đó ít phút đột ngột Munier ngoặt hướng về phía Bắc hạ độ cao thật thấp. Khi các giáo viên bay nguời Nga và đồng bọn trong biên đội còn ngơ ngác chưa biết có chuyện gì xảy ra, thì Munier đã tăng tốc cắt ngang toạ độ biên giới I-rắc-Thổ Nhĩ Kỳ. Tại không vực lạ, Munier nhận ra, lúc này xung quanh có các máy bay “của họ”. Anh ta hiểu, theo hiệp đồng, đó là những chiếc máy bay hộ tống và hướng dẫn anh hạ cánh để nạp dầu bổ xung, tại một sân bay bí mật do CIA bố trí.
Cưỡi lên lưng hổ, chỉ còn cách là… phi tiếp! Nạp đầy dầu Munier lại cất cánh. Trên không Munier gặp một tốp Mirage mang phù hiệu Israel .“Nguời mới quen” tới! Họ dẫn Munier đáp xuống sân bay Neikeijoo.
Lại nói về gia đình của Munier, theo kế hoạch, họ được một nhóm đặc nhiệm của Mossad hỗ trợ bằng ô tô, rồi đi suốt đêm trên lưng các chú la qua vùng nhạy cảm. Đến điểm hẹn, một trực thăng bốc cả toán tới nơi an toàn. Đó là ngày 15 tháng 8 năm 1966. Ngày mà giám đốc Mossad Meir Amit không thể nào quên. Đây là chiến công lớn của ông ta sau khi nhậm chức từ người tiền nhiệm. Meir Amit lập tức gọi điện cho nhà chức trách và đồng nhiệm bên kia đại dương: “ Hàng đã về !”
Có Mig-21 để phân tích, thực nghiệm và đánh giá mạnh yếu, lại có tài liệu sống là thiếu tá Munier cung cấp. Mig-21 có radar lắp trong chóp mũi. Nó có thể coi là máy bay không chiến tầm ngắn bằng điện tử, không quân Israel ngay sau đó nắm chắc toàn bộ tính năng của Mig-21, về chương trình huấn luyện và cả các thuật bay chiến đấu của Mig-21.
Theo đó việc nắm thực lực và khả năng của không quân A-rập, nơi sử dụng Mig-21 được đầy đủ hơn rất nhiều. Phải nói thêm là người Israel rất thạo cải tiến máy bay. Dòng Mirage III-E mua của Pháp, không quân Israel đã nâng cấp và cải tiến thành công, phù hợp với khí hậu, môi trường và chiến trường Trung Đông. Thậm chí Mirage III-E có thêm tính năng mới trong tác chiến tại khu vực này. Tới 1966, có hiểu biết chắc chắn về dòng Mig -21, nên khoa học quân sự và không quân Israel dần dần chiếm ưu thế trên không. Cho tới khi trước khi sự kiện sau đây xảy ra…
Ngày 5 tháng 6 năm 1967, Israel bất ngờ phát động chiến tranh, tấn công Ai Cập, Gioóc-đa-ni và Xi-ry. cuộc chiến tranh 6 ngày khiến 3 nước Ai Cập, Gioóc-đa-ni và Xi-ry tổn thất hơn 400 máy bay chiến đấu Mig-21. Trong khi đó, không quân nước tiến công chỉ thiệt hại 40 chiếc. Một tỷ lệ thắng thua ngoạn mục.
Vào những năm đó, để chế tạo được một thế hệ máy bay phải mất 10 đến 15 năm, từ ý tưởng thiết kế đến chế tạo, thử nghiệm và đồng bộ vũ khí. Đánh cắp được một con Mig-21, các chuyên gia hàng không gạo cội cho rằng Mossad đã bỏ ra một giá thật sự quá bèo!
Trích:
5 năm giữ chức giám đốc Mossad đầy quyền uy, Meir Amit còn một chiến tích nữa là tổ chức đánh cắp khoảng 20 ngàn bản vẽ động cơ, gần 100 ngàn bản vẽ thân vỏ máy bay… dòng Mirage đời mới của Thuỵ Sĩ. Ông ta được mệnh danh là “Giám đốc tình báo giỏi đánh cắp máy bay”
Trần Danh Bảng
(Tổng thuật từ bản dịch: The Mossad - Israel’s Secret Intelligence Service Inside Stories)
Mig-21 bị Mossad đánh cắp như thế nào?
Đầu thập kỷ 60, máy bay tiêm kích Mig-21 của Liên Xô (trước đây) trở thành mối đe doạ trên không đối với không quân các nước thù địch. Cục tình báo quân sự Mossad của Israel thèm khát một “con” Mig-21 đến cháy bỏng. Âm mưu đoạt Mig được vạch ra… và Mossad đã đoạt được một “con” Mig-21 vào Mùa Thu 1966, sau những nỗ lực “đánh cắp” đầy kịch tính.
Mig-21 ra đời năm 1958. Tổng công trình sư Mi-côi-an và quân đội Liên Xô thực sự tự hào có Mig-21. Khi đó Mig-21 là loại máy bay tiêm kích có tốc độ bay nhanh nhất thế giới. Đặc biệt khả năng “tăng tốc vọt ngược” (225 mét một giây), thì các loại máy bay cùng thế hệ thèm khát. Nhờ tính năng vượt trội này, khiến ai lái nó, rất nhanh có thể chiếm độ cao có lợi, đưa máy bay đối phương vào bán cầu trước mà ngắm bắn. Rủi khi bị “địch” bám đuôi thì Mig-21 bằng một cú tăng tốc vọt lên, có thể thoát ra khỏi vùng sát thương ngoạn mục.Là một trong những máy bay “nồi đồng cối đá”, lại có tính năng tốt, sau này có tới 44 quốc gia chọn nhập Mig-21 vào lực lượng không quân của mình. Trong vòng vài chục năm, tổng số xuất xưởng tới 10,352 chiếc. Vào những năm đầu thập kỷ 60 trong hàng ngũ máy bay phòng không trực chiến của LLVT Xô viết, chỉ có các phi công ưu tú mới được chọn lựa để “bay” Mig-21. Hai tên lửa Vympel K-13 AA-vũ khí đáng gờm của Mig-21, khiến cho các phi công các nước e ngại. Có người đã bạo mồm nói: “Gặp Mig-21 đối phương ít có cơ hội trở về phi trường!!!”. Điều đáng nói là trong tổ chức Hiệp ước Vác-xa-va khi đó, cũng không phải tất cả các thành viên đều được huấn luyện Mig-21. Vậy mà năm 1961 Liên Xô đã bí mật trang bị Mig-21 cho một số nước ở Trung Đông. Trong đó có A-rập, Xi-ry và I-rắc. Người ta hiểu ngay, để gây ảnh hưởng đến khu vực quan trọng này, Liên Xô đã không ngần ngại đưa sang đây những vũ khí khá ưu việt. Trong đó có cả các tên lửa C-75 (SAM-2), ra –đa P.30, PRV-M1… là hệ ra-đa đồng bộ dẫn đường cho Mig-21 (Sau này Liên Xô còn mang sang cả Mig-23 và tên lửa CA-125 (SAM-3) nữa…). Mang máy bay tốt ra nước ngoài, những chỉ huy không quân Liên Xô và các cố vấn quân sự hết sức coi trọng việc bảo mật vũ khí. Tài liệu học tập hàng ngày được thu ngay sau giờ học, niêm phong chặt chẽ. Các phi công dự khoá, chuyển loại Mig đều được chọn lựa, giám sát kỹ. Còn việc bảo dưỡng máy bay Mig-21 thì chuyên gia Liên Xô “đảm nhận” toàn bộ. Điều này loại trừ khả năng rò rỉ thông số kỹ thuật từ phía Liên Xô ở Trung Đông.
Tướng Meir Amit nhậm chức Giám đốc tình báo quân sự Israel (Mossad) vào năm 1963, (1963-1968). Ông đã nhiều đêm trầm ngâm tìm mưu, lập kế làm sao để có Mig-21 trong tay. Tư lệnh không quân Israel lúc đó là tướng Weizmann luôn đốc thúc Meir Amit. Weizmann nói: "Tôi không cần bản vẽ. Tôi cần một “con” Mig-21 hoàn chỉnh". Hai cái đầu đầy mưu lược này hiểu rõ việc nắm chắc Mig-21 sẽ có lợi như thế nào cho các tình huống A, khi phát động chiến tranh ở khu vực đầy bất ổn này. Một mệnh lệnh sắc, gọn được đưa ra cho trưởng phòng hành động Mossad: “Phải có Mig-21 bằng bất cứ giá nào. Hành động không được sai sót ! ”. Từ hôm đó, những *****n khói đen, những đuốc dầu đỏ quạch, chập chờn trong giấc ngủ của sĩ quan tình báo Mossad. Mục tiêu tập trung của họ vào nơi có Mig-21, tại Vùng Vịnh. Ở đó không quân I-rắc là mắt xích quan trọng. Những thủ đoạn cổ điển và tân kỳ của ngành tình báo được vạch ra. Nhưng tìm nhân mối nào bây giờ?
…Ngày trôi đi, nắng ở vùng Vịnh ngột ngạt. Mặc cho nắng từ phi đạo bốc lên, từ trên trời hập xuống, không nói ra, nhưng những phi công giáo viên bay người Nga luôn quản lý chặt biên đội của mình. Từ đội hình bay theo hình bình hành lệch, họ luôn quan sát từng động thái của phi đội… Màn hình phương vị và màn hình góc tà của ra-đa dẫn đường từ mặt đất không lơi lỏng mục tiêu “ta” sau mỗi vòng quét trên màn i-cô… An ninh nội bộ không hề xao nhãng trong từng chuyến bay.
Một năm trôi qua, Mossad cũng chẳng chịu ngồi im để thời gian trôi đi. Các nhân viên Mossad la liếm tại các câu lạc bộ sĩ quan, làm quen các phi công I-rắc… Thế rồi họ đã chọn được “con mồi”.
Phi công Munier Redfa là người I-rắc. Anh ta theoThiên chúa giáo, được phong thiếu tá. Ngay sau năm đó, anh ta được chọn học lái Mig-21. Đã từng học ở Mỹ về máy bay phản lực, nên các bài bay thắt vòng đứng, bay khoan, vốn là tính năng vượt trội của Mig-21 đối với Munier không có gì là quá phức tạp. Munier lại thông minh và hào hoa, là một trong những phi công ưu tú, có nhiều kinh nghiệm của không quân I-rắc, nên anh ta được vị nể. An ninh quân đội của Liên Xô và I-rắc đã kiểm tra rất kỹ về nhân thân các phi công chuyển loại Mig-21, không hề nghi ngờ Munier.
Nhưng… ai chẳng có sở đoản! Tuy không kiêu căng, nhưng Mossad đã phát hiện ra Munier Redfa rất dễ tổn thương khi bắt gặp cặp mắt nhìn đắm đuối của phái đẹp. Biết làm sao, có tài thì có tật.
Một cô gái da trắng, quốc tịch Mỹ, sinh tại New York, gốc Do Thái được điều về làm nhiệm vụ mua chuộc viên thiếu tá phi công. Cô có biệt danh “Hành động đồ trang sức”. Mossad đã kỳ công chọn mỹ nữ này. Đóng vai khách du lịch, cô gái xinh đẹp cũng theo đạo Thiên chúa, gặp chàng phi công Munier trong một lễ hội của giới thượng lưu Bát-đa. Lập tức Munier rơi vào lưới tình. Nàng thỏ thẻ bày tỏ sự ngưỡng mộ với “người trời” trong những lần lễ hội. Những khi gặp gỡ thiếu tá phi công, nàng cố tìm mọi lý do để có cớ đi cùng anh, thân thiết với anh. Dáng đi uyển chuyển, làn eo thon, đôi mắt hút hồn của cô gái đã đánh gục Munier.
Thành Bát-đa xưa nay có nhiều chuyện hoang đường, bí ẩn. Nhưng đôi trai gái chẳng cần biết. Họ tới bên nhau trong cuộc sống khá giả. Những câu chuyện về gia đình, về tương lai cứ dày lên trong những lần hò hẹn. Thế rồi đôi tình nhân, trong một kỳ nghỉ phép của Munier, đã rủ nhau bí mật đi Pa-ri để hưởng khoái lạc. Những lần đi lễ nhà thờ, những cuộc pích-ních, du thuyền, đã gắn “đôi trẻ” tưởng như không điều gì có thể tách họ rời xa nhau. Vào một đêm đắm đuối trong tình ái, cô gái đã thuyết phục thiếu tá rằng: “Tương lai của chúng mình phải ở Ten A-víp”. Munier nhìn sâu vào đôi mắt người tình, ngẫm nghĩ và xiêu lòng. Anh có thể giải ngũ, chỉ cần có nàng. Đã có lúc Munier nghĩ thế! Chỉ còn một điều, Munier băn khoăn, như bao đứa con ngoan của gia đình truyền thống. Đó là, bố mẹ và anh em sẽ ra sao?
Dụ Munier đã kỳ công, nhưng xắp xếp để cả gia đình Munier cùng “chạy” thì Mossad phải tính kỹ. Lập tức Meir Amit, ông trùm Mossad bay sang Oa-sinh-tơn gặp người đồng nhiệm là giám đốc CIA Hoa kỳ. Người Mỹ ngưỉ thấy mùi Mig-21, nên ngay sau đó cử một điệp viên là quan chức cao cấp CIA tiếp xúc với Munier. Ông ta thẳng thừng đưa ra yêu cầu “đánh cắp” Mig-21.
Thật lòng, Munier không thích người Do thái. Khi người Mỹ yêu cầu, Munier thấy việc mình làm “có ý nghĩa” hơn nhiều. Điều kiện đặt ra là: Munier sẽ có nhiều đô la, gia đình được bảo đảm “di tản” theo. Nghĩ đến cuộc sống đầy lạc thú với “người tình” Munier không đắn đo nhiều. Nhưng rất thực tế… Munier đòi thêm 1 triệu USD!!!
Người ta tả lại: Khi nghe tin “kẻ đào tẩu” đòi thêm 1 triệu USD, một số sĩ quan cao cấp giật mình, bởi số tiền Munier đòi thêm… Quá đắt! Nhưng trùm Mossad thì cương quyết không trì hoãn. Ông ta thuyết phục nội các Israel phê chuẩn kế hoạch này. Munier Amid “nhìn ra vấn đề” giá 1 con Mig-21 như vậy là …chịu được!
Gia đình Munier có tới hơn 20 người trong anh em nội tộc, làm sao để họ giữ bí mật, khi biết kế hoạch “chạy” khỏi I-rắc? Các tham mưu của Mossad đã vạch ra một kế hợp pháp là, những người nhà của thiếu tá Munier, lợi dụng việc đi nghỉ mát mùa hè tại vùng đồi núi miền Bắc, như thói quen bình thường của dân có của. Tại đây họ ra sát biên giới. Trực thăng của Mossad sẽ tiếp ứng, đưa họ đến Ten A-víp.
Tuy nhiên, việc cướp máy bay lại gặp phải tình huống khó sử lý là bán kinh hoạt động của Mig-21 chỉ tối đa 500 km ki-lô-mét. Toàn bộ hành trình bay đường trường nằm trên không phận Gioóc-đa-ni (nước thù địch với Israel). Nhưng đề bài đó có lời giải là Mig-21 sẽ bay thấp, lợi dụng các triền núi, nơi góc che khuất lớn trường ra-đa. Gioóc-đa-ni sẽ bị bất ngờ.
Lại…nhưng! Nảy sinh tiếp một vấn đề cũ. Lượng dầu nạp cho mỗi ban bay của Mig-21 tại I-rắc chỉ được cấp nửa cơ số! Lượng dầu này vừa đủ một bài bay huấn luyện mà thôi. Đây cũng là một “khoá an ninh” đề ngừa bất trắc của bên an ninh. Phòng khi ai đó muốn “ bay ra” nước ngoài.
Mùa thu năm ấy, kế hoạch và tiến độ bay của không quân I-rắc vẫn diễn ra bình thường. Một ngày huấn luyện. Sau khi các thành phần ra-đa-thông tin, mặt đất và trên không đã vào guồng. Ban bay tuần tự thực hành các bài tập. Đến lượt mình máy bay của Munier tăng lực, cất cánh lấy độ cao, tập hợp đội hình. Ban đầu Munier bay về hướng Bát-đa theo hành trình. Sau đó ít phút đột ngột Munier ngoặt hướng về phía Bắc hạ độ cao thật thấp. Khi các giáo viên bay nguời Nga và đồng bọn trong biên đội còn ngơ ngác chưa biết có chuyện gì xảy ra, thì Munier đã tăng tốc cắt ngang toạ độ biên giới I-rắc-Thổ Nhĩ Kỳ. Tại không vực lạ, Munier nhận ra, lúc này xung quanh có các máy bay “của họ”. Anh ta hiểu, theo hiệp đồng, đó là những chiếc máy bay hộ tống và hướng dẫn anh hạ cánh để nạp dầu bổ xung, tại một sân bay bí mật do CIA bố trí.
Cưỡi lên lưng hổ, chỉ còn cách là… phi tiếp! Nạp đầy dầu Munier lại cất cánh. Trên không Munier gặp một tốp Mirage mang phù hiệu Israel .“Nguời mới quen” tới! Họ dẫn Munier đáp xuống sân bay Neikeijoo.
Lại nói về gia đình của Munier, theo kế hoạch, họ được một nhóm đặc nhiệm của Mossad hỗ trợ bằng ô tô, rồi đi suốt đêm trên lưng các chú la qua vùng nhạy cảm. Đến điểm hẹn, một trực thăng bốc cả toán tới nơi an toàn. Đó là ngày 15 tháng 8 năm 1966. Ngày mà giám đốc Mossad Meir Amit không thể nào quên. Đây là chiến công lớn của ông ta sau khi nhậm chức từ người tiền nhiệm. Meir Amit lập tức gọi điện cho nhà chức trách và đồng nhiệm bên kia đại dương: “ Hàng đã về !”
Có Mig-21 để phân tích, thực nghiệm và đánh giá mạnh yếu, lại có tài liệu sống là thiếu tá Munier cung cấp. Mig-21 có radar lắp trong chóp mũi. Nó có thể coi là máy bay không chiến tầm ngắn bằng điện tử, không quân Israel ngay sau đó nắm chắc toàn bộ tính năng của Mig-21, về chương trình huấn luyện và cả các thuật bay chiến đấu của Mig-21.
Theo đó việc nắm thực lực và khả năng của không quân A-rập, nơi sử dụng Mig-21 được đầy đủ hơn rất nhiều. Phải nói thêm là người Israel rất thạo cải tiến máy bay. Dòng Mirage III-E mua của Pháp, không quân Israel đã nâng cấp và cải tiến thành công, phù hợp với khí hậu, môi trường và chiến trường Trung Đông. Thậm chí Mirage III-E có thêm tính năng mới trong tác chiến tại khu vực này. Tới 1966, có hiểu biết chắc chắn về dòng Mig -21, nên khoa học quân sự và không quân Israel dần dần chiếm ưu thế trên không. Cho tới khi trước khi sự kiện sau đây xảy ra…
Ngày 5 tháng 6 năm 1967, Israel bất ngờ phát động chiến tranh, tấn công Ai Cập, Gioóc-đa-ni và Xi-ry. cuộc chiến tranh 6 ngày khiến 3 nước Ai Cập, Gioóc-đa-ni và Xi-ry tổn thất hơn 400 máy bay chiến đấu Mig-21. Trong khi đó, không quân nước tiến công chỉ thiệt hại 40 chiếc. Một tỷ lệ thắng thua ngoạn mục.
Vào những năm đó, để chế tạo được một thế hệ máy bay phải mất 10 đến 15 năm, từ ý tưởng thiết kế đến chế tạo, thử nghiệm và đồng bộ vũ khí. Đánh cắp được một con Mig-21, các chuyên gia hàng không gạo cội cho rằng Mossad đã bỏ ra một giá thật sự quá bèo!
Trích:
5 năm giữ chức giám đốc Mossad đầy quyền uy, Meir Amit còn một chiến tích nữa là tổ chức đánh cắp khoảng 20 ngàn bản vẽ động cơ, gần 100 ngàn bản vẽ thân vỏ máy bay… dòng Mirage đời mới của Thuỵ Sĩ. Ông ta được mệnh danh là “Giám đốc tình báo giỏi đánh cắp máy bay”
Trần Danh Bảng
(Tổng thuật từ bản dịch: The Mossad - Israel’s Secret Intelligence Service Inside Stories)
TKM nói:Sẵn chờ bác Sinh viên già post tiếp thì em sẵn post vài bài về việc phe Mỹ "chôm" máy bay Liên Xô ra sao hy vọng ko làm loãng thread của bác sinh viên già, nếu hay các bác cứ comment khen còn ko các bác đừng nói gì thì em sẽ không post nữa
Israel là 1 thí dụ về sức sống của 1 dân tộc đứng vững trong vòng vây của kẻ thù đông hơn gấp bội !
Một số số liệu về nhà nước Do thái:
Sự thành lập chủ nghĩa phục quốc Do Thái dẫn tới Aliyah thứ hai (1904–1914) với số người Do Thái lên tới khoảng 40.000. Năm 1917, Bộ trưởng ngoại giao Anh Arthur J. Balfour đưa ra Tuyên bố Balfour "ủng hộ việc thành lập tại vùng đất Do Thái cũ đã bị người Palestine chiếm một nhà nước quê hương cho những người dân Do Thái". Năm 1920, vùng này được giao cho Hội Quốc Liên và được quản lý bởi Anh....
Năm 1939, Anh đưa ra Sách trắng năm 1939, hạn chế sự tỵ nạn của người Do Thái trong thời gian diễn ra chiến tranh là 75.000 và hạn chế không cho người Do Thái mua nhiều đất, có lẽ nguyên nhân do có cuộc Khởi nghĩa Ả Rập vĩ đại (1936-1939). Cuốn sách trắng này bị cộng đồng Do Thái và những người theo chủ nghĩa phục quốc coi là phản bội, họ cho rằng nó trái ngược với Tuyên bố Balfour năm 1917....
Năm 1947, khi xung đột vũ trang ngày càng gia tăng với các nhóm quân sự Do Thái và những nỗ lực hoà giải không thành công giữa người Do Thái và người Ả Rập, chính phủ Anh quyết định rút khỏi Lãnh thổ ủy trị Palestine của Hội Quốc Liên. Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua Kế hoạch phân chia năm 1947 của Liên hiệp quốc chia lãnh thổ đó làm hai quốc gia, với vùng Do Thái chiếm khoảng 55% diện tích và vùng Ả Rập khoảng 45%. Theo kế hoạch, Jerusalem sẽ trở thành một vùng do Liên hiệp quốc quản lý để tránh xung đột về trạng thái của nó...
Ngày 14 tháng 5 năm 1948, trước khi hết thời hạn uỷ trị của Anh tại Palestine vào lúc nửa đêm ngày 15 tháng 5 năm 1948, nhà nước Israel được tuyên bố thành lập.
Sau khi nhà nước Israel được thành lập, quân đội Ai Cập, Syria, Jordan, Liban và Iraq tham gia chiến đấu và bắt đầu giai đoạn hai của Chiến tranh Ả rập-Israel 1948 bằng việc tấn công Israel từ mọi phía nhằm duy trì trật tự cũ. Từ phía bắc, Syria, Liban và Iraq tiến tới sát biên giới. Các lực lượng Jordan tiến vào từ phía đông, chiếm Đông Jerusalem và bao vây phần phía Tây thành phố. Tuy nhiên, các lực lượng Haganah, nhờ sự tài ba trong chiến thuật và điều hành đã ngăn chặn thành công đa số quân các nước Ả Rập, và các lực lượng của Irgun ngăn chặn thành công quân Ai Cập ở phía nam.
Từ những nhóm vũ trang (năm 1939), chín năm sau họ đã đánh bại quân đội của 5 nước.
Sự thành lập chủ nghĩa phục quốc Do Thái dẫn tới Aliyah thứ hai (1904–1914) với số người Do Thái lên tới khoảng 40.000. Năm 1917, Bộ trưởng ngoại giao Anh Arthur J. Balfour đưa ra Tuyên bố Balfour "ủng hộ việc thành lập tại vùng đất Do Thái cũ đã bị người Palestine chiếm một nhà nước quê hương cho những người dân Do Thái". Năm 1920, vùng này được giao cho Hội Quốc Liên và được quản lý bởi Anh....
Năm 1939, Anh đưa ra Sách trắng năm 1939, hạn chế sự tỵ nạn của người Do Thái trong thời gian diễn ra chiến tranh là 75.000 và hạn chế không cho người Do Thái mua nhiều đất, có lẽ nguyên nhân do có cuộc Khởi nghĩa Ả Rập vĩ đại (1936-1939). Cuốn sách trắng này bị cộng đồng Do Thái và những người theo chủ nghĩa phục quốc coi là phản bội, họ cho rằng nó trái ngược với Tuyên bố Balfour năm 1917....
Năm 1947, khi xung đột vũ trang ngày càng gia tăng với các nhóm quân sự Do Thái và những nỗ lực hoà giải không thành công giữa người Do Thái và người Ả Rập, chính phủ Anh quyết định rút khỏi Lãnh thổ ủy trị Palestine của Hội Quốc Liên. Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua Kế hoạch phân chia năm 1947 của Liên hiệp quốc chia lãnh thổ đó làm hai quốc gia, với vùng Do Thái chiếm khoảng 55% diện tích và vùng Ả Rập khoảng 45%. Theo kế hoạch, Jerusalem sẽ trở thành một vùng do Liên hiệp quốc quản lý để tránh xung đột về trạng thái của nó...
Ngày 14 tháng 5 năm 1948, trước khi hết thời hạn uỷ trị của Anh tại Palestine vào lúc nửa đêm ngày 15 tháng 5 năm 1948, nhà nước Israel được tuyên bố thành lập.
Sau khi nhà nước Israel được thành lập, quân đội Ai Cập, Syria, Jordan, Liban và Iraq tham gia chiến đấu và bắt đầu giai đoạn hai của Chiến tranh Ả rập-Israel 1948 bằng việc tấn công Israel từ mọi phía nhằm duy trì trật tự cũ. Từ phía bắc, Syria, Liban và Iraq tiến tới sát biên giới. Các lực lượng Jordan tiến vào từ phía đông, chiếm Đông Jerusalem và bao vây phần phía Tây thành phố. Tuy nhiên, các lực lượng Haganah, nhờ sự tài ba trong chiến thuật và điều hành đã ngăn chặn thành công đa số quân các nước Ả Rập, và các lực lượng của Irgun ngăn chặn thành công quân Ai Cập ở phía nam.
Từ những nhóm vũ trang (năm 1939), chín năm sau họ đã đánh bại quân đội của 5 nước.
Em tiếp về vụ Mig-25 nha các bác
Sự kiện Belenko Một hiểu biết thật sự về sức mạnh và yếu điểm của MiG-25 bất ngờ đến với Phương Tây vào năm 1976. Ngày 6 tháng 9, một phi công PVO là Viktor Belenko, đã đào ngũ sang Phương Tây, chiếc MiG-25P "Foxbat-A" của Belenko đã hạ cánh tại sân bay Hakodate ở Nhật Bản. Trung úy Belenko đã bay sang Nhật Bản xin tỵ nạn tại một nước thứ 3. Cùng với Belenko, những bí mật về chiếc máy bay MiG-25 đã bị phía Mỹ khám phá.
Trung úy Viktor Belenko
... và chiếc MiG-25 của anh ta bị trượt ra khỏi đường băng
Đúng 12h ngày 6/9/1976, một máy bay chiến đấu của Không quân Liên Xô MiG-25 mang số hiệu 068 đột nhiên biến mất khỏi màn hình rađa của căn cứ Không quân Sakharov, trước sự ngạc nhiên của nhân viên trinh sát ở mặt đất. Sau gần 1 giờ bay, viên Trung úy Belicov lái chiếc MiG-25 này tắt các tín hiệu liên lạc với đài chỉ huy mặt đất và cho máy bay hạ thấp độ cao dưới tầm kiểm soát của các rađa mặt đất để bay về phía vùng biển của Nhật Bản.
Sau khi may mắn vượt qua đám mây dày, Belicov phát hiện máy bay hết nhiên liệu. May mắn thay, Belicov lao xuống một sân bay dân sự của Nhật, máy bay của Belicov đâm mạnh vào đường băng, cánh trước máy bay bị vỡ do chém vào cột điện. Nhưng nhờ kỹ thuật bay đặc biệt và bản lĩnh của Belicov nên sau trận va chạm mạnh đó, chiếc MiG-25 đã hạ cánh được trên bãi cỏ bên cạnh sân bay.
Khi Belivov vừa bước từ máy bay xuống, nhân viên an ninh Nhật đã nhanh chóng đến nơi chiếc MiG-25 hạ cánh và đưa Belicov lên một chiếc xe quân sự. Tối ngày 7/9 năm đó, Belicov được bí mật đưa đến căn cứ Không quân Chitose, sau đó được đưa đến Tokyo.
Tại Tokyo, Belicov nói là muốn đến tị nạn chính trị tại Mỹ. Người Mỹ hoàn toàn bị bất ngờ. Chỉ hai tháng sau đó, Belicov đã được thông báo là chính Tổng thống Mỹ đã phê chuẩn yêu cầu của anh ta và nhanh chóng giúp anh ta hoàn tất các thủ tục sang Mỹ tị nạn.
Đến lúc này, Belicov và chiếc MiG-25 của anh ta bắt đầu xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng của Nhật. Tin tức này đã được chuyển đến điện Kremli.
Phía Mỹ đã thừa cơ phối hợp với người Nhật đưa rất nhiều chuyên gia kỹ thuật đến để tiến hành nghiên cứu về chiếc máy bay MiG-25. Các chuyên gia Mỹ khi kiểm tra đã rất cẩn thận và tiến hành công việc rất chậm, họ tháo dần từng bộ phận của máy bay xuống. Các thiết bị tháo dỡ được đưa đến một căn cứ cách Tokyo hơn 100km. Tại đây, các chuyên gia Mỹ đã tiến hành kiểm tra toàn bộ đối với máy bay MiG-25.
Người Nhật và Mỹ khám phá MiG-25
Kết quả kiểm tra làm người Mỹ cảm thấy thất vọng bởi lẽ tính năng kỹ thuật máy bay MiG-25 mà họ phát hiện chỉ ngang bằng máy bay chiến đấu F-4 của Mỹ và nó không phải là đối thủ ngang tầm đối với các loại máy bay chiến đấu như F-15 và F-16 mới nhất mà Mỹ nghiên cứu, chế tạo ra.
Vì vậy, ngày 12/11, Mỹ – Nhật đã đáp ứng “rất vô tư” các yêu cầu của Liên Xô đòi đưa chiếc máy bay MiG-25 đó về nước. Ngày 15/11, 8 xe tải chở các bộ phận linh kiện của MiG-25 đã được đưa lên tàu chở về Liên Xô. Nhưng khi những thiết bị này được đưa đến vị trí đã sắp xếp, người Liên Xô phát hiện ra “bảo bối” của mình chỉ còn là đống sắt vụn. Quansuvn
Sự kiện Belenko Một hiểu biết thật sự về sức mạnh và yếu điểm của MiG-25 bất ngờ đến với Phương Tây vào năm 1976. Ngày 6 tháng 9, một phi công PVO là Viktor Belenko, đã đào ngũ sang Phương Tây, chiếc MiG-25P "Foxbat-A" của Belenko đã hạ cánh tại sân bay Hakodate ở Nhật Bản. Trung úy Belenko đã bay sang Nhật Bản xin tỵ nạn tại một nước thứ 3. Cùng với Belenko, những bí mật về chiếc máy bay MiG-25 đã bị phía Mỹ khám phá.
Trung úy Viktor Belenko
... và chiếc MiG-25 của anh ta bị trượt ra khỏi đường băng
Đúng 12h ngày 6/9/1976, một máy bay chiến đấu của Không quân Liên Xô MiG-25 mang số hiệu 068 đột nhiên biến mất khỏi màn hình rađa của căn cứ Không quân Sakharov, trước sự ngạc nhiên của nhân viên trinh sát ở mặt đất. Sau gần 1 giờ bay, viên Trung úy Belicov lái chiếc MiG-25 này tắt các tín hiệu liên lạc với đài chỉ huy mặt đất và cho máy bay hạ thấp độ cao dưới tầm kiểm soát của các rađa mặt đất để bay về phía vùng biển của Nhật Bản.
Sau khi may mắn vượt qua đám mây dày, Belicov phát hiện máy bay hết nhiên liệu. May mắn thay, Belicov lao xuống một sân bay dân sự của Nhật, máy bay của Belicov đâm mạnh vào đường băng, cánh trước máy bay bị vỡ do chém vào cột điện. Nhưng nhờ kỹ thuật bay đặc biệt và bản lĩnh của Belicov nên sau trận va chạm mạnh đó, chiếc MiG-25 đã hạ cánh được trên bãi cỏ bên cạnh sân bay.
Khi Belivov vừa bước từ máy bay xuống, nhân viên an ninh Nhật đã nhanh chóng đến nơi chiếc MiG-25 hạ cánh và đưa Belicov lên một chiếc xe quân sự. Tối ngày 7/9 năm đó, Belicov được bí mật đưa đến căn cứ Không quân Chitose, sau đó được đưa đến Tokyo.
Tại Tokyo, Belicov nói là muốn đến tị nạn chính trị tại Mỹ. Người Mỹ hoàn toàn bị bất ngờ. Chỉ hai tháng sau đó, Belicov đã được thông báo là chính Tổng thống Mỹ đã phê chuẩn yêu cầu của anh ta và nhanh chóng giúp anh ta hoàn tất các thủ tục sang Mỹ tị nạn.
Đến lúc này, Belicov và chiếc MiG-25 của anh ta bắt đầu xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng của Nhật. Tin tức này đã được chuyển đến điện Kremli.
Phía Mỹ đã thừa cơ phối hợp với người Nhật đưa rất nhiều chuyên gia kỹ thuật đến để tiến hành nghiên cứu về chiếc máy bay MiG-25. Các chuyên gia Mỹ khi kiểm tra đã rất cẩn thận và tiến hành công việc rất chậm, họ tháo dần từng bộ phận của máy bay xuống. Các thiết bị tháo dỡ được đưa đến một căn cứ cách Tokyo hơn 100km. Tại đây, các chuyên gia Mỹ đã tiến hành kiểm tra toàn bộ đối với máy bay MiG-25.
Người Nhật và Mỹ khám phá MiG-25
Kết quả kiểm tra làm người Mỹ cảm thấy thất vọng bởi lẽ tính năng kỹ thuật máy bay MiG-25 mà họ phát hiện chỉ ngang bằng máy bay chiến đấu F-4 của Mỹ và nó không phải là đối thủ ngang tầm đối với các loại máy bay chiến đấu như F-15 và F-16 mới nhất mà Mỹ nghiên cứu, chế tạo ra.
Vì vậy, ngày 12/11, Mỹ – Nhật đã đáp ứng “rất vô tư” các yêu cầu của Liên Xô đòi đưa chiếc máy bay MiG-25 đó về nước. Ngày 15/11, 8 xe tải chở các bộ phận linh kiện của MiG-25 đã được đưa lên tàu chở về Liên Xô. Nhưng khi những thiết bị này được đưa đến vị trí đã sắp xếp, người Liên Xô phát hiện ra “bảo bối” của mình chỉ còn là đống sắt vụn. Quansuvn
Thật ra trong cuộc chiến 6 ngày, Không quân Ai Cập lúc đó mạnh nhất liên minh Ai Cập, Syria, Jordan. Họ thất bại khi bị tấn công bất ngờ nên chưa có cơ hội để đánh trực tiếp với Israel.
Trong trận đánh này tình báo Israel làm việc rất tốt. Những vị trí nghi binh đều được phát hiện, những máy bay ném bom có thể đánh vào Iarael được ưu tiên diệt trước.
200 máy bay của Israel (coi như toàn bộ không lực Israel khi đó) đều cất cánh để đánh Ai Cập, do bị bất ngờ nên không lực Ai Cập bị phá hủy hoàn toàn. Do đó cho dù họ có Su 35 thì cũng chẳng đảo ngược vấn đề, huống chi Mig 21. Cũng rất bất ngờ khi Ai cập không có bongke cho máy bay trú ẩn, phòng không cũng không chú trọng nhiều.
Về thành công của Israel trong toàn bộ cuộc chiến, phải nói đến hoàn cảnh buộc họ phải thắng. Ngoài liên minh 3 nước kể trên, phe LX và đồng minh tuyên bố ủng hộ Ai Cập, Mỹ đang dính lầy ở VN. Phương tây thờ ơ, Pháp không ủng hộ bất kỳ ai trong 2 phe.
Trong khi đó Ai Cập phong tỏa bờ biển Israel. Coi như 3 mặt đất liền của Israel đã bị phong tỏa, nay đường biển bị cấm tàu qua lại thì coi như israel bị cô lập. Do đó khi Ai Cập chuyển quân về bán đảo Sinai thì Israel biết cuộc chiến là không tránh khỏi.
Phe Ai Cập có khoảng 450 ngàn lính nhưng trang bị không đồng bộ (khoảng 300 ngàn là tham chiến trực tiếp). Hậu cần kém, sau 1 loạt thanh trừng sĩ quan nên chỉ huy cũng thiếu kinh nghiệm. Trong khi Israel gom hết gia tài cũng khoảng 300 ngàn lính nhưng lại thiện chiến. Do đó sau khi đánh bại không lực Ai cập thì Israel dùng tank chiếm gọn bán đảo Sinai, cao nguyên Golan, Bờ Tây và Dải Gaza. sau này đảo Sinai về lại Ai cập. Cao nguyên Golan của Syria, bờ Tây và Dải Gaza hiện vẫn do Israel kiểm soát. Đó là lý do thế giới Ả Rập vẫn còn thù Israel, nhất và Syria.
Nếu bây giờ Israel tấn công Iran thì không ngạc nhiên khi phe A rập sẽ phản ứng mạnh. Tiềm lực Iran có lẽ không phải thường. Là ổ kiến lửa thực sự.
Sau cuộc chiến 6 ngày, năm 1973 Ai cập và Syria có 1 cuộc tấn công khác, lần này Ai Cập chủ động. Họ có chuẩn bị kỹ với hệ thống SAM của LX, tên lửa chống tank vác vai. Cứ 3 lính trang bị 1 chống tank nên Israel cũng hết phép. Dù cuối cuộc chiến vẫn dành ưu thế, nhưng Israel không thể thắng dễ như cuộc chiến 6 ngày vì Ai cập đã có chuẩn bị. LHQ sau đó ra lệnh ngừng bắn, 2 phe tuân thủ. Chủ yếu là do LX bắt đầu nóng mặt, có thể sẽ tăng mạnh viện trợ, khiến Mỹ rất lo ngại.
Nói chung Israel là 1 nước mạnh về quân sự vì họ bị đe dọa thường trực, nhưng cũng phải kể đến những kẻ thù của Israel khá yếu, quân số đông nhưng không tinh. Khả năng chịu đòn cũng kém. Chứ gặp phải Vn thì...
Trong trận đánh này tình báo Israel làm việc rất tốt. Những vị trí nghi binh đều được phát hiện, những máy bay ném bom có thể đánh vào Iarael được ưu tiên diệt trước.
200 máy bay của Israel (coi như toàn bộ không lực Israel khi đó) đều cất cánh để đánh Ai Cập, do bị bất ngờ nên không lực Ai Cập bị phá hủy hoàn toàn. Do đó cho dù họ có Su 35 thì cũng chẳng đảo ngược vấn đề, huống chi Mig 21. Cũng rất bất ngờ khi Ai cập không có bongke cho máy bay trú ẩn, phòng không cũng không chú trọng nhiều.
Về thành công của Israel trong toàn bộ cuộc chiến, phải nói đến hoàn cảnh buộc họ phải thắng. Ngoài liên minh 3 nước kể trên, phe LX và đồng minh tuyên bố ủng hộ Ai Cập, Mỹ đang dính lầy ở VN. Phương tây thờ ơ, Pháp không ủng hộ bất kỳ ai trong 2 phe.
Trong khi đó Ai Cập phong tỏa bờ biển Israel. Coi như 3 mặt đất liền của Israel đã bị phong tỏa, nay đường biển bị cấm tàu qua lại thì coi như israel bị cô lập. Do đó khi Ai Cập chuyển quân về bán đảo Sinai thì Israel biết cuộc chiến là không tránh khỏi.
Phe Ai Cập có khoảng 450 ngàn lính nhưng trang bị không đồng bộ (khoảng 300 ngàn là tham chiến trực tiếp). Hậu cần kém, sau 1 loạt thanh trừng sĩ quan nên chỉ huy cũng thiếu kinh nghiệm. Trong khi Israel gom hết gia tài cũng khoảng 300 ngàn lính nhưng lại thiện chiến. Do đó sau khi đánh bại không lực Ai cập thì Israel dùng tank chiếm gọn bán đảo Sinai, cao nguyên Golan, Bờ Tây và Dải Gaza. sau này đảo Sinai về lại Ai cập. Cao nguyên Golan của Syria, bờ Tây và Dải Gaza hiện vẫn do Israel kiểm soát. Đó là lý do thế giới Ả Rập vẫn còn thù Israel, nhất và Syria.
Nếu bây giờ Israel tấn công Iran thì không ngạc nhiên khi phe A rập sẽ phản ứng mạnh. Tiềm lực Iran có lẽ không phải thường. Là ổ kiến lửa thực sự.
Sau cuộc chiến 6 ngày, năm 1973 Ai cập và Syria có 1 cuộc tấn công khác, lần này Ai Cập chủ động. Họ có chuẩn bị kỹ với hệ thống SAM của LX, tên lửa chống tank vác vai. Cứ 3 lính trang bị 1 chống tank nên Israel cũng hết phép. Dù cuối cuộc chiến vẫn dành ưu thế, nhưng Israel không thể thắng dễ như cuộc chiến 6 ngày vì Ai cập đã có chuẩn bị. LHQ sau đó ra lệnh ngừng bắn, 2 phe tuân thủ. Chủ yếu là do LX bắt đầu nóng mặt, có thể sẽ tăng mạnh viện trợ, khiến Mỹ rất lo ngại.
Nói chung Israel là 1 nước mạnh về quân sự vì họ bị đe dọa thường trực, nhưng cũng phải kể đến những kẻ thù của Israel khá yếu, quân số đông nhưng không tinh. Khả năng chịu đòn cũng kém. Chứ gặp phải Vn thì...
Last edited by a moderator: