Hạng D
21/10/08
3.652
74.863
113
Miền Không Xác Định
@ Bác SVG: hổm rài gia đình có chuyện nên em ít online. Bây giờ em xin...cãi tiếp!:D
Xin phản biện 1 chút về máy bay tàng hình của Bác Giáo:
Máy bay thế hệ 5 có 2 tiêu chí quan trọng nhất (bắt buộc) là tàng hình và tác chiến điện tử.
- Tàng hình là chống lại cảm biến vô tuyến và cả cảm biến hồng ngoại của đối phuơng. Mục tiêu là làm cho khó phát hiện chứ đâu phải vô hình tuyệt đối. Người Nga có nói nhăng nói cuội thì cuối cùng họ cũng đeo đuổi tàng hình! Bỏ cái Radar PESA cổ lổ thay bằng AESA như Phương Tây. Họ gắn vô cả đàng đầu và đuôi của chiếc T-50 để chống tàng hình, chưa kể Radar L-Band 2 bên cánh cho chắc ăn - điều đó chứng tỏ tàng hình là thứ đáng sợ nhất. Có điều thắc mắc là với thiết diện mặt cắt đuôi nhỏ xíu của chiếc T-50 thì người Nga thiết kế cái Radar nó như thế nào?! Vậy mà còn tung hô là nó có công suất tương đương với Radar phía truớc của F-22 mới ghê chứ!
- Với công nghệ vi mạch hầu như chẳng có gì, liệu người Nga có làm ra được những thiết bị điện tử theo kịp thời đại? Nên phân biệt thiết bị dân dụng và chuyên dùng là khác nhau. Đâu phải muốn Data-link là Data-link kiểu như điện thoại di động được!
Trong chiến tranh hiện đại, đừng bao giờ hình dung có 1 chiếc máy bay solo đơn độc. Cho nên so sánh thì phải so cả 1 hệ thống tích hợp. Chiếc F-22 có thể tắc hết Radar nhưng nó không mù - mà chính đối phương đang mù ở 1 khoảng cách đủ để chiếc tàng hình ngắm bắn. Máy bay thế hệ 4+ có thể tránh được 1-2 quả tên lửa nhưng làm sao né kịp nỗi cả 1 phi đội từ mọi hướng tấn công?....
Cuộc chiến giành đảo Malvinas, dù chiếc Harrier có thông số không bằng chiếc mirage nhưng không quân Anh vẫn áp đảo có phải nhờ số lượng trực chiến và hệ thống hỗ trợ hay không? Đó cũng là tương quan lực lượng giữa VN và Khựa hiện nay. Vài chiếc Su chẳng giúp được bao nhiêu.
 
Hạng B2
10/3/10
102
0
0
Ấy, bạn Mathuật ơi,

1/ Bạn cũng đã nói tàng hình cũng chỉ là tương đối, không phải tuyệt đối thì với những thay đổi hay tiến bộ của rada, nó sẽ lỗi thời. Ý của tôi cũng không ngoài ý đó, nên tôi chưa cho rằng đó là phản biện của bạn.

Bạn hãy nêu thử xem khi ở chế độ tàng hình, F22 nó dùng cái gì (của bản thân nó) phát hiện ra phi cơ đối phương? lẽ dĩ nhiên tôi không cho là phi cơ hoạt động đơn độc, nhưng lấy gì đảm bảo rằng cái F22 đầu đàn nào đó dùng rada (sau đó dùng data-link chuyển information cho các chiếc khác) không bị phát hiện và bắn hạ ở khoảng cách 300-400km? Nó lấy gì "ngắm bắn"? Nếu vậy thì dùng số liệu data-link thuần túy thôi ư? ậy gắn thêm nhiều thứ rada làm gì cho nặng máy bay? vả lại hệ thống định vị toàn cầu Glonass (Nga) và GPS (Mỹ) không phải "mù" với những "trạm" thu phát data-link.

Vật liệu giảm phát xạ hồng ngoại là cái khó biến đổi trên một chiếc phi cơ, trong một "vùng" khá rộng của sóng micromete (hồng ngoại) chưa có vật liệu nào đáp ứng hoàn toàn không bức xạ, có chăng chỉ trong một giới hạn nào đó. Vậy với một máy quét ở bước sóng thích hợp chỉ đo bức xạ ngoài vùng không bức xạ của vật liệu ấy (tần số, bước sóng khác) thì coi như không còn dấu đựợc nguồn nhiệt nữa rồi.

2/ Về trình độ Nga, Mỹ, quả thật tôi không thể rành để so sánh cho đến nơi đến chốn, nhưng điều tôi không nghi ngờ là cả hai đều giỏi. Vi mạch của Nga có thể kém Mỹ, nhưng không phải vì thế họ không làm đựợc gì. Bản thân bạn cũng chỉ đánh giá họ qua vi mạch thương mại chứ bạn cũng không biết họ phát triển từ khi nào. Người Nga có ngôn ngữ điện tử riêng và phát triển theo hướng khác với ... Bill Gates. Và nó trước đây tuyệt đối chỉ được dùng trong quân sự.

Máy bay gắn nhiều thứ rada, bề ngoài cho thấy họ chưa tích hợp (in 1) được. Nhưng tin vào đó thì chúng ta cũng là ....mù sờ voi. Mỗi loại rada có tính năng và bước sóng khác nhau và do đó có tính năng cũng vận dụng khác nhau. Tiết diện cái đuôi của T 50 (giống y chang Su-35) cho thấy đây không phải một rada AESA phát antena đĩa, rất có thể là một MASA dùng tần số cao (nên antena gọn) phát bao phủ 360 độ, thích ứng với nguồn công suất mạnh, có thể dùng tiến hành chiến tranh điện tử (EW).

Các rada L-band có bước sóng 15-30cm là thông dụng trong đo nhiểu loạn không khí ở khoảng cách lớn (300-400km), kết hợp hiệu ứng dopple dùng đo khoảng cách. Có thể các F đã tích hợp điều này, nhưng khoảng cách phát hiện mục tiêu của F chỉ còn dưới 200km khiến việc dùng riêng và chỉ kết hợp chứ không tích hợp nó như trên máy bay Nga là có lý do khi mà họ nâng tầm rada lên tới 300-400km? vậy nên chỉ trích họ sao vẫn dùng cũng nên xét nhều khía cạnh, nhất là tính năng. (Lưu ý: rada L-band (15-30cm) và S-band (8-15cm) là loại .... xưa nhất của rada, dùng trong hệ thống phòng không của ...cao xạ, thế mà lại giúp cho Sam 2 giải nhiễu và bắn hạ B 52 trong trận 72 đó bạn ơi, các tên lửa ARM của Hoa kỳ rình sóng từ K-band tới H-band của Sam đều bị "điếc" hết, chứng tỏ cái kỹ thuật cũ chưa chắc là đồ bỏ, chỉ có idea mới hay cũ. ).

Ngoài ra, về tính năng thì rada L-band rõ ràng còn dùng dò các data-link thiết lập các phi cơ với nhau hay với vệ tinh. Còn tập hợp các thông số như thế nào và đánh giá để tìm ra đối phương ...thuộc về bộ xử lý của hệ thống với sự so sánh "chuẩn" về nhau mà hai bên thu thập.

Tóm lại, nếu bạn cho rằng (và ai cũng nghĩ thế) phân tích trên cả một hệ thống chứ không phải trên chiếc phi cơ đơn lẻ thì còn nhiều khía cạnh phải quan tâm và bàn cãi. Nhưng tôi thấy, trên một chiếc phi cơ, chưa chắc hiện nay phi cơ Hoa Kỳ trang bị cho pilot để có thể tự đánh giá một cách độc lập hơn trên phi cơ Nga. Còn cả hệ thống? tất nhiên Hoa Kỳ tính chuyên dụng rất cao, có các phi cơ chuyên dụng cho một nhiệm vụ hơn hẳn hệ Nga. Ví dụ, máy bay chống ngầm mới của họ P-8A không gắn hệ thống đo nhiểu từ (dùng phát hiện tàu ngầm) như P-3C, không rõ họ chuyển tính năng ấy cho cái gì đảm trách? Và tất tật là thế, nên họ mới là ....siêu cường duy nhất thế giới.



P/s: tôi không cho việc thiết lập data-link trong quân sự nó đơn giản như điện thoại di động. Có thể tôi nhắc tới việc dùng điện thoại di động làm phương tiện liên lạc chính của quân Nga trong cuộc chiến Gruzia vừa qua (để nói sự trang bị kém của quân Nga, không chú trọng hơn việc chế vũ khí xuất khẩu) làm bạn nghĩ như vậy? data-link của hai "phe" trong quân sự chẳng dấu được nhau, họ đều thu được cả, tuy nhiên giải được code mới khó. Nhưng phát hiện ra máy thu data-link không đòi hỏi tới giải code!
 
Hạng B2
10/3/10
102
0
0
Xin phép nói thêm với bạn Ma Thuật về "tàng hình" tý kẻo hiểu lầm:

Nga và Mỹ trước đây theo hai lối tư duy về "tàng hình": Hoa Kỳ thì tàng hình là đối phương "không nhìn thấy" mình; Nga là "nhìn thấy nhưng không bắn được" hay nói cách khác họ nghĩ và đầu tư cho tàng hình với rada dẫn bắn hay rada yếu của vũ khí (tàng hình giai đoạn). Điều này thể hiện rõ trên ấu trúc phi cơ hai bên. Nhưng không vì thế nói Nga không coi trọng tàng hình. ý tôi xưa nay là vậy.

Vật liệu hấp thụ sóng điện từ về định tính thậm chí định lượng (của cấu tạo chất) dù bí mật cũng có thể bị phát hiện ra (ví dụ qua quang phổ chụp từ vệ tinh chẳng hạn), dù rằng điều ấy không đồng nghĩa với biết công nghệ chế tạo. Khi một chất bị phát hiện, với hằng số điện môi nhất định (quyết định tính phản xạ sóng rada) thì người ta dễ dàng tìm ra bước sóng, tần số phù hợp cho phát hiện đó. (Và như thế, để có được hằng số điện môi đáp ứng một giải thật rộng của vật liệu bí mật ấy, chắc chỉ có vật liệu UFO mới có khả năng vừa hấp thụ sóng cm của ASEA đồng thời với sóng vài chục cm của các rada cổ) Ở khía cạnh này, ... sơn hấp thụ là thứ dễ thay đổi và rẻ hơn vật liệu ! Người Nga đã quan tâm lâu rồi chứ đâu phải nay họ mới nghĩ tới.

Nói Nga theo Mỹ khi cái T50 giờ chú trọng đến vật liệu tàng hình cũng đúng một phần. Nhưng nếu có "trách" thì trách phi cơ Hoa Kỳ có loại rada nào phát hiện vật liệu dùng tàng hình chưa? Thiết kế khí động học cho phép phi cơ Hoa Kỳ có khoang rộng mang đủ thứ chưa? Ngoài những cái giống nhau, nếu phi cơ Nga có rada còn thêm được các tính năng khác thì phải ghi điểm cho họ thay vì ....chỉ trích.

Thân chào
 
Hạng D
21/10/08
3.652
74.863
113
Miền Không Xác Định
@Bác Giáo Già: em xin giải thích thêm
1/F-22 có thể bay "im lặng" nhờ sự hướng dẫn của hệ thống AWACS qua Data-link. Vì nó chỉ nhận tín hiệu nên không phát xạ vô tuyến. Đến 1 thời điểm thích hợp, nó mới bật Radar để bắn - tức là đối phương luôn ở thế bị động và không đủ thời gian phản ứng. Còn muốn tiêu diệt AWACS đâu phải chuyện dễ: chúng nằm đâu đó ở chân trời, luôn được bảo vệ và không chỉ có 1. Bắn 1 mục tiêu 4-500 Km thì xác suất được bao nhiêu? Thử so sánh với hệ thống phòng không đồ sộ ở mặt đất thì biết.
2/Người Nga luôn tuyên bố dễ dàng phát hiện máy bay tàng hình Mỹ bằng công nghệ Radar hiện thời thì không lý gì họ phải thay đổi như vậy. Kế nữa là đã là tàng hình mà vác chừng ấy bộ phát sóng công suất lớn liệu có còn tàng hình không?
Về công nghệ vi mạch: vũ khí Nga hiện nay dùng nhiều vi mạch bán phổ biến trên thị trường. Có thể vìd họ làm không được. Nhưng trong lĩnh vực điều kiện khắc nghiệt như quân sự thì không thể đảm bảo chúng hoạt động tốt không?
Data-link không hề đơn giản. Ngay cả Hoa Kỳ vẫn còn đang hoàn thiện. Vậy mà chú Nga luôn đảm bảo cho khách hàng về khoản này - liệu có khả thi? Hay là ta liên tưởng tới cái điện thoại Khựa cùi mía đầy đủ tính năng so với những Nokia, SE...?
 
Hạng B2
10/3/10
102
0
0
Đấy, thế là lại lan sang tính năng vũ khí xa gần và chiến thuật tác chiến rồi. Thế nếu tớ cãi là cái AWAC thì Mig 31 nó diệt cái một, và chẳng có cái tên lửa nào của F đuổi kịp nó thì sao? rồi cái tên lửa tầm xa Nga nó có động cơ ramjet không phải đốt nhiên liệu lần hai ấy cũng bay với vận tốc 4-5 mach mà không cái F nào chịu nổi?

Mình đã nói về tổng lực với các phương tiện, phi cơ chuyên dụng, Mỹ hơn Nga và có họ khả năng triển khai thực tế tốt hơn Nga. Mà các tổ hợp vũ khí Nga cũng không cho phép làm được chuyện ấy như Hoa Kỳ, do triết lý quân sự chi phối thiết kế từ đầu.

Mà khi bắn, F chắc thắng ư? các antena yếu trong các vũ khí ấy chịu nổi xung điện từ phá có cường độ cao để có thể bay tới mục tiêu (quan điểm tàng hình với vũ khí) ? cứ coi như F nắm thế chủ động đi, quá trình nó bắn và dẫn bắn, nó không ăn đòn à? lẽ dĩ nhiên cái ASEA ưu việt hơn ở độ nhạy, độ nét (có thể "vẽ" chi tiết mục tiêu) rất hay cho dẫn bắn bằng hình ảnh ai mà chẳng thích nên Nga cũng lắp, nhưng nó dùng trong EW thế nào? Nếu triết lý EW của Hoa Kỳ chỉ là làm...nhiễu sóng điện từ thôi thì lại khác Nga: họ triệt bằng "tải" cao của cường độ sóng xung lên từng con modul trong antena ASEA gây hư hỏng...v.v..

Mặt khác, mình cũng đã nói rồi, data-link không quá phức tạp, người ta bỏ công sức vào đó là ở những kỹ thuật nén, giải xung và bộ code của nó chứ phát ra thì phải ở những giải sóng nhất định. Như ĐTDĐ ấy, thu được sóng và định vị được máy của ai đó không phải là điều mới mẻ và quá khó với ngay cả việc dùng trong thương mại, dân sự (chắc bạn biết mà); vì thế đừng coi việc cái máy chỉ "thu" chứ không "phát" (vd: data-link) đích thị là ...silent. Còn nghe hiểu nội dung được cuộc "thoại" ấy hay không, tùy thuộc vào việc giải code, nhưng xem ra điều ấy không quan trọng với mục tiêu là định vị phương tiện. (Ở đây tính năng, hay độ bền cái máy ĐTDĐ của Tàu hay của Nokia...không đóng vai trò gì trong thu-nhận sóng cả, ngoài khái niệm thiết bị đầu cuối với phần code).

Còn nói về vi mạch, Nga dùng hàng rẻ thì là vậy. Sự thay thế hay update dễ dàng cũng có thể chi phối một phần ý tưởng ấy của Nga. Trừ phi bạn nói trên các tổ hợp vũ trụ, Nga họ cũng dùng vi mạch thương mại như làm ở chợ Nhật Tảo thì tôi sẽ chịu chết. Về công nghệ chế tạo thì rõ là ưu thế thuộc người Mỹ. Nhưng ta xét khi hai cái phi cơ đã lên trời (sau khi anything test) và tính năng của chúng để thắng thua trong vài chục giây hay phút thì viện dẫn cả quá trình chế tạo hay công nghệ ra như thế quả cũng khó cho tôi bênh ai quá.
 
Hạng B2
10/3/10
102
0
0
Xin thêm vài từ (đậm) ở câu này kẻo nó tối và có khi sai ý dùng:

(Ở đây tính năng, hay độ bền cái máy ĐTDĐ của Tàu hay của Nokia...không đóng vai trò gì trong việc ghi nhận có sự thu-nhận sóng cả, ngoài khái niệm thiết bị đầu cuối với phần code).
 
Hạng B2
10/3/10
102
0
0
Nói thêm chút về công nghiệp chế tạo của Nga, vì có thể nhiều người chưa hiểu hết và cho là họ cũng kém lắm (chế không được):

Trước thời LX tan rã, nền công nghiệp của họ vẫn làm và chế tạo các thiết bị điện tử, và chú trọng nhất cho quân sự. Tuy nhiên, một nền kinh tế kế hoạch chỉ huy nên rất cứng nhắc, bố trí các cơ xưởng cũng vậy, đồ sộ mà thiếu uyển chuyển về sản phẩm, kèm thêm chế độ đãi ngộ kiểu bao cấp khiến tư duy sáng tạo không phát triển. Kết quả là, nói riêng trong chế tạo thiết bị điện tử thôi, nó cho ra những linh kiện đồng loạt nhiều về số lượng chứ không phong phú về chủng loại (với nhiều thông số khác nhau) chẳng hạn.

Ví dụ, một bo mạch muốn có được dòng đi ra có hiệu điện thế là A.xx, cường độ là B.xx (những số lẻ mà bo mạch yêu cầu) thì mạch họ phải cho chạy vòng lên vòng xuống, bù trừ rất rối rắm từ những linh kiện có sẵn với chỉ số nhất định không có cái thay thế. Kết quả là vẫn ra theo yêu cầu (là "hoàn thành kế hoạch") nhưng phí phạm nhiều về đường dẫn (khiến cái mạch chiếm thể tích có khi gấp 3 lần Hoa Kỳ). So sánh để dễ thấy nhất thể hiện trong các thiết bị điện tử dân dụng. Trong khi đó Hoa Kỳ hay Japan họ giải quyết với việc thêm một dây chuyền sản xuất một linh kiện (cái điện trở chẳng hạn) với những thông số thích hợp để cho ra ngay dòng và cường độ yêu cầu, gọn hơn nhiều.

Ví dụ cho nó đơn giản như thế để giải thích việc Nga chế tạo cái gì hồi đó thì họ không cần thiết nghĩ nhiều tới tối ưu như của kinh tế thị trường. Cộng thêm chí ít họ cũng chậm hơn Hoa Kỳ 10-15 năm do bất ổn chính trị, (thế mà nay khoảng cách giữa họ và Hoa Kỳ về vũ khí được rút ngắn rất nhanh). Nhưng vì thế nói họ "không làm được gì cả" thì ... tôi nghĩ, Hoa Kỳ chả phải tốn thêm tiền nghĩ bao nhiêu cách để đối phó với "những người kém cỏi" ấy mần chi.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Về mặt khoa học thì người Nga không kém đâu. Hồi trước thầy dạy toán của em là một GS người Nga, nên cũng biết chút ít về hoàn cảnh của họ. Người Nga chỉ thua phương tây vì kinh phí nghiên cứu thời LX xụp đổ, nên trong 1 thời gian họ đứng tại chỗ.
Về mặt thương mại thì Nga không thành công bằng Mỹ. Ví dụ công nghệ điện tử, thập niên 60 Mỹ sáng chế transistor nằm trên 1 mặt phẳng silicon, hay sang thập niên 70 thì họ cũng tạo mạch flip-flop, mạch CCD 8 bit. đều là những thành tựu từ phương tây.

Vì sao lại có mâu thuẫn như vậy, trong khi nền khoa học vẫn tiến bộ, nhưng phát minh lại chạy hết về phương tây?
Lý do là bởi trong giai đoạn trước 1970, nền kinh tế LX dựa vào công nghiệp nặng và công nghiệp quốc phòng.
Chỉ đến khi Khrushchev về vườn, Brezhnev lên cầm quyền. Lúc này nền kinh tế suy xụp do thiếu thích ứng với thị trường. Để cứu vãn Brezhnev mới tiến hành cải tổ bằng cách chú trọng vào công nghiệp nhẹ va 2hàng tiêu dùng.
Nhưng làm như vậy thì kế hoạch quản lý tập trung sẽ phá sản. Vì thương mại mà bao cấp thì không thể nào có tiến triển được, nó thiếu cạnh tranh lành mạnh. Vì vậy có cải cách mà không có tiến bộ.

Đó là lý do mà nền khoa học của LX chỉ phục vụ những ngành then chốt như vũ trụ, quân sự. Trong khi đó các phát minh thương mại hầu như không đáng kể. Nó kế thừa từ những phát minh quân sự đã lạc hậu.
Một loạt khủng hoảng kinh tế và cuộc chiến ở Afghan làm kinh tế LX suy kiệt. Cuộc cải cách của Gorbachev đã không thể cứu vãn LX. Từ 1 nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, LX đã tan rã như hôm nay.
Nhìn vào lịch sử của họ, có những thăng trầm nhưng phải nhìn nhận LX xứng đáng là đối thủ của Mỹ, hơn là anh TQ ngày nay.
 
Hạng D
21/10/08
3.652
74.863
113
Miền Không Xác Định
Người Nga không giỏi đến vậy đâu. Cái gì phát minh ra họ cũng tự nhận là của mình hay có công trong đó - những tên tuổi chưa ai được tiếp xúc, cũng chẳng ai công nhận.
Thực tế phần lớn họ đi ăn cắp bên Phương Tây nhờ bộ máy KGB hùng hậu gấp mấy lần cái Viện Hàn Lâm. Sự thật này chính người Nga tự thú sau sự kiện 1991. Ngay cả hiện nay, 1 quan chức cấp cao KGB cao hứng tuyên bố là họ nắm trong tay từ giống lúa siêu cao sản cho tới công nghệ chế tạo vi mạch của các nước Á Châu! Thay vì đổ tiền ra nghiên cứu thì làm cách đó rẻ hơn nhiều. Thế nhưng không phải cái gì cũng có thể sao chép dễ dàng được - Đó chính là con người.
Em ví dụ 1 sản phẩm cơ khí đơn thuần là cái máy may của Nhật: người Đài Loan, người Hàn sao chép y chang. Nhưng Bác nào làm trong ngành may, da giày đều biết là không thể thay thế được dù cho có rẻ hơn bao nhiêu.
Cần phải thừa nhận sự thật rằng công nghệ điện tử của Nga lạc hậu hàng chục năm so với Phương Tây kể từ khi Vi mạch tích hợp ra đời.
Động cơ Ramjet có gì là mới mẽ? Pháp mới chính là kẻ đi đầu trong công nghệ này. Mig-31 tiêu diệt AWACS dễ dàng? Hay là Mig-31 bị tiêu diệt trước khi nó tính chuyện đó? Radar trên Mig-31 mạnh hơn trên AWACS? Giả sử đã khai hoả tên lửa tầm cực xa thì Mig-31 có được rảnh rang điều khiển chúng như chốn không người? Lich sử chưa hề xãy ra 1 trường hợp tên lửa đối không Nga tiêu diệt mục tiêu ở tầm đó.
 
Hạng C
20/2/04
881
0
18
VietNam
Cái vụ trộm cắp thì nước nào cũng thế thôi bác ạ, Việt Nam mình cũng rứa. Theo quan điểm của em thằng nào đi xâm lược được thằng khác là thằng giỏi thế thôi.