cowardsp nói:Vit mới dăng tin USA cắt giảm 250 máy bay , trong đó có F 16, A 10 để tiết kiệm chi phí.. nghe đâu củng được cỡ 355 triệu usd/năm.. Như vậy, Mỹ sẽ chú trọng đến tính hiệu quã hơn là số lượng
có khả năng nào mẽo bán cho việt nam không nhỉ
audi fan nói:cowardsp nói:Vit mới dăng tin USA cắt giảm 250 máy bay , trong đó có F 16, A 10 để tiết kiệm chi phí.. nghe đâu củng được cỡ 355 triệu usd/năm.. Như vậy, Mỹ sẽ chú trọng đến tính hiệu quã hơn là số lượng
có khả năng nào mẽo bán cho việt nam không nhỉ
có thì cũng bán cho Trung Hoa Dân Quốc trước bác àh
TKM nói:Em thắc mắc lỡ gặp thunderstorm hay turbulence thì fighter đánh đấm sao dc các bác?
gặp thì tìm chổ núp thôi chứ biết sao. xe tăng thì lủi vô đâu đó trốn. Vn có Igla mà, núp rồi phang là xong. nó thấy mình trước rồi thì tèo. con A10 này mà gặp Su 30 thì rụng thôi.
audi fan nói:TKM nói:Em thắc mắc lỡ gặp thunderstorm hay turbulence thì fighter đánh đấm sao dc các bác?
gặp thì tìm chổ núp thôi chứ biết sao. xe tăng thì lủi vô đâu đó trốn. Vn có Igla mà, núp rồi phang là xong. nó thấy mình trước rồi thì tèo. con A10 này mà gặp Su 30 thì rụng thôi.
thunderstorm em nói là bão kèm sấm chớp chứ ko phải con A-10 thunderbolt đâu bác
TKM nói:audi fan nói:TKM nói:Em thắc mắc lỡ gặp thunderstorm hay turbulence thì fighter đánh đấm sao dc các bác?
gặp thì tìm chổ núp thôi chứ biết sao. xe tăng thì lủi vô đâu đó trốn. Vn có Igla mà, núp rồi phang là xong. nó thấy mình trước rồi thì tèo. con A10 này mà gặp Su 30 thì rụng thôi.
thunderstorm em nói là bão kèm sấm chớp chứ ko phải con A-10 thunderbolt đâu bác
ã, em chứ nghĩ hính như các loại máy bay hiện nay đều bay được trong mọi điều kiện thời tiết mà bác
sinhviengià nói:Trong các cuộc chiến tranh thời hiện đại, vai trò của không lực rất quan trọng. Vn nhiều năm nay chuyên sử dụng máy bay Nga, và có thể trong tương lai vài chục năm tới sẽ không thay đổi.
Mục đích của topic này là cùng so sánh 1 phần nào đó khả năng của không quân Nga- Mỹ thông qua những máy bay hiện có của họ, đồng thời thông qua chiến lược của không quân 2 nước. Các bác có thông tin xin tự nhiên góp ý để topic thêm phong phú.
Đầu tiên xin giới thiệu khái quát về các thế hệ máy bay, thông tin đầy đủ các bác xem trên wiki. Mục đích để cho dễ hình dung các mốc thời gian phát triển.
Máy bay được xếp hạng là máy bay chiến đấu phản lực thế hệ thứ tư là những chiếc được đưa vào sử dụng trong khoảng thời gian từ 1980-2010, thể hiện những khái niệm thiết kế của thập kỷ 1970. Những bản thiết kế thế hệ thứ tư bị ảnh hưởng nhiều từ những bài học có được từ những thế hệ máy bay chiến đấu trước đó. Những chiếc đại diện cho thế hệ này gồm loạt máy bay chiến đấu "mới" của Hoa Kỳ (F-14, F-15, F-16, và F/A-18) cùng những chiếc MiG-29 và Su-27 của Sô viết.
Giá thành ngày càng cao cộng với những thành công rõ ràng của những chiếc máy bay chiến đấu đa chức năng như F-4 Phantom II khiến những chiếc máy bay loại này ngày càng trở nên phổ biến. Những tên lửa không đối không tầm xa, trước kia được cho là đã khiến những trận không chiến tầm gần trở thành dĩ vãng, đã được chứng minh là mang lại ít hiệu quả hơn mong đợi; vì thế các nhà thiết kế đã quay sang nhấn mạnh trên khả năng thao diễn.
Sự tiến bộ nhanh chóng của máy vi tính trong thập kỷ 1980 và 90 đã cho phép nâng cấp liên tục các ứng dụng điện tử vào máy bay trong suốt quãng đời hoạt động của chúng, các hệ thống mới được tích hợp thêm như Mạng quét điện tử tích cực (AESA), kênh điện tử số (digital avionics buses), và tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại (IRST).
Nhờ những cải tiến tăng cường tính năng, những chiếc máy bay đó và những bản thiết kế mới trong thập kỷ 1990 đã có thêm nhiều khả năng mới, thỉnh thoảng thuật ngữ thế hệ thứ 4.5 được sử dụng để chỉ những chiếc máy bay loại này. Và thuật ngữ này cũng mang chủ đích phản ánh một lớp máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư đã được tích hợp những cải tiến mang tính cách mạng như các kênh điện tử tích hợp và những yếu tố tàng hình khác.
Ví dụ đầu tiên của thế hệ này là chiếc F/A-18E/F Super Hornet, một phiên bản cải tiến của chiếc Hornet thập kỷ 1970. Chỉ riêng các tính năng khí động học căn bản vẫn giữ như cũ, các bộ phận khác đều được cải tiến: buồng lái toàn kính, radar AESA trạng thái rắn mạng pha chủ động, động cơ mới, các vật liệu khung bằng composite nhằm giảm trọng lượng và hình dạng hơi được sửa đổi để giảm diện tích phản hồi radar.
Dưới đây là giá xuất khẩu các máy bay, dùng để tham khảo cho vui. Vì việc quyết định 1 chiếc máy bay không phải chỉ có giá, còn có chi phí bão dưỡng, tần xuất bão dưỡng...Tuy giá ngày nay có biến động nhưng căn bản loại rẽ thì sẽ rẽ, loại mắc thì vẫn mắc.
MiG-29 '98 US$ 27 triệu
Sukhoi Su-27US$ 24 triệu
Sukhoi Su-30 US$ ~38 triệu (nhiều phiên bản)
Sukhoi Su-30K cho Indonesia: '98 US$ 33 triệu
Sukhoi Su-30MKK/MK2 cho Trung Quốc: '98 US$ 38 triệu
Sukhoi Su-30MKI cho Ấn Độ, phiên bản được quy định rất cụ thể: '98 US$ 45 triệu
Sukhoi Su-30MKM cho Malaysia, một biến thể của phiên bản cho Ấn Độ: '03 US$ 50 triệu
F-15 Eagle '98 US$ 43 triệu
F-16 Fighting Falcon các model cuối khoảng năm '98 US$ 25 triệu
F/A-18 Hornet E/F model '98 US$ 60 triệu
F-22 Raptor Tổng chi phí chương trình '06 US$ 338 tỷ, dựa trên số lượng sản xuất 183 chiếc (Đơn giá hiện khoảng US$ 130 triệu)
F-35 Lightning II:
F-35A US$ 45 triệu
F-35B > US$ 100 triệu '06
F-35C US$ 55 triệu
Sau đây em sẽ từng bước so sánh những máy bay của Nga-Mỹ. Sẽ rất không công bằng nếu lấy F22 ra so với Su 35. Vì vậy với những máy bay thế hệ 5, sẽ chỉ có sự phân tích tính năng và ưu thế. Chủ yếu vẫn là so sánh thế hệ 4, 4.5 giữa Sukhoi Flanker và F/A 18E/F Super Hornet, hoặc F16. ưừ đó hy vọng sẽ hiểu phần nào trường phái quân sự của 2 nước, Mỹ đi theo cuộc chiến tàng hình, Nga đi theo khả năng tác chiến tầm xa...
cái chổ in đỏ, bác sinhvien nói là buống lái toàn kính em e rằng nhiều ngươi ko hiểu.. vì dịch sát nghĩa thế thì lại ko phản ánh đúng thực sự nó là cái gì.. cái này tên tiẹng anh là Glass Cockpit tức là buồng lái pilot trong đó bảng điều khiển ko xài đồng hồ cổ điễn nữa mà toàn xài màn hình LCD.
sáng nay đọc VIT thấy cái này,, đúng như em đã có lần nói trước đây: mấy món vũ khí kinh điển như máy bay , phi tiển mà chúng ta đang bàn dần dần sẽ trở thành di tích lịch sử.. trong khi TQ và các nước khác vẩn đang loay hoay phát triển mấy món conventional này thì Mỹ sắp biến thành hiện thực vũ khí laser và phi tiển tấn công nhanh chỉ trong 1 phút có thể đến anywhere in the world
Viễn cảnh vũ khí quân đội Mỹ trong tương lai
VIT - Trong bối cảnh của cuộc chạy đua vũ khí trên toàn cầu, Mỹ vẫn là cường quốc quân sự dẫn đầu với hai loại vũ khí đặc biệt tối tân là vũ khí laser và tên lửa tấn công nhanh toàn cầu. Hai loại này được đánh giá có tính ưu việt cao, có thể làm biến chuyển khả năng chiến tranh và tiết kiệm chi phí ngân sách.
Hiện đại hóa cục diện vũ khí trang bị của quân đội đã luôn là chủ đề trọng tâm xuyên suốt quá trình hiện đại và tinh nhuệ hóa các lực lượng quân sự Mỹ trong hàng chục thập niên qua. Các bước tiến triển mới của quá trình hiện đại hóa vũ khí đã liên tục giành được những thành tựu quan trọng đáp ứng được các tiêu chí của quá trình hiện đại như: khả năng tác chiến cao, đảm bảo tính cơ động, tiết kiệm chi phí, giá thành sản xuất rẻ, có độ chính xác cao....Chính những điều này đã khiến các nhà khoa học vũ khí quân sự Mỹ phát minh và chế tạo ra hai loại vũ khí được coi là đặc biệt tối tân, giành được ưu thế vượt trội trên mọi chiến trường.
Chương trình vũ khí laser đã được bắt đầu nghiên cứu từ hai thập niên trước đây và chẳng bao lâu nữa sẽ trở thành hiện thực. Quân đội Mỹ đã thử nghiệm việc sử dụng chiến thuật laser - dự án Tactical High Energy Laser - để bắn rơi hàng chục quả tên lửa Katyusha trong sa mạc New Mexico.
Việc tấn công các mục tiêu của đối phương bằng loại vũ khí laser chính xác cho đến nay đã không phải là chuyện hư cấu của cuộc chiến tranh giữa các vì sao (Stars War) nữa. Những chiếc máy bay chiến đấu trang bị vũ khí laser có thể phá hủy hàng loạt tên lửa đạn đạo một cách dễ dàng.
Cho đến thời điểm hiện nay, chương trình vũ khí laser của Mỹ đã đạt được một số thành công quan trọng mở đầu cho cuộc cách mạng vũ khí tối tân siêu hiện đại trong tương lai. Công cuộc đổi mới này được bắt đầu từ Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Boeing của Mỹ đã phát minh, thử nghiệm và bước đầu chế tạo mẫu đầu tiên mang tên vũ khí Laser Điện tử Tự do (free-electron laser - FEL). Thành công bước đầu của dự án thiết kế này là cột mốc quan trọng để phát triển một hệ thống vũ khí mới làm biến chuyển khả năng chiến tranh trên biển của Hải quân Mỹ.
Về nguyên tắc, FEL sẽ hoạt động bằng cách đẩy một luồng điện tử năng lượng cao qua một loạt từ trường cực mạnh để tạo ra loại ánh sáng laser có công suất đạt 100 kw, đủ sức làm tê liệt hoặc phá hủy mục tiêu của đối phương. Loại siêu laser này có khả năng tiêu diệt các tên lửa của đối phương một cách chính xác.
Bên cạnh đó, Boeing cũng đang phát triển nhiều loại vũ khí laser khác, trong đó nổi bật là hệ thống bắn tia laser năng lượng cao trên chiến đấu cơ, được gọi là Airborne Laser Test Bed (ALTB). ALTB, sản phẩm hợp tác giữa Boeing cùng Northrop Grumman và Lockheed Martin, được coi là thiết bị laser di động mạnh nhất trên thế giới hiện nay, có thể phá hủy các tên lửa đạn đạo đang bay với vận tốc khoảng 6.500 km/giờ. ALTB được mô tả là chùm laser có kích cỡ như quả bóng rổ, có thể đạt vận tốc 1070 triệu km/giờ, bước đầu được trang bị trên máy bay Boeing 747 cải tiến của Không quân Mỹ. Ngoài mẫu thiết kế vũ khí laser của Boeing, Tập đoàn Raytheon cũng đang tiến hành nghiên cứu nhằm “đa dạng hóa” loại vũ khí đặc biệt tối tân này. Tham vọng của Lầu Năm Góc là FEL không chỉ được trang bị cho Hải quân mà còn cho cả không và Lục quân.
Bên cạnh thành công của vũ khí laser, Mỹ đang tiến hành nghiên cứu và phát triển loại vũ khí thông thường nhưng có khả năng tấn công nhanh vào một mục tiêu bất kỳ trên toàn cầu chỉ trong vòng 1 phút. Loại vũ khí này có tốc độ di chuyển cực nhanh gấp 5 lần tốc độ của âm thanh, vì vậy tên lửa có thể tránh được sự giám sát của các hệ thống phòng không.
Loại vũ khí này có khả năng tấn công các mục tiêu chớp nhoáng, như tấn công vào các vị trí ẩn náu của bọn khủng bố nằm ở những khu vực rừng núi. Các bệ phóng mặt đất có thể dễ dàng phân biệt với các hầm tên lửa hạt nhân ở Wyoming, Montana và Bắc Dakota. Vì vậy, các đối thủ tiềm tàng như Nga hay Trung Quốc sẽ không thể nhầm lẫn một vụ phóng tên lửa như là sự châm ngòi cho một cuộc chiến tranh hạt nhân được. Vũ khí này sẽ thay thế cho vũ khí hạt nhân như hiện nay, có đủ khả năng tiêu diệt các mục tiêu chiến lược và được coi là có độ vững chắc cao. Ước tính mỗi tên lửa tấn công nhanh bằng đầu đạn thông thường tiêu tốn khoảng 10 triệu USD cho mỗi lần phóng. Theo kế hoạch, Mỹ sẽ sử dụng loại vũ khí này để thay thế cho các máy bay chiến đấu, tàu ngầm hay tàu sân bay khi tấn công vào các mục tiêu xa xôi, nơi các máy bay và tàu không tiếp cận được.
Với hai loại vũ khí nêu trên, Mỹ sẽ trở thành một cường quốc quân sự sở hữu vũ khí siêu đặc biệt trong tương lai. Vì có thể thấy rõ rằng, vũ khí laser có khả năng tấn công chính xác các mục tiêu cách mặt đất hàng trăm km, bên cạnh đó vũ khí tấn công chớp nhoáng có thể tấn công vào bất kỳ mục tiêu nào trên trái đất chỉ trong vòng 1 phút. Khi hai loại vũ khí này tiếp tục được phát triển và ra đời hàng loạt, các loại phương tiện và vũ khí chiến tranh hiện nay như tàu ngầm, tàu sân bay...sẽ có thể được loại bỏ trong tương lai.
Một khi các phương tiện chiến tranh hiện nay như tàu ngầm hạt nhân, tàu sân bay, tàu chiến và các máy bay chiến lược được loại ra khỏi biên chế sẽ khiến cho việc chi tiêu ngân sách của Mỹ giảm đi một mức chóng mặt. Đây có thể là một bước ngoặt lớn tạo cơ hội cho Mỹ phát triển kinh tế.
Trong khi hiện nay, Trung Quốc được coi là đang vươn lên thành một cường quốc quân sự. Tham vọng sở hữu các tàu sân bay cho riêng mình hiện vẫn đang trong giai đoạn trứng nước và các kế hoạch phát triển tàu sân bay của nước này vẫn là những điều bí mật. Tuy nhiên, Chủ trương hiện đại hóa quân đội đã được chính phủ Trung Quốc chỉ rõ trong Sách trắng quốc phòng năm 2006, bao gồm những cương lĩnh quân sự trong tiến trình trở thành một siêu cường quốc quân sự với ba giai đoạn phát triển: Giai đoạn thứ nhất (đến năm 2010): Hiện đại hóa lực lượng quân sự có khả năng đánh thắng một lực lượng quân sự bậc trung như Đài Loan, Ấn Độ hoặc một quốc gia nào đó trong khu vực; giai đoạn hai (đến năm 2020): Đuổi kịp quân đội các cường quốc hạng hai như Nga, châu Âu và Nhật Bản; giai đoạn ba (đến năm 2050): Trở thành một siêu cường quân sự ngang bằng với Mỹ.
Viễn cảnh vũ khí quân đội Mỹ trong tương lai
VIT - Trong bối cảnh của cuộc chạy đua vũ khí trên toàn cầu, Mỹ vẫn là cường quốc quân sự dẫn đầu với hai loại vũ khí đặc biệt tối tân là vũ khí laser và tên lửa tấn công nhanh toàn cầu. Hai loại này được đánh giá có tính ưu việt cao, có thể làm biến chuyển khả năng chiến tranh và tiết kiệm chi phí ngân sách.
Hiện đại hóa cục diện vũ khí trang bị của quân đội đã luôn là chủ đề trọng tâm xuyên suốt quá trình hiện đại và tinh nhuệ hóa các lực lượng quân sự Mỹ trong hàng chục thập niên qua. Các bước tiến triển mới của quá trình hiện đại hóa vũ khí đã liên tục giành được những thành tựu quan trọng đáp ứng được các tiêu chí của quá trình hiện đại như: khả năng tác chiến cao, đảm bảo tính cơ động, tiết kiệm chi phí, giá thành sản xuất rẻ, có độ chính xác cao....Chính những điều này đã khiến các nhà khoa học vũ khí quân sự Mỹ phát minh và chế tạo ra hai loại vũ khí được coi là đặc biệt tối tân, giành được ưu thế vượt trội trên mọi chiến trường.
Chương trình vũ khí laser đã được bắt đầu nghiên cứu từ hai thập niên trước đây và chẳng bao lâu nữa sẽ trở thành hiện thực. Quân đội Mỹ đã thử nghiệm việc sử dụng chiến thuật laser - dự án Tactical High Energy Laser - để bắn rơi hàng chục quả tên lửa Katyusha trong sa mạc New Mexico.
Việc tấn công các mục tiêu của đối phương bằng loại vũ khí laser chính xác cho đến nay đã không phải là chuyện hư cấu của cuộc chiến tranh giữa các vì sao (Stars War) nữa. Những chiếc máy bay chiến đấu trang bị vũ khí laser có thể phá hủy hàng loạt tên lửa đạn đạo một cách dễ dàng.
Cho đến thời điểm hiện nay, chương trình vũ khí laser của Mỹ đã đạt được một số thành công quan trọng mở đầu cho cuộc cách mạng vũ khí tối tân siêu hiện đại trong tương lai. Công cuộc đổi mới này được bắt đầu từ Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Boeing của Mỹ đã phát minh, thử nghiệm và bước đầu chế tạo mẫu đầu tiên mang tên vũ khí Laser Điện tử Tự do (free-electron laser - FEL). Thành công bước đầu của dự án thiết kế này là cột mốc quan trọng để phát triển một hệ thống vũ khí mới làm biến chuyển khả năng chiến tranh trên biển của Hải quân Mỹ.
Về nguyên tắc, FEL sẽ hoạt động bằng cách đẩy một luồng điện tử năng lượng cao qua một loạt từ trường cực mạnh để tạo ra loại ánh sáng laser có công suất đạt 100 kw, đủ sức làm tê liệt hoặc phá hủy mục tiêu của đối phương. Loại siêu laser này có khả năng tiêu diệt các tên lửa của đối phương một cách chính xác.
Bên cạnh đó, Boeing cũng đang phát triển nhiều loại vũ khí laser khác, trong đó nổi bật là hệ thống bắn tia laser năng lượng cao trên chiến đấu cơ, được gọi là Airborne Laser Test Bed (ALTB). ALTB, sản phẩm hợp tác giữa Boeing cùng Northrop Grumman và Lockheed Martin, được coi là thiết bị laser di động mạnh nhất trên thế giới hiện nay, có thể phá hủy các tên lửa đạn đạo đang bay với vận tốc khoảng 6.500 km/giờ. ALTB được mô tả là chùm laser có kích cỡ như quả bóng rổ, có thể đạt vận tốc 1070 triệu km/giờ, bước đầu được trang bị trên máy bay Boeing 747 cải tiến của Không quân Mỹ. Ngoài mẫu thiết kế vũ khí laser của Boeing, Tập đoàn Raytheon cũng đang tiến hành nghiên cứu nhằm “đa dạng hóa” loại vũ khí đặc biệt tối tân này. Tham vọng của Lầu Năm Góc là FEL không chỉ được trang bị cho Hải quân mà còn cho cả không và Lục quân.
Bên cạnh thành công của vũ khí laser, Mỹ đang tiến hành nghiên cứu và phát triển loại vũ khí thông thường nhưng có khả năng tấn công nhanh vào một mục tiêu bất kỳ trên toàn cầu chỉ trong vòng 1 phút. Loại vũ khí này có tốc độ di chuyển cực nhanh gấp 5 lần tốc độ của âm thanh, vì vậy tên lửa có thể tránh được sự giám sát của các hệ thống phòng không.
Loại vũ khí này có khả năng tấn công các mục tiêu chớp nhoáng, như tấn công vào các vị trí ẩn náu của bọn khủng bố nằm ở những khu vực rừng núi. Các bệ phóng mặt đất có thể dễ dàng phân biệt với các hầm tên lửa hạt nhân ở Wyoming, Montana và Bắc Dakota. Vì vậy, các đối thủ tiềm tàng như Nga hay Trung Quốc sẽ không thể nhầm lẫn một vụ phóng tên lửa như là sự châm ngòi cho một cuộc chiến tranh hạt nhân được. Vũ khí này sẽ thay thế cho vũ khí hạt nhân như hiện nay, có đủ khả năng tiêu diệt các mục tiêu chiến lược và được coi là có độ vững chắc cao. Ước tính mỗi tên lửa tấn công nhanh bằng đầu đạn thông thường tiêu tốn khoảng 10 triệu USD cho mỗi lần phóng. Theo kế hoạch, Mỹ sẽ sử dụng loại vũ khí này để thay thế cho các máy bay chiến đấu, tàu ngầm hay tàu sân bay khi tấn công vào các mục tiêu xa xôi, nơi các máy bay và tàu không tiếp cận được.
Với hai loại vũ khí nêu trên, Mỹ sẽ trở thành một cường quốc quân sự sở hữu vũ khí siêu đặc biệt trong tương lai. Vì có thể thấy rõ rằng, vũ khí laser có khả năng tấn công chính xác các mục tiêu cách mặt đất hàng trăm km, bên cạnh đó vũ khí tấn công chớp nhoáng có thể tấn công vào bất kỳ mục tiêu nào trên trái đất chỉ trong vòng 1 phút. Khi hai loại vũ khí này tiếp tục được phát triển và ra đời hàng loạt, các loại phương tiện và vũ khí chiến tranh hiện nay như tàu ngầm, tàu sân bay...sẽ có thể được loại bỏ trong tương lai.
Một khi các phương tiện chiến tranh hiện nay như tàu ngầm hạt nhân, tàu sân bay, tàu chiến và các máy bay chiến lược được loại ra khỏi biên chế sẽ khiến cho việc chi tiêu ngân sách của Mỹ giảm đi một mức chóng mặt. Đây có thể là một bước ngoặt lớn tạo cơ hội cho Mỹ phát triển kinh tế.
Trong khi hiện nay, Trung Quốc được coi là đang vươn lên thành một cường quốc quân sự. Tham vọng sở hữu các tàu sân bay cho riêng mình hiện vẫn đang trong giai đoạn trứng nước và các kế hoạch phát triển tàu sân bay của nước này vẫn là những điều bí mật. Tuy nhiên, Chủ trương hiện đại hóa quân đội đã được chính phủ Trung Quốc chỉ rõ trong Sách trắng quốc phòng năm 2006, bao gồm những cương lĩnh quân sự trong tiến trình trở thành một siêu cường quốc quân sự với ba giai đoạn phát triển: Giai đoạn thứ nhất (đến năm 2010): Hiện đại hóa lực lượng quân sự có khả năng đánh thắng một lực lượng quân sự bậc trung như Đài Loan, Ấn Độ hoặc một quốc gia nào đó trong khu vực; giai đoạn hai (đến năm 2020): Đuổi kịp quân đội các cường quốc hạng hai như Nga, châu Âu và Nhật Bản; giai đoạn ba (đến năm 2050): Trở thành một siêu cường quân sự ngang bằng với Mỹ.