cowardsp nói:
tốc độ laser là tốc độ ánh sáng, còn tốc độ phi tiễn thì tính bằng Mach, em ko rõ là bao nhiêu nhưng chac khoảng 10 mấy ngàn Km/h.. Ở tốc độ này mà Mỷ còn chế tạo được phi tiễn bay đủ nhanh để đánh tru'ng mục tiêu thì nói chi đến việc đánh chặn bằng tia laser . Nếu miss lần đầu thì vẩn còn nhiều thời gian để canh lại và bắn tiếp đợt sau vì laser đi với tốc độ ánh sáng chứ ko phải tốc độ Mach cơ học như phi tiển đánh chặn thông thường...
Cũng không hẳn là dễ đâu bác, dù laser có lợi thế tốc độ. Cho dễ hình dung thì ví dụ mình cầm đèn pin, rọi vào 1 con chuột. nếu con chuột đứng yên thì không vấn đề gì. Con chuộc nó chạy, mình phải rọi cho trúng, mà chính xác là trúng ngay lỗ tai chuột chẳng hạn. Vấn đề khó hơn rồi.
Khi đó đòi hỏi tia laser phải dịch chuyển cùng tốc độ với tên lửa để đốt nóng 1 vị trí rất bé. Nếu tầm gần còn khả dĩ, tầm xa 400-600km như báo chí đăng tải thì không biết làm sao. Ngay cả việc dò tìm tên lửa hiện nay cũng bằng radar, người ta chỉ thấy tín hiệu do sóng phản xạ chứ không thể thấy ảnh thực ở tầm vài trăm km. nay tia laser phải rọi từ Sài Gòn ra Nha Trang, mục tiêu chỉ bằng quả bóng, bay với vận tốc 4-7km/ giây thì không dễ ăn được.
Theo tin hành lang mà em nghe được thì vụ thử của Mỹ có vẻ không thành công, dù tên lửa bắn đi là loại tốc độ thấp, tầm gần chứ không phải tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên đây là bí mật, chẳng ai công bố, chỉ nghe mấy người đang đi lính kiểng bàn tán thôi.
Về tên lửa đánh chặn mà Mỹ đang phát triển, hồi đầu năm nay Mỹ cũng thất bại. năm ngoái Nhật cũng dùng Aegis thất bại khi đánh chặn. Tỷ lệ thành công tùy thuộc vào mục tiêu dễ hay khó nửa.
Ngày xưa tên lửa nó bay cố định theo 1 quỹ đạo vẽ sẵn. Do đó chỉ cần biết điểm phóng, theo dõi được quỹ đạo bay lúc đầu là tính ra quỹ đạo pha cuối.
Hiện nay việc phát hiện mục tiêu nhờ vào vệ tinh quét tia hồng ngoại. Sau đó sẽ có hệ thống radar bám theo mục tiêu để định vị. Các radar mạnh này đặt xung quanh Mỹ, gồm Massachusetts, Cali, Alaska, Anh, Greenland.
Khi định vị được mục tiêu, trung tâm sẽ đoán đích đến của mục tiêu, từ đó ra lệnh cho tên lửa từng khu vực phù hợp đánh chặn.
Quá trình tên lửa đánh chặn bay, nó sẽ luôn được cập nhật vị trí mục tiêu. Nó cũng có đầu dò hồng ngoại để đánh chính xác. Tuy nhiên do tốc độ bay rất lớn, việc "bẻ lái" cần thời gian để đạt đến vị trí định trước. Người Nga biết nhược điểm này nên loại tên lửa đạn đạo chiến lược Topol của họ có thể bẻ lái theo nhiều hướng, nhằm làm cho việc định vị đường bay khó hơn. Tên lửa đánh chặn sẽ dễ lỡ đà. Vì vậy khi trực chiến thực sự, 1 tên lửa mục tiêu sẽ có vài chục tên lửa bay lên đánh chặn.
Đó là chuyện của Mỹ, nhóm đối địch thì tìm mọi cách tạo khả năng sống sót cho tên lửa. Ngoài việc đổi hướng bay, những tên lửa còn mang đầu đạn giả, nhằm làm quá tải hệ thống đánh chặn.
Để chống lại việc định vị bằng hồng ngoại, đầu đạn giả sẽ gắn bộ phận phát nhiệt để đối thủ không phân biệt thực giả, và làm lóa hệ thống radar bằng việc phủ lớp bạc phản xạ sóng mạnh, hoặc làm lạnh bằng khí nitrogen lỏng để vượt qua tia dò hồng ngoại.
Chến tranh iraq năm 1991, Patriot khi thử nghiệm tại Mỹ đạt tỷ lệ gần 90%. Qua Iraq bắn hạ Scud chỉ hơn 10%. Có sự khác nhau vì đặc tính tên lửa nhà và tên lửa địch nó khác nhau.
@Bác Audi: TQ bắn vệ tinh bằng tên lửa thôi. Tia laser thì không biết TQ nghiên cứu ra sao rồi? Dĩ nhiên họ cũng phải làm, nhưng Mỹ thì luôn đi trước các nước.
Mới đây TQ thử đán chặn thành công 1 tên lửa tầm ngắn. Ấn Độ thi thất bại. Việc đánh chặn tên lửa tầm xa ngoài Mỹ và Nga thì mấy nước khác, kể cả châu Âu ít có khả năng. Vì tầm xa đòi hỏi kỹ thuật cao hơn.