Quay lại chuyện công nghệ tàng hình trên máy bay Mỹ. Ngoài thay đổi cấu trúc máy bay, RAM- radar absorbent material là phần không thể thiếu của máy bay tàng hình. Nó là vật liệu để hấp thu các sóng rađa. cấu tạo rất phức tạp, chúng ta có thể hiểu đơn giản là khi sóng rađa chiếu vào, nó sẽ hập thu để không còn tia phản xạ.
Tuy nhiên đặc tính của nó chỉ hấp thu những sóng rađa có bước sóng cm, loại thường dùng trên máy bay chiến đấu. Lý do máy bay chiến đấu xử dụng loại rađa bước sóng này vì nó giúp việc xác định mục tiêu chính xác, nhiễu ít. Bước sóng càng dài thì độ phân giải trên màn hình càng giảm. và rađa bước sóng dài đòi hỏi kích cỡ lớn để tăng độ chính xác, gắn lên máy bay không hợp.
Rađa của Nga dùng để bắt máy bay tàng hình sử dụng bước sóng dài (tần số thấp). Những vật liệu tàng hình muốn hấp thụ hết thì độ dày phải lớn hơn độ dài bước sóng. Ví dụ với tần số 1Ghz thì chúng ta tính ra được bước sóng dài 30cm. Với rađa dùng bước sóng này thì lớp RAM phải dày tương ứng, quá nặng để dùng với với máy bay.
Rađa của phương tây dùng trên máy bay chiến đấu là 10Ghz, tức wavelength là 3cm. (X-band: 8-12Ghz).
Sau đây là một loại rađa có bước sóng m có thể thấy máy bay tàng hình (Very Low Observable).
KB Radar (Agat) Vostok D/E. Thông tin từ hãng sx thì với những máy bay như F117A, rađa phát hiện ở khoảng cách 70km trong điều kiện nhiễu nặng. Còn trong điều kiện không có nhiễu thì nó phát hiện máy bay ở khoảng cách 350km.
Không thấy đề cập tới cao độ của mục tiêu.
Còn đây là loại rađa Nebo-M, tính năng không được cung cấp nhưng nó được dùng để phát hiện những máy bay tàng hình. kết hợp 3 băng tần. rađa băng tần VHF với tần số thấp sẽ quét và theo dõi mục tiêu, 2 rađa băng tần L và X-band sẽ cho kết quả chính xác với kả năng kháng nhiễu...Nó có thể dùng để dẫn đường cho SAMs.
Một kiểu tác chiến điển hình kết hợp rađa bước sóng dài và rađa của SAM
Trong vụ máy bay F117A rơi ở Nam Tư, người ta nói công đầu thuộc về rađa thụ động Tamara.
Khác với các loại rađa khác, rađa thụ động không phát sóng mà chỉ thu những tín hiệu sóng vô tuyến của máy bay phát ra. Trong máy bay có các sensor đo độ cao, các hệ thống liên lạc với trung tâm...vì vậy rađa thụ động với độ nhạy cao sẽ phát hiện các tín hiệu này.
Rađa tamara do Séc chế tạo, 1 đơn vị có 3 trạm thu và 1 trung tâm xử lý thông tin. Mỗi trạm thu bao quát 1 góc 120 độ. rađa bắt các tín hiệu ở các dải tần từ 820Mhz đến 18Ghz. Tầm hoạt động 450km.
Theo điều tra của Mỹ thì F117A rơi vì phi công đã mở máy đo cao độ nên rađa thụ động phát hiện. Thật ra phòng không Serbia không phải quá mạnh, tuy nhiên so với Iraq, Kosovo thì họ cũng tốt hơn. NATO đánh bom các mục tiêu xong, báo cáo đạt hiệu quả hơn 70% nhưng thật tế không hơn 1 nửa mức đó.
Điển hình đơn vị tên lửa bắn hạ F117A, họ biết cách phòng chống HARM (High-speed anti radiation missile: hạn chế mọi liên lạc vô tuyến, lập trận địa giả, di chuyển liên tục...
Minh họa 1 đơn vị rađa Tamara
Như vậy chúng ta tạm kết luận máy bay tàng hình chỉ tàng hình tương đối, so với rađa gắn trên các loại fighters thì nó tàng hình, nhưng so với rađa mặt đất thì không. Máy bay ngày nay có thể cập nhật datalink, do đó chia sẽ thông tin với rađa mặt đất điều khiển tên lửa.
Những loại như B2 không có rađa rađa, do đó nó trở nên tàng hình hơn, bản thân thiết kế của nó cũng rất đặc biệt. Còn F22 là máy bay chiến đấu, phải gắn rađa vào. lại phải thiết kế hợp lý để lấy sự cơ động, vì vậy em nghĩ tính năng tàng hình của F22 không bằng B2, mặc dù phía Mỹ nói nó tương đương.
Phần sau sẽ tìm hiểu về khả năng "tồn tại" của máy bay Nga trong 1 cuộc chiến, liệu nó có quá kém?
Chúng ta đừng bị lầm khi thấy máy bay mig 29 của Syria, Serbia... bị f16 hạ. Ngoài lý do phi công Mỹ tốt, còn phải kể tới máy bay cảnh báo sớm, và quan trọng hơn, Mỹ có quân số áp đảo...những ưu thế đó mà không bắn nổi đối thủ mới lạ.
Tuy nhiên đặc tính của nó chỉ hấp thu những sóng rađa có bước sóng cm, loại thường dùng trên máy bay chiến đấu. Lý do máy bay chiến đấu xử dụng loại rađa bước sóng này vì nó giúp việc xác định mục tiêu chính xác, nhiễu ít. Bước sóng càng dài thì độ phân giải trên màn hình càng giảm. và rađa bước sóng dài đòi hỏi kích cỡ lớn để tăng độ chính xác, gắn lên máy bay không hợp.
Rađa của Nga dùng để bắt máy bay tàng hình sử dụng bước sóng dài (tần số thấp). Những vật liệu tàng hình muốn hấp thụ hết thì độ dày phải lớn hơn độ dài bước sóng. Ví dụ với tần số 1Ghz thì chúng ta tính ra được bước sóng dài 30cm. Với rađa dùng bước sóng này thì lớp RAM phải dày tương ứng, quá nặng để dùng với với máy bay.
Rađa của phương tây dùng trên máy bay chiến đấu là 10Ghz, tức wavelength là 3cm. (X-band: 8-12Ghz).
Sau đây là một loại rađa có bước sóng m có thể thấy máy bay tàng hình (Very Low Observable).
KB Radar (Agat) Vostok D/E. Thông tin từ hãng sx thì với những máy bay như F117A, rađa phát hiện ở khoảng cách 70km trong điều kiện nhiễu nặng. Còn trong điều kiện không có nhiễu thì nó phát hiện máy bay ở khoảng cách 350km.
Không thấy đề cập tới cao độ của mục tiêu.
Còn đây là loại rađa Nebo-M, tính năng không được cung cấp nhưng nó được dùng để phát hiện những máy bay tàng hình. kết hợp 3 băng tần. rađa băng tần VHF với tần số thấp sẽ quét và theo dõi mục tiêu, 2 rađa băng tần L và X-band sẽ cho kết quả chính xác với kả năng kháng nhiễu...Nó có thể dùng để dẫn đường cho SAMs.
Một kiểu tác chiến điển hình kết hợp rađa bước sóng dài và rađa của SAM
Trong vụ máy bay F117A rơi ở Nam Tư, người ta nói công đầu thuộc về rađa thụ động Tamara.
Khác với các loại rađa khác, rađa thụ động không phát sóng mà chỉ thu những tín hiệu sóng vô tuyến của máy bay phát ra. Trong máy bay có các sensor đo độ cao, các hệ thống liên lạc với trung tâm...vì vậy rađa thụ động với độ nhạy cao sẽ phát hiện các tín hiệu này.
Rađa tamara do Séc chế tạo, 1 đơn vị có 3 trạm thu và 1 trung tâm xử lý thông tin. Mỗi trạm thu bao quát 1 góc 120 độ. rađa bắt các tín hiệu ở các dải tần từ 820Mhz đến 18Ghz. Tầm hoạt động 450km.
Theo điều tra của Mỹ thì F117A rơi vì phi công đã mở máy đo cao độ nên rađa thụ động phát hiện. Thật ra phòng không Serbia không phải quá mạnh, tuy nhiên so với Iraq, Kosovo thì họ cũng tốt hơn. NATO đánh bom các mục tiêu xong, báo cáo đạt hiệu quả hơn 70% nhưng thật tế không hơn 1 nửa mức đó.
Điển hình đơn vị tên lửa bắn hạ F117A, họ biết cách phòng chống HARM (High-speed anti radiation missile: hạn chế mọi liên lạc vô tuyến, lập trận địa giả, di chuyển liên tục...
Minh họa 1 đơn vị rađa Tamara
Như vậy chúng ta tạm kết luận máy bay tàng hình chỉ tàng hình tương đối, so với rađa gắn trên các loại fighters thì nó tàng hình, nhưng so với rađa mặt đất thì không. Máy bay ngày nay có thể cập nhật datalink, do đó chia sẽ thông tin với rađa mặt đất điều khiển tên lửa.
Những loại như B2 không có rađa rađa, do đó nó trở nên tàng hình hơn, bản thân thiết kế của nó cũng rất đặc biệt. Còn F22 là máy bay chiến đấu, phải gắn rađa vào. lại phải thiết kế hợp lý để lấy sự cơ động, vì vậy em nghĩ tính năng tàng hình của F22 không bằng B2, mặc dù phía Mỹ nói nó tương đương.
Phần sau sẽ tìm hiểu về khả năng "tồn tại" của máy bay Nga trong 1 cuộc chiến, liệu nó có quá kém?
Chúng ta đừng bị lầm khi thấy máy bay mig 29 của Syria, Serbia... bị f16 hạ. Ngoài lý do phi công Mỹ tốt, còn phải kể tới máy bay cảnh báo sớm, và quan trọng hơn, Mỹ có quân số áp đảo...những ưu thế đó mà không bắn nổi đối thủ mới lạ.