Tập Lái
23/6/11
15
0
0
49
KPMG audit
sinhviengià nói:
Để rảnh em sẽ copy lại, chứ viết lại nhiều mệt quá :D
Chỉ để ý là PESA dù nghĩa là passive nhưng không phải là loại thụ động - không phát chỉ thu tín hiệu. Mà gọi nó thụ động vì nó chỉ 1 nguồn phát, còn EASA gọi là radar chủ động, vì mỗi phần tử nhỏ là 1 máy phát độc lập. Nên gọi chủ động và bị động là khác nhau về việc 1 nguồn phát hay nhiều nguồn phát. Chứ không phải thụ động như kiểu radar chống máy bay tàng hình, chỉ thu tín hiệu.

Hôm trước em có nói về chuyện radar của Mỹ thường dùng loại xoay dĩa bằng cơ khí, còn Nga thì xoay bằng điện tử. Vẫn biết là Mỹ không kém về điện tử, cũng ứng dụng PESA vào máy bay của họ (E 3, B1B và B2), nhưng sao lại không phổ biến, chẳng hạn F15 chủ lực?? Hôm nay mới tìm hiểu thì thấy lý do lớn nhất là về kích cỡ của radar, máy bay Mỹ chế tạo các bác để ý thấy mũi nhỏ, radar, giảm phản xạ trên màn hình. Mà thiết kế mũi to, công xuất phát lớn, thế thì không tăng tính tàng hình lên được.
Cho nên Mỹ đi 1 hướng riêng, liên quan tới cả việc họ bỏ tên lửa đôi không tầm xa, dù khi vừa phát minh họ nghĩ nó rất thành công, nhưng ngặt nỗi radar máy bay không cho phép nó thể hiện tính năng, nên Mỹ đã bỏ luôn. Còn Nga vẫn trung thành với tên lửa đôi không tầm xa, và radar to khỏe đường kính cả mét. Dĩ nhiên khi tăng nguồn phát, nó sáng như sao băng :D
Bửa khác sẽ nói kỹ hơn.

Bác VAsi hỏi về Su 30 thì em copy đoạn này, nó quét và bắn nhiều mục tiêu chứ, vì đã điện tử thì phải vậy.


The Su-30MKI version was designed for India. The forward facing NIIP N011M Bars (Panther) is a powerful integrated Passive Electronically Scanned Array [PESA] radar. The N011M is a digital multi-mode dual frequency band radar. The N011M can function in air-to-air and air-to-land/sea mode simultaneously while being tied into a high-precision laser-inertial or GPS navigation system. It is equipped with a modern digital weapons control system as well as anti-jamming features. N011M has a 350 km search range and a maximum 200 km tracking range, and 60 km in the rear hemisphere. The radar can track 15 air targets and engage the 4 most dangerous simultaneously. These targets can even include cruise missiles and motionless helicopters. The Su-30MKI can function as a mini-AWACS as a director or command post for other aircraft. The target co-ordinates can be transferred automatically to at least 4 other aircraft. The radar can detect ground targets such as tanks at 40-50 km. It is speculated that the passive phased array Radar Irbis-E may be added to the fighter jet by 2010, when the first totally Indian-built Su-30MKI will roll out from HAL Nasik.
Bác ơi cái radar N001VEPnày là loại radar gì?

<h3>Radar trên máy bay</h3>



Radar trên máy bay của Su-30MKK đã được liên lục nâng cấp và tổng cộng đã được nâng cấp 3 lần cho đến nay, tất cả đều được điều khiển bởi hệ thống ngắm mục tiêu radar tích hợp RLPK-27VE, hệ thống này được phát triển từ hệ thống RLPK-27 trên một chỗ. Cả hai hệ thống đều được thiết kế bởi nhà thiết kế nổi tiếng là Giáo sư Viktor Konstantinovitch Gerishin thuộc (Viện nghiên cứu khoa học thiết kế công cụ Tikhomirov), và tương thích với các hệ thống radar và vũ khí khác nhau.
  • Radar N001VEP: 20 chiếc Su-30MKK đầu có một radar điều khiển hỏa lực N001VEP đựoc thiết kế bởi Tổng công trình sư V.K. Gerishin (thuộc NIIP) có tầm hoạt động là 100 km, có thể theo dõi đồng thời 10 mục tiêu, và tiêu diệt 4 mục tiêu trên không hoặc 2 mục tiêu dưới đất trong 10 mục tiêu đang theo dõi. N001VEP được phát triển từ radar N001VE ban đầu, cũng được giáo sự Gerishin thiết kế, N001VE cũng được sử dụng trên . Bộ xử lý seri Baguet ban đầu của radar N001VE được thay thế bởi seri Baguet-55. Giống như radar tiền nhiệm, radar mới đã kết hợp chỉ thị mục tiêu di chuyển (MTI), khả năng lập bản đồ, và khả năng phát hiện các trực thăng bay thấp / trôi lơ lửng. Góc quét ngang của N001VEP là 120 độ trong khi góc quét dọc là 110 độ.
  • Radar Zhuk-MS: Từ chiếc Su-30MKK thứ 21 trở đi, N001VEP được thay thế bởi điều khiển hỏa lực Zhuk-MS (Beetle-MS) của (NIIR), một đối thủ cạnh tranh của Tikhomirov (NIIP), radar Zhuk-MS cũng dùng mạng ăng-ten hai chiều có rãnh như radar N001VEP. Radar mới có tầm hoạt động lớn hơn, lên tới 150 km, và có thể dẫn đường cho nhiều hệ thống vũ khí khác nhau hơn. Số lượng mục tiêu có thể tấn công đồng thời giống như radar N001VEP, nhưng số mục tiêu có thể theo dõi đồng thời tăng lên tới 20 mục tiêu. Radar Zhuk-MS (Beetle) là một cải tiến của radar Zhuk (Beetle) ban đầu thiết kế cho và nâng cấp, và khi so sanh với radar Zhuk ban đầu, Zhuk-MS còn có những cải tiến để tăng tầm hoạt động và số lượng mục tiêu theo dõi/tấn công:
    • Đường kính của ăng-ten tăng lên 960 mm so với 680 mm của radar Zhuk (Beetle)
    • Công suất đỉnh tăng lên tới 6 kW so với 5 kW của radar Zhuk (Beetle)
    • Công suất trung bình tăng lên 1.5 kW so với 1 kW của radar Zhuk (Beetle)
    • Trái với nhiều tuyên bố sai lầm, Zhuk-MS không phải là một radar mảng pha, nhưng thay vào đó, nó có một mạng ăng-ten hai chiều có rãnh.
  • Radar Zhuk-MSE: Zhuk-MS đã được thay thế bằng loại Zhuk-MSE khi nâng cấp cho Su-30MKK, và Zhuk-MS đã được nâng cấp thành Zhuk-MSE. Khi so sánh các thông số của Zhuk-MSE với Zhuk-MS, thì chúng có các chỉ số tương đương nhau, nhưng Zhuk-MSE có thể tấn công cùng lúc 4 mục tiêu dưới đất so với 2 mục tiêu ở Zhuk-MS. Giống như Zhuk-MS, radar này cũng bị nhầm là một radar mảng pha, trong khi nó là mạng ăng-ten hai chiều có rãnh. Nhà thiết kế là tuyên bố radar mới có khả năng tốt hơn so với các radar trước đó.
Tại triển lãm hàng không Chu Hải lần thứ 6 tổ chức năn 2006, Nga đã tổ chức một cuộc họp báo tiết lộ cho các nhà báo Trung Quốc về việc họ đang làm việc với Trung Quốc để phát triển một radar mảng pha quét điện tử bị động để nâng cấp cho SK và Su-30MKK, nhưng không thông báo bất kỳ thông tin bổ sung nào. Đó là một lưu ý rằng người đang thực hiện việc thiết kế là chứ không phải là Tikhomirov, dù Tikhomirov thường là nơi cung cấp radar cho dòng Flanker. Một số phương tiện truyền thông Trung Quốc đã tuyên bố radar mảng pha là Zhuk-MSF, nhưng điều này chưa được xác nhận.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Thanks bác Vasi, em hồi trước rảnh hay đọc mấy bài về cái này, nên biết chút ít vậy thôi. Giờ bận ít cập nhật.
N001VEP vẫn là loại PESA. Những phiên bản sau này liên quan đều cùng nguyên lý đó, hoặc là AESA.
Cái lý do chính Mỹ không làm PESA vì bộ tạo chùm, làm lệch pha tín hiệu đòi hỏi kích cỡ radar to. Nên Mỹ gắn vào E-3 và B-2 chứ không gắn vào F-15. Em cũng không rõ lựa chọn giữa 1 radar mạnh hơn, và 1 thiết kế tàng hình hơn, cái nào có lợi. Hẳn là Mỹ đúc kết từ thực tế chiến tranh, họ thấy không quân Mỹ thường triển khai theo nhóm với sự hỗ trợ của máy bay tác chiến điện tử, vì vậy vấn đề tìm mục tiêu, có lẽ la nhiệm vụ của AEW&C. Mà thực tế thì đúng vậy, trong cuộc chiến Trung Đông.

Vì tầm radar, cũng như cách thiết kế không phù hợp với tên lửa tầm xa, cho nên Mỹ đã không phát triển tên lửa tầm xa dùng trong không chiến. Thực sự thì nếu bắn từ xa, khả năng giết mục tiêu là máy bay tiêm kích cũng rất khó. Người Nga cũng biết vậy, nên mục tiêu của tên lửa tầm xa là máy bay chở dầu, máy bay trinh sát...Chứ tiêm kích thì chắc họ cũng biết không làm ăn gì được nhiều. Triết lý của Nga là phòng vệ, triết lý của Mỹ là tấn công chủ động. Mỗi nước sẽ đi theo hướng riêng phù hợp.
 
Tập Lái
27/6/11
4
0
0
TP/HCM
Em thì không có căn bản để hiểu sâu sắc, chỉ hiểu nôm na thôi. Mấy tháng nay thấy tình hình Biển đông căng quá nên tìm hiểu về quân sự và ...lạc vào đây. Vào đây gặp bác sinhviengia và đem lòng...yêu bác luôn! hihihi...
Bác giúp em điều này nhé!
em có đọc trên vitinfo.vn có bài viết về Mig 21 & F4 có đoạn này :"...Phải công nhận rằng, cuộc cạnh tranh của máy bay MiG và Phatom trên bầu trời Việt Nam đã kết thúc với thất bại hoàn toàn thuộc về phía máy bay của Mỹ: trong suốt thời gian chiến tranh từ năm 1966 đến 1972, 54 chiếc MiG-21 đã bị tiêu diệt bởi chiến đấu cơ F-4, cũng trong giai đoạn này, “20 chiếc MiG-21 đầu tiên” đã tiêu diệt được 103 chiếc Phantom. Ngoài ra, khi mất một máy bay Phatom cũng đồng nghĩa với việc 2 phi công bị chết hoặc bị bắt làm tù binh..." cũng trong bài báo này phân tích thì vũ khí Mig 21 thua vũ khí F4. Mà con số 20 với 103 thì thật ấn tượng. Chả lẻ yêu tố con người lại quan trọng vậy sao?!
Mong Bác phân tích giúp em nhé! chúc Bác đừng...già thêm!
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Cảm ơn bác Già Mà Ham yêu mến, em là thợ ống nước nên cũng không biết gì về điện :D, tình cờ có người quen truyền cảm hứng nên thích tìm hiểu vậy thôi.
Về cái bác nói, Mig 21 và F4, em nghĩ nó không chênh nhau nhiều vậy đâu. Hồi xưa đúng là vai trò phi công rất quan trọng, lúc ấy radar máy bay kém, như Mig 21 của Vn được dẫn đường nhờ radar mặt đất. Khả năng của vũ khí cũng rất kém, góc khóa mục tiêu rất nhỏ, vì vậy để nắm chắc hạ mục tiêu, phi cống phải quần đảo nhau làm sao để mục tiêu nằm trong 1 góc hẹp mà tên lửa nhìn được, và khóa làm sao cho mục tiêu không nhào lộn tránh khỏi tên lửa.

Cho nên không chiến lúc đó tầm rất gần, do đó có khái niệm không chiến trong tầm nhìn, còn bây giờ thì ngoài tầm nhìn cua mắt BVR (Beyond Visual Range). Thời nay vai trò điện tử quan trọng nhiều.
Nói đến kinh nghiệm bay, có lẽ VN không hơn Mỹ được. Mỹ luôn có kinh phí, và có chiến tranh để làm nóng cơ bắp. Họ chưa ngừng nghĩ từ WW II tới hôm nay. Nên con số 20 vs 130 thì hơi quá mức rồi, không đáng tin mấy.
Tuy nhiên cũng lưu ý là VN có lợi thế về việc chọn phương án tấn công, họ dùng radar mặt đất để biết khi nào máy bay Mỹ vào, nên tấn công với bao nhiêu máy bay, từ hướng nào để Mỹ bất ngờ...Lúc này khái niệm cảnh báo sớm còn chưa ra đời. Vì vậy VN có lợi thế nhất định, dù thua thiệt về số lượng nhưng bù lại VN được chọn thời điểm đánh hoặc không.
Ngày nay thì đánh du kích kiểu này thua rồi. Chỉ ngóc đầu lên là Mỹ nó biết có bao nhiêu chiếc bay tới, họ sẽ có đủ quân số gấp 2 để đè bẹp mọi đối thủ. Từ Trung Đông cho tới iraq, máy bay Nga rụng như sung, 1 phần vừa cũ hơn, 1 phần là không có hỗ trợ. Sau này chúng ta thấy chẳng ai còn ham hố đánh nhau với Mỹ trên không, Sadam còn vốn mấy chiếc cũng đem chôn xuống cát là hiểu rồi. Còn Nam Tư có mấy chiếc Mig 29 thì dấu nốt, cái đuôi cũng không thấy, nhờ vậy mà còn lại để sài.
Hôm nào rảnh em sẽ dịch mấy bài bên Strategy review về BVR, có hứa về China nửa mà chưa viết, sorry :D
 
Tập Lái
23/6/11
15
0
0
49
KPMG audit
sinhviengià nói:
Thanks bác Vasi, em hồi trước rảnh hay đọc mấy bài về cái này, nên biết chút ít vậy thôi. Giờ bận ít cập nhật.
N001VEP vẫn là loại PESA. Những phiên bản sau này liên quan đều cùng nguyên lý đó, hoặc là AESA.
Cái lý do chính Mỹ không làm PESA vì bộ tạo chùm, làm lệch pha tín hiệu đòi hỏi kích cỡ radar to. Nên Mỹ gắn vào E-3 và B-2 chứ không gắn vào F-15. Em cũng không rõ lựa chọn giữa 1 radar mạnh hơn, và 1 thiết kế tàng hình hơn, cái nào có lợi. Hẳn là Mỹ đúc kết từ thực tế chiến tranh, họ thấy không quân Mỹ thường triển khai theo nhóm với sự hỗ trợ của máy bay tác chiến điện tử, vì vậy vấn đề tìm mục tiêu, có lẽ la nhiệm vụ của AEW&C. Mà thực tế thì đúng vậy, trong cuộc chiến Trung Đông.

Vì tầm radar, cũng như cách thiết kế không phù hợp với tên lửa tầm xa, cho nên Mỹ đã không phát triển tên lửa tầm xa dùng trong không chiến. Thực sự thì nếu bắn từ xa, khả năng giết mục tiêu là máy bay tiêm kích cũng rất khó. Người Nga cũng biết vậy, nên mục tiêu của tên lửa tầm xa là máy bay chở dầu, máy bay trinh sát...Chứ tiêm kích thì chắc họ cũng biết không làm ăn gì được nhiều. Triết lý của Nga là phòng vệ, triết lý của Mỹ là tấn công chủ động. Mỗi nước sẽ đi theo hướng riêng phù hợp.
Thankyou Bác đã trả lời :D
Phải công nhận đọc cái Topic của Bác em hiểu ra nhiều điều, bây jờ vẫn còn khoái!
Cái lý do Bác đưa về PESA không dùng cho không lực Mỹ ắn hẳn là đúng vì mỹ nó có đội chuyên về cảnh báo sớm mà cái EASP to như vậy thì không khả thi. Mỹ làm cái ji cũng rất chuyên nghiệp và thực tế, Họ có nhiều kinh nghiệm chiến trường hơn NGa ngố nên họ sẽ có nhiều cơ hội để lựa chon 1 vấn đề.
EM nghĩ là F22, F35 và B2 thì nó chỉ tàng hình với máy bay chứ làm sao tàng hình nổi hệ thống phòng không mặt đất? S300PMU việt nam có đủ hạ gục bọn kia không Bác?
<span style=""color: #008000;"">Have a nice weekend</span>
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.602
113
@SVG: B 2 là tàng hình nếu gắn Radar PESA thì bị phát hiện sao bác SVG
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
Bạn SVG nói đúng đấy. B-2A đã từng được trang bị một thể loại PESA radar có tên APQ-181 do Công ty Raytheon sản xuất. Đến năm 2002 thì Raytheon được hợp đồng cải tiến mới hoàn toàn radar này sang tính năng AESA. Đến cuối 2010 thì hầu như các B-2 đã được nâng cấp lên AESA radar.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Bác Lụ đạn: B2 trang bị PESA nhưng nó khác, dùng công nghệ gì em quên rồi. Nhưng đại khái nó ứng dụng cho dẫn đường bom nhiều hơn là tìm mục tiêu, cũng như quét địa hình nhằm tránh đâm vào núi. F117 không có radar loại này.
Theo em nhớ thì Mig 31 là máy bay chiến đấu đầu tiên sài PESA, Em không rõ khi Mỹ chế F117, so với Nga làm Mig 31, cái nào làm sớm hơn? Nhưng từ việc F117 không có radar này, có thể đóan Nga cũng rất giỏi khi tạo ra PESA.
Và radar của B2 có băng tần rộng, thay đổi tần số liên tục, nhằm tránh bị phát hiện. Và nó sử dụng năng lượng rất hạn chế, bao phủ 1 phạm vi tất hẹp, cho nên không thể dùng để làm radar quét mục tiêu. Hiểu nôm na nó gần như là radar thụ động vậy. Có vậy mới bảo đảm tàng hình, chứ hoạt động bình thường giống PESA của Su thì bảo đảm sẽ bị phát hiện.

@Bác Vasi: em cũng nghĩ Mỹ lựa chọn hướng phát triển mà thực tế họ cần, có lẽ PESA không phù hợp với triết lý của họ, chứ không hẳn là ai hơn ai kém.
Về máy bay tàng hình, dĩ nhiên nó tàng hình mạnh so với máy bay. Vì radar trên máy bay thường dùng bước sóng ngắn, ví dụ băng tần X band, bước sóng 2-3cm. Bước sóng này ít nhiễu, nhưng dễ bị hấp thu bởi lớp vỏ tàng hình.
Họ hay ví dụ lớp vỏ tàng hình hoạt động như nguyên lý tổ ong, chứa nhiều rảnh nhỏ. Khi sóng ngắn đi vào, nó va chạm trong rảnh mà mất hút. Nhưng sóng dài thì lại vượt qua mà không bị hấp thu hết. Lúc này nhờ vào thiết kế khí động học của máy bay, làm cho những phần sóng chưa bị hấp thu kia tán xạ ra hướng khác ma không quay lại nguồn phát. Thành ra radar không nhận lại được tín hiệu, nghĩa là không có mục tiêu.
Em nhớ có đọc đâu đó họ nói Nga vác cái radar to lên Mig-31, phát sóng ở L band, bước sóng 15-30 cm. Dĩ nhiên nó sẽ có kảh năng phát hiện máy bay tàng hình tốt hơn loại X band.

S-300 chắc chắn là loại bước sóng dài, nên nó sẽ phát hiện được máy bay tàng hình, nhưng không rõ là bao xa. Ví dụ phát hiện máy bay thường ở 100km, thì với tàng hình, có thể giảm còn 30-40km mà thôi. KHi tới gần, công suất phát mạnh nên nó dễ nhận tín hiệu phản hồi, còn ở xa quá, vừa bị hấp thu, vừa tán xạ nên khó thu tín hiệu phản hồi.
Cái quan trọng là khi máy bay tàng hình chưa bị phát hiện, rồi nó bắn tên lửa diệt radar. Nếu không đánh chặn thành công thì coi như tiêu đời. Cho nên nhiều khi về lý thuyết thì không sợ máy bay tàng hình, nhưng thực tế không thể chắc chắn không sợ máy bay tàng hình. Phải phát hiện ra máy bay ngoài tầm tên lửa của máy bay thì có lẽ mới an tâm. Nhưng ví dụ 1 tổ hợp tên lửa giá vài trăm triệu USD, mà Mỹ bắn chừng 10 tên lửa từ F-22 ra, liệu có bắn chặn hết cả 10 không? nếu không kịp, thì coi như lỗ vốn nặng rồi.

Hình về nguyên lý hoạt động của phòng không S 300
s300pmu2batteryintegrat.png