Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Thật ra quân Mỹ ở tất cả các các binh chủng đều mạnh cả. Vì họ trang bị rất tốt.
Ví dụ Bộ binh ở Iraq, Afghan hiện nay được trang bị 1 máy gọi là ROVER để nhận thông tin từ UAV. Ngày xưa UAV quay phim xong phải gửi hình ảnh về trung tâm. Rồi trung tâm mới chuyển thông tin bằng vô tuyến tới chỉ huy bộ binh, rồi chỉ huy mới liên lạc tới các đon vị tác chiến. Vì vậy vừa rườm rà vừa không chính xác.
Ngày nay có ROVER, nó như cái laptop mà mỗi đơn vị nhỏ có 1 cái, dùng máy này nhận hình ảnh trực tiếp từ UAV, lại có thể điều khiển cả UAV, muốn UAV bay qua ngọn đồi để xem địch đang làm gì cũng được, khỏi phải dùng vô tuyến nhờ trung tâm như trước đây. Coi như bộ binh có mắt thần.
Chỉ hình dung cũng thấy lính Mỹ nắm ưu thế rồi. Cái đó không phải chỉ Mỹ mới làm được, Nga hay EU nếu muốn cũng làm tốt, nhưng nó lại tốn tiền. Vả lại chỉ có Mỹ hầu như năm nào cũng đánh nhau nên dùng nó có hiệu quả, giả sử cho VN dùng thì chắc cũng mốc meo chứ có đánh nhau đâu.

Nói về không quân Mỹ, họ nắm ưu thế tuyệt đối. Trong một trận chiến, bất kể anh dùng kiểu đánh gì, miễn chiến thắng là giỏi.
Máy bay Mỹ không phải tất cả đều vượt trội đâu, nhưng hệ thống chiến đấu của nó thì vượt trội. Địch phái lên 4 chiếc, Mỹ biết trước phái lên 8 chiếc, chả cần làm anh hùng rơm làm gì. Miễn chiến thắng là tốt. Ai biểu đối phương nghèo quá làm chi.

Tuy nhiên người ta quen hình dung Mỹ là gã khổng lồ, và chính Mỹ cũng phải tìm cách giữ hình ảnh gã không lồ, vì vậy họ phải làm sao cho hình ảnh Mỹ luôn tươi đẹp, giống như Bắc Hàn mời khách tới thăm thì toàn đưa vào nơi ngon lành.
Trong cuộc chiến Iraq 1991. Ngay ngày đầu tiên 1 chiếc máy bay bà già Mig 25 bắn hạ F18 tối tân. Khi đó Mỹ đâu chịu nhìn nhận như vậy. Họ nói SAM bắn rơi F18. Sau đó mấy năm người ta mới lộ ra, máy bay kiểm soát không phận chả tìm thấy cái SAM nào bay lên hết.
Rồi có lần 2 chiếc Mig-25 vượt qua vòng bảo vệ của 8 F15 để bắn rơi 1 chiếc tác chiến điện tử F111Raven, sau đó đào thóat. Rồi khi Iraq lái Mig qua Iran cũng bị phi cơ Mỹ chặn đánh, nhưng với tốc độ Mig 25 thì chỉ có hít khói nó chứ đánh gì được.

Những việc này cho thấy nếu có thực lực cân bằng thì khó nói gì về ưu thế trên không của Mỹ. Nhưng thực tế chả ai có thực lực ngang Mỹ, vì vậy Mỹ có ưu thế trên không.
Cũng như đừng nhìn LX cỗ lỗ lại coi thường. Không phải họ làm bệ phóng bằng cót tre để đưa tàu vào vũ trụ, họ cũng từng đáp xuống mặt trăng lấy mẫu về đấy. Trong giai đoạn 50-80 mỗi thập niên là các nước thay nhau dẫn đầu về công nghệ radar, LX vọt lên, Mỹ lại vượt qua, rồi LX lại vượt lên...
 
Hạng C
5/12/07
780
1.954
93
vnexpress.com.vn
Bên cái thớt Chuyên đề về máy bay, bác IMC có nêu 1 trường hợp chiếc B2 bị tai nạn phá hủy hoàn toàn sau khi nó đã bay được 75.000 giờ, so với thông tin của bác SVG thì em cũng nghi ngờ về tính xác thực mà Mỹ công bố về số giờ bay thật sự của chiếc B2 này lắm . Giả sử chiếc B2 này mỗi ngày bay suốt 10 tiếng thì :
75.000 : 10 : 365 = 20,5 năm !
Ái chà một con số quá tuyết phục nhỉ !!! :D
 
Hạng D
3/3/05
1.098
78
48
Theo em nghĩ 75 000 h cho tất cả các B2 thì đúng hơn
 
TKM confirmed
Hạng D
24/2/08
2.139
18.402
113
thì ra anh Mỹ cũng chịu "chém gió" với che mắt dư luận ghê
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
B2 đã có từ thời Bush Cha rùi các bác ui, tính ra đến khi nó rớt củng cỡ 18 năm
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
sinhviengià nói:
Mỹ có bộ máy truyền thông rất tuyệt vời, họ muốn lái người nghe đi tới sao Hỏa cũng được :D
Nếu B2 mà ngon lành thì con số không chỉ 21 chiếc. Đúng ra chỉ 20 chiếc, sau này sửa thêm 1 chiếc đem vào trang bị. Nhưng chả có chiếc nào trực chiến hết.
Đã nói về tàng hình thì chắc nói luôn F22, phân tích xem công nghệ mới có như quảng cáo không?
B 2 co' tham chie^'n be^n Aphu' Ha~n ma` bac'..
 
Hạng B2
12/1/08
356
521
93
Em nhớ có lần học cái phổ biến quân sự đc mấy thầy giáo tâng bốc mệnh danh chiếc B2 này là vua chiến trường với mức giá ước đoán mỗi chiếc lên đến 2 tỉ USD (em học cái đó cũng lâu lâu roài), em lúc đó thật sự không tin vào tai mình khi có một vũ khí sản xuất đơn chiếc lên đến đc cái giá khung khiếp đó, em cứ khăng khăng là người ta nhầm vì lúc đó em cũng chưa biết sử dụng internet để xác định thông tin nhưng rồi qua bao đài thì em cũng nghe họ ca ngợi và tin vào mức giá khủng khiếp đó.
Nhưng khi đọc bài của bác Sinhviengia thì em đã phần nào hiểu được rằng tại sao nó lại mắc như vậy và sức mạnh của nó cũng ko đến mức là vua chiến trường như em từng đc nghe, vì thực tế là B2 cũng chưa tham gia nhiều cuộc chiến thực sự và cũng chưa va với những hệ thống phòng không mạnh thực sự. Nếu em nhớ không nhầm trong cuộc chiến Irac thì những chiếc B2 này chỉ vào trận sau khi hệ thống phòng đã bị tê liệt và chỉ mang ra để thị uy. Em sai các bác ném vô tư vì những chi tiết này em viết lại theo trí nhớ không có nguồn xác định.
Cuối cùng là em phải cám ơn bác sinh viên già đã bỏ rất nhiều công sức và thời gian để dịch và viết những bài có chất lượng như vậy. Trước đây khi em nghe đến B2 thì em cứ nghĩ nó như là một vũ khi hủy diệt có thể ném bom tấn công mọi mục tiêu và trở thành một con bài có thể làm đối phương phải run sợ trước chú Sam.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Các bác còn ủng hộ thì anh em tiếp tục :D
Mọi người cứ hình dung nếu B2, F117 tàng hình tuyệt đối, vậy thì cần quái gì tụi F15, F16, F18 trên tàu sân bay. Trong cuộc chiến Iraq năm 1991, khi đó phòng không, không quân Iraq khá hơn năm 2003.
Đây là bảng thiệt hại mà Mỹ công bố trong chiến dịch Desert Storm 1991. Trong đó cập nhật F18 bị Mig 25 hạ, chứ trước kia họ bảo bị SAM hạ, nói bị máy bay bà già tập kích trong khi Mỹ bay theo đội hình áp đảo thì mất danh tiếng.
http://128.121.102.226/aaloss.html
Còn năm 2003 của Bush con:

AH-64 Apache: 19
OH-58 Kiowa: 13
UH-60 Black Hawk: 10
AH-1 Cobra: 7
CH/MH-53 Pave Low: 5
CH-46 Sea Knight: 4
CH-47 Chinook: 4
H-3 Sea King: 2
UH-1 Iroquois: 2
Agusta Bell-412: 1
PZL W-3 Sokół: 1
SA 330 Puma: 1
Westland Lynx: 1

Fixed-Wing Aircraft
F/A-18 Hornet: 3
C-130 Hercules: 2
A-10: 1
AV-8 Harrier: 1
F-14 Tomcat: 1
F-15 Eagle: 1
F-16 Falcon: 1
S-3 Viking: 1
Tornado GR4: 1

Bây giờ giả sử B2, F117 tàng hình. Vậy viễn cảnh cuộc chiến ban đầu thế nào? (lấy ví dụ năm 1991)
Chẳng cần tàu sân bay hay tàu chiến yểm trợ bắn Tomahawk. Lúc đó Mỹ có 59 chiếc F117. Đem phân nửa qua Ả Rập thì chỉ trong 3 giờ cũng đủ giập nát mấy cái sân bay và hệ thống SAM cố định.. Với khả năng chụp ảnh vệ tinh quân sự thì không có sân bay nào hoạt động nổi. Còn mọi hy vọng chỉ nhờ vào SAM di động, ngụy trang mà tránh khỏi số mạng. Nhưng với máy bay tàng hình nó quần đảo chả ai biết. Không việc gì phải phái F16, F18 vào liều mạng.
Các máy bay ném bom của Mỹ cũng dùng bom thông minh, định vị bằng GPS. Các máy bay kiểm soát không lưu, UAV, vệ tinh cứ chụp ảnh rồi nhờ tọa độ đó, bom sẽ được ném vào. Dùng tia laser, định vị GPS thì mục tiêu khó thoát lắm.
Các loại F15, F16 không thể hổ trợ mặt đất, nó chỉ ném bom rồi chạy thôi. nên ném bom bằng F117 hay F15, F116 cũng như nhau. Tất cả đều xuất phát từ Arập Saudi.

Rất may mắn cho Mỹ là ngoài Nga và TQ, có lẽ thêm vài nước sử dụng loại radar tần số thấp, radar thụ động, phát xóng xung kích...đó là khắc tinh của tàng hình. Chứ Iraq thì cũng dùng loại radar như phương tây, dùng bước sóng ngắn để định vị chính xác...Do đó tìm máy bay tàng hình rất kém. Nhưng cũng rất rủi ro nếu chẳng may B2 bị hạ trên vùng trời Iraq.

Giờ số phận B2 thì sao? Chỉ có 21 chiếc thay vì 133 chiếc như dự định ban đầu.
Trong 21 chiếc thì bây giờ đang lên bệ sửa 16 chiếc, 4 chiếc dùng huấn luyện, 1 chiếc làm thí nghiệm không gian. Chả hiểu họ sửa cái gì mà không còn chiếc nào trực chiến cả.
Nếu nói thời bình rồi, cần gì máy bay trực chiến cho lắm. Thế nhưng tàu ngầm hạt nhân Mỹ thì thời bình cũng chạy sốt vó dưới biển. Căn bản là mọi binh chủng đều phải có % vũ khí trực chiến, dù thời binh hay thời chiến.
Có lẽ tương lai thì mọi gánh nặng dồn vào F22.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Giờ soi F22 trước khi quay về máy bay bà già của Nga.
Ưu điểm của F22 chính là tàng hình. Một cuộc chiến thực sự với sự trợ giúp của AEW&C, F22 không cần bật radar chủ động, nhờ datalink nó sẽ biết các mục tiêu ở đâu. Dùng tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động hay hồng ngoại bắn hạ đối thủ.
Giả sử cuộc chiến là đảo Đài Loan. Anh TQ sẽ mệt vì chẳng ai có ưu thế sân nhà, đá sân trung lập thì Mỹ đúng là có sở trường. Nếu chỉ dùng không quân để đấu lại F22 thì thua to. Nhưng kết hợp phòng không, radar mặt đất thì chưa biết ai thắng.

Bây giờ nói về nhược điểm F22:
1. Khả năng cơ động trung bình.
Người ta quảng cáo F22 cơ động nhờ đồng cơ điều chỉnh hướng phụt, có lý. Nhưng so với F16 hay máy bay Nga thì không bằng.
Thiết kế ban đầu của F22 là ném bom sâu trong lòng địch, lại có thể không chiến. Trong khi F117 không thể không chiến.
Trong các thiết kế máy bay bao giơ cũng có sự tương quan giữa tính cơ động, khả năng mang vũ khí và tính tàng hình. F22 chọn lấy cả 2: vừa tàng hình vừa bay tốc độ cao, có sự cơ động. F22 là chiếc có thể bay siêu thanh không cần đốt nhiên liệu lần 2. Họ gọi là supercruise. Tuy nhiên supercruise cũng hao nhiên liệu không kém afterburner.
Thiết kế chính airframe của F22 là hoạt động tối ưu ở vận tốc M1.2-M1.7. Ứng dụng của vận tốc này khi làm máy bay ném bom thì tuyệt. Nhưng tác chiến thông thường ở M0.8 thì đó không phải là ưu thế của F22.
Thiết kế của F22 vừa tạo góc giảm phản xạ radar, vừa phải tạo lực cản ít để đạt tốc độ cao so với lực đẩy động cơ, do đó nó không cơ động tuyệt đối cũng là chuyện dễ hiểu. Nhưng so với loại tàng hình F117 hay B2 thì 1 trời 1 vực.

2. Phải nâng cấp khả năng hiệp đồng tác chiến.
F22 được thiết kế vào thập niên 80, mục đích ném bom tầm xa trong lãnh thổ địch. Vì vậy nó không đòi hỏi phải tác chiến cùng các loại phi cơ khác. Nay mục đích này phải thay đổi để hiệp đồng với các loại F15, F16.
Trong thập niên 90 thì Helmet Mounted Display ra đời, khi đó F22 không dùng thiết kế này.
Cũng vì chủ đích là ném bom tầm xa, F22 không thiết kế để mang vũ khí tầm ngắn và trung như AIM-9 hay AIM-120.
Nay để thiết kế lại phù hợp, nó ngốn thêm cả chục tỷ.
Có thể trong tương lai F22 sẽ trở thành 1 AEW&C nhỏ, vì nó có ưu thế tồn tại do tàng hình, đủ sức tự vệ. Trong khi AEW&C hiện nay là mục tiêu đầu tiên phải bị hạ vì tầm bao quát của nó lớn. Là kênh thông tin chung cho phi đội.
Với khả năng tàng hình và tốc độ cao, F22 sẽ là kênh kết nối cho các loại máy bay khác. Nó sẽ tìm mục tiêu, định vị để các máy bay khác bắn tên lửa.
Đó là chuyện tương lai, nhưng cũng sẽ ngốn không ít tiền.

3. Cái giá của tàng hình.
Lớp tàng hình của F22 được quảng cáo là tiên tiến, không cần dùng hangar lạnh như B2. Nhưng thực tế nó cũng đòi hỏi bảo quản rất công phu.
Đầu tiên nó nó kén nóng, kén lạnh. Đó là lý do mà Mỹ ngại mang F22 qua sa mạc Trung Đông. Nếu qua mấy vùng đó thì thời gian phục vụ của thiết bị sẽ giảm đáng kể.
Cứ khoảng 100-150 giờ bay tùy điều kiện thời tiết, lớp vỏ tàng hình được thay thế vì nó mất tính năng hấp thụ sóng radar. Công việc này phải làm bằng tay đòi hỏi vài ngàn giờ công. Đó là lý do mà các nhà thầu nói nếu dừng mua F22 thì vài chục ngàn lao động sẽ thất nghiệp. Mua ít thì bảo dưỡng ít.
Lớp kính của F22 cũng đòi hỏi phải thay sau khoảng 300 giờ bay, vì khi đó nó cũng mất khả năng hấp thụ sóng.
Bộ xử lý của F22 làm mát bằng chất lỏng, nó cũng chịu nhiệt kém. Hiện đã khắc phục được.
Có thể nói F22 là chiếc máy đốt tiền của Mỹ.

4. Thiết kế không thể dùng cho tàu sân bay.
Vì phải thiết kế để tàng hình và tối ưu lực cản để bay supercruise. F22 không có lực nâng tốt và đòi hỏi vận tốc cất cánh rất cao. Thiết kế cánh của F22 chiếm diện tích lớn hơn các loại máy bay khác vì nó phải vác bom và xăng trong bụng và 2 cánh. Điều đó cũng ảnh hưởng tới khả năng xoay trở khó khăn hơn khi lực xoáy vào cánh sẽ bị mất đi.
Vận tốc cất cánh của F22 khỏang 180-200km/h, so với Su35 chỉ khoảng 130-140km/h. Do đó nó không thể cất cánh trên tàu sân bay.
Mỹ có kế hoạch chỉnh sửa thiết kế để dùng F22 trên tàu sân bay, nếu vậy thì họ phải thay đổi khá nhiều thiết kế, căn bản là đảm bảo tính tàng hình, mang vác và tốc độ cất hạ cánh giảm bớt.

Những lý do trên khiến số lượng F22 không đạt con số 750 chiếc như mục tiêu ban đầu: những thiết kế thay đổi làm đội giá, những chi phí bảo dưỡng cao và tính năng hữu dụng trong thực tế chiến đấu thấp. Những vai trò F22 làm được thì F15, F16 cũng làm tốt, mà chi phí thấp hơn nhiều.