Bác magic nói về Iraq, ở đây có cái link về không quân Iraq. Đúng ra thì tất cả lực lượng quân đội đều bị Sadam thanh trừng, đưa người thân vào. Nhưng đây là bài của 1 người bên không quân nên họ chỉ nói về không quân.
Sadam sợ tất cả lực lượng quân đội lật đổ ông ta, nhưng sợ nhất là không quân vì họ từng ném bom và có thể sẽ ném bom ông ta. Vì vậy người giỏi bị tiêu diệt hết. Việc bay tập cũng bị kiểm soát chặt chẽ. Ông ta không sợ nước ngoài đánh vào Iraq mà sợ chính quân đội Iraq lật mình. Vì vậy trong quân đội Iraq không có thành phần ưu tú.
http://www.airpower.maxwell.af.mil/airchronicles/apj/apj92/win92/hurley.htm#mat
Bác nào dịch giúp vài đaọn quan trọng thì tuyệt.
Trong đoạn kết họ viết
: On paper, the IQAF looked formidable indeed--both in terms of personnel and modern equipment. That qualitative and quantitative advantage might have been sufficient to prevent an Iranian victory in the 1980s, but against the coalition air forces the IQAF could offer little more than token resistance. A painfully obvious lesson of twentieth-century warfare, proven time and again, is that modern weapons are a waste of resources without operators who are willing and able to use them.
"Nhìn vào giấy tờ thì không quân Iraq rất ghê gớm, cả nhân sự và trang bị...vũ khí hiện đại cũng phí phạm vô ích nếu không có người điều khiển được chúng."
Ở Nam Tư cũng vậy, Mig 29 thiệt hại vì nó không được đầu tư nâng cấp. Phiên bản Mig-29 Fulcrum A thuộc đời đầu 1984 của LX, họ tân trang lại rồi gán nợ cho Nam Tư 3 năm sau đó. Đến 1999 thì hầu như lạc hậu, không có tiền thay thế phụ tùng, thiếu kinh phí bay huấn luyện. Gặp phải quân đồng minh NATO thì thật xui.
Nhân nói về Mig thì nói luôn vì sao Mig từ trụ cột không quân LX lại đi đến tình cảnh sắp phá sản?
Ở LX có 1 điểm đặc trưng là những hãng máy bay hay vũ khí đều có 1 tổng công trình sư. Hầu hết đều rất giỏi, nhưng họ bị chi phối bởi thủ lĩnh chính trị. Artem Mikoyan của Mig là 1 người như vậy, thời Stalin ông được trọng dụng, nhưng khi Khrushov nắm quyền thì Artem bị về hưu.
Ông bắt đầu khởi sự làm nhà thiết kế với Mig 1, nhưng phải đến Mig 15 thì tên tuổi mới bùng nổ, Mig 15 trong cuộc chiến Triều Tiên được xem là loại tiêm kích tốt nhất thế giới thập niên 50, Mig 17, Mig 21 tiếp nối thành công đó.
Mig 23 và Mig25 chưa hoàn thiện thì Artem về hưu. Có thể xem đó là thiệt thòi của Mig.
Một nguyên nhân nửa khiến Mig lép vế là vì Mig đi theo truyền thống của LX. Sau thời kỳ vàng son của Mig 21, Mig 23 ra đời với yêu cầu là 1 chiếc tiêm kích gọn nhẹ, cất và hạ cánh với đường băng ngắn. Có ưu thế không chiến ngoài tầm nhìn. Và nhiều phiên bản Mig 23 ra đời, đáp ứng tốt nhu cầu của không quân LX. Những phiên bản Mỹ mượn của Ai cập và TQ, sau khi tập chung cùng Đức và Israel thì họ đều đánh giá cao Mig 23 so với F16 đời đầu.
Tuy nhiên khi Mig 23 xuất khẩu cho đồng minh thì họ lại cắt rất nhiều thứ, khiến cho tính năng của nó giảm, nhất là hệ thống cảnh báo nguy hiểm. Lúc này mọi chuyện vẫn chưa có gì nghiêm trọng vì LX vẫn còn bao cấp cho Mig.
Đến phiên bản Mig 25 cùng thời thì nó chuyên về tiêm kích đánh chặn. Tức dùng tốc độ cao để đánh chặn máy bay do thám, máy bay ném bom...Với 1 nước rộng lớn như LX thì đó là vai trò quan trọng, từ khi Mig 25 trực chiến thì tỷ lệ máy bay do thám, khinh khí cầu do thám của NATO đã giảm hẳn.
Nhưng đến khi LX xụp đổ, các hãng máy bay bắt đầu mất đi sự bao cấp thì khoản tiền từ khách hàng bên ngoài rất quan trọng. Dĩ nhiên không quân Nga cũng góp 1 phần là vai trò khách hàng, nhưng không đủ.
Khi đó Mig 25 rất khó bán, phiên bản Mig 31 chính là bước tiếp theo của mig 25, hoàn thiện những tồn tại của mig 25 như động cơ nóng, khung sườn nặng và yếu...Hiện nay Mig 31 đóng vai trò quan trọng trong không quân Nga nhưng chính vì là tiêm kích đánh chặn nên nó khó bán ra ngoài. Làm nguồn thu giảm rõ rệt so với Sukhoi chế tạo Su đa năng.
Quay lại Mig 23, chính vì xuất khẩu những phiên bản tính năng giảm bớt nên hầu như khi không chiến, nó lép vế đối thủ. Rồi Mig 29 ra đời lại gặp vấn đề về động cơ, cùng với thời gian phục vụ không dài, chỉ 2,500 giờ bay. Sau này mới nâng lên 4,000 giờ. Cộng những tai tiếng đó, với bản thân Mig 29 là 1 chiếc chiến đấu tầm trung, vì vậy nó kén khách hàng. Người ta thường muốn 1 chiếc đa năng tầm xa để bao quát.
Những xui rủi dồn dập và sự chậm chân trong thay đổi thiết kế khiến Mig đi sau Sukhoi.
Tuy nhiên hiện nay Mig 35 ra đời có vẻ đã nắm bắt nhu cầu hiện đại, những cải tiến theo chuẩn chung của máy bay thế hệ 4.5. Hy vọng Mig 35 sẽ là khởi đầu cho sự trở lại của Mig. Nó phụ thuộc rất lớn vào đơn hàng từ Ấn Độ. Vì Mig 35 cũng chỉ sx mẫu thử để Ấn đánh giá cùng với Rafale - Pháp, Jas 39 Gripen - Thụy Điển, Euro Typhoon - EU và F16.