Hạng B2
18/7/04
275
4
18
Hà nội
xxmagicxx nói:
danang293 nói:
Mỷ chỉ hù lập hệ thống NMD Nga hoảng sợ yêu cầu Mỹ dẹp bỏ.. dù đó chỉ là phi tiễn phòng thủ ko phải tấn công.. còn Nga chế tạo phi đạn tấn công, Mỷ ko care,, ko thèm đua..

Em thắc mắc là ko biết nếu Nga đem dàn tên lửa qua Cuba lắp thì Mỹ có ko care đc ko thôi :D

Đã lắp và đã tháo đi. Không đơn giản như suy nghĩ vậy được. Em thấy ý bác cowarpsp là có lý. 1 bài báo bác SVG dịch ra có bao nhiêu độ tin cậy? Cứ cho là Su-27 có tính cơ động cao hơn đi. Nhưng thực tế chiến tranh là chuyện khác, trong khi người ta trình diễn với chế độ không tải - thử bơm đầy xăng + vk maxload 8 tấn thì cơ động nỗi không?
BÁc SVG nói người Mỹ "chém gió" về vk của mình. Em lại thấy rằng khoản này Nga càng là sư phụ! Thực tế sau 1945, Nga hầu như không có cuộc chiến nào quy mô như Mỹ. Có 2 chiến trường đáng lưu ý là afganistan và TQ đều không thành công - có thể nói là thất bại mới đúng.
Có 2 câu chuyện buồn cười em xin không dẫn chứng: cuối thập niên 90, Taliban áp sát biên giới Tagikistan quấy nhiểu và gây thương vong cho lính biên phòng Nga (bảo vệ cho đồng minh). Điện Kremli tức tối, Boris Yeltsin và các chính khách cực đoan kêu gọi ném bom trãi thảm! Người ta đặt câu hỏi là lấy gì để làm việc đó? Tu-95 hay Tu-160 siêu đẳng chăng? Muốn ném bom đâu chỉ có thế: nào là đánh dấu mục tiêu (Nga nói có GPS mà ko biết nó thế nào:p), tiếp tế hậu cần này, hệ thống rada cảnh báo Awacs, nhiều phi đội chiến đấu cơ bảo vệ...chứ bay qua chỉ mỗi Tu không thì có mà xin xác phi công về. Các món đều có, nhưng không vận hành được dù ngay sát bên. Trong khi đối thủ làm chuyện này từ thuở nào rồi?
Chuyện thứ 2 là chiếc Tu-160 bay lượn trên bầu trời Cuba 2008: rõ ràng người Nga muốn phô trương sức mạnh đã bị mất. Phóng viên vây lấy ngoại trưởng Condoleezza rice hỏi xem HK phản ứng ntn? Bà nói đại ý: tôi vẫn ngủ ngon giấc, quan tâm chi đến đống sắt vụng đấy!
21.gif

Cuộc chiến Iraq-Iran: 1 bên là máy bay Nga+Pháp(Iraq), bên kia là hàng Mỹ(Iran). Dù bị cấm vận và không được nâng cấp bổ sung như Iraq, không quân Iran vẫn áp đảo. Ngay cả cuộc chiến trên bộ nếu Sadam không dùng vũ khí hóa học thì Iraq đã thua rồi. Đây là trận đấu cân bằng nhất về lực lượng 2 phía - để khỏi bào chữa là bên mạnh - bên yếu.

Ngay cả cuộc chiến trên bộ nếu Sadam không dùng vũ khí hóa học thì Iraq đã thua rồi. Đây là trận đấu cân bằng nhất về lực lượng 2 phía - để khỏi bào chữa là bên mạnh - bên yếu.

Thông tin về việc sử dụng vũ khí hoá học của Sadam là không chính xác. Chính chính Phủ Mỹ đã thừa nhận việc CIA dựng lên việc chính phủ Sadam có sản xuất vũ khí hoá học. Phía Mỹ có tìm ra nhà máy sản xuất nào đâu.
 
Hạng B2
18/7/04
275
4
18
Hà nội
cowardsp nói:
Hồi chiến tranh Cao Ly, Máy bay F86 có dịp so găng với Mig 15.Hệ số ratio kill: 10:1 nghiên về Mỷ,, dưng đả xưa rùi cái thời dog fight...

Để so sánh chúng ta phải có con số cụ thể nếu không mọi sự so sánh sẽ trở nên khập khiễng. Để đánh giá khách quan, phi công phải cùng trình độ; Số lượng máy bay tham gia không chiến phải cân bằng; Tính năng máy bay tương đương; Lực lượng hỗ trợ tương đương. Rõ ràng trong mọi cuộc chiến sau thế chiến 2 về mọi mặt (tạm loại trừ yếu tố tính năng may bay) phía Mỹ đều vượt trội so với đối phương.

Ví dụ:

1. Về trình độ phi công; Chắc chắn trong các cuộc chiến tranh sau thế chiến thứ 2, không có phi công nước nào có giờ bay nhiều bằng phi công Mỹ. Chính phi công Bắc Việt cũng phải thừa nhận điều này: "Theo đánh giá của tôi, về mặt kỹ thuật, phi công Mỹ bay rất giỏi, họ có nhiều giờ bay và nền tảng kỹ thuật, kinh nghiệm từ thế chiến thứ nhất, thế chiến thứ hai rồi chiến tranh Triều Tiên. Tuy nhiên phi công Mỹ đánh rất bài bản, tức là nếu như 1 tốp máy bay 4 chiếc nếu bị tấn công thì ngay lập tức, họ sẽ tách làm đôi, 2 chiếc bay về bên trái, 2 chiếc còn lại bay về bên phải”, trung tướng Nguyễn Đức Soát nhớ lại." http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200952/20091224163256.aspx


2. Số lượng máy bay cùng tham gia không chiến: "Năm 1972, khi bước vào cuộc đọ sức giai đoạn này, ta có 4 trung đoàn không quân chiến đấu. Có 2 trung đoàn trang bị MIG 21 (Trung đoàn 921 và Trung đoàn 927). Trung đoàn 923 trang bị MIG 17 và Trung đoàn 925 trang bị MIG 19. Tổng số máy bay chúng ta có lúc bấy giờ là khoảng hơn 150 chiếc. Trong khi đó, phía Mỹ có 3 tàu sân bay, cao điểm có lúc đến 4 tàu sân bay được bố trí ở vịnh Bắc Bộ và biển Đông với mỗi tàu sân bay có từ 80 đến 90 chiếc máy bay." "Phương châm tác chiếc của ta lúc bấy giờ chỉ có 7 chữ: “Bí mật, bất ngờ, đánh chắc thắng”."
Như vậy có thể thấy cách đánh của phi công Bắc Việt là đánh rồi chạy, khó có thể nói lên đó là một cuộc chiến cân sức thực sự



 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
F86 và Mig 15 rất giống nhau.. nên sự so sánh này hoàn toàn ko hề khập khiển tí nào
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
Chiến tranh Triều Tiên
Chiếc Sabre trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Hàng không và Không quân trước đây thuộc Phi đoàn Tiêm kích 4.


Chiếc F-86 Sabre được Không quân Hoa Kỳ đưa vào phục vụ từ năm 1949, tham gia Phi đội 49 "Hat-in-the-Ring" thuộc Phi đoàn Tiêm kích 1 và trở thành máy bay tiêm kích phản lực chủ yếu sử dụng trong không chiến tại Chiến tranh Triều Tiên. Khi chiếc Mikoyan-Gurevich MiG-15 Xô Viết được đưa vào hoạt động tại Triều Tiên vào tháng 11 năm 1950, nó vượt hơn tất cả những máy bay đang hoạt động trong các lực lượng thuộc Liên Hiệp Quốc, ba phi đội F-86 được vội vã gửi đến Viễn Đông vào tháng 12.[10][/SUP] Chiếc F-86 có thể lượn vòng và bổ nhào nhanh hơn chiếc MiG-15, chiếc MiG-15 lại trội hơn F-86 về trần bay, gia tốc và tốc độ lên cao (đặc biệt cho đến khi phiên bản F-86F được đưa vào hoặt động vào năm 1953); những chiếc MiG cất cánh từ những sân bay tại Mãn Châu, và do các phi công Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Không quân Xô Viết điều khiển, đọ sức với hai phi đội thuộc Phi đoàn Tiêm kích 4 có căn cứ tiền phương tại K-14, Kimpo, Nam Triều Tiên.[10][/SUP]
Nhiều phi công Hoa Kỳ là những cựu binh Thế Chiến II nhiều kinh nghiệm trong khi các phi công Bắc Triều Tiên và Trung Quốc thường thiếu kinh nghiệm, là nguyên do đưa đến những chiến thắng của chiếc F-86.[11][/SUP] Cho dù những kết quả thực tế như thế nào, rõ ràng là các phi công F-86 không thể có nhiều chiến thắng như vậy trên các phi công Xô Viết lái MiG-15 được huấn luyện kỹ càng hơn. Lúc đầu các phi công Xô Viết lái phần lớn những chiếc MiG-15 tham chiến tại Triều Tiên, nhưng số phi công Bắc Triều Tiên và Trung Quốc ngày càng tích cực hoạt động hơn khi chiến tranh tiếp diễn.[12][/SUP] [13][/SUP] Xô Viết và đồng minh của họ thỉnh thoảng hay tranh chấp ưu thế trên không tại "Hành lang MiG", một khu vực gần cửa sông Áp Lục (biên giới giữa Triều TiênTrung Quốc) nơi mà các cuộc không chiến ác liệt nhất đã diễn ra. Cánh ổn định ngang di động toàn bộ của phiên bản F-86E đã giúp cho chiếc Sabre có ưu thế quan trọng trên chiếc MiG-15. [11][/SUP] Cho dù trái ngược với các quy luật tiếp chiến, các đơn vị F-86 thường gây chiến trên không phận các căn cứ của MiG tại "khu ẩn náu" Mãn Châu.[12][/SUP]

Không đoàn Tiêm kích Đánh chặn 51 "Checkertails" tại sân bay K-13 ở Suwon, Nam Triều Tiên, đang chuẩn bị cho một phi vụ.


Những nhu cầu cân bằng trong hoạt động chiến đấu cùng với nhu cầu duy trì một cấu trúc lực lượng thỏa đáng tại Tây Âu đã dẫn đến việc chuyển đổi Không đoàn Tiêm kích Đánh chặn 51 từ kiểu máy bay F-80 sang kiểu F-86 vào tháng 12 năm 1951. Hai không đoàn tiêm kích-ném bom 8 và 18 cũng chuyển đổi sang kiểu máy bay F-86F vào mùa Xuân năm 1953.[14][/SUP] Phi đội 2 Không quân Nam Phi cũng sử dụng F-86 và hoạt động nổi bật trong Phi đoàn Tiêm kích Ném bom 18.[15][/SUP]
Cho đến khi chấm dứt cuộc xung đột, phi công F-86 báo cáo đã bắn rơi được 792 máy bay MiG trong khi thiệt hại 78 chiếc Sabre, đạt tỉ lệ thắng:thua là 10:1.[16][/SUP] Báo cáo chính thức sau chiến tranh của Không quân Hoa Kỳ đưa ra con số tiêu diệt được 379 chiếc trong khi mất 103 chiếc Sabre,[17][/SUP] đưa đến một tỉ lệ thắng:thua chỉ gần bằng 4:1. Nghiên cứu hiện đại gần đây nhất do Dorr, Lake, và Thompson thực hiện cho biết tỉ lệ thắng:thua thực sự chỉ gần bằng 2:1.[18][/SUP]

Phi công "Ách", Đại tá Harrison R. Thyng, cùng chiếc F-86 Sabre của anh


Phía Xô Viết cho rằng họ đã bắn rơi hơn 600 chiếc Sabre, [19][/SUP] cùng với số lượng báo cáo của Trung Quốc, [20][/SUP] được Không quân Mỹ cho là thổi phồng quá mức. Thống kê gần đây của Không quân Mỹ cho thấy có 224 chiếc F-86 bị mất vì mọi lý do, kể cả những thiệt hại không do chiến đấu. Trong số 40 phi công Không quân Hoa Kỳ đạt Ách trong Chiến tranh Triều Tiên, tất cả ngoại trừ chỉ một người đều lái F-86 Sabre. Một phi công từng lái F-86 đáng kể là Thiếu tá Thủy quân Lục chiến John Glenn, thuộc Phi đoàn Tiêm kích Đánh chặn 51, sau này là nhà phi hành vũ trụ và là Nghị sĩ Hoa Kỳ.

Trích từ wikipedia.

Em coi trên Discovery củn nêu con số kill ratio 10:1
 
Hạng D
21/10/08
3.652
74.862
113
Miền Không Xác Định
smartcar nói:
Rất lâu rồi, mình có nghe radio chuyên đề về quân sự thì:
- Lục Quân: LX (hay Nga) > Mỹ
- Không Quân: LX < Mỹ
- Hải Quân: LX< Mỹ

Mà thời đó thì Lục Quân rất quan trọng vì Châu Âu và LX núi liền núi, sông liền sông.

So sánh này dựa trên quy mô chứ không phải độ tinh nhuệ. Thời coolwar, LX thua thiệt về KQ và HQ nên bù lại là số tên lửa hạt nhân và bộ binh đông hơn. Số lượng tank và pháo binh nhiều gấp mấy lần Tây Âu. Đông không có nghĩa là mạnh. Afganistan, Tresnia và mới đây là Georgia cho thấy điều đó.
@pleluu: bác nói thế không sợ người Kurd giận sao?:(. Hàng trăm ngàn sinh mạng chết dưới tay Ali "hóa học" đó. Người ta không để Iraq thua Iran với bất cứ giá nào nên làm lơ cho Sadam sử dụng. Sau 1991 thì tiêu hủy.
@SVG: nếu nói Sadam thanh trừng các tướng lĩnh giỏi thì bên kia, đại giáo chủ Khomeini chắc làm không kém đâu! Cho nên lý này không thuyết phục cho lắm.
 
Hạng D
14/3/07
2.460
137
113
53
Hội OS CrossFire - CLB TDTT OS
Thôi bây giờ bác SVG cứ cho thông tin về radar và phân tích mạnh yếu của vũ khí Nga Mỹ đi, chứ mấy bác cứ xoắn vào việc ai mạnh hơn ai thì khó cho bác SVG, lấy đâu ra đủ tư liệu lẫn thời gian để phân tích hết. Mỹ mạnh nhất thì chẳng ai bàn cãi, chiến tranh là sự kết hợp của nhiều lực lượng, ở đây chỉ so sánh vũ khí này với vũ khí kia mà mấy bác không chịu tập trung vào, cứ sợ ai đó không thừa nhận chân lý của mình. Xin phép vài dòng vậy để mấy bác tập trung nhé. Mời bác SVG tiếp tục đi ạ.
 
Hạng B2
1/10/08
125
4
18
Em thấy một số các bác cứ sa đà vào chuyện Mỹ mạnh hơn hay yếu hơn bằng các số liệu của các cuộc chiến tranh.Thực ra theo em hiểu bác SVG chỉ đang nói về các thông số của máy bay , các điểm mạnh / yếu của nó - thuần túy là kỹ thuật.
Còn chiến tranh thì vũ khí chỉ là một phần , còn nhiều yếu tố lắm.Ví dụ chiến tranh Trung Đông 6 ngày , Do Thái lực lượng ít hơn , trang bị cũng không phải vượt trội nhưng lại áp đảo hoàn toàn thế giới Ả Rập là nhờ nghệ thuật tác chiến chứ không phải áp đảo về kỹ thuật hay số quân.Hoặc KQVN khi đánh Mỹ thì làm sao so được với KQ Mỹ về cả số lượng máy bay , kỹ thuật quân sự và trình độ phi công.Em không dám nói KQVN đánh thắng Mỹ , nhưng từ chỗ coi thường đến chỗ Mỹ phải tổ chức các chiến dịch như "Quét sạch bầu trời" mà vẫn không tiêu diệt được KQVN thì đủ thấy chiến tranh là thế nào - con người ở đây rất quan trọng.Vì cách đánh trong "Quét sạch bầu trời" của Mỹ chính là cách Israel áp dụng ở Trung Đông mà Israel thành công hoàn toàn còn Mỹ thì không.Em nhớ không lầm thì Mỹ mở chiến dịch này từ 1966 - tức là Israel chỉ học cách làm của Mỹ , nhưng con người Việt nam khác con người Ả Rập , tính chất chiến tranh cũng khác nhau nên kết quả khác nhau.
Em nghĩ phi công Mỹ khi tham chiến tại Việt nam không thể ngờ có những người văn hoá chỉ hết cấp 1 như anh hùng Nguyễn Văn Bảy , bay trên Mig 17 mà có thể bắn rơi 7 máy bay Mỹ , trong đó có cả F4 là loại mà như các bác nói , Mig 25 cũng không hơn.Hoặc như bác Lê Hải khi bị F4 bám theo , Mig 17 hết đạn bác ấy quay lại định đấu đầu làm F4 sợ phải chạy.Còn nói về số lượng máy bay Mig rơi thì đúng là rất nhiều , lớp phi công đầu tiên của đợt ông già em sau chiến tranh còn lại chắc chỉ 15-20% , nhưng các bác cũng nên nhớ đến tương quan giữa hai bên trong các trận đánh như thế nào - bây giờ các bác có 1-2 người tay không mà bị 10-12 thằng cầm dao đánh , các bác chỉ một đổi 1 được đã là giỏi rồi.