Tập Lái
4/8/13
15
1
0
blackadamx nói:
Mà không rõ giá treo mới của T-50, có giống giá treo giảm rcs của bọn F18E mới ko nhĩ !
F-18 Silent Hornet sử dụng pod ngoài để chứa vũ khí còn T-50 sử dụng khoang bụng để chứa vũ khí , 2 cái khác nhau , rõ ràng T-50 thiết kế giá treo tàng hình hơn rồi
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
B-52 không chỉ để oanh tạc</h1>(ĐVO)- Nói đến B-52 hay B-1B, hình dung đầu tiên là khối lượng bom đạn hàng chục tấn mà chúng mang theo với khả năng oanh tạc hủy diệt mục tiêu mặt đất. Tuy nhiên, những máy bay ném bom hạng nặng này đa năng hơn những gì ta biết.
Mới đây nhất, Mỹ đã bắt đầu lắp đặt thiết bị chỉ thị mục tiêu Sniper cho các máy bay ném bom hạng nặng B-52.
Đây vốn là thiết bị giúp các máy bay ném bom của Mỹ tấn công chính xác mục tiêu, song cũng được sử dụng cho nhiệm vụ trinh sát.

Sniper được Lockheed Martin bắt đầu phát triển từ năm 2007 và cách đây 5 năm đã bắt đầu được lắp đặt cho các máy bay ném bom B-1B. Sniper cho phép phi hành đoàn nhìn rõ mục tiêu với hình ảnh chi tiết nhất có thể và những diễn biến trên mặt đất khi máy bay đang ở độ cao gần 7 km.
Hệ thống Sniper gồm các cảm biến hình ảnh gắn ở càng của máy bay và bộ phận kết nối 2 màn hình với nhau, gồm màn hình mục tiêu được kiểm soát qua máy tính xách tay và màn hình bên trong máy bay.
images1252517_Sniper_baodatviet.vn.jpg
Thiết bị chỉ thị mục tiêu Sniper
Công nghệ video tầm xa cho phép phi hành đoàn có thể phân biệt được thậm chí một người trên mặt đất là nam hay nữ và có mang vũ khí hay không. Công nghệ này cũng giúp khóa mục tiêu di động, xác định rõ mục tiêu để làm căn cứ phát lệnh khai hỏa tấn công.

Hiện nay, Mỹ tận dụng khả năng của Sniper trên B-52 và B-1B để thực hiện nhiệm vụ trinh sát trên biển.
Ví dụ điển hình là việc Bộ An ninh Nội địa của Mỹ thường xuyên sử dụng các máy bay B-52 để kiểm tra các tàu thương mại khả nghi trên hành trình tới Bắc Mỹ.
B-52 sẽ chụp ảnh con tàu khi nó còn cách bờ khoảng 2.000 km và chuyển hình ảnh về để các chuyên gia Bộ An ninh Nội địa Mỹ phân tích.
images1252518_B_52_baodatviet.vn.jpg
Máy bay ném bom hạng nặng B-52 của Mỹ
Ngoài nhiệm vụ trinh sát, B-52 và B-1B còn có thể làm nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu trên biển, trong đó có các tàu chiến của đối phương bằng thủy lôi và các tên lửa Harpoon cũng như bom thông minh. Việc tận dụng máy bay ném bom hạng nặng để thả thủy lôi không phải là cách làm mới của Mỹ.
Trong Thế chiến II, các máy bay ném bom B-17 và B-24 của Mỹ cũng từng làm nhiệm vụ tuần tra biển, thả ngư lôi để chống lại Hải quân Đức và Nhật Bản.
Tuy nhiên, với sự tiến bộ của công nghệ, các máy bay B-52 và B-1B ngày nay thực hiện nhiệm vụ này hiệu quả hơn. Một trong những loại thủy lôi phổ biến hiện nay của Mỹ là Mk-62. Loại thủy lôi này có khối lượng 227 kg, thường được thả xuống các vùng biển nông.
Thủy lôi phát hiện và tiêu diệt tàu đối phương bằng các sensor về áp lực nước, từ tính vỏ tàu hoặc các chấn động. Các sensor này cũng có thể được lập trình để tiêu diệt các tàu chiến theo các tiêu chí định trước.
images1252520_Mk_62_baodatviet.vn.jpg
Thủy lôi Mk-62 được đưa lên B-52 tại căn cứ không quân Andersen của Mỹ ở đảo Guam trong cuộc tập trận Lá chắn Valiant ngày 14/9/2010
B-52 và B-1B thường làm nhiệm vụ thả thủy lôi khi bay ở độ cao chỉ khoảng 300 m trên mặt biển với tốc độ 500-600 km/h.
Trong Chiến tranh Việt Nam, các máy bay B-52 của Mỹ ngoài nhiệm vụ oanh tạc, cũng thực hiện việc thả thủy lôi trên các luồng lạch tiếp cận các cảng ở miền Bắc Việt Nam.

Cách đây 2 năm, Mỹ bắt đầu tiến hành thử nghiệm kết hợp bom dẫn đường bằng laser JDAM với hệ thống chỉ thị mục tiêu Sniper trên B-1B nhằm tiêu diệt các mục tiêu di động. Sniper sẽ chiếu tia laser vào mục tiêu từ trên không. Sau đó, bom JDAM dựa vào tia laser phản xạ để lao thẳng tới mục tiêu.
images1252523_B_1B_baodatviet.vn.jpg
Máy bay ném bom hạng nặng cánh cụp cánh xòe B-1B
Ngày nay, Mỹ đang sở hữu tổng số 159 máy bay ném bom hạng nặng (chiến lược), trong đó có 76 chiếc B-52, 63 chiếc B-1 Lancer và 20 chiếc B-2 Spirit. So với B-1 và B-2, B-52 là loại “già” nhất vì được sản xuất trong giai đoạn 1952-1962 và bắt đầu vào biên chế từ năm 1955.
Trong khi đó, B-2 hiện trẻ nhất khi được sản xuất trong giai đoạn 1988-2000 và mới bắt đầu phục vụ chưa đầy 2 thập kỷ. Còn B-1 bắt đầu phục vụ trong Không quân Mỹ từ năm 1986.
Trong 3 loại này, B-52 được đánh giá là có chi phí khai thác sử dụng rẻ nhất. Tuy nhiên, do “tuổi già” nên B-52 lại tiêu tốn chi phí bảo trì và bảo dưỡng cao hơn hai loại còn lại. Chính vì vậy, hiện nay, Mỹ đang ưu tiên sử dụng B-1 hơn so với B-52.

Theo kế hoạch đang thực hiện, Mỹ sẽ tiếp tục nâng cấp các loại máy bay ném bom hạng nặng trên để kéo dài tuổi thọ của chúng. Với việc làm này, những chiếc B-52 và B-1 sẽ tiếp tục tung hoành cho tới sau năm 2040. Đối với B-2 thì thời hạn phục vụ sẽ được kéo dài tới sau năm 2060.
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Số phận long đong của siêu tiêm kích đánh chặn MiG-35</h1>Chủ nhật 18/08/2013 08:46

ANTĐ - Ngày 17-8, nhật báo Kommersant cho biết, Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định tạm dừng kế hoạch mua 37 chiếc máy bay chiến đấu MiG-35 đến năm 2016.

Ban đầu, Bộ Quốc phòng Nga dự kiến ​​ký hợp đồng mua số máy bay này với Tập đoàn MiG vào tháng 6, nhưng tháng trước, Tổng giám đốc MiG Sergei Korotkov cho biết hợp đồng này vẫn chưa được ký kết.
Hiện nay, Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định sẽ ký hợp đồng này vào năm 2016, do đó tạm dừng phân bổ khoảng 37 tỷ rúp (1,1 tỷ USD) từ ngân sách của chương trình mua sắm vũ khí nhà nước sang một giai đoạn thanh toán sau đó theo yêu cầu của Bộ Tài chính, tờ Kommersant cho biết.
Tờ báo dẫn lời một nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Nga cho rằng, bộ này đã không thể ký kết đơn đặt hàng này do sự chậm trễ trong việc xây dựng thiết kế máy bay.
"Đồng thời, chúng tôi đã nhận được đề nghị của Bộ Tài chính kéo dài chi tiêu cho đến năm 2016 một phần ngân sách được phân bổ trong chương trình mua sắm vũ khí nhà nước giai đoạn 2014-2016," nguồn tin trên nói.

Maybay_MiG-35.jpg

Máy bay tiêm kích thế hệ 4++ MiG-35

"Sau khi phân tích tình hình, chúng tôi đã quyết định tạm dừng kế hoạch mua máy bay chiến đấu MiG-35," nguồn tin trên nói và cho biết thêm rằng số lượng máy bay chiến đấu mà bộ quốc phòng có kế hoạch mua vẫn không thay đổi, là 37 chiếc.
Mikoyan MiG-35 (Fulcrum-F) là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4++ và là một phiên bản cải tiến của máy bay MiG-29M. Chúng được trang bị các tên lửa điều khiển không đối không và không đối đất, cùng với hệ thống radar Zhuk-A.
Tuy được đánh giá là loại máy bay tiêm kích đánh chặn nhưng cũng có khả năng tác chiến đa năng hàng đầu thế giới hiện nay, nhưng vào năm ngoái, MiG-35 cũng đã thất bại trong gói thầu mua sắm 126 máy bay chiến đấu của không quân Ấn Độ.
Cũng theo tờ báo này, công ty MiG có thể sớm nhận được một hợp đồng cung cấp các máy bay chiến đấu MiG-29SMT từ Bộ Quốc phòng Nga. "Cả 2 bên đều đã sẵn sàng xem xét kế hoạch mua loại máy bay chiến đấu này để cung cấp vào năm 2016," nguồn tin cho biết.
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
<h1>F-35B Lightning II bắt đầu bay thử trên tàu đổ bộ</h1>Ngày 17-8, hải quân và lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ bắt đầu tiến hành các chuyến bay thử của chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35B Lightning II (phiên bản cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng) trên tàu đổ bộ cỡ lớn LHD-1 Wasp tại Đại Tây Dương.</h2>
F35Bcatcanh_soha_vn-ad7de.jpeg

F-35B chuẩn bị thực hiện hạ cánh thẳng đứng xuống sân bay trên tàu tấn công đổ bộ USS Wasp.

Các chuyến bay thử nghiệm trên thuộc giai đoạn DT-II (Development Testing II) với sự tham gia của 2 nguyên mẫu F-35B mang số hiệu BF-01 và BF-05. Mục đích chính của các chuyến bay thử nghiệm trên là kiểm tra khả năng tích hợp giữa F-35B với các tàu đổ bộ và các điều kiện cần để chiến đấu cơ F-35B có thể hoạt động trên lớp tàu này trong tương lai.
Ngoài các bài bay ban ngày, F-35B đã thực hiện một số bài bay đêm (yêu cầu khó đối với chiến đấu cơ hải quân) trên LHD-1.
Theo kế hoạch, hải quân Mỹ sẽ tiếp nhận phi đoàn F-35B đầu tiên vào năm 2015. Trong khi đó, phiên bản hải quân của chiến đấu cơ F-35 là F-35C sẽ hoàn thiện giai đoạn bay thử nghiệm trên tàu sân bay trong năm 2014. Hải quân Mỹ dự kiến sử dụng các phiên bản của chiến đấu cơ F-35 để thay thế 13 loại máy bay quân sự hiện có.
Dòng máy bay thế hệ 5 F-35B Lightning II được chế tạo với mục tiêu thay thế cho các máy bay AV-8B STOVL, F/A-18 và EA-6B thuộc lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ. Ngoài ra, lực lượng không quân và hải quân Anh, Italia cũng chọn loại máy bay này vào trang bị. Do có khả năng cất và hạ cánh thẳng đứng F-35B rất phù hợp với các bãi đỗ nhỏ trên boong tàu và sân bay dã chiến trong các chiến dịch quân sự.
Hiện tại, Lockheed Martin đang xem xét sản xuất hàng loạt 3 phiên bản của dòng chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 là F-35A CTOL (thông thường cất cánh), F-35B STOVL và F-35C CV (hải quân) cho quân đội Mỹ. Trong tương lai sẽ có khoảng 2.473 chiến đấu cơ F-35 bao gồm nhiều phiên bản khác nhau được chế tạo theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng Mỹ. Theo kế hoạch, chiến đấu cơ F-35 đầu tiên sẽ được chuyển giao cho quân đội Mỹ vào năm 2016.
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
<h1>Ấn Độ mua tên lửa diệt radar siêu tốc Kh-31PD của Nga</h1>Một trong những nỗ lực tăng cường sức mạnh cho quân đội của mình, Ấn Độ lên kế hoạch sẽ mua một số lượng không rõ các tên lửa diệt radar siêu tốc Kh-31PD của Nga, báo cáo năm 2012 của KTRV cho biết
1376794539769.jpg

Tên lửa diệt radar Kh-31P


Theo báo cáo của KTRV, năm 2012 công ty này đã chuẩn bị và nộp hồ sơ tài liệu về sản phẩm tên lửa diệt radar siêu tốc Kh-31PD lên Tổng công ty xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport cho Ấn Độ, cũng như chuẩn bị một bảng báo giá để sẵn sàng cung cấp siêu vũ khí này cho Ấn Độ.
KTRV cũng tiết lộ rằng, Ấn Độ rất mong muốn có được loại tên lửa mới Kh-31PD, một sản phẩm vũ khí mới được KTRV thử nghiệm thành công và đưa vào sản xuất loạt vào giữa năm 2012.
Số tên lửa này sẽ được Ấn Độ trang bị trên máy bay chiến đấu Su-30MKI để có thể "chọc mù" các hệ thống radar phòng không của Quân đội Trung Quốc ở bên kia biên giới.
Ngoài ra, theo một yêu cầu từ khách hàng Ấn Độ, KTRV sẽ phải điều chỉnh tên lửa Kh-31PD để có thể lắp trên máy bay chiến đấu Rafale do Pháp sản xuất, loại máy bay này sẽ được Không quân Ấn Độ trang bị trong vài năm tới.

Kh-31PD là tên lửa siêu thanh chống radar, dùng đêt tiêu diệt các đài radar tên lửa phòng không, tên lửa có chiều dài 5,34 m (dài hơn Kh-31P 0,64 m) với động cơ được thiết kế mới hoàn toàn. Nhờ đó, Kh-31PD có thể đạt vận tốc 1.100 m/giây và tầm bắn tới 250 km. Kh-31PD có 2 loại đầu đạn lớn hơn gồm đầu đạn chùm hoặc đầu đạn đa năng, đều nặng 110 kg.Điểm cải tiến quan trọng nhất của Kh-31PD là tên lửa sử dụng đầu tìm đa băng tần mới có tên Avtomatika L-130, mở rộng khả năng tiêu diệt nhiều loại radar có bức xạ ở tất cả các dải sóng dài, sóng trung và sóng ngắn cùng với hệ dẫn quán tính tiên tiến giúp nâng độ chính xác của tên lửa và mở rộng khả năng tiêu diệt nhiều loại radar mới. Hiện tại, Nga mới chỉ trang bị tên lửa này cho máy bay tiêm kích bom Su-34. Ngoài ra, Kh-31PD còn dự kiến sẽ được sử dụng trên tiêm kích thế hệ thứ năm PAK FA T-50. Theo công bố của Nga, có nhiều loại máy bay có thể mang Kh-31PD, trong đó có cả Su-30MK2 của Việt Nam.
http://soha.vn/quan-su/an...-20130818095734456.htm
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
22/10/09
8.170
32.532
113
F 35 thấy tương lai còn bấp bênh quá.. hải quân Mỹ vẫn chưa nhận dc chiếc nào đến h này. Hơn nữa em nó chỉ có 1 engine, hải quân pilot thì thích máy bay có hai engines cho an toàn
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
grenade nói:
F 35 thấy tương lai còn bấp bênh quá.. hải quân Mỹ vẫn chưa nhận dc chiếc nào đến h này. Hơn nữa em nó chỉ có 1 engine, hải quân pilot thì thích máy bay có hai engines cho an toàn
1 engine thì Mỹ và đồng minh còn cả đống F-16C/E mà bác !
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Bom chính xác bậc nhất thế giới tăng khả năng hủy diệt</h1>(ĐVO)- Mỹ và Anh hiện đang hợp tác nâng cấp loại bom thông minh Paveway IV. Đây là một trong những loại bom chính xác bậc nhất thế giới.
Paveway IV vốn được chi nhánh hãng Raytheon tại Anh phát triển và giới thiệu từ năm 2008. Tuy nhiên, cho tới nay Mỹ vẫn chưa sở hữu loại bom này mặc dù Không quân và Hải quân nước này có nhu cầu.

Mỹ vẫn ưa thích các loại bom JDAM và các loại chỉ sử dụng dẫn đường GPS hơn mặc dù thỉnh thoảng có sử dụng các phiên bản Paveway I, II và III.
images1252864_Paveway_4_Anh_baodatviet.vn.jpg
Bom Paveway IV được lắp đặt trên máy bay Tornado GR4 của Anh
Việc nâng cấp Paveway IV sẽ bao gồm thiết kế lượng nổ thấp (nhằm hạn chế những thiệt hại phát sinh không mong muốn), thiết kế phần mũi xuyên phá (tấn công các hầm ngầm). Những cải tiến này sẽ mang tới những thay đổi đáng kể và khả năng mới cho Paveway IV.

Ngoài ra, phía Mỹ sẽ đóng góp việc phát triển khả năng chống chiễu và nâng cấp công nghệ tìm kiếm bằng laser cho loại bom này.

Loại bom “mở đường” IV nặng 228 kg, được trang bị thiết bị dẫn đường hỗn hợp GPS/INS và laser. Bộ thiết bị này nặng 50,5 kg và gồm các thiết bị dẫn đường điện tử hàng không, máy tính và các cánh quạt được chạy bằng pin.

images1252865_Paveway_4_baodatviet.vn.JPG
Với những nâng cấp về lượng nổ và khả năng xuyên phá, Paveway IV sẽ càng trở nên đáng sợ hơn
Tuy nhiên, để bộ thiết bị này làm việc, các máy bay mang bom cần phải có hệ thống điều khiển hỏa lực cho phép phi công tiếp nhận các dữ liệu GPS từ mặt đất. Dữ liệu sẽ được truyền tới hệ thống điều khiển lắp đặt cho Paveway IV.

Các chuyên gia cho biết, nếu chỉ sử dụng dẫn đường GPS, xác suất sai số có thể lên tới 10 m. Trong khi đó, Paveway IV, nhờ kết hợp cả dẫn đường GPS/INS và laser nên có xác suất sai số dưới 1 m.

Cho tới nay, hãng Raytheon đã sản xuất hơn 250.000 bộ thiết bị dẫn đường Paveway, trong đó 20% đã được sử dụng thành công.
images1252866_Paveway_4_Harrier_GR9_baodatviet.vn.jpg
Một chiếc Harrier GR9 cất cánh mang theo Paveway IV
Paveway là dòng bom có điều khiển được Mỹ phát triển từ giữa những năm 1960. Các phiên bản Paveway I, II và III vốn không có dẫn đường bằng GPS. Paveway I chỉ có dẫn đường bằng laser. Paveway II chỉ có dẫn đường bằng quang điện tử. Paveway III dẫn đường bằng hồng ngoại song chưa bao giờ được triển khai trên thực tế.

Với Paveway IV, Raytheon tại Anh đã kết hợp thêm GPS và mang lại cho loại bom này khả năng tấn công trong mọi điều kiện thời tiết. Kể từ năm 2008 tới nay, Anh đã hơn 1.000 lần sử dụng loại bom này trong các chiến dịch quân sự tại Libya và Afghanistan.

Paveway IV hiện vẫn là một trong những loại bom thông minh chính xác bậc nhất thế giới và là vũ khí hàng đầu của Không quân Hoàng gia Anh.

Loại máy bay mang Paveway IV hiện nay của Anh chủ yếu là Tornado GR4. Song giới phân tích nhận định, Paveway IV sau khi được nâng cấp sẽ được trang bị cho các tiêm kích đa năng F-35 mà anh dự kiến triển khai từ năm 2018.
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
UAV MQ-9 sẽ trở thành "tiêm kích đa năng"?</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Nếu được nâng cấp trang bị radar AESA, mang tên lửa không đối không, MQ-9 có thể thành "tiêm kích đa năng" không người lái đầu tiên.
[*]Chiêm ngưỡng kho vũ khí “đáng mơ ước” của Mỹ
[*]Xem “thần chết” MQ-9 săn lùng tội phạm ma túy
[/list]

Theo tạp chí IHS Jane’s Defence Weekly, Tập đoàn General Atomics Aeronautical Systems (GA-ASI) đang có những cuộc thảo luận với đối tác Raytheon về việc nâng cấp mạnh hệ thống vũ khí cho máy bay chiến đấu không người lái MQ-9 Reaper (thần chết).
Nếu được nâng cấp, MQ-9 Reaper sẽ có thêm nhiều “nanh vuốt” mới gồm: tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9X Sidewinder, tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM và tên lửa chống radar AGM-88 HARM.
ucavmq9_KTO_4701_JAFB.jpg
Máy bay chiến đấu không người lái có thể trang bị radar mạng pha điện tử và cả tên lửa không đối không để thực hiện không chiến.


“Chúng tôi không có kế hoạch cho thử nghiệm, nhưng chúng tôi đang xét xét những phác họa đầu tiên", Chris Pehrson - Giám đốc phát triển chiến lược GA-ASI đã trả lời với IHS Jane vào ngày 15 tháng Tám.
Ông cũng tiết lộ rằng, tập đoàn đang sử dụng những nguồn tài chính nội bộ để phát triển radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA) cho riêng MQ-9. Hiện nay, chỉ có những chiến đấu cơ hiện đại nhất thế giới mới được trang bị loại radar này.
Lý do chính để radar AESA có mặt trên MQ-9 là giúp nó tránh phải những va trạm đường không, đây là một vấn đề lớn với các UAV khi nhà sản xuất muốn chúng hoạt động được trong khu vực dân sự mà vẫn tuân thủ luật pháp của Mỹ và thế giới.
Không những vậy, radar AESA còn làm tăng sự nguy hiểm cho MQ-9 rất nhiều, điển hình là tăng cường khả năng tìm kiếm mục tiêu mặt đất, phát hiện các mối đe dọa trên không hay thậm chí là lần tìm hệ thống gây nhiễu của đối phương.
“Việc vũ trang cho MQ-9 bằng tên lửa không đối không và radar AESA khiến sát thủ bay này có thể cáng đáng thêm nhiệm vụ tiêu diệt các UAV”, ông Pehrson cho biết. Một tình huống giả dụ khi có UAV đối phương tiếp cận tàu Mỹ tại vịnh Péc xích thì MQ-9 với cấu hình nêu trên hoàn toàn có thể loại bỏ sự tiếp cận này.
ucavmq9_KTO_4702_FHZZ.jpg
Nếu điều này trở thành hiện thực, MQ-9 Reaper sẽ trở thành "tiêm kích đa năng không người lái".


MQ-9 Reaper có thể mang theo tải trọng 680 kg trên đôi cánh của mình. Pehrson cho rằng chừng đó là quá đủ để mang theo các loại tên lửa đối không cũng như tên lửa chống radar AGM-88 (nặng 355 kg).
Chưa dừng lại tại đó, GA-ASI đang xem xét việc cài đặt một hệ thống liên lạc Link 16 datalink trên “thần chết” của mình cho phép chúng có thể phối hợp với nhau trong việc tìm kiếm mục và thông tin vị trí tới các máy bay có người lái đang hoạt động ở gần đó.
Một ưu điểm của chiến thuật này là một chiếc máy bay tàng hình như F-22 Raptor vẫn có thể tìm kiếm được mục tiêu nhờ sự trợ giúp của những UAV như MQ-9 mà không cần phải bật radar tìm kiếm của chính nó, đồng nghĩa với hành tung của chiếc máy bay tàng hình vẫn là bí mật trước mắt đối phương.
Không quân Mỹ đã chứng minh sự khả dụng của chiến thuật này vào tháng 7, nhưng là sử dụng khinh khí cầu quân sự. Khi đó, khí cầu thực hiện thu thập dữ liệu về mục tiêu và thông qua hệ thống Link 16 chuyển thông tin đến tiêm kích F-15E Strike Eagle. Sử dụng những dữ liệu nhận được, chiến đấu cơ này đã phóng ra một tên lửa đối không AIM-120 để đánh chặn một tên lửa hành trình chống tàu của đối phương.
Những đàm phán của GA-ASI xung quanh việc tăng cường khả năng không đối không lần này là một hành động mới nhất nằm trong một loạt các nỗ lực nhằm tăng cường khả năng vũ trang cho những UAV của tập đoàn này. Những cuộc thảo luận, đàm phán như vậy có từ khi tiền thân của MQ-9 Reaper là MQ-1 Predator được Bộ Quốc phòng Mỹ chấp nhận như một hệ thống vũ khí vào giữa những năm 1990.
GA-ASI bắt đầu trang bị cho MQ-1 tên lửa chống tăng dẫn đường bằng laser AGM-114 Hellfire (lửa địa ngục) cách đây hơn một thập kỉ trước, khả năng đối không được bổ sung sau đó với loại AIM-92 Stinger.
ucavmq9_KTO_4703_MDLH.jpg
Nước Mỹ đã từng thử cho MQ-1 Predator không chiến với máy bay có người lái nhưng thất bại.


Tháng 12/2002, vài tháng trước khi bắt đầu chiến dịch tấn công Iraq do Mỹ cầm đầu chính thức mở màn, MQ-1 với tên lửa AIM-92 Stinger đã được không quân gửi đến để thực hiện trinh sát trong một khu vực cấm bay của Iraq. Nó bị bắn hạ bởi một máy bay phản lực chiến đấu MiG-25, đó là trận chiến đầu tiên giữa một UAV với máy bay có người lái.
Kết quả của trận đấu phản ánh rằng, trong thời điểm hiện tại, những chiến đấu cơ vẫn có khả năng vượt trội so với những thiết bị không người lái. Tuy nhiên, nó cũng giúp các quan chức Lầu Năm Góc thấy được rằng người Iraq hiệu quả khi đối phó với Predator bằng các tên lửa không đối không. Và không còn một cuộc tấn công nào nữa từ những máy bay MiG đối với những UAV trong suốt thời gian còn lại của cuộc chiến.
“Tên lửa AIM-92 đã hoạt động đúng về mặt kỹ thuật, nó đã được phóng đi. Đơn giản là MiG đã phản công tốt hơn một chút,” Pehrson nói.
Tuy nhiên, trong các cuộc không chiến giữa những máy bay không người lái thì “Dã thú” MQ-1 và người kế nhiệm nó “Thần chết” MQ-9 rất nhiều khả năng sẽ có tỉ lệ thành công cao hơn.
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.532
113
blackadamx nói:
grenade nói:
F 35 thấy tương lai còn bấp bênh quá.. hải quân Mỹ vẫn chưa nhận dc chiếc nào đến h này. Hơn nữa em nó chỉ có 1 engine, hải quân pilot thì thích máy bay có hai engines cho an toàn
1 engine thì Mỹ và đồng minh còn cả đống F-16C/E mà bác !


F 16 ko dùng cho navy bác à.. lý do các pilot navy thích máy bay bay hai máy là lý do an toàn khi phải bay ngoài biển