Hạng B2
28/8/13
618
5
18
“Đại gia” quốc phòng Mỹ hợp lực chế máy bay ném bom</h1>
(Kienthuc.net.vn) - “Hai ông lớn” trong ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ gồm Boeing và Lockheed Martin sẽ hợp tác chế tạo máy bay ném bom tương lai tầm xa.
[*]Mỹ triển khai oanh tạc cơ “khủng” vào năm 2025
[*]Trung Quốc "mơ" có oanh tạc cơ tàng hình mạnh ngang B-2
[/list]

Theo thông tin từ hãng Boeing cho biết, hãng này sẽ đóng vai trò là nhà thầu chính và Lockheed Martin sẽ là nhà sản xuất hỗ trợ của Boeing trong dự án trên.
Với thông tin này thì mối quan hệ hợp tác giữa từ trước Boeing - Lockheed từ năm 2008 sẽ được nối lại. Trước đó, năm 2010 các hợp tác thỏa thuận giữa 2 công ty bị hủy bỏ, với lý do để 2 bên nghiên cứu thêm nhưng điều kiện cần thiết để họ hiểu rõ hơn các dự án của chính phủ Mỹ.
Việc hợp tác của 2 “đại gia” này là nhằm chống lại đối thủ cạnh tranh là hãng Northrop Grumman, công ty đã chế tạo và sản xuất máy bay ném bom tàng hình B-2.
“Boeing cũng có đóng góp vào dự án B-2, khi họ chịu trách nhiệm sản xuất phần phía ngoài của cánh, phần thân máy bay phía sau, bộ phận hạ cánh, hệ thống nhiên liệu và các hệ thống điều khiển vũ khí”, Boeing cho biết.
Không quân Mỹ dự định sản xuất từ 80-100 máy bay ném bom tàng hình tương lai LRS-B và thực hiện các mục tiêu này đến năm 2020 sau khi các mẫu máy bay mới này được đi vào hoạt động trong lực lượng Không quân Mỹ. Đó là theo thông tin chi tiết của chương trình phát triển mà Không Quân Mỹ công bố.
nembom_kienthuc_470_qaay.jpg
Ảnh minh họa.


Lực lượng không quân chiến lược Mỹ nhấn mạnh việc sử dụng lại các hệ thống vũ khí đã được sử dụng và vẫn cho kết quả tác chiến tốt. Điều này chứng tỏ họ muốn giảm chi phí bằng cách giảm thiểu sự phát triển của hệ thống điện tử mới, động cơ và công nghệ khung máy bay mới.
"Các hệ thống máy bay được xây dựng qua nhiều thập kỷ với các hệ thống vũ khí có người lái và không người lái, chúng tôi tự hào mang đến bộ sưu tập của chúng tôi với khả năng về công nghệ và nguồn lực để có thể tiếp tục thiết kế, phát triển, sản xuất và duy trì các dự án máy bay ném bom chiến lược", ông OrlandoCarvalho - Phó Chủ tịch điều hành Tập đoàn Lockheed Martin phát biểu.
"Các nhóm nghiên cứu sẽ có thể đưa ra các mẫu thiết kế với các giải pháp độc đáo và giá cả phải chăng, điều mà nếu không có sự hợp tác của 2 công ty thì không thể mang lại được", ông OrlandoCarvalho phát biểu thêm.
Lịch sử của các máy bay ném bom được sản xuất bởi Boeing bao gồm B-17 và B-29 được sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ 2, tiếp theo là chiến tranh lạnh với máy bay ném bom phản lực đầu tiên của Mỹ B-47. Và ghi dấu ấn lớn nhất là “pháo đài bay” B-52 mà cho đến ngày nay vẫn còn phục vụ trong Không quân Mỹ.
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.523
113
bomber mới này thông số đặc tính thế nào, có tàng hình ko
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Lộ ảnh “bóng ma” B-2 chở siêu bom nặng 13,6 tấn</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Các phương tiện truyền thông Mỹ gần đây đã tiết lộ hình ảnh oanh tạc cơ tàng hình B-2 mang bom xuyên phá hạng nặng GBU-57 chuyên dùng để đánh hầm ngầm.
[*] Mỹ thử siêu bom nặng 13,6 tấn để đánh Iran?
[*]Mỹ bán cho quốc gia láng giềng Iran vũ khí “khủng” nào?
[/list]

GBU-57 hay còn được gọi là “cha của các loại bom” do Tập đoàn Boeing sản xuất, có chiều dài là 6,25m, đường kính thân 0,8m, nặng khoảng 13,6. Bom chủ yếu được sử dụng để phá huỷ các trung tâm chỉ huy dưới lòng đất sâu và kho chứa vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Được thiết kế riêng cho máy bay ném bom tàng hình B-2, nhưng rất hiếm khi lộ hình ảnh máy bay B-2 được gắn với những quả bom GBU-57 này, mỗi chiếc B-2 chở 2 quả bom GBU-57.
gbu57_kienthuc_4701_taji.jpg
Bom xuyên phá hạng nặng GBU-57 bên cạnh máy bay B-52.


Bom GBU-57 có lõi chứa 2,5 tấn thuốc nổ và còn tích hợp khả năng dẫn đường nhờ hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GPS). Sau khi chạm đất, GBU-57 sẽ xuyên thấu các tầng bê tông cốt thép nhờ tốc độ cao kết hợp lớp vỏ cực cứng. Phía đuôi bom còn gắn hệ thống quạt đẩy giúp tăng tốc độ để xuyên phá sâu hơn. Sau khi đạt được độ sâu tối đa có thể, bom sẽ tự kích nổ phá hủy mục tiêu.
Phần vỏ của đầu nổ được làm từ hợp kim thép đặc biệt và thiết kế cho phép mang khối lượng chất nổ lớn trong khi vẫn duy trì được lực xuyên phá khi va chạm. Tuy sức nổ “chỉ” tương đương 3-5 tấn TNT nhưng nhờ gây nổ từ bên trong nên sức công phá của GBU-57 lớn hơn rất nhiều so với tấn công từ bên ngoài.
gbu57_kienthuc_4702_bqsw.jpg
Mỗi chiếc B-2 có thể mang 2 bom GBU-57, đột nhập hệ thống phòng không đối phương và hủy diệt kho vũ khí dưới lòng đất của địch.


Bom xuyên phá hạng nặng GBU-57 vốn là “sát thủ boong ke” lừng danh mà nước Mỹ tự hào trong nhiều năm qua.
Mỹ còn loại bom nhỏ hơn được mệnh danh “mẹ của các loại bom” là GBU-43/B (MOB) được thả từ máy bay vận tải C-130.Bom GBU-43/B (MOAB) thường được gọi là Mẹ của các loại bom, được thiết kế để thả từ máy bay vận tải C-130. Nó có chiều dài 9,17m, đường kính thân hơn 1m, nặng hơn 10 tấn, chứa 8,4 tấn các thuốc nổ mạnh. Bán kính nổ phá là 137,61m, tuy nhiên sóng xung kích có thể san phẳng 9 khu nhà.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Tiêm kích F-35B lần đầu phóng bom “có mắt”</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Máy bay tiêm kích tàng hình F-35B của Mỹ vừa tiến hành cuộc thử nghiệm ném bom thông minh lần đầu tiên.
[*]Xem siêu tiêm kích F-35B hạ cánh như trực thăng
[*]Xem F-35B cất cánh trên “người khổng lồ Tây Âu“
[/list]

Theo nguồn tin từ Nhà trắng, tiêm kích tàng hình đa năng F-35B lần đầu tiên đã ném bom tấn công mục tiêu mặt đất tại cơ sở thử nghiệm ở bang California vào ngày 30/10.
“Biến thể F-35B đã cất cánh từ căn cứ không quân Edward và từ độ cao gần 7.600m đã ném bom dẫn đường bằng lade GBU-12 nặng 226,8 Kg trúng mục tiêu”, nguồn tin cho biết.
f35b_kienthuc_4701_owfr.jpg
F-35B ném thử nghiệm bom GBU-12.


Phi công lái F-35B Richard Rusnok tuyên bố: “Cuộc thử mang bom có điều khiển GBU-12 đánh dấu mốc F-35 thật sự đã trở thành máy bay chiến đấu. Đây là bước tiến nữa về phía trước trên con đường thực hiện chương trình hết sức quan trọng này”.
Bom dẫn đường GBU-12 Paveway II thực chất là bộ công cụ gồm đầu tự dẫn lade và cánh lái gắn lên thân quả bom thông thường Mk 82 loại 227kg. Với phương án này cho phép giảm đáng kể giá thành hơn là việc chế tạo quả bom thông minh hoàn toàn, đơn giá một quả khoảng 19.000 USD.
F-35B là một trong 3 biến thể chính của dòng tiêm kích F-35 do Tập đoàn Lockheed Martin nghiên cứu và phát triển. F-35B trang bị hệ thống động lực đặc biệt cho phép nó cất hạ cánh thẳng đứng để hoạt động trên các tàu vận tải đổ bộ có boong phóng máy bay hoặc tàu sân bay hạng nhẹ.
f35b_kienthuc_4702_jnxt.jpg
GBU-12 đã đánh trúng xe tăng M60 dưới mặt đất.


Theo kế hoạch, Mỹ sẽ mua khoảng 2.800 chiếc F-35 (gồm cả 3 biến thể: F-35A cho không quân; F-35B cho lính thủy đánh bộ và F-35C cho hải quân) và không dưới 600 chiếc khác bán cho 9 đồng minh thân cận.
Ở Đông Nam Á, Singapore có thể sẽ là quốc gia đầu tiên trong khu vực mua F-35 trang bị cho lực lượng không quân.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Máy bay ném bom Tu-95 Nga phóng hàng loạt tên lửa</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Các máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS của Không quân Nga đã thực hiện phóng thành công nhiều quả tên lửa hành trình tầm cực xa.
[*]Oanh tạc cơ “bà già” lớn nhất thế giới
[*]Tiêm kích Nhật đánh chặn oanh tạc cơ “bà già” Tu-95
[/list]

“Các cuộc phóng tên lửa có cánh (tên lửa hành trình) của kíp lái máy bay ném bom chiến lược mang tên lửa đã khẳng định sự sẵn sàng chiến đấu cao của Không quân tầm xa Nga”, Tư lệnh Không quân tầm xa Nga Trung tướng Anatoli Zhikharev cho biết tại Trung tâm tình huống của Bộ Quốc phòng Nga trong cuộc họp về kết quả kiểm tra đột xuất các lực lượng hạt nhân chiến lược diễn ra vào ngày hôm qua dưới sự chỉ huy của Tổng thống Liên bang Nga.
“Chúng tôi đã bất ngờ phát lệnh báo động 6 kíp lái trẻ. Trên các máy bay Tu-95MS, họ đã cất cánh từ sân bay ở Engels ở tỉnh Saratov. Đường bay của họ qua các vĩ độ phía Bắc của nước Nga, phía trên vùng lãnh thổ không có vật chuẩn. Các kíp lái của chúng ta đã đến khu vực được phép hành động đúng thời gian quy định và sau khi kiểm tra chính xác nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu đã thực hiện thành công việc phóng 3 tên lửa có cánh mang trên máy bay”, Zhikharev nhấn mạnh.
tu95_kienthuc_470_daeo.jpg
Tu-95 mang 4 tên lửa hành trình chiến lược tầm xa ở các treo trên cánh.


Theo trung tướng, các tên lửa đã bay ở độ cao thấp, bám theo nhấp nhô của địa hình và tiêu diệt mục tiêu trên thao trường quân sự Telemba ở Siberia.
Tư lệnh nhận định: “Về tổng thể không quân tầm xa đã khẳng định sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ được giao”.
Trả lời các nhà báo, trung tướng thông báo là các cuộc kiểm tra bất ngờ như vậy đã được tiến hành nhiều lần trong năm huấn luyện với sự tham gia của các phi công trẻ.
Tướng Zhikharev kết luận: “Đã phát lệnh báo động không chỉ cho từng đơn vị (cấp trung đoàn trở lên) riêng lẻ, mà cho cả binh đoàn. Đối với chúng tôi, ưu việt của các lần luyện tập đó là để duy trì Không quân tầm xa luôn sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, và hoàn toàn không phải băn khoăn gì về việc này”.
Tu-95MS là máy bay ném bom chiến lược dùng động cơ cánh quạt duy nhất còn phục vụ trên thế giới. Máy bay này có thể mang tên lửa hành trình chiến lược tầm xa Kh-55/101 với tầm bắn từ 2.000-3.000km, lắp đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường.

“Thiên nga trắng” Nga tiếp tục chinh phục Nam Mỹ</h1>Thứ sáu 01/11/2013 11:35
ANTĐ - Ngày 31-10, hai chiếc máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-160 Blackjack của Nga, đã hạ cánh xuống Nicaragua, sau khi cất cánh từ căn cứ không quân Maiquetia của Venezuela.

Hai chiếc máy bay ném bom có khả năng mang vũ khí hạt nhân này “đã bay trên bầu trời quốc tế thuộc Biển Caribbe, vào không phận của Nicaragua và hạ cánh theo kế hoạch,” Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố.
Hai máy bay Tu-160 Blackjack đã vượt qua quãng đường hơn 2.500km trong ba giờ bay sau khi cất cánh từ sân bay Maiquetia ở Venezuela.
Hồi đầu tuần này, hai chiếc máy bay ném bom chiến lược này, đã cất cánh từ căn cứ không quân Engels thuộc khu vực Volga của Nga và vượt qua quãng đường dài hơn 10.000km trong một chuyến bay không nghỉ tới Venezuela.
Maybay_Tu-160.jpg

Máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-160 Blackjack

Theo Bộ Quốc phòng Nga, hai máy bay ném bom Tu-160 Blackjack "đã bay qua vùng biển Caribbean, đông Thái Bình Dương và dọc theo bờ biển phía tây nam lục địa Bắc Mỹ, và hạ cánh xuống sân bay Maiquetia của Venezuela".

Chuyến bay này đã khiến NATO phải triển khai hai chiếc máy bay chiến đấu F-16 từ căn cứ không quân Bodo để giám sát, khi chúng bay gần không phận của Na Uy.
Bộ Quốc phòng Nga cho rằng, chuyến bay này được tiến hành "theo một chương trình huấn luyện chiến đấu thông thường" và tuân thủ mọi thông lệ quốc tế.
Năm 2008, các máy bay ném bom chiến lược của Nga đã tiến hành một chuyến bay tương tự. Trước đó, một lực lượng đặc nhiệm hải quân Nga đã có chuyến thăm Venezuela và tham gia các cuộc diễn tập chung với hải quân Venezuela.
Tu-160 Blackjack là một máy bay ném bom siêu âm hạng nặng, được thiết kế để tiến hành tấn công các mục tiêu chiến lược bằng vũ khí hạt nhân và thông thường sâu trong lục địa của đối phương.
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.523
113
TU 95 vẫn thua B 52 về tốc độ,trần bay và sức chở , chỉ bằng 1/2 trọng tãi của B 52. Em nó chưa có kinh nghiệm tham chiến như B 52, dưng phải công nhận là em nó là máy bay cánh quạt bay nhanh nhất TG hiện nay, thời 1950 mà làm dc chiếc này là siêu rùi, ko hiểu sao Mỹ ko chế dc chiếc cánh quạt nào bay nhanh dc như chiếc này
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
F-35A lần đầu phóng thử tên lửa đối không AIM-120</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Theo thông cáo báo chí Tập đoàn Lockheed Martin, tiêm kích tàng hình F-35A đã thực hiện thành công lần đầu bắn thử nghiệm tên lửa không đối không AIM-120.
[*]Xem siêu tiêm kích F-35B hạ cánh như trực thăng
[*]Tiêm kích F-35B lần đầu phóng bom “có mắt”
[/list]

“Phi công Không quân Mỹ Logan Lamping đã “bấm nút” phóng tên lửa đối không tầm trung tối tân AIM-120 AMRAAM bắn trúng mục tiêu bay trong cuộc bay thử nghiệm ở bờ biển bang California”, Lockheed Martin cho biết.
Cũng theo hãng này, tên lửa đã được thả - phóng từ khoang vũ khí bên trong, bám bắt muc tiêu và đánh chặn.
“Phóng tên lửa thành công đánh dấu cuộc thử nghiệm bắn thử đạn thật đầu tiên và là cuộc trình diễn đầu tiên về khả năng chiến đấu không đối không của F-35A”, phụ trách nhóm vũ khí của chương trình F-35 Charlie Wagner cho biết.
aim120f35_kienthuc_470_hovo.jpg
F-35A phóng tên lửa không đối không AIM-120.


Cuộc bắn thử tên lửa AIM-120 diễn ra ngay sau khi biến thể cất hạ cánh thẳng đứng F-35B lần đầu ném thử thành công bom hàng không có điều khiển GBU-12.
F-35A là biến thể cất hạ cánh thông thường dành cho lực lượng Không quân Mỹ trong tương lai gần. Còn AIM-120 sẽ là một trong những vũ khí đối không chủ lực của F-35A nói riêng và cả dòng F-35 nói chung.
AIM-120 đạt tầm bắn 100-200km, dùng đầu tự dẫn radar chủ động, đơn giá một quả khoảng 300.000-400.000 USD với biến thể AIM-120C hoặc 1,47 triệu USD với biến thể mới nhất AIM-120D.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
2030, Mỹ sở hữu máy bay SR-72 đạt tốc độ Mach 6?

Tạp chí Aviation Week & Space Technology tiết lộ kế hoạch kế hoạch dài hơi của tập đoàn vũ khí Lockheed Martin phát triển máy bay trinh sát và tấn công siêu thanh SR-72, thế hệ kế tiếp của SR-71, máy bay trinh sát nổi tiếng một thời.

SR-72 được tập đoàn Lockheed Martin tự nghiên cứu và phát triển phù hợp với yêu cầu của dài hạn của Không quân Mỹ và Cơ quan các dự án nghiên cứu quốc phòng tương lai (Defense Advanced Research Projects Agecy-DARPA) của Lầu Năm Góc để tạo ra một nền móng siêu thanh “tấn công nhanh chóng”.

SR-72 được phát triển với mục tiêu chính là máy bay trinh sát, nhưng cũng có thể để giải quyết nhiệm vụ tấn công. SR-72 là máy bay hai động cơ có chiều dài khoảng 100 feet và có tốc độ bay vượt quá Mach 6.

Thành công chính của dự án được coi là tiến bộ của liên doanh giữa Skunk Work và Aerojet Rocketdyne trong vòng 7 năm để tạo ra động cơ kết hợp “kép”, giữa động cơ tuốc bin phản lực và động cơ siêu thanh Ramjet.

images1283614_my_khong_quan_may_bay_trinh_sat_tan_cong_toc_do_baodatviet.vn_1.jpg

Dàn máy bay SR-71 của không quân Mỹ

Động cơ tuốc bin phản lực làm việc ở chế độ cất và hạ cánh và đảm bảo cho sự lấy đà tới tốc độ Mach 3, đủ để bắt đầu hoạt động động cơ Scramjet và tăng tốc đến tốc độ Mach 6. Bí quyết chính trong trường hợp này là đảm bảo khả năng hoạt động ổn định của động cơ Scramjet trong khoảng thời gian “mất lực kéo” giữa vật tốc tối đa của động cơ tuốc bin phản lực (Mach 3) và vận tốc tối thiểu làm việc ổ định ban đầu của động cơ Ramjet (khoảng Mach 4). Điều có thể làm được điều này là hạ thấp ngưỡng tốc độ ổn định tối thiểu của động cơ scramjet, đương nhiên Skunk Works không tiết lộ họ đã làm điều đó như thế nào?

Khái niệm về một động cơ như thế lần đầu tiên đã được đề xuất bởi sự hợp tác phát triển của các hãng Skunk Works, Boeing, Pratt & Whitney và ATK dưới sự bảo trợ của DARPA trong chương trình thử nghiệm thiết bị bay siêu thanh HTV-3X Blackswift, đã bị huỷ bỏ vào năm 2009.

Hiện nay, Skunk Works đang tiến hành thử nghiệm trên mặt đất động cơ kết hợp “kép” có công suất thấp theo chương trình Facet. Theo đại diện của Skunk Works, trong vài năm tới công nghệ động cơ “kép” sẽ được thử nghiệm trên máy bay một động cơ đặc biệt tương tự “kích thước máy bay chiến đấu F-22”, sẽ bay một vài phút ở tốc độ Mach 6.

Sau đó, vào năm 2018 sẽ bắt đầu chế tạo, năm 2023 các chuyến bay thử nghiệm “tuỳ chọn-có người lái” với chiều dài thân máy bay vào khoảng 60 feet và được trang bị một động cơ có kích thước đầy đủ.

Trong điều kiện kinh phí đầy đủ cho việc phát triển, các nhà phát triển hy vọng vào tháng 5/2030 máy bay SR-72 chính thức được biên chế trong lực lượng vũ trang Hoa Kỳ.


V.Nga (nguồn Military-informant)

http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/2030-my-so-huu-may-bay-sr-72-dat-toc-do-mach-6-2358872/
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Đội trực thăng Nga hùng mạnh bậc nhất thế giới</h1>
(Vũ khí)- Không quân lục quân Nga sẽ sở hữu lực lượng trực thăng hùng mạnh bậc nhất thế giới với trên 1.000 chiếc các loại, như Mi-24, Mi-28N, Ka-52…
Ngày 28/10/2013 đánh dấu tròn 65 năm ra đời của lực lượng không quân lục quân Nga. Đúng vào ngày này năm 1948, phi đội không quân đầu tiên của lục quân với toàn trực thăng đã được thành lập tại Serpukhov ở ngoại ô thủ đô Moscow, đánh dấu sự ra đời của một binh chủng mới độc lập trong quân đội Liên Xô.

images1281784_Mi_26_baodatviet.vn.jpg
Không quân lục quân Nga kỷ niệm 65 năm thành lập (28/10/1948-28/10/2013)

Ban đầu, phi đội này được gọi là không quân hỗ trợ với nhiệm vụ chính là vận chuyển hậu cần, trinh sát, hiệu chỉnh hỏa lực và bảo đảm thông tin. Cùng với quá trình phát triển, những chiếc trực thăng của phi đội dần trở thành những vũ khí lợi hại trên chiến trường.

Vào đầu những năm 1970, sau khi trực thăng Mi-24 có biệt danh “cá sấu” được đưa vào trang bị với nhiệm vụ chính là yểm trợ lục quân thì tên gọi “không quân hỗ trợ” chính thức được đổi thành “không quân lục quân”.

Trong lịch sử từ khi thành lập tới nay, không quân lục quân Liên Xô trước đây và Nga ngày nay đã tham gia hầu hết các cuộc xung đột và cuộc chiến lớn nhỏ, bảo vệ lợi ích của Nga không chỉ ở những điểm nóng trên lãnh thổ Nga, ở các nước thuộc Liên Xô cũ, mà còn ở cả nước ngoài.

Hiện tại, không quân lục quân có nhiệm vụ chính là thực thi các nhiệm vụ chiến thuật, chiến thuật-chiến lược trong các chiến dịch của lục quân. Các cuộc tập trận quy mô của Nga hiện nay không thể thiếu trực thăng vận tải, trực thăng chiến đấu và nhân viên kỹ thuật trực thăng. Năm 1990, không quân lục quân đã tách ra thành một binh chủng riêng, song năm 2003 lại sáp nhập trở lại trong thành phần không quân. Tuy nhiên, đến năm 2010, lực lượng này lại được chuyển giao cho các Bộ tư lệnh chiến lược thống nhất (OSK).

images1281785_Truc_thang_Nga_baodatviet.vn.jpg
Không quân lục quân đóng vai trò ngày càng quan trọng ở cả cấp chiến thuật và chiến lược

Ngày nay, không quân lục quân đóng vai trò rất lớn ở cả cấp chiến thuật và chiến lược, đặc biệt là yểm trợ hỏa lực cho các đơn vị lục quân từ trên không. Chính vì vậy, việc tăng cường và đổi mới các loại trực thăng cho lực lượng này hiện là một trong những ưu tiên của quân đội Nga.

Trong thành phần của không quân lục quân Nga hiện nay được chia làm các thành phần gồm: ném bom, cường kích, tiêm kích, trinh sát, vận tải và đặc biệt. Trong các loại máy bay của không quân lục quân thuộc các thành phần trên thì trực thăng được đánh giá có vai trò cực kỳ quan trọng nhờ tính cơ động và dã chiến cao (cất-hạ cánh không cần sân bay như máy bay phản lực, có thể treo trên không và chuyển động theo các hướng khác nhau). Chính vì vậy, việc phát triển số lượng trực thăng là chiến lược quan trọng của không quân lục quân Nga.

Theo kế hoạch cải cách chung của lực lượng vũ trang Nga, không quân lục quân sẽ được trang bị thêm nhiều trực thăng mới với tổng số lượng dự kiến trên 1.000 chiếc. Ưu tiên hàng đầu là các loại Ka-52 Alligator, Mi-28N, Mi-8 AMTSh/MTV-5, Mi-26T2 và trực thăng đa năng hạng nhẹ Ka-226.

Những đại diện nổi bật

Trực thăng tấn công đa năng Mi-35M. Hiện tại, không quân lục quân đã ký hợp đồng mua 22 chiếc Mi-35M (một số nguồn đưa tin là 30 chiếc). Tổng nhu cầu của không quân lục quân đối với loại trực thăng này là 100 chiếc. Những chiếc Mi-24 cũng sẽ được nâng cấp lên chuẩn Mi-35M.

images1281792_Mi_35M_baodatviet.vn.jpg
Trực thăng tấn công đa năng Mi-35M.

Trực thăng tấn công Mi-28N. Không quân lục quân đã ký 2 hợp đồng mua 67 chiếc Mi-28N đến năm 2013 và bổ sung thêm 30 chiếc nữa đến năm 2015. Không quân lục quân sẽ cần tổng số 350-400 chiếc loại này với các biến thể N/NM/UB. Những chiếc Mi-28N hiện có cũng đang được nâng cấp lên thành Mi-28NM với các thiết bị điện tử, radar mới, vũ khí mạnh hơn, tầm bay xa hơn, tốc độ nhanh hơn và khả năng tác chiến linh hoạt hơn.

images1281786_Mi_28N_baodatviet.vn.jpg
Trực thăng tấn công Mi-28N "Thợ săn đêm"

Trực thăng tấn công đa năng Ka-52 Alligator. Đến cuối năm 2013, không quân lục quân Nga sẽ có tổng số 36 chiếc Ka-52 Alligator. Dự kiến, quân đội Nga sẽ ký thêm một hợp đồng mua 140 chiếc Ka-52 cho tới năm 2020. Theo một số nguồn tin, có từ 30-32 chiếc trong số này sẽ được sản xuất theo phiên bản dành cho hải quân là Ka-52K để trang bị cho tàu đổ bộ Mistral (số còn lại dành cho không quân lục quân). Nhu cầu của không quân lục quân đối với Ka-52 vào khoảng 120-150 chiếc, trong khi tổng nhu cầu của hải quân Nga là 180-200 chiếc.

images1281787_Ka_52_Nga_baodatviet.vn.jpg
Trực thăng Ka-52 Alligator.

Trực thăng tấn công-vận tải đa năng Mi-8MTSh (Mi-171Sh). Trong năm 2010, không quân lục quân đã đã ký hợp đồng mua 22 chiếc Mi-8MTSh và theo kế hoạch sẽ mua tổng cộng 150 chiếc cho tới năm 2020. Ngoài ra, không quân lục quân Nga cũng mua một biến thể của loại trực thăng này là Mi-8MTV5 với 50 chiếc đã nhận vào năm 2011, 20 chiếc vào năm 2012. Dự kiến đến năm 2020, không quân lục quân Nga sẽ nhận 400-500 chiếc Mi-8 các phiên bản khác nhau.

images1281788_Mi_8_Nga_baodatviet.vn.jpg
Trực thăng Mi-8MTSh (Mi-171Sh).

Trực thăng vận tải đa năng Mi-26T2. Hãng Rostvertol hiện đang thực hiện hợp đồng cung cấp 18 chiếc Mi-26T2 (đến năm 2015) cho không quân lục quân. Một hợp đồng riêng rẽ khác về cung cấp 15 chiếc mới và phiên bản hiện đại hóa Mi-26T2 (đến năm 2018) cũng đã được ký kết.

images1281789_Mi_26T2_baodatviet.vn.jpg
Trực thăng Mi-26T2.

Trực thăng đa năng Ка-60 “Cá kình”. Từ năm 2015-2020 quân đội Nga sẽ nhận trên 100 chiếc trực thăng loại này theo một hợp đồng đã ký. Tổng nhu cầu của không quân lục quân vào khoảng 250-300 chiếc.

images1281790_Ka_60_baodatviet.vn.jpg
Trực thăng Ка-60 “Cá kình”

Trực thăng đa năng Ка-226. Đến năm 2020 không quân lục quân Nga sẽ nhận tổng số 40 chiếc loại này. Ka-226 sẽ được sử dụng chủ yếu để huấn luyện phi công lái Ka-50 “Cá mập đen” và Ka-52 Alligator. Ngoài ra, Ka-226 sẽ thực hiện các nhiệm vụ vận tải. Hiện loại trực thăng này đang có 2 phiên bản với 2 loại động cơ khác nhau là Turbomeca Arrius 2G1 và Rolls-Royce Allison 250-С20R/2.

images1281791_Ka_226_baodatviet.vn.jpg
Trực thăng đa năng Ка-226.

Như vậy, theo kế hoạch đã công bố, đến năm 2020, không quân lục quân Nga sẽ có tổng số 1.124 chiếc trực thăng mới các loại cùng vài trăm chiếc khác được nâng cấp. Với số lượng này, không quân lục quân Nga sẽ trở thành lực lượng lớn thứ hai thế giới về số lượng trực thăng, sau Mỹ.