Hạng D
3/3/05
1.098
78
48
Vừa nhắc đến bác thì bác xuất hiện
Tiếp đi bác ơi, sáng mai dậy sớm em đọc
033102flo_1_prv.gif
033102flo_1_prv.gif
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Công nghệ radar:

Radar đa tần:
Trước tiên tìm hiểu về bước sóng.
Bước sóng cm: Máy bay phương tây dùng tần số X-Band (tức từ 8-12Ghz, bước sóng ~3cm) Nó có ưu thế là tín hiệu thu vào ít nhiễu, định vị mục tiêu chính xác. Do đó không chiến dùng nó rất phù hợp.
Nhược điểm của nó là gặp máy bay tàng hình thì tắt phép, quét không ra do bước sóng ngắn bị hấp thu dễ dàng. Một nhược điểm khác là nhiễu mạnh do vật thể từ mặt đất, đồi núi...Một điểm cần nói tới là quả đất cong, người ta quảng cáo không chiến từ vài trăm km. Bắn thề nào được khi vướng mặt đất cong? Bước sóng cm không phản xạ vào mặt đất để thu tín hiệu, nên nó không dùng để không chiến tầm xa được.

Bước sóng dm: Bước sóng này dài hơn bước sóng cm, có khả năng phát hiện máy bay tàng hình vì lớp RAM của máy bay khó hấp thụ hết ở bước sóng này (lý do là lớp RAM dày quá thì không phù hợp cho vật thể bay, dùng cho tàu chiến thì được). Tầm của bước sóng dm xa hơn cm, tuy nhiên tín hiệu thu vào không sạch như ở bước sóng cm.
Bước sóng m: Có tầm phát rất xa, nó tuy bị nhiễu khá mạnh nhưng nhờ hiệu ứng doppler để phát hiện vật thể bay rất xa. Những trạm radar tầm ngoại biên dùng bước sóng lớn hơn cỡ này, bước sóng dài dội vào vỏ quả đất nên phát tín hiệu đi xa. Nó không phù hợp để lắp trên máy bay do quá lớn.
Như vậy nếu 1 máy bay có thể phát nhiều tần số (gọi là đa tần) thì nó có thể phát hiện máy bay tàng hình, nó có thể phát tín hiệu đi xa.
Một ưu điểm nửa là đa tần thì nó chống lại việc gây nhiễu. máy bay khi nhận biết có radar chiếu vào thì nó gây nhiễu bằng cách tạo nhiễu giả. Nhưng nếu 1 máy bay tạo nhiều tần số ngẫu nhiên thì đối thủ không biết tần số nào để giả, chưa kể bản thân máy bay đó không có khả năng nhảy tần.
Yêu cầu để có radar đa tần là kích cở radar phải to, Su có radar kích thước cả mét, Mig 31 cũng vậy. Máy bay phương tây dùng 1 tần số nên radar nhỏ hơn phân nửa.
Nhược điểm đa tần độ ồn tín hiệu lớn, lý do là máy bay dùng đa tần nên không có lớp lọc tần. Máy bay của tây dùng có 1 tần số, nó có lớp lọc để chỉ cho 1 dải tần hẹp đi qua, lọc sạch tín hiệu. (AESA thì không dùng lớp lọc này vì nó phát dải tần rộng, lọc hết thì tín hiệu yếu).
Đến đây rút ra kết luận gì? Radar của Nga có thể nhảy tần, dùng nhiều tần số. Radar Mỹ và phương tây chỉ dùng 1 tần số.
Nếu dùng trong không chiến tầm gần thì ok, nếu để dẫn bắn tên lửa tầm xa thì chỉ dùng cho tên lửa tự dẫn đường, chứ radar từ máy bay mẹ quét xa không được thì dẫn cách nào?

Lại nói về tên lửa tự dẫn. Nó dùng radar bé tý trên đầu đạn nên phải tới gần mục tiêu mới dùng được. Pha đầu tiên nó dùng dẫn đường bằng quán tính. Khi máy bay bắt gặp mục tiêu, nó đưa mục tiêu vào chế độ lock. nạp thông số cho tên lửa rồi tên lửa dùng dẫn bằng quán tính để tìm mục tiêu. Nhược điểm của dẫn bằng quán tính là sai số, vì cấu tạo của nó là 1 con quay hồi chuyển, gia tốc kế và đồng hồ. Qúa trình bay càng dài thì sai số càng cao do nó tích lũy thông số về tốc độ, vị trí tên lửa, thời gian bay...nếu mục tiêu đảo 1 vòng thì tên lửa mù luôn. Do nó vẫn chưa đến thời gian để khởi động radar trên đầu đạn. Vì vậy các bác tìm mỏi mắt cũng không thấy máy bay nào bị hạ bởi tên lửa tầm xa của Mỹ. Sau này Mỹ cải tiến AIM 120 có dẫn pha đầu bằng GPS, nhằm cập nhật vị trí chính xác hơn 1 chút, nhưng về đánh tầm xa thì cũng chịu thua, vì GPS cập nhật sao bằng vận tốc bay của 2 vật thể kia.
Lúc đầu người ta kỳ vọng tên lửa tầm xa ra đời thì phi công cứ ngồi bấm nút là xong, bay lượn chi cho mệt. Tính năng cơ động vứt chứ làm gì nửa. vậy nhưng thực tế nó có đúng đâu, các nhà chế tạo tên lửa có bị hố không? Các bác tự nhận xét do thực tế có câu trả lời rồi.

Vậy máy bay Nga thì sao?
Máy bay Nga dùng radar đa tần, nhiều bước sóng. Mục đích là khi đã lock on thì đối phương khó gây nhiễu, vì radar nó nảy tần ngẫu nhiên. Vậy nếu nói như trên kia, không chiến tầm xa chỉ là không tưởng? Nó chỉ đúng với máy bay của tây. Chứ máy bay Nga dùng cách khác. Máy bay Nga dùng radar mẹ chiếu liên tục vào mục tiêu, tên lửa cứ theo tín hiệu của radar mẹ mà bay. Nhược điểm của việc chiếu radar vào mục tiêu liên tục là máy bay đối thủ cũng biết mình bị lock, nó sẽ gây nhiễu, nhưng vì radar đa tần chống nhiều nên nó không ngán, gây nhiểu không được thì bỏ chạy. Chạy thóat hay không thì không biết, tùy tình huống cụ thể. Nói vậy không phải tên lửa Nga không có dẫn bằng quán tính, nó có đủ hết, tùy tình huống mà dùng.

Ví dụ trong 1 cuộc chiến thực, việc đầu tiên của Mig 31 là diệt máy bay cảnh báo sớm. Nó nhờ radar mạnh nên tìm ra mục tiêu rất sớm, tăng tốc rồi chiếu radar vào dẫn đường cho tên lửa. Lúc này mà không chiếu radar thì tên lửa có tới gần cũng bị nhiễu làm cho bay lọan xạ do máy bay áp chế điện tử. Nếu được dẫn bằng radar mẹ thì chắc ăn hơn.
Sẽ có người hỏi máy bay Nga chiếu tướng như thế thì máy bay Mỹ không biết làm hay sao? Thực tế là nó không làm được. Lý do là vì nó dùng bước sóng ngắn, bị hạn chế chiều cong quả đất làm sao dẫn tín hiệu đi xa? Tín hiệu phản xạ mặt đất là bị hút luôn, do đó mới nói là nó dễ bị máy bay tàng hình qua mặt do tính dễ hấp thu của sóng.
Còn radar Nga dùng bước sóng dài hơn, phản xạ vào bề mặt quả đất để nhận ra mục tiêu. Bước sóng dài thì ít bị hấp thu như bước sóng ngắn. Do đó radar từ máy bay Nga có thể phát sóng xa hơn.

Đây là cách làm việc của radar, nó quét vòng quanh khu vực.
radar1.png



Những thập niên trước, radar dùng trên máy bay hoạt động bằng cách dịch chuyển cái dĩa để tìm mục tiêu. Để dễ hiểu chúng ta hình dung cái dĩa là cái đèn pin, để tìm mục tiêu trong không gian thì chúng ta xoay tròn đèn pin, khi đèn pin chiếu thấy mục tiêu thì nó bám sát mục tiêu này để nạp tọa độ cho tên lửa. Như vậy mỗi lần nó chỉ bắt dính 1 mục tiêu. Những mục tiêu khác sẽ không thể track được. Do đó F15 mà gặp 3 chiếc Mig 17 thì nó chết chắc, do bắn 1 chiếc Mig thì 2 chiếc kia nó thịt liền. Lúc đó F 15 phải cần tên lửa tự dẫn đường. Vì vậy các bác thấy Mig 21 nhà ta không chịu về hưu là vậy, nó còn làm việc tốt chán.

Vào thập niên 70 công nghệ radar mảng pha (phased array) ra đời, kèm với bộ nhớ máy tính. Radar gồm nhiều tấm phát, mỗi tấm phát cùng tần số nhưng khác pha. Việc tạo pha khác nhau bằng cách thay đổi các ống dẫn để làm lệch pha, gọi là tấm chuyển pha. Thay đổi các pha gọi là lắc dĩa ảo, khi dùng các mạch điện để thay đổi góc lắc gọi là tạo chùm nhanh (agile beam). Radar này chỉ có 1 máy phát duy nhất gọi là mảng phần tử thụ động (PASA). radar có các mảng phần tử chủ động tự phát sóng gọi là AESA.
AESA - Active Electronically Scanned Array là radar quét mảng pha chủ động. Nó cấu tạo bởi các phần tử thu phát tín hiệu.
PESA - Passive Electronically Scanned Array

Khi radar mảng pha ra đời, tín hiệu thay vì hiển thị lên màn hình thì nó nạp vào máy tính, khi đó máy tính sẽ ghi nhận loạt dữ liệu gọi là "track file". Cái dĩa lúc này vẫn cứ xoay để tìm mục tiêu, nhưng khi quay về vị trí tín hiệu lúc nãy, nó nhớ chính xác vị trí để cập nhật tiếp vào track file. Cái này gọi là Track while Scan. máy tính có nhiệm vụ thu thập dữ liệu để xác định mục tiêu này mới hay mục tiêu đã nằm trong diện theo dõi, sau đó nó sẽ hiển thị trên màn hình cho phi công xem.

Nó tiến bộ hơn radar buổi đầu là trong khi track vẫn có thể scan được nhờ bộ nhớ, chứ thực tế nó không thể làm 2 việc 1 lúc (đó là lý do máy bay chuyên đối đất thì đối không rất kém, vì nó phải xoay dĩa, cái dĩa này không thể xoay tròn bao quát hết). Khi muốn diệt mục tiêu thì radar tăng năng lượng để chiếu mục tiêu, lock on để bắn tên lửa.

Tiến bộ này làm cho công việc theo dõi dễ dàng hơn, nhưng vì phải xoay dĩa liên tục nên cấu tạo dĩa phải nhẹ, độ chính xác cao...nói chung là tốn kém. Tốc độ quét cũng không cao, vì phụ thuộc vào việc xoay cơ khí.
Những máy bay F15, F16 dùng kiểu xoay cơ khí này.

Máy bay Nga thì dùng phương pháp PASA, nó lắc dĩa ảo, tức cái dĩa vẫn nằm cố định, nhưng dịch chuyển pha để tạo chùm nhanh. Tốc độ quét rất nhanh vì nó quét bằng điện tử. Radar trên Mig 31 lớn 1.1 mét, có thể phát sóng tần số X-Band và L-Band. Trong khi phương tây phải lắc dĩa nên không thể làm lớn như vậy, chỉ 50-60cm.
Mig 31 là máy bay đầu tiên trên thế giới ứng dụng công nghệ PASA. Sau này B2, E-3, Rafale (Pháp), Su 35 mới tiếp tục. Công nghệ này cũng được ứng dụng trong hệ thống Aegis của Mỹ, hay các hệ thống phòng không mặt đất của Nga ...vì nó tối ưu trong việc xác định mục tiêu, tầm phát xa....


Radar AESA

radar2f.gif

AESA có thể kết hợp đối không và đối đất, điều mà phương tây trước đây chưa làm được
radar3j.jpg



Trong khi đó công nghệ quét mảng pha chủ động AESA không dùng trên các trạm phòng không lớn vì phát chùm xung rộng, tầm xa hạn chế, độ nhiễu lớn vì nó bỏ qua bộ lọc.
Hiện tại máy bay Nga chỉ có Mig 35 dùng công nghệ AESA, còn lại vẫn dùng PESA vì tầm xa phụ thuộc vào công suất phát, việc này dễ làm hơn là AESA muốn tăng tầm phải phụ thuộc vào phần mềm xử lý. Tuy nhiên trong tương lai thì tất cả sẽ đi theo hướng AESA.
Nhiều người nghĩ EASA là của Mỹ phát minh, cái này Mỹ mua của phương tây, Nga thì tự làm được nhưng họ chưa ứng dụng vì ngoài ưu thế quét 3D để tấn công mặt đất, về đối không nó chưa tối ưu bằng PESA, ít nhất là lúc này.
Nhưng phương tây và Mỹ áp dụng ngay AESA vào tất cả các máy bay vì nó là cứu tinh để từ bỏ cái dĩa quay cơ khí trên radar cũ. Trong khi Nga đi theo công nghệ PESA từ rất lâu.
Ưu điểm của AESA là quét 3D địa hình mặt đất, vừa có thể đối không vì nó không phải lắc dĩa cơ khí, khả năng quét nhanh. Công suất phát không cần tăng cao vì với khả năng tạo chùm nhanh, nó quét 1 diện tích cố định với các chùm nhỏ, không như ngày xưa với diện tích đó phải quét chùm rộng hơn để bao quát đủ. Để dễ hình dung thì F15 dùng radar cũ muốn quét 1 diện tích như AESA thì mất 14 giây lâu hơn.

Đến đây thì coi như xong phần radar máy bay. Ai muốn nghĩ công gnhệ Nga thế nào cũng được :D

Bonus thêm 1 bài về cuộc chơi công nghệ radar và máy bay tàng hình, cuộc chơi vẫn chưa có hồi kết. (Highly Recommended) Đọc xong bài này sẽ hiểu máy bay tàng hình có phải thực sự tàng hình tuyệt đối không. Thực ra tác giả làm việc cho Mỹ nên còn viết chưa tới nơi tới chốn đâu (dù sao cũng phải ủng hộ F22 chứ), chỉ đề cập đại khái. Có nhiều người đề cập cụ thể hơn về công nghệ Nga. Có dịp ta bàn sau.
http://www.scribd.com/doc/12560170/The-Radar-Game-Understanding-Stealth-and-Aircraft-Survivability
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Những Bộ phận cảnh báo từ xa trên Su 35.

Missile Approach Warning: hệ thống cảnh báo khi bị tên lửa tấn công.
Radar warning receiver: cảnh báo khi máy bay bị lock, có thể xác định hướng của radar lock.
IRST - infra-red search and track: hệ thống theo dõi bằng bức xạ nhiệt. cái này chỉ có Su đang dùng (cục u bên phải buồng lái phi công). Nhưng máy bay của EU cũng bắt đầu xử dụng. Hoạt động bằng cách thu tín hiệu nhiệt phát ra do động cơ và ma sát giữa không khí và vỏ máy bay. Bất cứ loại máy bay nào cũng tạo ra bức xạ nhiệt. Tuy nhiên cảm biến hồng ngoại này phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, bị che chắn bởi mây mù...
hotspots.jpg


Pod gây nhiễu gắn 2 đầu cánh Su 35: mục đích làm mù radar của tên lửa

Chaff gây nhiễu: là bột kim loại tung ra làm 1 đám mây che mắt radar đối thủ.
chaff2.jpg


Vị trí gắn thiết bị gây nhiễu và báo động trên Su
su-30_034.jpg



su-30_035.jpg


Pháo sáng gây nhiễu cho tên lửa hồng ngoại.
Sukhoi-30%206.jpg


Towed decoy: Pod gắn trên máy bay giống như một thùng dầu phụ loại nhỏ, được phủ 1 lớp vật liệu để có diện tích phản xạ radar RCS cực lớn (hơn cả máy bay mang nó nhiều lần). Khi nhận được cảnh báo về tên lửa đe dọa (loại dẫn đường bằng radar), máy bay sẽ thả nó ra, nó sẽ là mồi thu hút tên lửa tấn công của đối phương

ELEC_AN-ALE-50_Aerial_Towed_Decoy_lg.jpg



Tổng hợp các lọai gây nhiễu

countermeasures.jpg



Máy bay Mig 29 bị hạ trong các cuộc chiến gần đây đều bị LX cắt hầu hết thiết bị điện tử gây nhiễu và các pod gắn ngoài. Do đó nó làm mồi cho tên lửa tầm trung AIM 120.
Không biết những phiên bản VN mua về có bị cắt không? Hy vọng là qua nhiều kinh nghiệm của các nước, người đi sau sẽ ráng trang bị hoàn chỉnh. Những trang bị gây nnhiễu này tùy laọi có thể giảm 50% nguy cơ bị tấn công, con số rất đáng kể.
 
Hạng C
24/7/09
995
107
63
Hà nội
Bác SVG: Sư phụ, sư phụ ! Mở mang tầm mắt quá !
080402cool_prv.gif

Em thích mấy thứ này lắm mà lười tìm kiếm, có bác thì coi như em khoẻ rồi ! Hehe
 
Hạng D
16/7/09
1.042
1.212
113
Sài Gòn
gentledog nói:
lancer1994 nói:
Quân đội mỹ được huấn luyện để chíến đấu với quân đội chính qui, và vũ khí mỹ cũng như vậy. lính hoặc đạn khó phân biệt được đâu là địch đâu là tụi đem dân là làm bia. Hơn nữa lính mỹ kg đc lãnh đạo bỡi hitler. Cho nen dẫn chứng của bác tui thấy không hợp lý

Vậy chỉ cần đánh "không chính qui" là Mỹ tèo ko đỡ đc bác nhỉ ? Mà sao thằng Mỹ nó ngu quá tốn tiền tốn công nghiên cứu sản xuất vũ khí vô ích, đối thủ chỉ cần 1 chiêu đơn giản ko tốn tìên mang tên "không chính qui" là knock-out chú roài ! Ngày trước Napoleon đánh Tây Ban Nha cũng "chính qui hiện đại" rốt cuộc ôm đầu máu mà rút về ko kèn ko trống sau vài năm xa lầy ko lối thoát, Hitler quân đội thiện chiến hơn, vũ khí hiện đại hơn cũng bị quân đôi LX "không chính qui" đánh cho ko còn mảnh giáp, rồi Vietnam War... Những thí dụ như vậy quá nhiều ko kể xiết. Vậy nên dù ko thể phủ nhận những ưu thế do vũ khi vượt trội mang tới cho 1 quân đội, nhưng chừng đó chưa đủ để đảm bảo chiến thắng chung cuộc trong 1 cuộc chiên tranh. Còn rất nhiều yếu tố khác nữa, trong đó có "yếu tố con người", vì vũ khí gì thì cũng chỉ là công cụ. Có điều nó ko nằm trong phạm vi topic này nên tui muốn mọi ng ko xa đà vào chuyện tranh cãi ai thắng ai thua, mà chỉ đi vào các yếu tố kỹ thuật giúp cho bên này có đc ưu thế tương đối trước bên kia mà thôi.

cuộc chiến ở irac và aphú hãn thì Mỹ đã giành thắng lợi, cuộc chiến bây giờ của họ là xây dựng nhà nước mới non trẻ và chống khung bố phá hoại. Việc giả thường dân ôm bom liều chết, trốn trong các làng mạc là điều khó khăn của quân đôi Mỹ. Hơn nua nó cũng là khó khăn chung của nước khác,giống như phiến quân chesina quậy, khủng bố Nga từng bừng mà nó có trị tiệt đc đâu. Còn ý cuối của bác cũng đồng quan điểm của tui sao bác kg nhận ra. take it easy, man! ;)
sorry! mời bác SVG tiếp tục.
 
TKM confirmed
Hạng D
24/2/08
2.139
18.402
113
vậy theo bài bác Sinh viên già thì máy bay Mỹ gặp Nga sẽ chết từ không chiến tầm xa tới tầm gần?
 
Hạng D
9/1/06
2.624
13.393
113
HCM
em cũng thật sự hơi hoang mang khi bây giờ nghĩ về máy bay Mỹ. Hy vọng, sẽ có sư phụ pro Mỹ đưa ra dẫn chứng thuyết phục. Mặc dù, có thiện cảm Nga, nhưng em vẫn nghĩ Mỹ vẫn vượt trội hơn về tỉ lệ.
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
cái cảm biến hồng ngoại mà bác sinhvien gia nói đã có từ thời VN war, mấy chiếc AC 130 cũng thiết bị này phục vụ cho pháo 105, 20 ly . Ban đêm xe tải của bộ đội Trường Sơn bị bắn khá nhiều cho dù đã tắt máy .
Cái Pod đánh lừa hoả tiển Air to Air: một chiếc mang được mấy cái? mang nhiều thì hoả tiển phải bỏ bớt.. hơn nữa , trong ko chiến, chắc gì bị đối phương track có 1 hai lần..
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/9/08
4.595
49.157
113
@SVG
080402cool_prv.gif

Và bác cũng đừng bỏ xót mà quên giới thiệu về anh hùng cơ bắp cận chiến này nhé, có lẽ đây là nỗi kinh hãi của Tank trong mọi thời đại.
ah64frnt.jpg


apache31jpgb10d077c260c.jpg


apache17jpg70b046068e23.jpg


Hehehe hy vọng bác sẽ mổ xẻ thêm về uy lực của con này để cùng nhau tìm hiểu& mở rộng tầm nhìn.:D Thank you very much.