Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
euro car nói:
em cũng thật sự hơi hoang mang khi bây giờ nghĩ về máy bay Mỹ. Hy vọng, sẽ có sư phụ pro Mỹ đưa ra dẫn chứng thuyết phục. Mặc dù, có thiện cảm Nga, nhưng em vẫn nghĩ Mỹ vẫn vượt trội hơn về tỉ lệ.

Sư phụ Mỹ cũng không thể thay đổi radar của F từ lắc dĩa thành lắc điện tử được:D
Nói cho công bằng thì không có lý do gì LX không bằng Mỹ, ai cũng biết Mig 21 là chiếc tiêm kích nổi trội, nhưng nếu đừng nhìn vào Mig 21 mà nhìn vào cái radio bóng đèn chân không của LX, to như cái xe tăng thì ai nghĩ Mig 21 do LX chế tạo?

Ngày nay Mỹ vẫn đi đầu về công nghệ chính xác. và sử lý phần mềm.
Về máy bay thì khi tập trận , Su không lép vế trước các chiếc f15 của Mỹ. Đó là sự thật mà những phi công Mỹ thừa nhận công khai.
Tuy nhiên Mỹ vẫn mạnh nhất. Vì sao?
Mỹ có quân số áp đảo. Từ thời chiến tranh Vn tới giờ, Mỹ chưa bao giờ xuất phát đánh nhau với 1 đội máy bay nào có quân số lớn hơn. Mỹ luôn áp đảo gần như gấp đôi. Những máy bay kiểm soát không phận của Mỹ biết chính xác bao nhiêu máy bay địch sẽ tập kích, nó phái lên gấp 2 lần thì đối thủ chỉ có chết.
Thứ 2 là tuổi thọ máy bay của Mỹ dài hơn. Những chiếc F15 mấy chục tuổi nhưng tính năng không hề giảm đi so với những máy bay mới sx. Cho nên về lâu dài thì đó là mối lợi lớn về chi phí.
Thứ 3 là tác chiến điện tử. Trên thế giới không ai bằng Mỹ ở khoản này. Trong một trận đánh thực sự thì nó có vai trò rất lớn.
Thứ 4 là phi công Mỹ giỏi, họ huấn luyện rất kỹ. Tuy vậy có một chuyện hơi ngược đời là những phi công dày dạn kinh nghiệm thường là phi công dự bị. Hằng năm Mỹ có cuộc thi giữa 2 loại phi công này, phần thắng luôn nằm ở phi công dự bị. Tuy nhiên Mỹ có lý do của họ, nếu cứ găm giữ những ông lão này trên chiến trường thì người trẻ không có cơ hội. Đây là cái khác rất lớn giữa Mỹ và TQ, Nga, cả VN nửa. Tàu ngầm Mỹ được phcụ vụ bởi những sĩ quan trẻ nhất, Nga và TQ ngược lại, họ đòi những người kinh nghiệm nhất.

Đó là những lý do làm nên sức mạnh Mỹ. Chứ nói đơn thuần về máy bay, tàu chiến, tàu ngầm Mỹ không trội hơn đâu (không kể máy bay thế hệ thứ 5). Đó là lý do mà Mỹ phải giữ 1 quân số áp đảo, tàu chiến Mỹ hiện nhiều nhất thế giới, nhưng Mỹ đang lo ngại TQ vượt qua nên phải tiếp tục đóng. Tàu ngầm cũng vậy. Mỹ luôn phải giữ 1 tỷ lệ lớn hơn đối thủ vì trong chiến đấu thực. 1vs1 Mỹ không nắm chắc phần thắng. Hiện tổng số máy bay chiến đấu của Mỹ khỏang 6000 chiếc. Trong đó trực chiến cho nội địa là khỏang 1500.
 
imc
Hạng C
1/9/06
934
1
18
SVG nói sai về phi công của USAF
KQ dự bị là những phi công tự nguyện ở lại KQ nhưng lại đồng thời muốn bay dân sự còn quân sự 1 lúc. Nói là dự bị chứ không có phải là chỉ ngồi nhà. Mổi tháng họ phải bay ít nhất 2 ngày và 1 năm phải tập trung ít nhất là 2 tháng.
Còn trong phi đoàn có rất nhiều phi công muốn bay trong quân đội muốn bay cho đến lúc về hưu.
Còn máy bay bảo vệ nước Mỹ thì đa số thuộc về kq vệ binh quốc gia (ANG)
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
TKM nói:
vậy theo bài bác Sinh viên già thì máy bay Mỹ gặp Nga sẽ chết từ không chiến tầm xa tới tầm gần?

Khả năng có bị đánh bại hay không phụ thuộc vào nhiều thứ.
Ở đây chỉ nói khả năng đánh được hay không? Đánh tầm trung và gần. Mỹ, Nga đều như nhau. Ngày xưa những tên lửa của LX bị hạn chế về khả năng dò mục tiêu. Góc khóa mục tiêu hẹp, kết cấu cơ khí không tốt như Mỹ. Do đó nó làm khó phi công. Ngày nay khoảng cách này Nga đã khắc phục dần.

Về khả năng đánh từ xa, Mỹ hiện không có tên lửa loại đó luôn, làm sao đánh?
Hiện Nga đang dùng R-37 tầm 150-300km, mục tiêu là ai? AEW&C chứ không phải máy bay chiến đấu. Lý do là vì tầm xa này máy bay chiến đấu khó hạ được. Chỉ mấy chiếc máy bay cảnh báo, tiếp dầu là chậm chạp nên dễ hạ.
Trước đây Mỹ có AIM-54 tầm 200km trang bị cho F-14 Tomcat. Nhưng nay đã cho nghĩ hưu tên lửa này.

Lý do Mỹ cho về hưu loại tên lửa tầm xa, vì mục tiêu chính của nó là máy bay cảnh báo. Sau khi LX xụp thì đối thủ của Mỹ cũng không còn ai có khả năng dùng lọai này. Bên cạnh đó là với cái radar 10Ghz thì nó quét không xa hơn 200km, trái đất cong, nhiễu xạ... Nếu muốn quét xa chắc phải ngóc đầu lên trờì thật cao rồi chiếu xuống thì được. Tóm lại là Mỹ sẽ dùng máy bay tàng hình để tiếp cận mục tiêu. Thực tế thì AEW&C có radar lớn, có khả năng tìm ra máy bay tàng hình ở 1 cự ly nhất định, nhưng chỉ cần vào tầm 100km cũng đủ hạ nó rồi. Vì vậy hiện nay Mỹ không có tên lửa không chiến tầm xa.

Nga thì ngược lại, hãng vũ khí Nga sống được là nhờ khách bên ngoài. Bao giờ khách còn nhu cầu thì Nga còn SX. Với lại thiết kế của máy bay Nga từ thời LX đã chú trọng vào đánh tầm xa. Bởi vậy họ trang bị radar rất mạnh. Họ sx những chiếc tiêm kích đánh chặn thực thụ mà không ai sx. Mục đích chỉ để đánh chặn máy bay ném bom, do thám.

Nếu nói về đánh tầm trung thì NGa vs Mỹ tỷ lệ 5 ăn 5 thua. Máy bay Nga chú trọng cơ bắp thì máy bay Mỹ chú trọng tàng hình. Chỉ đến sau này, thế hệ 4.5 mới nhất Nga mới bắt đầu phủ lớp RAM để máy bay họ giảm RCS. Bây giờ chỉ còn chờ thế hệ 5 của Nga ra mắt để xem tính tàng hình của nó thế nào thôi. Có khả năng nó sẽ theo F22, còn tính cơ động thì người Nga biết việc của mình.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
imc nói:
SVG nói sai về phi công của USAF
KQ dự bị là những phi công tự nguyện ở lại KQ nhưng lại đồng thời muốn bay dân sự còn quân sự 1 lúc. Nói là dự bị chứ không có phải là chỉ ngồi nhà. Mổi tháng họ phải bay ít nhất 2 ngày và 1 năm phải tập trung ít nhất là 2 tháng.
Còn trong phi đoàn có rất nhiều phi công muốn bay trong quân đội muốn bay cho đến lúc về hưu.
Còn máy bay bảo vệ nước Mỹ thì đa số thuộc về kq vệ binh quốc gia (ANG)

Cái em nói chính là đội dự bị đó.
Trong quân đội Mỹ có các cuộc thi giữa các binh chủng như vậy. Trong quân y đội dự bị cũng thắng đội thường trực. 2 người dự bị thì 1 người làm ở phòng X-quang dân sự, 1 người là lính cứu hỏa. Họ đều là quân nhân trường trực trước kia.
Trong cuôc thi giữa những nước sử dụng F-16, đội dự bị thuộc đoàn không quân vệ binh quốc gia 169 lái f-16 cũng chiến thắng quân thường trực.
Hnàg Dự bị của Mỹ thì phải khác Vn rồi, không cho họ bay thì lấy đâu cảm giác khi chiến đấu thực.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Nói về trực thăng thì dài lắm, phải kể tới tank và chống tank. Có nói tới tank thì mới biết giá trị của trực thăng chống tank. :D
AH-64 ở Iraq thỉnh hoảng vẫn bị rớt vì tên lửa vác vai. Cũng may là Iraq nó nhiều sa mạc, qua mấy nước nhiệt đới họ núp trong rừng thì mệt.
 
Hạng D
21/10/08
3.652
74.863
113
Miền Không Xác Định
BARS-Pero-1.jpg

Zhuk-ME-MSA-MAKS2007-1S.jpg

Rõ ràng cái rada này vẫn phải dùng hệ thống cơ khí để "lắc dĩa" mà bác SVG!
39.gif
Bác coi lại dùm. Bên ttvnol có mấy cái video của Nga em xem nó cũng lắc
SMOKIN.GIF
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Phazotron Zhuk AE
AESA
Dùng trên Mig 35 đang bay chào hàng ở Ấn.

Phazotron Zhuk ME
PESA, 0.7 metre aperture: used by Mig-29K

Phazotron Zhuk MSF/MSFE
PESA.
98 meter diameter aperture with 1662 radiating elements
Thiết kế riêng cho chú em TQ, Su-30

Tikhomirov NIIP Irbis E
20 kW hybrid ESA: used by Su-35

Tikhomirov NIIP Bars
Hybrid ESA
used by :confused:u-30MKI

Từ năm 1975, Mig 31 đã thiết kế radar Zalson N007, the first electronically scanned phased array type radar to enter service in the World. Người Nga từ lâu không đi cùng hướng với phương tây.
Cái bán kính hơn mét mà lắc nửa thì máy bay lao xuống ruộng mất. Họ dùng cách chuyển pha bằng điện tử, nhanh hơn.
Thiết kế ban đầu của Su-27 dùng radar N011, đó cũng là radar chuyển pha điện tử, sau này nhờ vào công nghệ trên Mig-31 họ lấn vào dùng PESA luôn. Chỉ có Mig-29 thiết kế giống F-16, thiên về đối đất nên họ dùng lắc dĩa, còn bây giờ thì theo tây, dùng AESA.

Cách đây 4 năm Nga chưa giới thiệu về AESA, 1 cựu quân nhân nói với em, người Mỹ mất 20 năm để chuyển công nghệ AESA từ L-Band về X-band. Châu Âu mất 11 năm, cậu nghĩ Nga nghèo kiết xác mất bao lâu? :D
Em thì không nhớ Mỹ có L-band nào dùng EASA, chỉ biết L-Band MESA dùng cho máy bay cảnh báo sớm E-3 (Chỉ máy bay vác cái radar to đùng này mới chứa L-Band).
Còn Nga mới đang thiết kế máy bay thế hệ 5 dùng băng tần L-Band AESA để chống tàng hình. Việc thế nào phải chờ vài năm để họ công bố ra. Máy bay chiến đấu dùng L-Band chỉ có Nga sài (Mig-31), quét tới chị Hằng luôn :D
Mỹ thì vẫn theo truyền thống dùng lắc dĩa, APG-70 ra mắt năm 1980 dành cho F-15 nâng cấp, khi đó Nga đã dùng radar quét điện tử thì Mỹ vẫn dùng mechanically-scanned array.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Hihi...em đang cần những cái video của bác Magic để minh họa cho sinh động.

Trước tiên ta ôn lại. Radar Mỹ khi không xoay là nó mù tịt. Nó như cái đèn pin cơ khí, phải xoay mới rọi xung quanh được. Nhưng nhờ công nghệ track while scan (đã trình bày bên trên) nó có thể nhớ vị trí mục tiêu nhanh hơn là không có công nghệ này. Ở đây chú ý là nó chỉ nhớ, chứ nó không xác định chính xác, muốn xác định cụ thể để bắn tên lửa thì nó phải quay lại chỗ mục tiêu, nhưng vì có bộ nhớ nên nó quay lại nhanh hơn 1 chút.

Nga thì dùng quét điện tử, chỉ cần cái tên gọi đã nói lên rồi: passive electronically scanned array (PESA) Như vậy thì nó không cần xoay dĩa nhưng vẫn quét được, tốc độ rất nhanh, muốn bắn ai là hạ thủ liền.

Quay lại cái video kia.

One of the radar systems that the Su-35BM can use is the Phazotron NIIR NO31 Zhuk-MSFE, however, the main choice is the Tikhomirov NIIP NO35E Irbis.
The Irbis is a multi functional radar that operates in the X wave band, and its a PESA (Passive Electronic Scanning Array) radar.
Due to the hydraulic systems in which the radar is mounted, it may deflect up to 120 ° horizontally in relation to the central axis of the plane, and up to 60 º upright in relation to the central axis of the plane, value that can be increased up to 120º using the electronic control and mechanical additional turn of the antenna.

The Irbis has the phenomenal power of 20Kw, giving the plane the ability to detect air targets with a RCS of 3m2 up to 400Km and 0.01m2 up to 90 km.
Ground targets are detected at a distance around 200 km.
The Irbis monitors and pursues up to 30 air targets at the same time and enables the shooting of up to 8 active air-to-air missiles simultaneously and up to 2 air-to-air semi-active missiles simultaneously **.
The Irbis monitors and pursues up to 4 ground targets and attacks 2 simultaneously , being able to map targets through pulse Doppler and SAR modes.
The Irbis does all this without ever leaving to monitor the airspace, this means, it is able to monitor and track air and ground targets previously identified while looking for new targets at the same time. The system EKVS-E BTsVM SOLO 35 is responsible for the fire control.
The Su-35 BM also has a radar in the tail, and for this function there are available the Phazotron NO12 and NO15 and Leninets VOO5 used in the Su-34.

Hiện nay radar PESA có góc quét lớn hơn AESA, chính vì nó có thể xoay như vậy, độ bao phủ của radar sẽ lớn hơn. Nhưng bản chất việc xoay này khác với cái dĩa của tây. Nó xoay để mở góc ngắm, không phải xoay trể scan mục tiêu. Còn hàng tây muốn không xoay cũng không được.
Hàng Nga dùng đối đất thì chĩa xuống để quét rộng, dùng đối không thì chỉa lên. Cở nào cũng chơi hết. Chơi cả 2 thứ 1 lúc cũng được, nhưng khi đó góc hẹp lại một chút, mà thực tế không ai đảm nhiệm kiểu này. Muốn đối đất mà gặp máy bay đối thủ thì phải chọn 1. Còn máy bay tây phải thiết kế đối đất riêng, đối không riêng, dù trong quảng cáo họ gọi là đa năng, quả thật có đa năng, nhưng nửa vời. Vì vậy F-15E dùng đối đất thì nó mạnh về khoản này. Gặp đối thủ dùng tiêm kích thứ thiệt thì mệt hơn.

Theo lời của người trong viện chế tạo radar này thì nó phát hiện ra F-18E/F ngoài tầm của tên lửa AIM-120D. Vấn đề chỉ cần chừng đó là đủ. Bởi mọi thông số RCS không còn quan trọng. TQ muốn triệt Mỹ phải làm gì? hạ đám lâu la trên tàu sân bay, giờ là F-18, sau này là F-35. Nga có việc làm hoài thôi, vì đơn hàng từ TQ. Bây giờ nhiều nguồn tin cho hay TQ đang chạy đua để không phụ thuộc vào Nga, nhanh nhất là mua lại bản quyền.
TQ đã mua bản quyền chế tên lửa đối không tầm dài. Nga cũng khôn lắm, bán cái nào hơi lỗi thời, chứ công nghệ mới mà bán thì trắng tay.