Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
TKM nói:
@SVG: bác nói về máy bay gây nhiễu đi bác, hồi B-52 ném bom ngoài Bắc thì luôn có máy bay gây nhiễu bay theo, hình như chỉ có Mỹ có loại này thôi?

Nga cũng có máy bay gây nhiễu, nhưng nó không thiết kế chuyên dụng như của Mỹ mà dùng máy bay ném bom rồi cải tiến. Chỉ có Mỹ là có đầy đủ những loại máy bay tác chiến điện tử. TCĐT bao gồm 3 bộ phận
- Trinh sát điện tử, hỗ trợ điện tử cấp chiến thuật
- Can thiệp vào hệ htống đối phương: biện pháp cứng là tấn công tiêu diệt, biện pháp mềm là gây nhiễu làm sai lệch tín hiệu
- Bảo vệ hệ thống khỏi TCĐT của đối phương.

Người Nga ngày nay, LX ngày xưa chú trọng vào TCĐT trên bộ, chủ yếu là phòng chống. Họ chế tạo những loại xe di động trang bị thiết bị gây nhiễu sóng, làm sai tín hiệu để tên lửa lạc mục tiêu. Các loại máy phá sóng GPS...
Lý do LX không trang bị những máy bay chuyên biệt vì LX không can thiệp nhiều vào các quốc gia bên ngoài. Chiến lược quốc phòng của LX từ xưa là phòng thủ Mỹ chứ không phải để tấn công Mỹ.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
TKM nói:
Em thắc mắc chỗ này về chiếc Mig-29
[H4]Cuộc xung đột Kargil[/H4] Những chiếc MiG-29 của Ấn Độ đã tham gia Chiến tranh Kargil ở Kashmir năm 1999. Không quân Ấn Độ (IAF) đã sử dụng MiG-29 với cường độ lớn để hộ tống cho những chiếc Mirage 2000 ném bom điều khiển bằng laser vào các vị trí của đối phương. Theo các nguồn tin của Ấn Độ, trong thời gian diễn ra chiến tranh Kargil, 2 chiếc MiG-29 thuộc phi đội 47 IAF (Cung thủ đen) đã thành công khi khóa được 2 chiếc F-16 của Không quân Pakistan (PAF) khi đang đến gần không phận của Ấn Độ, MiG-29 nhận lệnh từ bộ chỉ huy IAF để bỏ cuộc săn đuổi đối phương. Sau sự kiện này, PAF đã ra lệnh mọi máy bay đều phải ở trong không phận của Pakistan. Tuy nhiên, tuyên đố này đã bị bác bỏ bởi không quân Pakistan và không có bằng chứng chứng minh tuyên bố của IAF. Đồng thời, trong thời gian diễn ra cuộc xung đột, MiG-29 của Ấn Độ đã được trang bị tên lửa RVV-AE (R-77) với khả năng BVR cho phép Ấn Độ đạt được ưu thế trên không trong cuộc xung đột.

Mirage 2000 cũng là máy bay tiêm kích chíêm ưu thế trên không mà sao lại chờ Mig-29 hộ tống? Chẳng lẽ Mig-29 không chiến mạnh dữ vậy? Nếu khoá được F-16 thì sao ko bắn nó luôn mà lại quay về?

Mirage 2000 mà Ấn dùng là phiên bản cải tiến để ném bom dẫn đường chính xác. Ấn mua 50 chiếc Mirage 2000, tuy nhiên hình như Pháp cải tiến 1 ít cho họ để ném bom. Sau này thì cải tiến lớn để thay radar cũng như phần điện tử, động cơ.
Máy bay của Pháp chất lượng rất tốt, độ bền cao cũng như tần số xuất kích tốt hơn những chiếc Mig 27 cường kích. Vì vậy Ấn dùng Mirage làm máy bay ném bom, dùng Mig-29 làm hộ tống.
Mig-29 trong cuộc chiến gần đây bị rớt nhiều bởi AIM-120 của Mỹ phần lớn là do khi LX xuất khẩu họ cắt hết phần hỗ trợ điện tử. Lý do là họ sợ lộ bí mật, những máy bay Mig-21 qua Vn cũng rất khác so với loại dùng bên LX. Một lý do của việc cắt bớt này là vì hàng viện trợ, hàng trừ nợ. Do đó LX không mặn mà cho việc nâng cấp.
Máy bay của Ấn là hàng mua trả tiền, do đó họ sẽ không mua loại máy bay bị cắt bớt. Sau này Ấn chi hơn tỷ để nâng cấp lớn, thay động cơ, radar, hệ thống vũ khí.

Mig-29 là máy bay đầu tiên trang bị mũ ngắm bắn cho phi công (HMS), kết hợp tên lửa R-73 khiến cho không chiến tầm gần không máy bay nào qua mặt được. Tên lửa phương tây có góc khóa hẹp, mỗi lần muốn khóa mục tiêu phải xoay mũi máy bay gần mục tiêu, không khác thời Mig-21. Mục tiêu lạng lách thì muốn khóa cũng đổ mồ hôi.
Còn Mig-29 trang bị tên lửa R-73 góc khóa lớn 45 độ. Phi công chỉ cần nhìn vào mục tiêu, hệ thống sẽ cập nhật vị trí của mục tiêu vào tên lửa để nó dò và lock, chỉ cần mục tiêu không ra khỏi góc 45 độ là tên lửa có thể phóng. Trong khi phương tây và Mỹ dùng radar để khóa mục tiêu, thao tác mệt hơn. Hiện nay thì Mỹ và EU đã cho ra đời những tên lửa mới có góc dò tới 90 độ. Nga cũng đã cải tiến thế hệ R-73 cho phù hợp.
HMS bây giờ phổ biến thành trang bị không thể thiếu cho máy bay đời mới.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
profi nói:
Vừa đọc 1 bài báo Nga về SU 35 và F22.
Trong tầm 150-180 km thì F22 đã phát hiện ra SU 35, còn SU 35 chưa thấy mục tiêu.
Trong tầm 100-110km thì tên lửa mang theo của F22 mới có thể bắn được, mà trong tầm này thì SU 35 cũng đã thấy F22. Trong tương lai, hệ thống radar mới giúp SU 35 phát hiện F22 xa hơn .
Giá của SU 35 tầm 40-50 mill, F22 tầm 146 mill . Họ kết luận, 2 SU 35 thì ăn chắc 1 F22:D:D

Họ nói vậy thôi chứ Su-35 không thấy F-22 ở tầm 100km đâu. Lý do là vì nó bị hạn chế công xuất phát, mục tiêu tàng hình thì phải dùng công suất lớn như radar mặt đất mới phát hiện từ xa. Dùng tần số thấp nhưng công suất thấp cũng khó hiệu quả.
Hiện nay F-22 đang cải tiến radar để nâng tầm từ 180 dặm lên 250 dặm. Nếu thành công thì Nga rất mệt. Sau này Nga cũng sẽ trang bị radar AESA vì nó cho phép tăng tầm quét dễ hơn là hệ thống PESA.

Nói về 2 chiếc Su-35 chống lại 1 chiếc F-22. Khả năng thắng của SU không phải không có. Nếu nó được radar mặt đất hỗ trợ thì F-22 không thể đánh bất ngờ. tầm quét của F-22 có thể xa, nhưng vũ khí hiện nay của nó chỉ có tầm khoảng 100km. Nhưng để hiệu quả thì tầm bắn này rút ngắn thêm thật nhiều.
Được radar mặt đất hỗ trợ thì F-22 sẽ bị Su-35 nhìn ra hướng bay, mặc dù radar mặt đất có thể không giúp nó bắn hạ mục tiêu, nhưng nó không bị F-22 "tập hậu". Số lượng tên lửa của F-22 thấp so với 2 chiếc Su-35. Nếu Su-35 có thể dùng hệ thống nhiễu, chaff, towed decoy để tránh tên lửa, trong khi đó cơ động để tiếp cận trong tầm <30-40km để nhìn thấy F-22 thì kết quả hẳn không khó đoán. (Chiến lược quét theo đội hình cũng có hiệu quả trong chống tàng hình, em sẽ đề cập trong chiến thuật chống lại F-35)
Nếu không có radar mặt đất hỗ trợ, F-22 nhìn thấy Su-35 từ xa trong khi Su-35 vẫn "mù", F-22 sẽ tiếp cận từ phía sau hay bên hông, những góc mà radar của Su-35 kém hiệu quả nhất, (dù Su-35 có trang bị radar phía sau đuôi). Sau đó thì tên lửa tầm nhiệt sẽ làm việc hiệu quả, lúc này dĩ nhiên Su-35 cũng trông chờ vào hệ thống gây nhiễu mà chạy. Tuy nhiên khả năng quay vòng đánh trả rất thấp. F-22 mà tiếp cận gần thì tên lửa AIM-9 dùng ảnh tầm nhiệt khó bị lừa. AIM-120 cũng có hệ thống active radar tốt, tầm gần thì nó càng hiệu quả.
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
phen na`y co' dịp cho bác sinh viên bình lọan về F22 và SU tàng hình của Nga....
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
profi nói:
Báo chí Nga đang tin: chuyến bay thữ nghiệm đầu tiên thế hệ 5 thành công. Năm 2015 bắt đầu trang bị cho quân đội . Máy bay này có gì ưu việt hả bác SVG ? ( Đề án T 50)
Hiện máy bay này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, nhưng căn bản thiết kế đã "đóng khung" như chúng ta thấy rồi. Nếu có chỉnh sửa có lẽ không quá khác biệt?
Theo hãng sx công bố thì hệ thống điện tử tác chiến là thiết kế mới toàn bộ, giảm thời gian thao tác để phi công có thể chú trọng vào vận hành máy bay nhiều hơn. Chúng ta sẽ không biết chi tiết cho tới khi máy bay đi vào hoạt động. Như F-22 đã vào hoạt động nhưng không cho phép chụp ảnh buồng lái khi máy bay vận hành.

Về thiết kế thì nếu nhìn qua sẽ thấy nó không mang tính tàng hình, chỉ là giảm sự phản xạ trên radar. Điều này có lý do của nó.
Thứ nhất là thiết kế cảm biến hồng ngoại trước khoang lái vẫn lồi cao. Nó sẽ phản xạ đáng kể, F-22 không thiết kế cái này. kế đó là khung buồng lái của T-50 có vẻ vẫn là khung kim loại. Hệ thống cửa hút gió vẫn chưa bọc lớp RAM tàng hình và thiết kế hơi góc cạnh nếu chiếu ngang? và cuối cùng là 2 ống xả động cơ không thay đổi so với Su-27.
Tuy nhiên những cái này sẽ thay đổi, cửa hút gió, ống xả sẽ được bọc lại. Nhưng góc cạnh có lẽ không đổi cũng như cảm biến hồng ngoại sẽ cố định trên cao?
Em không nghĩ người Nga không nhận ra vị trí cảm biến hồng ngoại trên buồng lái là bất lợi cho tàng hình. Hoặc họ bảo đảm che phủ nó, hoặc họ chỉ thiết kế T-50 là giảm phản xạ radar. Khi đó T-50 sẽ lấy tính cơ động làm đầu, dùng radar băng tần L để khắc chế đối thủ có tính tàng hình. Coi như nó chơi bài ngửa.

Có 1 đặc điểm đáng kể là vũ khí sẽ mang trong bụng, có vẻ tới 2 khoang vũ khí.
Góc tấn máy bay cũng lớn và có thể thay đổi, điều này khá quan trọng để tạo lực nâng cũng như nhào lộn.

Từ vị trí cảm biến hồng ngoại và thiết kế của cửa hút gió. Em đoán T-50 không phải là máy bay tàng hình thực thụ. Một lý do nửa là bộ khung của nó gồm 25% là titan và 25% là composite. Trong khi F-22 có tới 80% là phi kim loại. Một lý do mà em cho là quan trọng nhất, giá thành lớp phủ tàng hình. Người Nga có kế hoạch mua 250 chiếc, Ấn độ mua cùng số này. Nếu nó đỏng đảnh và quý tộc như F-22 thì bán cả nước Nga để nuôi nó.

Dĩ nhiên nó sẽ giảm đáng kể sự phản xạ radar với thiết kế kiểu này. Vũ khí kín và lớp sơn tàng hình, cấu trúc khung cửa hút gió là hợp kim hấp thụ sóng...những công nghệ này Nga đang sở hữu nên họ sẽ triển khai vào T-50. Tuy nhiên công nghệ tàng hình của Nga nếu có muốn thì cũng không bằng Mỹ. Hãy nhìn đề án nghiên cứu có chục tỷ bạc thì không đòi hỏi nhiều.
 
TKM confirmed
Hạng D
24/2/08
2.139
18.402
113
@SVG: Anh Nga này cũng chơi kì quá, ko biết dàn SU hơn $50tr của mình ảnh có cắt mấy cái radar quan trọng không, nếu có chắc tiếc đứt ruột, nhờ bác em mới biết Ấn Độ tiềm năng mạnh dữ vậy, nếu ko có Ấn Độ mua nhiều vậy chắc SU cũng lèo tèo lắm, trong tương lai chắc chỉ có anh cà ri này đủ sức chơi với TQ thôi, nếu nó ko tách ra với Pakistan thì chắc giờ cũng mạnh lắm. SU mình mắc vậy mà ko được là thế hệ 4.5, sao mình ko thêm chút nữa mua thế hệ 4.5 như Saab 39 'Gripen' của Thuỵ Điển, Rafale của Pháp mà phải mua thế hệ 4?
 
Hạng D
21/10/08
3.652
74.863
113
Miền Không Xác Định
TKM nói:
@SVG: Anh Nga này cũng chơi kì quá, ko biết dàn SU hơn $50tr của mình ảnh có cắt mấy cái radar quan trọng không, nếu có chắc tiếc đứt ruột, nhờ bác em mới biết Ấn Độ tiềm năng mạnh dữ vậy, nếu ko có Ấn Độ mua nhiều vậy chắc SU cũng lèo tèo lắm, trong tương lai chắc chỉ có anh cà ri này đủ sức chơi với TQ thôi, nếu nó ko tách ra với Pakistan thì chắc giờ cũng mạnh lắm. SU mình mắc vậy mà ko được là thế hệ 4.5, sao mình ko thêm chút nữa mua thế hệ 4.5 như Saab 39 'Gripen' của Thuỵ Điển, Rafale của Pháp mà phải mua thế hệ 4?

Hehe...vậy mà có kẻ cứ 1 tiếng đại ca, 2 tiếng đại ca đấy! Ấn Độ không bị cấm vận vũ khí của Phương Tây. Họ có nhiều lựa chọn. Không bán đồ tốt thì mua chổ khác. Thậm chí mới đây còn được mời tặng không nguyên chiếc hàng không mẫu hạm đang hoạt động! Còn nghĩa đệ thì làm gì có quyền mà kén chọn! Đưa cái gì thì biết vâng lời cái ấy, còn mang tiếng ơn nghĩa...Phần lớn Phi cơ của VN là đồ secondhand, vì nghèo mà!
@ bác SVG: trận đó co thấy Mig27 tuy mang tên cường kích nhưng vô dụng, nên bắt Mirage gánh thay. Máy bay Nga về khoảng đối đất rất kém. Cuộc chiến Georgia toàn nhờ bộ binh và trực thăng.
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
Nhân vụ bác sinhvien nói đến Thiết bị phát hiện hồng ngoại, làm em nhớ đến mấy chiếc UH1 hồi Vn war, phía VN nghĩ ra cách để tránh SA7 khá hay.. dưng ko biết hiệu quả thế nào.. đó là ống xả động cơ bẽ quớt lên trên thay vì nằm song song với thân máy bay

F 22 có ba khoang vũ khi: 1 khoang ở giữa hai khoang bên hông.. nên mang củng được 8 phi tiễn. Em nghĩ như vậy cũng đủ xài rùi.. nếu muốn mang thêm thì đeo bên ngoài.. phãi compromise tí tính tàng hình . Có điều đáp mà phải xài dù hãm là em thấy ko thích rùi..vì khả năng tái triễn khai sẽ chậm hơn vì phãi lắp dù trỡ lại
 
Last edited by a moderator: