Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Trước khi tìm hiểu máy bay tàng hình của Mỹ có thực sự vô hình hay không. hãy nói về người hùng có công bắn rơi máy bay tàng hình F117A. Đó là tên lửa ra đời vào năm 1963: S-125 Neva/Pechora hay SA 3.

800px-SA-3_EP_2006.JPG




Sa-3_site.jpg



394px-FlatFace.JPG



Tùy phiên bản sẽ có từ 2 hoặc 4 tên lửa. Một tiểu đoàn tên lửa thường gồm 4 bệ phóng cùng với rađa dẫn đường.
Tầm bắn hiệu quả của SA 3 là 25km với tốc độ M3-2.5.
Quy trình hoạt động của nó là sau khi rađa bắt tín hiệu mục tiêu. Nó sẽ truyền thông số cho rađa điều khiển tên lửa. Khi tên lửa rơi bệ phóng thì nó vẫn được dẫn đường nhờ tín hiệu vô tuyến để cập nhật vị trí. Để đảm bảo hiệu quả tác chiến thì mỗi lần phóng phải từ 3-4 quả. Bán kính sát thương của mỗi quả là 12m. Do đó bắn lung tung thì không ăn thua.

Ngày nay với các loại máy bay thả nhiễu và áp chế điện tử mạnh thì hiệu quả của SA 3 giảm đáng kể. Tuy nhiên trong cuộc chiến ở Angola, Iraq nó cũng đạt được 1 số thành quả. Đáng tự hào nhất là trong cuộc chiến Kosovo, đã tiêu diệt máy bay tàng hình F117A.
Dĩ nhiên bản thân rađa của SA 3 không làm gì được máy bay tàng hình, nhưng đi kèm với hệ thống Tamara thì nó tạo nên chút khác biệt. Em sẽ đề cập cụ thể cùng với những loại rađa có thể thấy máy bay tàng hình.


Ngoài lề 1 chút, ngày lễ quốc quốc phòng Vn em thấy tivi chiếu cảnh tập trận. Vn cũng bắn thử loại này. Nhìn hoành tráng lắm :D
Còn có Suhào bắn tên lửa diệt hạm. Rồi cảnh hạ tên lửa S300. Thấy người ta nói mình mua S300PMU1. Nhưng trong xe em nhớ chỉ 2 tên lửa giống SA 12B. Có lẽ đây mới là loại VN mua. Lần đầu Vn show hàng ...surprised...:D
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
Hồi thời VN war, trong các cuộc ko chiến ngòai Bắc, có hai trường hợp Skyraider hạ được Mig.. ít ai biết chuyện này..

Ngày nay, người Mỷ thiên vế máy bay UAV, thay vì trước đây phải dùng đến B1 or F16 để triệt hạ các căn cứ, mục tiêu nghi là có khủng bố... do đó có thể nói tiêu chí của Mỷ ngày nay là First see First kill.. tốc độ ko còn quá quan trọng.. Người Mỹ thiên về tính thực dụng.. trước đây Mỷ củng từng chạy đua về trọng tải, tốc độ với Nga..Hồi 1960 mấy, Mỷ cho ra đời SR 71, có khả năng bay Mach 3 liên tục.. Mig 25 của Nga tuy bay củng được Mach + 3 dưng chỉ được vài phút , sau đó là engine sẽ nổ tung.. Thời Chiến Tranh Triều Tiên, Nga có Mig 15, Mỷ có F 86. hai chiếc na ná nhau, F 86 bay nhanh hơn chút,, dưng quan trọng là F 86 hạ được khá nhiều Mig 15, tỷ lệ :1:10( nếu em nhờ ko lầm)..Sau đó Nga có Mig 21, Mỹ củng có F 104, rồi F 106.. đỉnh điểm là oanh tạc cơ B 70, 6 máy, bay tốc độ Mach 3. dưng củng xếp xó... B 58 làm ra rồi củng vô sa mạc nằm, ko có dịp tham chiến VN dù bay Mach 2.1..
Về lỉnh vực vận tải, Mỷ có C5, co sức chở max là 122 tấn hàng... sau đó Nga sx AN 174, chở 150 tấn, An 225(2 chiếc) chở 250 tấn. Mỷ ko thèm sản xuất 1 mẩu nào để chay đua, thay vào đó chú trọng lọai sử dụng short runway như C 17. chở gần 78 tấn..Ngay như lỉnh vực hàng ko dân dụng.. Trong khi Châu Âu cho ra đời A 380, Mỷ ko chạy đua mà lại đi theo triết lý tiết kiệm nhiên liệu, tầm xa hơn với kiểu B 787..

nếu có so sánh thì có lẽ phải so sánh hai triết lý hơn là bản thân các thiết bị
 
Hạng C
24/7/09
995
107
63
Hà nội
Xin bác SVG cho em spam tí: Nói về các loại vũ khí, hiện tại quả là Mỹ ko có đối thủ ngang hàng. Tuy nhiên cái mạnh lại cũng chính là chỗ yếu của chú Sam ! Quá rely và depend vào kĩ thuật chính là gót chân achilles của Mỹ ! Nếu là all-out war thì chưa biết thế nào, nhưng trong các cuộc chiến cục bộ, Mỹ thường giành ưu thế chiến trường rất nhanh chóng nhưng sau đó lại rơi vào đường hầm ko lối thoát. VN, Afghanistan, Irag là những thí dụ... đó là kiểu "won all battles but lost the war" !
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/3/05
1.098
78
48
cowardsp nói:
Hồi thời VN war, trong các cuộc ko chiến ngòai Bắc, có hai trường hợp Skyraider hạ được Mig.. ít ai biết chuyện này..

Ngày nay, người Mỷ thiên vế máy bay UAV, thay vì trước đây phải dùng đến B1 or F16 để triệt hạ các căn cứ, mục tiêu nghi là có khủng bố... do đó có thể nói tiêu chí của Mỷ ngày nay là First see First kill.. tốc độ ko còn quá quan trọng.. Người Mỹ thiên về tính thực dụng.. trước đây Mỷ củng từng chạy đua về trọng tải, tốc độ với Nga..Hồi 1960 mấy, Mỷ cho ra đời SR 71, có khả năng bay Mach 3 liên tục.. Mig 25 của Nga tuy bay củng được Mach + 3 dưng chỉ được vài phút , sau đó là engine sẽ nổ tung.. Thời Chiến Tranh Triều Tiên, Nga có Mig 15, Mỷ có F 86. hai chiếc na ná nhau, F 86 bay nhanh hơn chút,, dưng quan trọng là F 86 hạ được khá nhiều Mig 15, tỷ lệ :1:10( nếu em nhờ ko lầm)..Sau đó Nga có Mig 21, Mỹ củng có F 104, rồi F 106.. đỉnh điểm là oanh tạc cơ B 70, 6 máy, bay tốc độ Mach 3. dưng củng xếp xó... B 58 làm ra rồi củng vô sa mạc nằm, ko có dịp tham chiến VN dù bay Mach 2.1..
Về lỉnh vực vận tải, Mỷ có C5, co sức chở max là 122 tấn hàng... sau đó Nga sx AN 174, chở 150 tấn, An 225(2 chiếc) chở 250 tấn. Mỷ ko thèm sản xuất 1 mẩu nào để chay đua, thay vào đó chú trọng lọai sử dụng short runway như C 17. chở gần 78 tấn..Ngay như lỉnh vực hàng ko dân dụng.. Trong khi Châu Âu cho ra đời A 380, Mỷ ko chạy đua mà lại đi theo triết lý tiết kiệm nhiên liệu, tầm xa hơn với kiểu B 787..

nếu có so sánh thì có lẽ phải so sánh hai triết lý hơn là bản thân các thiết bị

Cái này thì bác nói đúng và sai
Trước kia, Nga là CCCP, xã hội chủ nghĩa, chạy đua theo phong trào
Giờ Nga khác rồi bác, ko còn dính dáng đến XHCN nữa, ko bao cấp nữa, ko viện trợ cho đồng minh nữa. Nó làm ra sản phẩm để sự dụng hiệu quả, nên lúc này chuyện cũng thay đổi nhiều rồi
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
gentledog nói:
Xin bác SVG cho em spam tí: Nói về các loại vũ khí, hiện tại quả là Mỹ ko có đối thủ ngang hàng. Tuy nhiên cái mạnh lại cũng chính là chỗ yếu của chú Sam ! Quá rely và depend vào kĩ thuật chính là gót chân achilles của Mỹ ! Nếu là all-out war thì chưa biết thế nào, nhưng trong các cuộc chiến cục bộ, Mỹ thường giành ưu thế chiến trường rất nhanh chóng nhưng sau đó lại rơi vào đường hầm ko lối thoát. VN, Afghanistan, Irag là những thí dụ... đó là kiểu "won all battles but lost the war" !

Bác nói đúng. Trong cuộc chiến chớp nhoáng thì không ai đọ lại Mỹ. Đó là điều hiển nhiên khi cuộc chiến xảy ra giữa 1 nước mạnh và 1 nước yếu hơn. Nga- Gruzia xảy ra cuộc chiến, Nga sẽ xa lầy nếu đánh xâu vào Gruzia. Nhưng mục tiêu của họ là 2 quốc gia nhỏ ở biên giới. Vậy thì họ đạt mục tiêu dễ dàng. Đó là ưu thế của nước mạnh: có ưu thế răn đe chớp nhoáng, nhưng chưa chắc có ưu thế khi xâm lược.
Vũ khí Mỹ chỉ hiệu quả nếu đối diện với họ là 1 đội quân chính quy. Còn đối thủ lúc là lính, lúc là dân thì vũ khí tối tân cũng chịu thua, ngay cả con người còn phân biệt không ra huống chi vũ khí vô tri.

Đó là chưa tính đối thủ có tiềm năng hơn, Iraq thật ra quá tệ so với cái vóc dáng của nó.
Nam Tư mới tạm tạm thôi mà sau mấy ngày không kích của NATO, cứ nghĩ diệt hết 70% tiềm lực không quân, lục quân Nam Tư, đến khi quân Nam Tư rút về mới thấy họ diệt chưa tới 30%. Có thời gian em sẽ đưa những con số cụ thể hơn.
Vậy thì đấu với Nga, TQ thì ngay cả ưu thế chớp nhoáng chưa chắc đã làm được. Vì đối thủ của Mỹ có lợi thế sân nhà.
 
TKM confirmed
Hạng D
24/2/08
2.139
18.402
113
@sinh viên già: bác sẵn so sánh về độ an toàn của SU với F luôn đi bác, hình như trong năm nay Ấn Độ bị rớt mấy chíêc SU vì lý do kỹ thuật rồi, vậy hàng Nga có thật sự đáng tin cậy ko?