Xin cám ơn, hoá ra phải nói "vo" không dẫn chứng hơi lâu nhỉ.
............
Đọc lại có mấy ý kiến của một số bạn đọc, xin trao đổi:
1/ Mig và Sukhoi cũng thuộc một tập đoàn, các nghiên cứu của họ chuyển đổi qua lại giảm thiểu chi phí nghiên cứu, đó là điều chắc chắn.
Việc này tiến hành cả ở những nhà máy chế tạo động cơ, rada...
2/ cả Mig 29 và Mig 35 đều có trong biên chế KQ Nga, Mig 29 còn hiện diện trong hải quân Nga (trên HKMH).
Không quân hiện đại chia ra KQ chiến thuật và chiến lược, bên chiến thuật có tiêm kích đánh chặn, KQ Nga đã dùng Mig 29 là chủ lực cho yêu cầu này. Đang có nhu cầu thay thế.
Mig 29 và Su 27 với tính năng cơ động cao được dùng trong các đội bay biểu diễn (nơi quy tụ của những phi công hàng đầu) Phi đội "Hiệp Sĩ" của Nga dùng Su 27 (từng mất 4 pilot và 3 chiếc Su 27 tại Cam Ranh ngày 12/12/1995 khi bay về từ hội chợ HK Mả lai). hay như Mã lai có đội bay dùng toàn Mig 29. Hoa Kỳ thì dùng F/A 18 cho những phi đội này (TopGun chẳng hạn).
3/ trong không chiến hiện đại, với chiến đấu cơ thế hệ 4+ trở lên, khả năng tác chiến và cải tiến vũ khí (rada truy theo) khiến cho khả năng tấn công mở rộng, ít phụ phụ "góc tấn". Với các máy bay F22, Su-35. Mig 35 góc ấy (góc lập với phương đường bay đối phương) mở rộng hơn 60độ (hoặc 120 độ tùy theo cách gọi góc bù). Nôm na: có thể khai hỏa ngay khi máy bay đối phương xẹt (gần như) ngang mặt!, khái niệm "bám đuôi" đang bị thay đổi, chủ yếu sẽ là mô tả tình trạng máy bay trong rada đối phương hơn là ngoài thực địa. Độ xoay trở, ưu điểm của động cơ thay đổi góc phụt như F/A 18; Su-30....chủ yếu tính khả năng "quay mũi" (cải tiến góc tấn) khi máy bay vẫn còn đang theo quán tính trượt hướng cũ, tương tự cú thắng mà thân xe hơi đã có xu hướng quay ngược trong khi đang mài vỏ!
.........
Thân chào