Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Hôm nay có bác Giáo Già tham gia nửa. Topic càng ngày càng "già" :D
Có vài chi tiết em thắc mắc (và bác Magic mà vào thì thắc thắc dữ nửa :D)

Mig-35 có lớp phủ tàng hình plasma? Cái này em đoán là vẫn chưa làm được. Bác Giáo có thông tin gì cụ thể không? Vì hiện nay rào cản của tàng hình plasma rất nhiều.

1. Bản thân tia plasma tạo ra EM (electromagnetic- điện từ). Vậy thì radar thụ động có thể phát hiện tín hiệu điện từ này?
2. Phải có thời gian để tia plasma bị hấp thu vào khí quyển. Đồng thời sau đuôi máy bay là 1 chuỗi không khí bị ion hóa. Giải quyết cái dấu vết này ra sao?
3. bản thân sóng điện từ trong khoảng bước sóng 400nm-700nm là ánh sáng. Có thể nhìn bằng mắt thường. Nếu máy bay ở độ cao thấp, chẳng hạn cường kích, người ta dùng thiết bị quang học thì nhìn nó giống như 1 thiên thạch trên trời. Rất sáng và dễ nhìn thấy.
4. Với tốc độ cao, làm sao lớp phủ plasma có thể bọc trọn máy bay trong lớp khí đó. Nhất là khi bay siêu âm.
5. Tia plasma hấp thụ sóng. vậy khi bao phủ quanh máy bay thì nó cũng cách ly luôn tín hiệu sóng tới, cũng như sóng từ máy bay phát ra. Làm sao giải quyết vấn đề này vì máy bay phải kết nối thông tin với mặt đất, trung tâm điều khiển, đồng đội...?
 
O.S.P.D
29/8/08
1.398
28
38
DAO HOA DAO
www.vnexpress.net
sinhviengià nói:
Hôm nay có bác Giáo Già tham gia nửa. Topic càng ngày càng "già" :D
Có vài chi tiết em thắc mắc (và bác Magic mà vào thì thắc thắc dữ nửa :D)

Mig-35 có lớp phủ tàng hình plasma? Cái này em đoán là vẫn chưa làm được. Bác Giáo có thông tin gì cụ thể không? Vì hiện nay rào cản của tàng hình plasma rất nhiều.

1. Bản thân tia plasma tạo ra EM (electromagnetic- điện từ). Vậy thì radar thụ động có thể phát hiện tín hiệu điện từ này?
2. Phải có thời gian để tia plasma bị hấp thu vào khí quyển. Đồng thời sau đuôi máy bay là 1 chuỗi không khí bị ion hóa. Giải quyết cái dấu vết này ra sao?
3. bản thân sóng điện từ trong khoảng bước sóng 400nm-700nm là ánh sáng. Có thể nhìn bằng mắt thường. Nếu máy bay ở độ cao thấp, chẳng hạn cường kích, người ta dùng thiết bị quang học thì nhìn nó giống như 1 thiên thạch trên trời. Rất sáng và dễ nhìn thấy.
4. Với tốc độ cao, làm sao lớp phủ plasma có thể bọc trọn máy bay trong lớp khí đó. Nhất là khi bay siêu âm.
5. Tia plasma hấp thụ sóng. vậy khi bao phủ quanh máy bay thì nó cũng cách ly luôn tín hiệu sóng tới, cũng như sóng từ máy bay phát ra. Làm sao giải quyết vấn đề này vì máy bay phải kết nối thông tin với mặt đất, trung tâm điều khiển, đồng đội...?

Với những rào cản như bác SVG liệt kê ,và xét theo các quan điểm phát triển vũ khí về BVR , các loại AIM ... kỹ thuật Plasma không nhằm vào mục đích "tàng hình" kiểu như F22 , mà nó đi theo hướng hoàn toàn khác là chỉ "tàng hình" với rada dẫn bắn của tên lửa đối phương vào từng thời điểm (không thường xuyên ) nhất là vào những lúc "thập tử nhất sinh" cần ngoặt tránh khi có cảnh báo đã bị locked bởi AIM . Nếu có 1 tiêm kích cơ làm được như vậy có nghĩa là trong không chiến đa phần mọi người đều "thấy" nó , nhưng không (hay rất khó ) hạ được nó . Em chỉ không biết là Mig35 đã kịp ứng dụng Plasma đến mức độ nào thôi , chắc chỉ mới ở dạng "vừa học vừa làm " abc ...bác Giáo nhỉ ?:D, Nhìn văn phong của bác Giáo em cũng "nhạy cảm " chả kém bác Gentledog tí nào
080402cool_prv.gif
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Giáo Già nói:
Kể ra bạn ở trên cũng chịu khó tìm hiểu về chiến đấu cơ, tuy nhiên có vài điểm:
1. Thời 1970 HK ra chiếc F14 Tomcat, 1972 ra chiếc F15 Eagle là túyp phi cơ hai động cơ, trọng tải lớn, Nga ra chiếc Su-27 từ mẫu T-10 của Sukhoi để đối ứng.
2. Sau một tai nạn của mẫu T-10 năm 1978 bị vệ tinh tình báo phương Tây phát hiện và một số khó khăn, nên được tách ra làm hai: một giao cho Sukhoi chế tạo "máy bay tiêm kích tầm xa hạng nặng" và một gio về cho Mig chế tạo "Máy bay tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ".
3. Vì thế Su-27 và Mig29 ra đời, chúng có bề ngoài giống nhau trên cơ sở của T-10. Mang hai chiếc này ra so sánh chẳng khác nào mang cái Jeep A2 ra so với cái Hummver cả, khập khiễng là thế.
4. Khi ra đời và nhất là hoàn chỉnh mẫu Su-27PU (hai chỗ ngồi), năm 1987 Su 27 lập 27 kỷ lục bay của kỹ thuật hàng không, được (các phi công phương tây) đánh giá là chiếc tiêm kích tầm xa hạng nặng tốt nhất Thế Giới, vượt cả FA/18 Hornet.
5. Su 27 là một mẫu mở, như một cái CPU để tự do thay main, chip, card VA ...nên các chữ phía sau mô tả Su 27 từ Su 30 , Su 33 (cánh gấp, có cánh carnad giảm đoạn đường cất cánh...), đến Su 35. Dĩ nhiên Su 30 động cơ mạnh hơn, và rada cũng vậy.
6. Ngược lại, Mig 29 không phải là mẫu mở, nên Mig 31, Mig 34 (cường kích) không liên hệ đến mẫu T-10 ban đầu. Mig 35 là phiên bản trong xu hướng chế tạo máy bay 4++, đã có phủ lớp tàng hình platma.
7. Những năm 1980 Nga và Mỹ chả ai kém ai về kế hoạch chế tạo máy bau thế hệ thứ 5. Thuật ngữ "máy bay chiếm ưu thế trên không" được dùng trong các nghiên cứu chiến thuật, chiến lược quân sự, và máy bay thế hệ 5 phải đáp ứng yêu cầu đó.

1991 LX sụp đổ, Mỹ có cơ hội vượt lên, trình làng F-22 Raptor ("Chim ăn thịt") vào năm 1997.
Tuy nhiên người Nga tuy nghèo lúc đó cũng vẫn ra cái Chiếc Su-47 Berkut - Đại bàng vàng (từ mẫu Su 37) có đôi cánh gấp ngược kỳ lạ; Và, 2/2000, công ty Mikoyan-Gurevich cho ra đời chiếc Mig 1.44 (còn có tên khác là Mig-39 Flatpack). Nhưng người Nga vẫn chưa an tâm về khả năng chiếm ưu thế trên không của các loại này trước F22 của HK nên khởi động chương trình PAK-FA với mẫu T-50 do Sukhoi làm chủ xị.

Năm 2002 Putin cho khởi động lại chương trình (chậm so với HK gần 20 năm), nhưng thừa kế các kỹ thuật trước đó của LX nên rất khả thi. Khó khăn về tài chính được giảm thiểu khi hợp tác với tập đoàn HAL của Ấn độ, chi phí nghiên cứu khoảng 3tỷ USD (so với 60 tỷ USD của F22). Bạn đọc trên cho rằng máy bay thế hệ 5 của Nga chỉ trên giấy? Thiệt tình.

Ngày 29/1/2010, chiếc Su T-50 (PAK FA T-50) chính thức chinh phục bầu trời trong vòng 47 phút. Một tuần sau nó thực hiện tiếp một chuến bay 45 phút khiến phương tây sững sờ. Putin tuyên bố trang năm 2010 T-50 phải hoàn chỉnh 2000 chuyến bay thử nghiệm để chính thức sản xuất hàng loại vào năm 2013 và trang bị cho KQ Nga vào năm 2015. năm 2013 cũng hy vọng nó xuất khẩu được.

Chiếc F22 bỏ kế hoạch trang bị hơn 2400 chiếc (dừng lại ở 184 chiếc) vì lý do sự xuất hiện của T-50. Chiếc F35 còn kém cả F22 (F 35 có một trung tâm của Sukhoi tham gia vẽ kiểu). Chiếc T-50 có bề ngoài khá giống ...F22!

Ngoài một số tính năng tiêu biểu của máy bay thế hệ 5 như bay tuần tiễu ở chế độ vượt âm thanh không cần đốt động cơ lần hai, vật liệu mới, nhiên liệu tiết kiệm, tàng hình, rada mạng pha, vũ khí mạnh, tầm bay xa, có khả năng tiến hành chiến tranh điện tử....hãy thử so sánh F22 và T-50:

F22 có thể theo dõi 24 mục tiêu và tiến công cùng lúc 8 mục tiêu ở khoảng cách 350km; trong khi đó Su-T-50 có thể theo dõi 60 mục tiêu và tấn công 12 mục tiêu cùng lúc ở khoảng cách 400-450km. (Dĩ nhiên vệc theo dõi 60 mục tiêu hay 24 mục tiêu nêu rõ khả năng chỉ huy, phân chia mục tiêu cho các máy bay cùng biên đội tác chiến).

Nga và HK chắc chắn hiện tại và tương lai chả đối đầu nhau, nhưng vệc xuất khẩu ngay những thiết bị quân sự hàng đầu của mình khiến HK sẽ nghẹt thở để có thể control các vùng chiến lược của lợi ích HK trên Thế giới.

Bye bye.

Vấn đề F-22 thì em nghĩ khác. Ban đầu nó chỉ dự định sx 750 chiếc. Sang năm 1994 thì giảm còn hơn 400 chiếc. Năm 2003 quốc hội chỉ cho kinh phí 277 chiếc. Và hiện nay chốt lại 187 chiếc, nhưng khả năng mua thêm vẫn để ngõ.

Khi T-50 chưa bay thử thì F-22 đã bị TT Obama cho dừng việc mua thêm, ưu tiên cho F-35. Cho nên nói F-22 phải dừng vì T-50 ra đời là không hẳn chính xác.

Thứ 2 là T-50 vẫn chưa hoàn thiện radar chính. Ngoài radar L band AESA gắn bên cánh đã triển lãm năm 2009.

Về radar AESA thì Mỹ và phương tây đang trội hơn Nga. Lý do là họ đã đi trước, trong thời gian này Nga chú trọng vào việc tăng công suất cho PESA, nó trội hơn kỷ nguyên xoay dĩa của Mỹ, chính cuộc tập trận Red Flag các sĩ quan Mỹ bay F-15 cũng thừa nhận Su-30 của Ấn có radar tốt, dù Ấn chỉ dùng radar huấn luyện, lý do là Mỹ sẽ thu thập tín hiệu sóng nếu dùng radar thật, lộ bí mật.

Những thập niên trước, chiến thuật mà LX chú trọng trong không chiến là ưu tiên diệt máy bay tiếp dầu, máy bay cảnh báo sớm và máy bay trinh sát.
Thời Khrushchev bắt đầu nắm quyền (1953), ông thay đổi quan điểm so với Stalin. Với stalin thì LX phải chú trọng vũ khí hạt nhân. Dùng vũ khí hạt nhân để răn đe và dành chiến thắng phương tây.
Khrushchev thì chú trọng nêu bật tính vĩ đại của nền kinh tế XHCN. Ông tin CNTB với sự bất cập sẽ bị khủng hoảng kinh tế và thất bại.
Vì vậy thời gian này Khrushchev bỏ ưu tiên vũ khí hạt nhân, chuyển qua vũ khí phòng thủ và tiến công chiến lược. Vũ khí hạt nhân chỉ còn mang tính răn đe.

Và những chiếc Mig-25, Yak 28 phản ánh quan điểm này của Khrushchev. sau này Mig-31 kế vị Mig-25 cũng cùng nhiệm vụ đánh chặn. Họ ưu tiên radar mạnh, bay nhanh, mang vũ khí tầm xa để đánh chặn máy bay vận tải hay AEWAC...
Người LX quan niệm NATO hay Mỹ có thể triển khai không quân trong lãnh thổ LX hiệu quả khi họ có sự hỗ trợ của máy bay cánh báo, gây nhiễu, trinh sát, tiếp dầu. Nếu đội ngũ này bị cản trở thì máy bay NATO không còn đáng ngại. Hệ thống phòng không LX sẽ làm náo loạn không quân NATO. Những máy bay của LX sản xuất chi phí rẻ, cất hạ cánh đường băng ngắn, dã chiến (trước kia không làm được như vậy, phải cải tiến) cộng với radar, vũ khí tầm xa sẽ "làm thịt" không quân NATO.

Khi Brezhnev lên ngôi thì ông lại thay đổi quan điểm. Ông vẫn nghĩ vũ khí hạt nhận sẽ hủy diệt tất cả, nhưng ông tin việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trong 1 phạm vi xung đột giới hạn sẽ tạo hiệu quả. Vì vậy ông đòi hỏi những máy bay phục vụ 2 mục tiêu chiến thuật và chiến lược đồng thời.

Đặc điểm chung của lãnh đạo LX là không phủ nhận học thuyết của tiền bối. Chỉ thay đổi cho phù hợp quan điểm của họ. Và 1 thời gian dài người LX đi khác hoàn hoàn với Mỹ.
Người Mỹ bắt đầu từ những cuộc xung đột ở Trung Đông, như Bekaa valley đã nhìn ra sức mạnh của vũ khí chính xác. Vũ khí tàng hình và gây nhiễu. Trong lúc này LX vẫn không thay đổi quan điểm bao nhiêu. Họ vẫn chỉ chú trọng cải tiến tính năng của tên lửa. Đảm báo máy bay có radar mạnh. Còn tính chính xác, công nghệ cao thì LX không hiệu quả như Mỹ.

Phải thừa nhận máy bay LX như Mig-31 có radar rất đánh nể, là 1 thành tựu thời kỳ đó. Cũng như Sukhoi sau này luôn chú trọng nâng công suất radar, luôn mạnh hơn Mỹ vì họ đi theo quan điểm diệt máy bay hậu cần trước. Nhưng từ khi Mỹ đi vào công nghệ tàng hình thì radar X band trên máy bay coi như mất hữu dụng.

Những radar quảng cáo tầm xa 400-500km thật sự rất khó hiệu quả. Trái đất thì cong.
Khi những radar X band (bước sóng ngắn cm) mà va chạm vào mặt đất, tín hiệu sẽ bị hấp thu nhiều hơn là phản xạ như những radar bước sóng dài phản xạ trên mặt đất để lan truyền ra xa.
Do đó việc thu tín hiệu rất không chính xác. Có thể những máy bay vận tải cho RCS rất cao, vài chục m2 sẽ có thể bị phát hiện, và sẽ bị diệt bởi tên lửa tầm xa. Nhưng với chiến đấu cơ bình thường thì vô vọng trong việc phát hiện chúng ở tầm 400km. Ngoại trừ những chiếc AEWAC vác cái dĩa thật to trên lưng. Chưa kể mình ráng sức phát sóng radar thì đó là cái bia cho mọi máy bay địch ngắm đến.

Vì vậy kỷ nguyên mới của không quân lúc này đã thay đổi rất nhiều. Lúc này là câu chuyện ai tàng hình giỏi hơn trước radar máy bay đối phưong, ai cơ động hơn để né tránh bị lock on, ai dùng nhiễu điện tử giỏi hơn, và ai có vũ khí chính xác (nhằm chống lại vật nhiễu) tốt hơn. Những cái này là công nghệ chính xác cao. Và Mỹ có lợi thế lúc này.

 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
bác Giáo Già cho em hỏi tí: bác có nói là F22 có khả năng tấn công mục tiêu tầm xa 350 km. nhưng bác sinhviên thì nói rảnge của hỏa tiển ko đối ko của Hk là short range.. chỉ khỏang 120km.. như vậy F 22 dùng hõa tiễn lọai nào để với tới range 350km?
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
dongtahdsu nói:
Với những rào cản như bác SVG liệt kê ,và xét theo các quan điểm phát triển vũ khí về BVR , các loại AIM ... kỹ thuật Plasma không nhằm vào mục đích "tàng hình" kiểu như F22 , mà nó đi theo hướng hoàn toàn khác là chỉ "tàng hình" với rada dẫn bắn của tên lửa đối phương vào từng thời điểm (không thường xuyên ) nhất là vào những lúc "thập tử nhất sinh" cần ngoặt tránh khi có cảnh báo đã bị locked bởi AIM . Nếu có 1 tiêm kích cơ làm được như vậy có nghĩa là trong không chiến đa phần mọi người đều "thấy" nó , nhưng không (hay rất khó ) hạ được nó . Em chỉ không biết là Mig35 đã kịp ứng dụng Plasma đến mức độ nào thôi , chắc chỉ mới ở dạng "vừa học vừa làm " abc ...bác Giáo nhỉ ?:D, Nhìn văn phong của bác Giáo em cũng "nhạy cảm " chả kém bác Gentledog tí nào
080402cool_prv.gif

Có vẻ khả năng này là hợp lý. Vì nếu tên lửa dùng radar thì nó sẽ bị hấp thu sóng.
Nhưng vấn đề là làm sao phủ 1 lớp khí quanh 1 vật thể bay vận tốc cao. Lớp khí có xu hướng bị thổi ngược về sau đuôi.
Ở ngư lôi Nga có loại Shkval, nó tạo 1 khoang rỗng nhờ bọt khí qua một cái van ở đẫu mũi. Nguồn khí được dẫn ngược từ động cơ chính phía sau lên, vì vậy thân ngư lôi không ma sát với nước nhiều nên tốc độ cao. Làm sao để máy bay cũng có 1 lớp tạo bọt như vậy thì mới đảm bao plasma phủ toàn thân.

Thứ 2 là tên lửa tầm nhiệt, dò tìm mục tiêu bằng ảnh hồng ngoại. Nó bắn từ mọi hướng, kể cả trực diện. Hiện nay thiết kế máy bay T-50 vẫn là bí mật, không chắc họ có hệ thống ống dẫn dầu bọc quanh phần mũi cánh hay những bộ phận ma sát nhiều với không khí giống F-22 hay không. Nhưng có điều chắc chắn cái đuôi của T-50 rất khó che dấu nguồn nhiệt. Mig-35 thì càng không dễ.
Hiện T-50 vẫn chưa có động cơ chính thức, mượn cái 117S trên Su-35. người Nga đang haòn thiện động cơ mới có thể bay siêu âm không cần afterburn. Tuy nhiên dù hòan thiện thì kết cấu của nó sẽ không khác phiên bản T-50 chúng ta đang thấy.

Quan trọng nhất là thông tin từ Nga không nói T-50 dùng plasma mà dùng composite để tàng hình. Không lý nào Mig-35 lại dùng công nghệ tiên tiến này?

Vài hình ảnh so sánh T-50 và F-22. Sẽ hơi khập khiễng vì T-50 chưa hoàn thiện nhưng căn bản bộ khung sẽ không thay đổi, cái hoàn thiện là động cơ, radar, điện tử....Có vẻ Nga đã rất gấp rút hoàn thành T-50.

Chúng ta thấy khoảng cách 2 động cơ, cũng như mặt phẳng động cơ và thân.
t501.jpg


F-22 có kết cấu phẳng giữa động cơ và phần thân, cánh.
f221.jpg



pakfaf22comparaq.jpg
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
cowardsp nói:
bác Giáo Già cho em hỏi tí: bác có nói là F22 có khả năng tấn công mục tiêu tầm xa 350 km. nhưng bác sinhviên thì nói rảnge của hỏa tiển ko đối ko của Hk là short range.. chỉ khỏang 120km.. như vậy F 22 dùng hõa tiễn lọai nào để với tới range 350km?

Thì bác Giáo chỉ nói khả năng radar chứ không nói vũ khí tầm xa. :D

Từ thực tế cuộc chiến thì vũ khí tầm xa đòi hỏi phải cập nhật vị trí mục tiêu cho nó. Vì tên lửa không thể mang radar mạnh. Nó chỉ bay quán tính đến 1 khu vực dự đóan từ khi rời máy bay mẹ. Do đó nếu không cập nhật thì nó sẽ bị "mù" vì mục tiêu cũng chuyển động hỗn loạn, lên xuống, qua trái phải...

Từ đó Nga chấp nhận chơi bài ngửa, dùng máy bay có radar mạnh, sẵn sàng chiếu dẫn cho tên lửa tầm xa. Khi đó nó cũng là mồi cho đối thủ, nhưng coi thử ai liều hơn ai.
Trong cuộc chiến Iraq - Iran??? Em không nhớ rõ trận nào. Chỉ biết là trận này Mig-25 bị F-14 phát hiện và bắn tên lửa. Nhưng khi F-14 mở radar cập nhật mục tiêu cho tên lửa chỉ trong 2s thì Mig-25 phát hiện ra. Nó mở nhiễu và tăng tốc thoát khỏi.
Sau này Mig-25 cũng thoát khỏi F-15 nhiều lần nhờ tốc độ cao. Chứ bản thân mig-25 là máy bay đánh chặn chứ không phải là máy bay tiêm kích không chiến giỏi.

Người Mỹ sau này không đi giống với Nga. Máy bay họ không có radar khổng lồ, đường kính gần mét, nặng cả tấn. Vì vậy vũ khí ngoài tầm nhìn của Mỹ không phát huy hiệu quả như mong đợi.

Sau này họ chỉ chú trọng vũ khí tầm trung là AIM 120, tầm gần có AIM-9 tầm nhiệt và AIM-7 radar bán chủ động.
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
ha..ha bác sinhvie6n già và giáo sư già có dịp so găng nhau rùi. Sao ko thấy bác nào nói về khả năng làm dogfight của F14 dù em nó đả về hưu.. chi còn Iran sử dụng thôi
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
sinhviengià nói:
cowardsp nói:
bác Giáo Già cho em hỏi tí: bác có nói là F22 có khả năng tấn công mục tiêu tầm xa 350 km. nhưng bác sinhviên thì nói rảnge của hỏa tiển ko đối ko của Hk là short range.. chỉ khỏang 120km.. như vậy F 22 dùng hõa tiễn lọai nào để với tới range 350km?

Thì bác Giáo chỉ nói khả năng radar chứ không nói vũ khí tầm xa. :D

Từ thực tế cuộc chiến thì vũ khí tầm xa đòi hỏi phải cập nhật vị trí mục tiêu cho nó. Vì tên lửa không thể mang radar mạnh. Nó chỉ bay quán tính đến 1 khu vực dự đóan từ khi rời máy bay mẹ. Do đó nếu không cập nhật thì nó sẽ bị "mù" vì mục tiêu cũng chuyển động hỗn loạn, lên xuống, qua trái phải...

Từ đó Nga chấp nhận chơi bài ngửa, dùng máy bay có radar mạnh, sẵn sàng chiếu dẫn cho tên lửa tầm xa. Khi đó nó cũng là mồi cho đối thủ, nhưng coi thử ai liều hơn ai.
Trong cuộc chiến Iraq - Iran??? Em không nhớ rõ trận nào. Chỉ biết là trận này Mig-25 bị F-14 phát hiện và bắn tên lửa. Nhưng khi F-14 mở radar cập nhật mục tiêu cho tên lửa chỉ trong 2s thì Mig-25 phát hiện ra. Nó mở nhiễu và tăng tốc thoát khỏi.
Sau này Mig-25 cũng thoát khỏi F-15 nhiều lần nhờ tốc độ cao. Chứ bản thân mig-25 là máy bay đánh chặn chứ không phải là máy bay tiêm kích không chiến giỏi.

Người Mỹ sau này không đi giống với Nga. Máy bay họ không có radar khổng lồ, đường kính gần mét, nặng cả tấn. Vì vậy vũ khí ngoài tầm nhìn của Mỹ không phát huy hiệu quả như mong đợi.

Sau này họ chỉ chú trọng vũ khí tầm trung là AIM 120, tầm gần có AIM-9 tầm nhiệt và AIM-7 radar bán chủ động.
bác sinhviengia` xem kỹ lại nha, bác Giáo Old có nói là F 22 có khả năng phát hiện và tấn công ở cự ly 350km.. vậy Mỹ sẽ dùng phi tiễn nào đây vì bác có nói Mỹ ko có phi tiễn tầm trung
"F22 có thể theo dõi 24 mục tiêu và tiến công cùng lúc 8 mục tiêu ở khoảng cách 350km; trong khi đó Su-T-50 có thể theo dõi 60 mục tiêu và tấn công 12 mục tiêu cùng lúc ở khoảng cách 400-450km. (Dĩ nhiên vệc theo dõi 60 mục tiêu hay 24 mục tiêu nêu rõ khả năng chỉ huy, phân chia mục tiêu cho các máy bay cùng biên đội tác chiến). "
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
10/3/10
102
0
0
Chiều, trước giờ cơm vô lại thấy cái topic này vui quá, để lần mò trao đổi với các bạn, mình thức khuya lắm, loại ngủ ngày thức đêm mà.
.............................
Bạn SVG:

Người Nga nói chung giải quyết các yêu cầu kỹ thuật khá tốt, nhưng ngược với Hoa Kỳ, họ ... rất đơn giản. Câu chuyện người Mỹ bỏ ra hàng triệu Dollar tìm kiếm một cái bút có thể dùng trong điều kiện không trọng lượng khi gặp người Nga thì ngã ngửa: Nga dùng ...cái bút chì! Năm 1976 một phi công Nga đào ngũ qua Nhật với chiếc Mig 25, người Mỹ lại ngã ngửa một lần nữa: Nga dùng tới 80% thép (niken) trong kết cấu khung mà vẫn đảm bảo các tính năng kỹ thuật và còn vượt trội so với các hợp kim hàng không đã biết, đảm bảo phi cơ leo tới vận tốc mach 3! Ngưởi Nga và người Mỹ xứng đáng là đối thủ của nhau, trong lĩnh vực hàng không quân sự, chỉ có họ mới xứng đáng đối đầu, các loại máy bay khác thì, xin lỗi, giống ta gặp trên đờng những cái xe cũng ... 4 giò, nhưng Datsun 1000, Mazda 1200 đời cố hỉ hay tay lái nghịch thời mấy chục năm về trước.

Trên tinh thần ấy, tôi mới dám bàn (loạn) về vũ khí được, chứ kẻo không cái gì của Mỹ thì "khen cả ngày" khó ăn nói lắm.

Cái thằng Mig 35 nó giải quyết chuyện tàng hình như tất cả máy bay hiện nay yêu cầu: tàng hình với rada thám trắc chứ không phải tàng hình với tia phản xạ (của rada), vì điều này ảnh hưởng tới kết cấu khung và giảm khả năng trang bị.
Cái platma nó dùng, theo tôi tương tự dùng trong thủy lôi và tên lửa BrahMos, trên máy bay Mig 35 nó được dùng như bạn dongtahdsu (hy vọng không kèm Hoàng Dung) đã nói. Và Mig 35 không ôm mộng biến mất trong mắt thường ai đó nhưng nó chỉ làm mù rada dẫn bắn. (Hoa Kỳ giải quyết chuyện này bằng dẫn bắn giai đọan cuối bằng GPS).
Kết cấu "gồ ghề lộn xộn" của Mig 35 làm tăng tải trọng rỗng nhưng chú trọng làm các tia phản xạ gia thoa triệt tiêu hay giảm thiểu nhau hơn là hấp thụ hoàn toàn tia ấy. Hình chụp của bạn SVG về cái "bụng" T-50 giống y chang Mig 35 cho thấy kết cấu khung của T 50 đi theo hướng này của Mig 35.
Ngoài ra Mig 35 cũng còn sử dụng các kỹ thuật hỗn hợp khác gồm phủ vật liệu ram hấp thụ cho bề mặt các ống dẫn, chỉ bù đắp cho những khu vực kết cấu dễ phản xạ...như ứng dụng của F-22 (F 22 dùng phủ toàn bộ).
Kỹ thuật tàng hình hỗn hợp này của Mig 35 theo cảm nhận đã được dùng hết cho T-50, và nó ưu việt hơn là rẻ và dễ bảo trì vật liệu. Việc đảm bảo đối phương "mù" còn ủy nhiệm cho hệ thống rada tiến hành chiến tranh điện tử (thằng Su 27 đã có chức năng này từ rada PhazotronN001VE/VEP).

Điều ảnh hưởng khả năng tàng hình của Mig 35 duy nhất còn lại là vũ khí treo ngoài, không có khoang chứa, nên các thiết bị điện tử của vũ khí khi khởi động làm lộ, nhưng như đã nói, Mig 35 không che dấu ý đồ chỉ tàng hình với rada dẫn bắn, tìm kiếm giá rẻ.
.......
Mình sẽ nhẩn nha thêm sau....