Hạng D
21/10/08
3.652
74.863
113
Miền Không Xác Định
XXX Mỹ "tự sướng" đây:Leaders not impressed by new Russian fighter
Bài dịch trên Vitinfo:
Không quân Mỹ "chê" T-50
VIT - Su-T-50 là máy bay tiêu biểu cho thế hệ chiến đấu cơ thứ 5 của Nga, được kỳ vọng là vũ khí áp đảo hoàn toàn các chiến đấu cơ tương đương của Mỹ. Chuyến bay đầu tiên của chiến đấu cơ T-50 đã được thực hiện vào ngày 29/1, nhiều chuyên gia phương Tây đã đánh giá chuyến bay này là bước đột phá về công nghệ quốc phòng của Nga nhưng trong mắt các tướng lĩnh cấp cao Không quân Mỹ T-50 vẫn chưa "ghi được điểm".
Chiến đấu cơ 2 động cơ T-50 của Nga hay còn gọi là PAK FA sẽ phải thay thế cho cả 2 máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 MiG-29 và Su-27.

Chiến đấu cơ đầu tiên T-50 sẽ gia nhập Không quân Nga vào năm 2015 - thời điểm Không quân Mỹ cũng chờ đợi đưa những chiếc F-35 Lightning II – chiến đấu cơ tàng hình siêu thanh một động cơ thế hệ 5 – vào sử dụng.

“Tôi thấy T-50 chẳng có gì để chúng ta thấy cần thiết phải xem lại chương trình F-22 hoặc F-35. Nga có ngành công nghiệp hàng không phát triển và trong bối cảnh hiện nay thì máy bay này không phải là điều gì bất ngờ cả”, Bộ trưởng Không quân Mỹ Michael Donley tuyên bố trước các nhà báo hôm 18/2 trong hội nghị mùa đông của Hiệp hội Không quân Mỹ diễn ra tại Orlando (Florida).

PAK FA của Nga rất giống F-22 của Mỹ về hình dáng bên ngoài (đặc biệt là phần đuôi máy bay), sử dụng công nghệ cao, hệ thống hàng không số, radar quét mạng pha điện tử chủ động, hệ thống liên lạc với trung tâm điều khiển, theo một nguồn tin của Nga.

LA74549_13_52_47.jpg


Về hình dáng, T-50 rất giống F-22 của Mỹ?
Năm 2009, Không quân Mỹ đã đặt mua chiếc cuối cùng trong số 187 chiếc F-22. Ở Nga, hầu như 20 năm không có lấy một máy bay chiến đấu mới, Không quân Ấn Độ cũng tham gia nghiên cứu phiên bản riêng T-50 cho Không quân nước mình.

“T-50 giống máy bay chúng ta đã nhìn thấy trước đây. Tôi không biết là máy bay này có phải là chiến đấu cơ thế hệ 5 hay không nhưng tôi biết chính xác rằng Nga đang nghiên cứu công nghệ thế hệ 5. Điều quan trọng là chúng ta cần phải tiếp tục hoàn thiện chiến đấu cơ thế hệ 5 và đầu tư vào việc nghiên cứu thiết bị thế hệ 6. Rõ ràng là các quốc gia khác cũng đang thực hiện điều này”, tướng Roger Brady, chỉ huy Lực lượng Không quân NATO và Mỹ tại châu Âu tuyên bố trong hội nghị nêu trên.

Tư lệnh Không quân Thái Bình Dương của Mỹ Gary North chia sẻ ấn tượng về chiến đấu cơ thế hệ 5 rằng: “Tôi nghĩ, điều đáng lưu tâm nhất là ở chỗ Nga đã bắt chước chúng ta”. Tuy nhiên, vị tướng này cũng cho biết thêm, T-50 sẽ đến lúc phải đạt được tiêu chuẩn thế hệ 5. Và theo ông, Lầu Năm Góc cần đảm bảo việc nâng cấp liên tục chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 như F-15, F-16 và F/A18. “Nếu chúng ta không mua thêm máy bay thì dù sao chúng ta cũng cần phải có những máy bay tốt nhất để con cháu chúng ta có thể chiến thắng kẻ thù”, ông North nói.

Bên cạnh T-50, Nga đang nghiên cứu máy bay ném bom tầm xa. “Chúng ta sẽ không hạn chế bởi 1 mẫu máy bay mới. Chúng ta cần phải bắt đầu công việc hiện đại hóa hàng không tầm xa và nghiên cứu máy bay ném bom chiến lược mới của chúng ta”, Thủ tướng Nga Vladimir Putin tuyên bố hôm 01/3.



Huy Linh (Lược dịch)
Tin dịch
Nguồn tin: nguồn 1
 
TKM confirmed
Hạng D
24/2/08
2.139
18.402
113
Mỹ nhất định không bán F-22 cho đồng minh, Nga thì chịu xuất khẩu T-50, vậy đồng minh của Mỹ trong tương lai mệt mỏi rồi. Bác nào có info về chiếc HAL Tejas thì share với em với, chíêc này là niềm tự hào của Ấn Độ, giá cả cũng phải chăng nhưng hình như chưa hoàn thiện với có vẻ hơi đuối với Chengdu J-10 của Trung Quốc
300px-HAL_Tejas.jpg
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Em cũng suy nghĩ giống bác Giáo về chiến lược LX phát triển Mig-25.
Nó là lọai máy bay được ráp nhanh. Không dùng thiết bị bán dẫn cầu kỳ. Trực chiến vùng Viễn Đông giá lạnh là phù hợp.
Có lẽ LX lúc ấy cũng tính toán theo kiểu chơi số đông, nếu thiết kế bằng titan thì chịu không nổi. Nếu dùng số đông Mig áp đảo thì rất đáng ngại.

Về T-50 thì chúng ta đợi thêm vài năm nửa chờ Nga công bố cái IRST bắt tín hiệu hồng ngoại nhạy bao xa. Khả năng là nó cải tiến nhiều.
Thêm cái động cơ mới nửa. và radar mới.
Khi đó tương quan với F-22 sẽ dễ tính toán.

Điều chắc chắn là T-50 giá rẻ hơn. Nó không dùng những lớp phủ tàng hình đắt tiền kiểu Mỹ. Cho nên việc bảo trì lớp vỏ này rẻ hơn. Cho phép không quân đặt hàng nhiều máy bay.
Lúc này chúng ta lại dùng tương quan số lượng 2-3 chiếc T-50 vs F-22. Chưa biết hưu chết về tay ai.

Vấn đề nửa là vũ khí đeo theo T-50 chưa rõ cụ thể bao nhiêu, có khả năng nhiều hơn F-22. Việc này rất quan trọng, vì nó bắn cặp đôi hoặc 3 chiếc. Hiệu quả sẽ rất cao.
Người Nga đã tính toán kỹ rồi, cái IRST chính là để đối phó tàng hình, khi có tín hiệu nghi ngờ nhưng quét radar không phát hiện, đích thị có máy bay tàng hình. Nã tên lửa vào vùng nghi ngờ. Tầm nhiệt sẽ lo dò nguồn nhiệt, radar bán chủ động sẽ lo dò pha cuối. việc ai nấy làm. Do đó phải bắn 1 nhát đầu cho đối phương cơ động né tránh, nó sẽ phát thải nhiệt cao. Từ đó những tên lửa sau dễ bám.

F-18 hiện nay bắt đầu trang bị IRST. Nhưng máy bay tàng hình thì chưa gắn được, do cái này vẫn chưa tìm ra biện pháp làm cho nó tàng hình. Có lẽ Mỹ cũng phải nghiên cứu cho ra.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Chiếc Tejas của Ấn không so với J-10 được, nó là máy bay hạng nhẹ, dùng huấn luyện là chính. Dựa trên mẫu Mig-21. Còn J-10 dựa trên Su-27.
Về mặt công nghệ chế tạo thì Ấn thua TQ.
Do vậy sau này Ấn hợp tác với Nga thân thiết, do Nga chịu chuyển giao ít công nghệ cho Ấn. Phương Tây và Mỹ đã bỏ lỡ cơ hội với Ấn. Chỉ mới đây Mỹ quay lại hợp tác về năng lượng hạt nhân dân sự. Đó được xem là sự quay về của Mỹ.

Dự án mua máy bay tầm trung gần đây của Ấn cũng chú trọng vào mục tiêu chuyển giao công nghệ. Có khả năng Nga lại thắng với Mig-35.

Vài hình HAL Tejas. Sẽ bay vào năm nay.

haltejas.jpg
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
Bác GG có đề cập đến việc một số nước mua máy bay của Mỷ sau đó ko có tiền để bảo trì nên tai nạn xảy ra khá nhiều... cái này dỉ nhiên thôi... dưng củng nên xem lại " thành tích" độ bền của máy bay Mỷ.. điển hình là mấy chiếc F 14, C 130 của Iran..đến bây h chúng vẫn bay, dù Iran bị Mỹ cấm vận từ thời CM hồi giáo, hình như 197900 và có vài chiếc bị rớt...Trớ trêu là mấy chiếc rớt gần đây có cả TU 154.. do Nga sx , thế mà Iran lại đổ lỗi do Mỹ cấm vận..

VN mình củng có hàng tá máy bay AN của Nga mới sx sau nay dưng củng vô Junk Yard... củng vì ko có tiền bảo trì ... do đó ko biét ntn mới được gọi là chi phí thấp...
 
Hạng D
21/10/08
3.652
74.863
113
Miền Không Xác Định
sinhviengià nói:
Vấn đề nửa là vũ khí đeo theo T-50 chưa rõ cụ thể bao nhiêu, có khả năng nhiều hơn F-22. Việc này rất quan trọng, vì nó bắn cặp đôi hoặc 3 chiếc. Hiệu quả sẽ rất cao.
Người Nga đã tính toán kỹ rồi, cái IRST chính là để đối phó tàng hình, khi có tín hiệu nghi ngờ nhưng quét radar không phát hiện, đích thị có máy bay tàng hình. Nã tên lửa vào vùng nghi ngờ. Tầm nhiệt sẽ lo dò nguồn nhiệt, radar bán chủ động sẽ lo dò pha cuối. việc ai nấy làm. Do đó phải bắn 1 nhát đầu cho đối phương cơ động né tránh, nó sẽ phát thải nhiệt cao. Từ đó những tên lửa sau dễ bám.

F-18 hiện nay bắt đầu trang bị IRST. Nhưng máy bay tàng hình thì chưa gắn được, do cái này vẫn chưa tìm ra biện pháp làm cho nó tàng hình. Có lẽ Mỹ cũng phải nghiên cứu cho ra.

Em nghĩ cái này hơi khó à nhe!:D
Làm như vậy máy bay Nga đã bị lộ trước rồi. Trong khi đối phương ở đâu chưa rõ. Bắn hú hoạ thì bao nhiêu cho đủ? Hay nói vui là "chưa đến chợ đã hết tiền!":p. Tầm xa detect của IRST làm sao bằng radar vô tuyến được.
Đọc lời bình của đọc giả về những lời phát biểu của mấy Sếp Mỹ chê T-50 thấy rất vui, em tóm lược:
- Pro Nga: Mấy tay cao bồi thật là bố láo! Chỉ mới có vài chuc phút bay thử mà dám phán như đúng rồi. Cơ sở nào để kết luận như vậy? Rồi đây 5th generation của Nga sẽ làm trùm!
- Pro Mỹ: Nga ngố còn lâu mới theo kịp Mỹ. Chiếc T-50 này sẽ hoàn thiện vào năm...2025! Mới có 2 chuyến bay thử vài chục phút mà đã tỏ ra huênh hoang, chẳng thể hiện được điều gì...lịch sử đã từng ghi nhận nhiều vụ nổ "big bang" xì hơi của người Nga...
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
@magic: thì Nga ko đủ thực lực nên đành phải nổ big bang để khè Mỷ chứ bác..
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
ở đây có mình bác IMC là pilot, lái củng 6,7 lọai rùi, kể cả skyraider,L 39.. đã "tiếp cận sờ mó" được hầu hết các máy bay của Mỷ sau này: F 16,F15, F14, F4, F22, F35. Thậm chí đả được bay chiếc Osprey 22, tanker KC 135... dưng thấy bác ấy ít tham gia post bài quá..
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Việc bắn hú họa của T-50 thì nó khác việc bắn B-52 cầu may.

Đầu tiên phải kể tới tầm IRST, với máy bay thông thường thì nó có thể phát hiện ở tầm 70-90km rồi. Với F-22 là bí mật. Bởi vì F-22 có 1 thiết kế đặc biệt, những khu vực góc cạnh ma sát với không khí nhiều sẽ có 1 một lớp chất lỏng làm mát. Nó chạy quanh khu vực và tàn nhiệt vào nhiên liệu chứa trong thân. Đại khái thế chứ còn cụ thể chất gì và hoạt động thế nào là bí mật.

Tuy nhyên việc này chỉ giảm nhiệt chứ bản thân việc ma sát tức đã tạo nhiệt tức thời rồi. Lớp chất lỏng làm mát chỉ đóng vai trò giữ lớp vỏ không tích tụ nhiệt để ngày càng nóng hơn, chứ không thể làm lạnh như so với môi trường được. Do đó F-22 vẫn phát nhiệt và sẽ bị vũ khí hồng ngoại dò tìm ảnh nhiệt bắn hạ. Tuy nhiên ở bao xa thì không biết, tùy hiệu quả làm việc của thiết bị làm mát.

Trở lại việc bắn "hú họa". Nó không phải bắn mò. Đầu tiên IRST phải phát hiện "đốm nhiệt". Lý do gọi là đốm vì máy bay có chỗ phát nhiệt nhiều, chỗ ít. Do đó định vị chính xác để dẫn bắn là khó, ít nhất là công nghệ thời điểm này.
Do đó nó phải cần dùng radar chính quét vùng có đốm nhiệt. nếu quét không thấy cái gì, tức là máy bay tàng hình ở khu vực đó.

Bây giờ mới bắn tên lửa tầm nhiệt. Dù không khóa mục tiêu được nhưng tên lửa có thể bay lại khu vực gần mục tiêu.
Nó cũng tương tự như dẫn đường quán tính. Tức thời điểm ban đầu phải nạp thông số tọa độ cho tên lửa, máy tính nó đoán hướng bay, tốc độ, cao độ... sau đó hệ quán tính cứ đến 1 mốc thời gian lại chỉnh cánh tên lửa bay theo như dự đoán của máy tính. Nếu nhở máy bay mục tiêu nó đổi hướng thì sao? Lúc đó cần cập nhật vị trí mới (mid-course update data-burst ).

Do đó việc dẫn bằng quán tính mà không update dữ liệu thì cũng chả khác bắn hú họa là mấy. Vì hệ quán tính nó gộp sai số từng giây. Cứ tích lủy càng lúc càng sai nhiều.
Với IRST, nó có "đốm nhiệt" nên nguyên lý cũng như cập nhật cho quán tính, nó sẽ hướng tên lửa về vùng cần phải tới. Việc còn lại là tự đầu dò của tên lửa sẽ làm, càng gần mục tiêu, độ nhạy càng mạnh.
Bắn 1 phát sẽ làm mục tiêu cơ động né tránh, tung flare, chaff gây nhiểu, nó càng bay nhanh, độ ma sát càng tăng, càng tỏa nhiệt. Chưa kể nó cơ động mà xoay đuôi động cơ về hướng IRST thì càng dễ bắt tín hiệu.


Đó là nói về nguyên lý làm việc, còn F-22 là tàng hình, nó sẽ nhìn ra đối thủ trước khi đối thủ kịp nhận ra nó. Do đó F-22 sẽ né đối đầu trực diện. Tìm cách tiếp cận an toàn nhất. Người Nga làm chiếc Su lại gắn cái radar sau đuôi là vậy. bao bọc càng nhiều càng tốt, đã lỡ lộ diện rồi thì việc gì phải che dấu, vả lại có bị phát hiện từ xa cũng phải tiếp cận gần mới bắn hạ được. Việc F-22 mà nhìn thấy mục tiêu vài trăm km cũng không biết lấy gì để bắn? Cứ phải bay lại gần.

Kỹ sư Nga nói về công nghệ IRST:

Viktor Shargorodsky, NII PP general designer:

“Stealth technology today is mostly decreasing it’s visibility in radio bands. But for the optical bands, especially in IR ranges the main parameter is temperature. And you can do nothing about it. Engines have great flow of hot air which can be detected perfectly from the big range if we are behind the plane. If we are going face to face, so first of all we still see some part of this flow and second we can see the front edges of wings which meet air flow and become warm too.”
 
Hạng D
21/10/08
3.652
74.863
113
Miền Không Xác Định
Tên lửa tầm trung có thể bắn từ khoảng cách 50Km. Cự li này, em nghĩ người Nga bó tay với F-22 thôi. Nếu không nhờ thêm thứ gì đó từ mặt đất. F-22 có thể tiếp cận mục tiêu từ tất cả các hướng. Chiếc máy bay Nga đối diện với nhiều mối đe dọa mà như người bị khiếm thị...có cầu mong sống sót qua loạt tên lửa đối phương để mà giáp lá cà dogfight thì còn họa may. Như Tạ Tốn dụng Thất Thương Quyền vậy.
Công dụng của tàng hình là rõ như ban ngày. Người Nga tuyên bố cái PESA dư sức phát hiện sao lại vứt đi? Thậm chí còn trang bị thêm L-Band radar 2 bên cánh để phòng ngừa - mà cái này thì mới có trên bản vẽ. Thêm cả đống IRST nữa. Chứng tỏ rằng: họ không được tự tin. Họ thiếu thông tin kỹ thuật công nghệ tàng hình của Mỹ.