@ Bạn cowardsp,
Ồ, tôi cũng có nghi ngờ gì chuyện gặp khó khăn khi sx đâu, ai chả thế. Nhưng bạn cứ để ý thấy cái F22, với vài mẫu + chi phí nghiên cứu (60 tỷ), giá thành nó đâu khoảng 340 triệu; khi bán hơn 180 chiếc giá thành được chia ra còn khoảng 130 triệu, nếu Hoa Kỳ chấp nhận sx thêm, giá còn xuống, nhưng họ lại kiên quyết ngưng (?).
Thằng T50 với chi phí khoảng 3 tỷ, nghe nói Ấn (tập đoàn HAL) bỏ vô hơn 2tỷ và Ấn có lên kế hoạch mua 200 cái, tôi nghĩ như thế, v/đ tài chính không phải là quá khó với chương trình này đâu.
Các trực thăng Nga trước đây thường lấy các biến thể từ Mi8 đa năng, khó bỏ chức năng vận tải, nên lớn. Đến Mi 24 cũng vẫn còn kèm chức năng đó; sau này cái Mi 28; Mi 28N nó chuyên hơn nên tương tự Apache hơn. Tuy nhiều thứ trong một nhưng triết lý chiến đấu "trung đội", tập thể nhỏ, của họ cũng khá hay và phát triển sớm đấy bạn ạ. Biệt đội Alfa của họ ra đời trước Delta Hoa Kỳ, chứng tỏ tư duy về các xung đột nhỏ, quy mô nhỏ (kiểu chống khủng bố) của họ có rất sớm.
Các máy bay Nga thiên về đường dài, vì trước đây kỹ thuật tiếp dầu chưa phát triển như Hoa Kỳ nên thùng lớn chứa nhiều là một trong những mục tiêu thiết kế. Ngay cái Su 27 không bình xăng phụ mà nó bay xa thế cơ mà. Với lại, như thế nó kích thích nghiên cứu động cơ, khí động học...và rõ ràng về các mặt ấy Nga đã có thành tựu. Nền Kt kiểu chỉ huy nên các xí nghiệp, cơ xưởng thường hay theo mô hình "mậu dịch tổng hợp" cứng nhắc, khó thay đổi nhuyễn như Hoa Kỳ. các mẫu có sẵn luôn được sàng qua lại đỡ chi phí nghiên cứu, dễ cho việc đáp ứng tốc độ sx yêu cầu. nhưng có lẽ mức nào đó nó ... lại kìm hãm sáng tạo.
Hoa Kỳ với sự phát triển kiểu da beo các căn cứ trên toàn TG, đội ngũ HKMH phát triển, tiếp dầu tốt.... nên có lẽ các loại tầm xa với họ là thừa? Vả lại, nền KT thị trường Hoa Kỳ tạo ra cạnh tranh trong các ngành chuyên biệt khá tốt nên ra nhiều loại với những tính năng đặc thù, chủng loại phong phú với tốc độ sx nhanh (các hãng tự cạnh tranh) nên ít chơi loại "anything in 1".
Nhìn theo yêu cầu chính trị và nền KT khác nhau có lẽ cũng thấy hai cách phát triển vũ khí và ngay cả cấu trúc quốc phòng của hai nước này.
Cái nhìn chung theo quan điểm cá nhân mình thì thấy thế.
.............