Re: RE: Kiến thức vụn vặt cho xe cũ.
Nay xin viết tiếp phần Cách thức hoạt động của bộ CHK Asia Towner gởi đến các bác tham khảo:
Quá trình khởi động: [/b]
Khi xe còn nguội, để khởi động cần phải kéo hết dây Starter (tạm gọi là vị trí thứ tư) (xe dùng bộ CHK). (Nếu xe nào không cần làm điều này thì xe đó phải có hệ thống bù rất tốt, nếu không, chắc chắn sẽ bị dư xăng khi máy đã nóng đến nhiệt độ ổn định, tức xe đó luôn làm việc trong trạng thái dư xăng, ít nhất là khi máy chạy garenti).
Đối với Asia Towner, ngoài việc kéo hết dây Starter, còn phải đạp ga một cái cho cánh bướm gió đóng lại và cánh bướm ga mở ra và được gài lại ở một vị trí nào đó (tùy theo vị trí của vít chỉnh 31, bản thân cơ cấu cơ khí của nó như vậy, xin không giải thích. Khi đạp ga, bơm tăng tốc cũng góp một phần phun xăng vào trong họng hút, nhưng đó chỉ là tác dụng phụ). Lúc này, bướm gió gần như đóng hoàn toàn. Giúp cho máy hút được nhiều xăng khi đề (vì khi đó, vận tốc của máy quá nhỏ, khoảng 200v/p, rất khó hút xăng vào).
Khi máy chạy được rồi, số vòng tua tăng lên, ống 20 có áp âm sẽ hút “dù trả bướm gió” làm cho bướm gió rớt lại vị trí thứ 3 (khoảng 1.600v/p), bướm ga cũng giảm xuống (liên động cơ khí) mặc dù dây Starter vẫn đang ở vị trí kéo hết. Điều này giúp cho máy không bị ngộp xăng. Máy chạy trong điều kiện này một lúc làm cho nước giải nhiệt nóng lên.
Nước giải nhiệt nóng lên đến khoảng 40- 50[SUP]o[/SUP]C, làm cho công tắc nhiệt trên máy tác động và báo sáng đèn báo “Starter” trên táp lô đồng hồ (Công tắc này còn đưa tín hiệu đến bộ Emission Control, chuẩn bị cho bộ này hoạt động).
Đến đây, người lái xe có thể trả dây kéo Starter về hết, hoặc là trả về vị trí thứ hai (khoảng 1.300v/p), đợi một thời gian nữa cho máy tiếp tục nóng lên trước khi trả Starter về hết, nếu nhiệt độ môi trường thấp, hoặc bộ bù nhiệt bằng van lưỡng kim (van này nằm trên bầu lọc gió, gọi tắt là VBLK) hoạt động không tốt (có thể bị hở ở nhiệt độ môi trường).
Nếu trả Starter về sớm được (tức nhiệt độ nước giải nhiệt ở khoảng 50[SUP]o[/SUP]C) thì VBLK sẽ làm tiếp nhiệm vụ bù đến khi máy đạt được nhiệt độ ổn định (khoảng 80-90[SUP]o[/SUP]C).
Hoạt động của nó như sau: Khi máy chạy garenti, không khí có thể được hút vào máy theo ba đường là ống 11, ống 21 và ống thông hơi ngang qua lọc phụ 32.
Do lúc đầu, bầu lọc gió nguội, VBLK đóng kín. Ống 11 nối đến bộ van đôi của Emission Control cũng đóng kín vì nó không làm việc khi máy chạy garenti, chỉ còn một đường là ngang qua lọc phụ 32 (bộ lọc này tạo một trở lực khi máy hút không khí vào), làm cho tỉ lệ xăng hút vào cao.
Một thời gian sau, bầu lọc gió nóng lên do máy nóng lên và do đường hồi của hệ thống chống bốc hơi xăng carter “Crankcase Emission Control System”, VBLK mở ra. Lúc này, không khí vào máy bằng cả hai đường nên tỉ lệ xăng giảm xuống. Đến đây là hoàn toàn hết nhiệm vụ của VBLK, còn Starter có thể sử dụng ở hai vị trí 3 và 2 để leo dốc mà không cần giữ chân ga. Quá trình khởi động hoàn tất.
Quá trình hoạt động ổn định: [/b](Khi nhiệt độ nước giải nhiệt ổn định khoảng 80-90[SUP]o[/SUP]C)
Trong quá trình này, máy được sự hổ trợ của bơm phụ, bơm tăng tốc:
Tác dụng của bơm phụ 8. Khi máy đang hoạt động, vì một lý do nào đó làm cho máy sắp chết (thường do thiếu xăng), thì bơm sẽ làm cho mực xăng trong giếng xăng chính 24 cao lên, giúp xăng vào họng hút dễ hơn, máy hoạt động ổn định lại.
Nó làm việc như sau:
- Khi máy chạy, ống 9b có áp âm, cấp cho đầu 9a, lò so trong bơm phụ bị nén lại, bơm hút một lượng xăng vào qua van một chiều có hòn bi. Khi máy sắp chết, áp âm bị mất, lò so bung ra, đẩy xăng qua giếng xăng chính 24, làm xăng trong giếng này tăng lên, giúp đưa xăng vào họng hút dể dàng hơn. Khi máy chạy cà giật, bơm này hoạt động liên tục càng phát huy tác dụng.
- Khi tăng ga (từ vị trí garenti), cánh bướm ga đi qua lổ của ống 9b, làm lổ này lọt ra ngoài vùng âm áp, ống 9b mất áp âm, lò so của bơm phụ bung ra, bơm một lượng xăng đến giếng 24, giúp maý hút xăng từ lổ tia chính dể dàng hơn, trước khi tốc độ máy tăng lên. Khi tốc độ máy đã tăng lên, bơm này gần như không còn tác dụng nữa, và đến lúc bơm tăng tốc phát huy tác dụng.
Bơm tăng tốc: là bơm xăng dùng cơ cấu cơ khí liên động với bướm ga để đẩy một lượng xăng vào thẳng họng hút của máy. Vì là tia xăng, không có khuếch tán, nên ở tốc độ thấp, nó ít có tác dụng (do xăng hòa vào không khí không kịp, bị rớt trên họng hút và từ từ bay hơi trộn với không khí được hút vào). Nó chỉ thật sự hiệu quả khi máy có tốc độ khá lớn, dòng không khí hút vào đủ mạnh để có thể cuốn được các giọt xăng đưa vào máy.
Do đó, khi điều chỉnh thanh liên động của bơm tăng tốc, phải điều chỉnh sao cho, nó làm việc tốt ở vị trí cánh bướm ga mở hơi rộng trở lên, tránh trường hợp , khi gần vị trí ga lớn nhất, bơm đã hết hiệu quả (hết hành trình).
Khi tăng ga (từ chế độ garenti), cánh bướm từ từ mở ra, nó quét qua lổ tia phụ thứ hai 13, làm lổ tia này rơi vào vùng âm áp, hòa khí tiếp tục được hút nhiều hơn. Lổ tia phụ thứ hai này có hình dẹt chạy theo chiều di chuyển của cánh bướm ga, giúp cho hòa khí vào máy càng nhiều khi ga càng tăng. Ngoài ra, do lúc này dòng khí vào máy khá nhanh, lổ tia chính có âm áp sẽ hút xăng vào. Khi máy chạy đủ nhanh, lượng xăng hút vào nhiều làm cho mực xăng trong giếng chính giảm xuống, kéo theo mực xăng trong giếng phụ giảm theo (do thông nhau), tránh được tình trạng thừa xăng.
Việc tránh thừa xăng còn do ống thông hơi xếp bậc 26 đảm nhận.
Ống này hoạt động như sau: Khi mực xăng trong giếng chính hạ xuống, ống thông hơi sẽ thông giếng ra bầu lọc gió, máy sẽ hút không khí vào thêm làm giảm lượng xăng.
Nhưng những biện pháp này chỉ có hiệu quả khi máy lên ga, xuống ga một cách từ từ và cũng khó điều chỉnh cho mọi tốc độ của động cơ.
Do đó, một hệ thống điều khiển bằng điện tử là Emission Control được thêm vào: Nhiệm vụ của nó là đưa thêm không khí vào khi máy dư xăng.
Khi máy dư xăng, nó sẽ mở một lượt hai van (cơ cấu truyền động dính với nhau) nhờ một động cơ bước. Một van nối đến ống 11 để điều khiển tỉ lệ xăng ở các lổ tia phụ, một van nối đến ống 25 dùng điều khiển tỉ lệ xăng ở lổ tia chính. Các đầu còn lại được nối đến bầu lọc gió để lấy không khí thêm vào. Còn lúc máy thiếu xăng, nó chỉ việc đóng các van này lại. Vì nó có khả năng điều chỉnh mở lớn dần hoặc khép dần hai van, nên nó có khả năng điều chỉnh hiệu quả ở mọi tốc độ.
Thật là đơn giản phải không các bác! (Chi tiết hơn xin xem phần Nguyên lý bộ Emission Control, sẽ post lên sau).
Tiếp theo là Phương pháp cân chỉnh bộ chế hòa khí Asia Towner[/b]. Xin được tạm nghỉ tay và để suy nghỉ tiếp.