Hạng B2
24/2/09
239
33
0
Re: RE: Kiến thức vụn vặt cho xe cũ.

III.2. Cân chỉnh CHK:

III.2.1. Cân chỉnh garenti:


a. Chỉnh vít chỏi bướm ga (29):

Nguyên tắc là phải chỉnh sao cho từ vị trí này, bướm ga chuẩn bị quét đến lổ tia phụ thứ hai (14). Nếu bướm ga đậy sâu quá, khi lên ga, bướm mở ra mà chưa đến được lổ tia phụ thứ hai, làm cho máy thiếu xăng, hơi khựng máy ở điểm này (tại điểm này bơm phụ cũng chưa làm việc, do cánh bướm chưa quét qua lổ 9a, nhưng nếu máy sắp chết thì nó phát vẫn phát huy tác dụng).

Cách chỉnh tốt nhất là tháo hẳn bộ CHK ra, nhìn vào cánh bướm mà chỉnh.
Cách chỉnh đơn giản nhất là: cứ để CHK trên máy, vặn vít (29) lui về hết, đè lẩy cò bướm ga về hết. Sau đó, vặn vít (29) đến vừa đụng bướm ga (một tay đè lẩy cò để nhận biết đã đụng hay chưa). Khi đụng rồi, tiếp tục vặn thêm 1 vòng nữa. Vị trí này chưa chắc đã đúng, mà nó chỉ là cơ sở để tiếp tục điều chỉnh sau ! Nếu sau này, thử mà thấy khi lên ga từ từ máy bị khựng thì tiếp tục vặn cho bướm ga mở ra tiếp. Nhưng hiện giờ thì không chỉnh nó nữa ! (Vì có trường hợp dư xăng, máy không khựng, nhưng vị trí thì vẫn không đúng!).

b. Chỉnh vít lưu lượng hòa khí chạy garenti (12):

Trước hết vặn (12) vào hết, sau đó vặn ra 5 vòng.

Tháo jack cắm điện của van đôi ra. Để vô hiệu hóa hoạt động của nó.

Rút ống (21) ra, để hở. Vì ta xem như lúc này máy đã nóng đủ nhiệt độ, và vì khi chỉnh phải mở yên ngồi nên nắp bầu lọc gió nguội xuống, VBLK không chịu mở.

Cho máy chạy (Lưu ý là chỉ chỉnh được chính xác khi nước giải nhiệt đã ổn định. Khi máy nguội, có thể chạy không được ngọt. Nhưng sẽ có các biện pháp khác để bù cho nó. Sẽ được trình bày sau ). Nhiệt độ nước máy khi ổn định khoảng 80-90[SUP]o[/SUP]C, đối với xe tui kim nhiệt ở khoảng trên 1/3(kể cả khoảng màu đỏ).
Nếu máy không chạy được, thì tiếp tục vặn (12) ra vài vòng nữa.
Khi máy chạy được rồi, vặn vít (12) vào từ từ, đến khi máy gần tắt thì vặn trở ra 2 vòng.

Bây giờ sẽ kiểm tra xem máy dư hay thiếu xăng: (không chạy AC)
Rút từ từ ống âm áp nối vào van điều khiển của dù chạy AC ra (ống này nối đến ống 35 trên cổ góp gió của động cơ, mục đích là cho thêm không khí vào máy). Nếu máy chạy nhanh hơn là dư xăng, chạy yếu hơn là thiếu xăng. Nếu dư xăng, vặn vít (12) vào thêm và ngược lại. Thử lại bằng cách bịt và buông ống âm áp, vận tốc máy không thay đổi là tốt rồi. Thật sự, lúc này máy vừa hơi dư xăng (một ít thôi), nhưng sẽ giúp cho việc tăng tốc dễ dàng.

Bây giờ quay lại kiểm tra xem vít chỏi bướm ga:
Tăng ga chầm chậm (có thể dùng một tay giữ cò ga, một chân đạp ga, để tránh làm dây ga bị cong mà vẫn lên ga chầm chậm được), xem máy có bị khựng ở điểm nào không (chỉ gần gần điểm garenti thôi). Nếu có điểm khựng, thì phải vặn vít (29) vào thêm nửa vòng rồi tiếp tục lặp lại bước b từ "Cho máy chạy ...".[/b] [/b]Nếu không có điểm khựng thì quá tốt rồi.

Xem lại số vòng tua máy nằm trong khoảng 900 ± 50 v/p (theo số liệu của Mr.Thiết).
Nếu thấp hơn thì vặn vít (29) vào tiếp cho đủ số vòng tua máy.
Nếu cao hơn nhiều thì phải tiến hành chêm lổ phân phối xăng phụ (27).
Cách chêm ống (27) như sau: Tháo ốc bít (27a). Dùng vít miệng ngang nhỏ (khoảng lớn hơn vít thử điện một chút) tháo ống (27) ra. Lấy một sợi dây đồng có đường kính khoảng 0.4mm, xỏ vào ống. Bẻ sợi dây đồng gập vào ống ở đầu dưới, đầu trên bẻ ngang vuông góc. Cắt chổ thừa bỏ đi. Lắp ống (27) vào. Lắp (27a) vào. Lặp lại bước b từ "Cho máy chạy ...".[/b]

Đến đây là xong việc chỉnh garenti khi máy đạt đến nhiệt độ ổn định.
Tiếp theo là chỉnh bù khi máy nguội.

Bây giờ tạm ngưng chờ cho máy nguội sẽ làm tiếp nghen các bác !
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
24/2/09
239
33
0
Re: RE: Kiến thức vụn vặt cho xe cũ.

III.2.2. Chỉnh bù khi máy nguội:

Trong khi chờ đợi máy nguội xuống, làm các việc sau:
Tháo nắp có ống (21) ra. Nắp này được bắt bởi 3 con ốc. Phía trong nắp này là một cái hóc chứa ruột lọc. Nó là một bộ lọc phụ (32). Nếu không còn ruột lọc, phải làm một cái lắp vào. Lọc này có tác dụng như một trở lực khi máy hút không khí vào, vì vậy xăng sẽ được hút vào nhiều hơn khi mà ống (21) đã bị đóng kín.

Cách làm lọc như sau: lấy vải kaki cắt thành băng vải có chiều rộng 10mm, chiều dài khoảng 0.5m. Nếu không có vải dài thì cắt thành từng đoạn ngắn cũng được. Sau đó xếp zít zắt có độ dài gần bằng chiều dài của hóc lọc, chiều dày bằng với chiều ngang hóc lọc. Rồi nhét lọc vào đó. Lắp lại nắp có ống (21). Bít kín ống (21) lại.
Hình ruột lọc (32) sau khi lắp vào:

ruotloc32.jpg

Bây giờ chắc máy đã nguội. Có thể kiểm tra bằng cách kéo dây Starter lên. Nếu máy nguội dưới 50[SUP]o[/SUP]C (chưa đo thử, chỉ phỏng chừng), đèn Starter trên táp lô không sáng. Nếu đèn còn sáng thì đợi cho đến khi đèn không sáng nữa mới tiếp tục. Khi đèn Starter không sáng nữa, đề cho máy nổ (Nhớ đạp gamột cái cho "Starter" gài lại). Rồi trả dây Starter về hết.
Nếu máy yếu dần và/hoặc chết thì lấy lọc ra, xếp thêm vải vào cho chặt hơn, rồi thử lại.

Nếu máy vẫn chạy thì kiểm tra xem máy có dư xăng không (các việc này cần làm khẩn trương, nếu không, máy lại nóng lên) bằng cách tháo ống nối đến van bù ga AC. Nếu máy chạy nhanh hơn, chứng tỏ dư xăng. Lại tháo lọc ra bỏ bớt vài lớp vải rồi thử lại từ đầu. Nếu máy chỉ hơi yếu xuống một chút là được rồi.

Lắp lại ống bù ga AC, ống (21) như cũ.

Vậy là máy có thể chạy garenti khi máy nguội và nóng rồi !

Phần điều chỉnh khi máy chạy ga lớn chỉ còn là việc thay đổi đường kính lổ phân phối xăng chính (10). Vì ống thông hơi xếp bậc thì dính cứng vào nắp rồi, không thể thay thế, điều chỉnh gì được cả.

Nhưng để nhận biết được dư hay thiếu xăng phải nhờ một đầu dò điện tử gọi là đầu đo oxy khí thải (Heated Oxygen Sensor viết tắt là HO2S).

Để điều chỉnh tỉ lệ hòa khí cần phải có một van gọi là van đôi (tạm gọi như vậy) vì nó điều khiển hai van cùng một lúc. Một đường điều chỉnh tại lổ tia phụ, một đường điều khiển lổ tia chính của CHK.

Để van có thể điều chỉnh đúng, cần có một bộ nhận biết tín hiệu từ HO2S và điều chỉnh van đôi này cho phù hợp. Bộ đó là Emission Control gọi tắt là EC. Theo tui nghĩ, đây chính là ECU (Emission Control Unit), nhưng gọi như vậy có vẻ to tác quá, mà trên nắp hộp cũng chỉ thấy ghi là Emission Control !

Thật ra bộ EC chỉ làm giảm tỉ lệ xăng trong hòa khí chứ nó không làm tăng lên được ! Do vậy, nếu bộ CHK mà riêng phần cơ khí của nó cấp dư xăng cho máy là tốt rồi ! Vì EC chỉ việc điều chỉnh giảm xuống thôi là OK.

Chứ nếu, bộ CHK cấp không đủ xăng khi ga lớn thì EC cũng đành bó tay!

Vậy việc giảm quá nhỏ lổ cấp xăng chính (10) hoàn toàn không có lợi. Mà kích thước lổ này sao cho việc cung cấp xăng cho máy là hơi dư một chút. (Đây cũng chính là cách điều chỉnh kích thước lổ cấp xăng chính vậy).

Tiếp theo là phần “Nguyên lý hoạt động của hệ thống Emission Control”. [/b]Xin tạm dừng tại đây, sẽ post tiếp......
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
7/7/08
157
6
0
52
Re: RE: Kiến thức vụn vặt cho xe cũ.

AiaTowner007 nói:
1. Đó là đang nói đến dàn condensor của máy lạnh.
Vâng em hiểu rồi, bây giờ em biết " dàn-nóng" là cái nào rồi, còn phần sưởi ấm trong cabin-lái các bác kêu là gì vậy ? Cho em biết tên để sau này còn phân biệt được ...
2. Không biết gin là sao! nhưng theo "si lựng" thì thấy như vậy vì van lưỡng kim là loại thường đóng, khi nhiệt độ cao thì mở.
Cái này thì tùy ở nhà sản-xuất thiết-kế van , nhưng em muốn bác xác-định lại những đường ống lấy-gió mà van này điều khiển. Nếu theo suy-luận của bác thì van sẽ điều-khiển 2 đường : 1 đường là lấy gió từ dưới ghế tài-xế, 1 đường lấy gió từ khoang-máy. Hai đường này sẽ nối đến ống đi qua bầu lọc gió. Có đúng như vậy không ạ ?
3. Vị trí vẽ phần cấu tạo không chính xác lắm. Thực sự thì điện trở xông nằm rất gần với lổ tia phụ thứ nhất (14).
Theo hình bác chụp thì đúng là nhà sản-xuất thiết-kế như vậy rồi. Điện trở xông ở VN mình thì không quan-trọng lắm, mình là xứ nóng mà.
Theo hình vẽ nguyên-bản ( tuy không đấỳ-đủ chi tiết như của bác ) nhưng em dễ hình-dung hơn. :) Nhưng có 2 khúc mắc chỗ này :
a) Xe của bác không có đường số 14 ( high-spêed enrichment ) như trong hình này .
b) Trong chú thích có đường số 11 , nhưng trong hình vẽ em không biết là đường ống nào ?
c) Theo hình của bác , ống 13 và 14 là mạch garanty ( ở hình mới này tương-đương với ống 12 và 15. Vậy thì mạch garangty của mạch này cũng vậy , và chỉ gọi khác tên thôi ? Nhưng phần chú thích thì lại ghi mạch số 11 là idling-circuit ???
18.gif

d) Khi nào rãnh , bác cho em vài tấm hình tổng thể của hệ-thống chế-hoà-khí nhé , cho em dễ hình-dung hơn . Cám ơn bác.


4. Xe Asia Towner không có bơm chân không bác ạ.
Em hiểu loại hệ-thống của bác rồi.
 
Hạng B2
24/2/09
239
33
0
Re: RE: Kiến thức vụn vặt cho xe cũ.

ToyotaCorolla nói:
AiaTowner007 nói:
1. Đó là đang nói đến dàn condensor của máy lạnh.
Vâng em hiểu rồi, bây giờ em biết " dàn-nóng" là cái nào rồi, còn phần sưởi ấm trong cabin-lái các bác kêu là gì vậy ? Cho em biết tên để sau này còn phân biệt được ...
Theo tui thì:
Condensor = dàn nóng máy lạnh.
Heat coil = dàn nóng sưởi ấm.
Tiếng Việt "trong sáng" chỉ hơi dài dòng tí !
2. Không biết gin là sao! nhưng theo "si lựng" thì thấy như vậy vì van lưỡng kim là loại thường đóng, khi nhiệt độ cao thì mở.
Cái này thì tùy ở nhà sản-xuất thiết-kế van , nhưng em muốn bác xác-định lại những đường ống lấy-gió mà van này điều khiển. Nếu theo suy-luận của bác thì van sẽ điều-khiển 2 đường : 1 đường là lấy gió từ dưới ghế tài-xế, 1 đường lấy gió từ khoang-máy. Hai đường này sẽ nối đến ống đi qua bầu lọc gió. Có đúng như vậy không ạ ?
Một đường lấy gió từ dưới ghế tài phụ (ghế bên phải của tài xế), một đường lấy gió từ khung sườn của xe. Khung sườn xe có hình gần giống hình ống chử nhật (không phải một ống thẳng mà uốn lượn theo kết cấu xe). Còn gió được hút vào đó tại vị trí nào thì đến hiện giờ vẫn chưa biết ! Khi có áp âm dù tác động, máy lấy gió từ dưới ghế tài phụ, khi không có áp âm dù buông tay, máy lấy gió từ khung sườn xe.
3. Vị trí vẽ phần cấu tạo không chính xác lắm. Thực sự thì điện trở xông nằm rất gần với lổ tia phụ thứ nhất (14).
Theo hình bác chụp thì đúng là nhà sản-xuất thiết-kế như vậy rồi. Điện trở xông ở VN mình thì không quan-trọng lắm, mình là xứ nóng mà.
Nhưng muốn sửa cho nó "gin" thì càng "sướng" đó!
Theo hình vẽ nguyên-bản ( tuy không đấỳ-đủ chi tiết như của bác ) nhưng em dễ hình-dung hơn.

Đúng luôn! Dân nghiệp dư thì làm sao bằng dân chuyên nghiệp cho được!
:) Nhưng có 2 khúc mắc chỗ này :
a) Xe của bác không có đường số 14 ( high-spêed enrichment ) như trong hình này .
Chính xác !
b) Trong chú thích có đường số 11 , nhưng trong hình vẽ em không biết là đường ống nào ?
Có thể bác nhìn số 11 thành số 15. Tui post laị hình lớn hơn để bác nhìn rõ hơn, gọi nó là Weber Carburetor, (còn hình của tui gọi là Asia carburetor).
c) Theo hình của bác , ống 13 và 14 là mạch garanty ( ở hình mới này tương-đương với ống 12 và 15. Vậy thì mạch garangty của mạch này cũng vậy , và chỉ gọi khác tên thôi ? Nhưng phần chú thích thì lại ghi mạch số 11 là idling-circuit ???
18.gif

Asia (14) = Weber (11); Asia (13) = Weber (12).
d) Khi nào rãnh , bác cho em vài tấm hình tổng thể của hệ-thống chế-hoà-khí nhé , cho em dễ hình-dung hơn . Cám ơn bác.

Tui dùng điện thoại còi để chụp, hình không nét lắm nên cũng hơi ngại dùng! hì hì.

4. Xe Asia Towner không có bơm chân không bác ạ.
Em hiểu loại hệ-thống của bác rồi.
Vậy là bớt được một mục rồi! Hà hà ...
(Bác save hình này vào máy bác rồi zoom nó lên sẽ thấy rõ hơn. Chứ nhìn ngay trên trang web này thì rất tệ !).
carburetor0.gif
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
15/3/08
365
3
0
Re:Kiến thức vụn vặt cho xe cũ.

các bác đang nói về CHK nên cho em xin ké tý, xe em CD5 đang có bệnh như sau em mang ra 2 gara sửa chưa hết, một phần là nó không bị liên tục nên cũng hơi khó, em xin trình bầy bệnh em nó như sau: để máy nguội, hoặc sáng ra em đề nổ 1 phát ăn luôn, bù ga buổi sáng hoạt động tốt nâng garangty lên 1200v/p khoảng 5p rồi xuống 800v/p, nhưng khi máy đang nóng mà nổ máy thì hay bị hiện tượng khó nổ hoặc nổ được mà không đạp ga to lên là chết máy luôn khi đó nổ lại rất khó, em toàn vừa đề vừa đạp ga gần hết thì máy nổ ặc ặc mấy giây rồi mới gầm lên được nghe rất xót ruột, không muốn làm vậy chỉ có nước ngồi chờ cho đến khi máy nguội đi mới nổ được, các cơ phận CHK của xe em thấy vẫn hoạt động, em chỉ có cảm giác autochoke có vẻ không ổn vì kể cả máy đang nóng nhưng cứ tắt máy khoảng 3-4ph là thấy autochoke đóng lại hết. em định dùng dây buộc cho autochoke mở hết nhưng chỉ lo sáng ra nổ máy lại khó, mà buổi sáng em lại hay vội nên chưa dám thử.
các bác có cao kiến gì giúp em vụ này với. Em chân thành cảm ơn!
 
Hạng B2
24/2/09
239
33
0
Re:Kiến thức vụn vặt cho xe cũ.

@ Mr.Thiết: Hôm trước, cái hình Towner2 bác post lên nhỏ quá xem không “đã” (hình của bác GAZ gì gởi cho bác đó). Bác post lại theo đúng kích thước thật của nó được không? đừng resize. Nếu được, bác cứ post lên, nhìn trên trang web thấy tệ nhưng lấy về máy thì sẽ rõ. Cám ơn bác nhiều.

@ Hat65: Tui không phải dân chuyên nghiệp, nên chỉ biết có mỗi chiếc xe Asia mà thôi. Muốn giúp bác mà không biết làm sao! Đâu bác xem lại các bài tui viết về CHK xem có giống của xe bác không?. Nếu giống thì bác theo đó mà mần!
 
Hạng B2
24/2/09
239
33
0
Re:Kiến thức vụn vặt cho xe cũ.

III.2.3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống Emission Control (EC):
III.2.3.1. Các thành phần của hệ thống EC:

Hệ thống Emission Control bao gồm các phần tử sau:

1. Công tắc nhiệt độ nước: (thường hở, khi nhiệt độ trên 50[SUP]o[/SUP]C, thì đóng xuống mass) đây là 1 trong 2 tín hiệu cho phép EC hoạt động.

2. Công tắc báo bướm ga ở garenti. Nếu máy ở garenti thì hở, không ở garenti thì đóng xuống mass. Khi không ở garenti sẽ cho phép EC hoạt động. Đây là tín hiệu thứ 2 cho phép EC hoạt động.

3. Công tắc báo ga cao: thường hở, nếu ga vượt một mức nào đó trở lên thì công tắc đóng xuống mass. Khi đóng mass sẽ làm tăng tốc độ điều khiển van đôi (đáp ứng nhanh) từ EC.

4. Công tắc chênh lệch áp suất: thường đóng, khi có chênh lệch áp suất giữa hai ống (19) và (35), nếu có chênh lệch thì mở ra.(Có thể đây là tín hiệu báo tốc độ máy quá cao). Đến hiện tại, vẫn chưa biết tín hiệu này điều khiển EC hoạt động như thế nào. (Lúc thử nghiệm không thấy có tác dụng gì).

5. Van đôi: gồm có hai van, mỗi van có 2 đầu, đầu xa thân van là đầu ra, đầu gần thân van là đầu vào. Van được điều khiển bằng động cơ bước và vít me. Động cơ bước có 5 dây, 1 dây nguồn, 4 dây điều khiển. EC điều khiển van này bằng cách đóng xuống mass lần lược 1 và/hoặc 2 trong 4 dây này, tạo moment xoay động cơ, giúp có thể khép hay mở hai van trên. Nếu muốn giữ nguyên vị trí của van, EC sẽ đóng mass hai dây tương ứng xuống mass. Do đó, lúc hoạt động, van này luôn được cấp điện, chỉ có khác là cho chuyển động hay cho đứng yên mà thôi.

6. Van đóng/mở lổ cấp xăng cho các lổ tia phụ (22). Khi có điện EC luôn mở van này.

7. Đầu dò oxy khí thải Heated Oxy Sensor (HO2S): được lắp ở cổ góp khí thải của máy, trước bầu lọc Three-way Catalytic. Nó sẽ tạo ra một điện thế trên 0.5V nếu máy dư xăng, dưới 0.4V là thiếu xăng. Đây là tín hiệu quan trọng để EC ra lệnh khép hay mở van đôi. Nhưng nó chỉ hoạt động khi nhiệt độ lên đến 600[SUP]o[/SUP]F (315[SUP]o[/SUP]C). Do đó, ở garenti nó không hoạt động. (Sau này có loại HO2S tích hợp điện trở sưởi nóng được cấp nguồn từ bình Accu xe, có thể hoạt động ở garenti). Chính vì vậy mà EC cũng không thể hoạt động ở garenti.
ho2s.jpg

8. Bộ điều khiển EC: mạch vi điều khiển (Micro Controller). Có các ngõ vào, ra như sau:

8.1. Các ngõ vào:
o Công tắc nhiệt độ: vào chân (10), dạng logic, tác động thấp (Digital, Low Action).
o Công tắc garenti: vào chân (2), dạng logic, tác động thấp (Digital, Low Action).
o Công tắc ga cao: vào chân (1), dạng logic, tác động thấp (Digital, Low Action).
o Tín hiệu đánh lửa của máy: vào chân (13), dạng xung (Trigger).
o Công tắc chênh lệch áp suất: vào chân (11), dạng logic, tác động thấp (Digital, Low Action).
o Đầu dò HO2S: vào chân (8), dạng tuyến tính (Analog).

8.2. Các ngõ ra:
o Điều khiển van (22): chân (7), dạng logic, tác động thấp (NPN).
o Điều khiển van đôi: gồm các chân (5), (6), (16), (17), dạng logic, tác động thấp (NPN).
o Chân (9): Có thể điều khiển Purge Valve (7) thông qua một thiết bị phụ, không chắc chắn lắm !, dạng logic, tác động cao (PNP),nhưng có nội trở lớn 12.2Kohm.

8.3. Nguồn cấp:
o Chân 14: nguồn âm, bắt mass.
o Chân 15: nguồn dương 12V lấy từ khóa “ON” xe.
o Chân 18: nguồn âm của tín hiệu analog từ HO2S.

8.4. Các chân không dùng: (3), (4), (12).

ec1h.gif


daucamec.jpg

Tiếp theo là Sự hoạt động của hệ thống EC:

Xin tạm dừng tại đây, sẽ post tiếp ...

Sao thấy im lìm quá vậy cà, các bác cho thêm ý kiến cho xôm tụ cái coi !
m8.gif

Ngồi vừa viết, vừa post có một mình buồn quá trời !
m14.gif
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
2/4/07
6.178
406
83
Re: RE: Kiến thức vụn vặt cho xe cũ.

@ AiaTowner007:
"...Chà, lại thêm một hệ thống nữa mà quên kể với các bác. Gọi là hệ thống, nhưng thực chất nó chỉ là một ống thông hơi từ nắp đậy xú páp đến cái bao tử của bầu lọc gió thôi. Theo sách vở, thì có một cái lọc cho đường này, nhưng xe của tui không có cái lọc này và trước đây ống ở phía bầu bao tử thì bít lại còn phía nắp xú páp thì thông ra khí trời!. Không biết xe các bác có cái lọc cho đường này không. Nếu có thì rất tốt vì nó sẽ giữ lại muội than, không cho lọt vào bộ CHK, khỏi lo nghẹt đường này.
Chắc phải chế một cái quá. Nếu không thì lâu lâu phải tháo nó ra ngâm cứu tiếp cho khỏi quên!...."
- Bên trong nắp đậy supap ,chỗ đường thông ra " bao tử" đã có 1 hộp có nắp bắt bằng 4 ốc. Trong hộp này có các vách ngăn có lẽ để hơi "nhả" bớt nhớt ,trước khi được dẫn đến bao tử (bằng ống cao su chừng phi 10 trong lòng) và hút vào buồng đốt.
- Bác có thể nói rõ 4 ống của "van đôi" được nối vào đâu? Có lẽ ở xe mình,1 vài đường trong số này không được nối đúng vị trí .
- Trong khoang "lọc phụ" xe mình cũng trống trơn, chỉ có 1 lỗ thông qua vị trí chân van điện từ. Theo mình, nếu làm lọc,nên sử dụng vải nilon,đốt rìa để tránh sợi vải tưa ra...
 
Hạng F
2/4/07
6.178
406
83
Re: RE: Kiến thức vụn vặt cho xe cũ.

Bác nói và phân tích quá hay, mọi người ( có cả mình) "im ru bà rù" là phải rồi.
Hội Asia đang "nín thở " theo rõi từng bài của bác viết đấy.
 
Hạng B2
24/2/09
239
33
0
Re: RE: Kiến thức vụn vặt cho xe cũ.

Mr.Thiet nói:
@ AiaTowner007:
"...Chà, lại thêm một hệ thống nữa mà quên kể với các bác. Gọi là hệ thống, nhưng thực chất nó chỉ là một ống thông hơi từ nắp đậy xú páp đến cái bao tử của bầu lọc gió thôi. Theo sách vở, thì có một cái lọc cho đường này, nhưng xe của tui không có cái lọc này và trước đây ống ở phía bầu bao tử thì bít lại còn phía nắp xú páp thì thông ra khí trời!. Không biết xe các bác có cái lọc cho đường này không. Nếu có thì rất tốt vì nó sẽ giữ lại muội than, không cho lọt vào bộ CHK, khỏi lo nghẹt đường này.
Chắc phải chế một cái quá. Nếu không thì lâu lâu phải tháo nó ra ngâm cứu tiếp cho khỏi quên!...."
- Bên trong nắp đậy supap ,chỗ đường thông ra " bao tử" đã có 1 hộp có nắp bắt bằng 4 ốc. Trong hộp này có các vách ngăn có lẽ để hơi "nhả" bớt nhớt ,trước khi được dẫn đến bao tử (bằng ống cao su chừng phi 10 trong lòng) và hút vào buồng đốt.
- Bác có thể nói rõ 4 ống của "van đôi" được nối vào đâu? Có lẽ ở xe mình,1 vài đường trong số này không được nối đúng vị trí .
- Trong khoang "lọc phụ" xe mình cũng trống trơn, chỉ có 1 lỗ thông qua vị trí chân van điện từ. Theo mình, nếu làm lọc,nên sử dụng vải nilon,đốt rìa để tránh sợi vải tưa ra...

Hà hà, cám ơn bác nhiều, tui chưa tháo nắp đậy subap, nên không biết nó có các vách làm sạch rồi! Vậy là khỏi phải làm lọc (để chế tầm bậy, người ta lại cười cho!).

Bác xem lại kỹ bài có viết rồi đó. Nhưng sẳn đây nói luôn: hai đầu trên của van đôi, tức là hai đầu xa thân van nhất, thì một đầu cắm vào ống (11), một vào ống (25)(đầu nào cũng được vì hai van hoàn toàn giống nhau), hai đầu dưới để lấy hơi vào (có thể bỏ trống,nhưng bụi lọt vào) cắm vào nắp lọc gió (không phải cắm vào van bù lưỡng kim đâu nha!).

Làm bằng nylon thì cũng tốt bác ạ ! Nhưng không biết nó có bền với hơi xăng không? Còn vải thì bền với xăng rồi. À, sẳn đây cũng nói luôn là cái lọc ở khoang phụ trên bộ CHK thì lưới lọc bằng sợi thau (đồng thau), chứ không phải nylon, Chất nhựa ở phía ngoài chỉ định hình cho lọc mà thôi. Rìa vải thì được đè bởi 3 con ốc bắt miếng past rồi. Tui nghĩ không đến nỗi nào đâu bác!
 
Last edited by a moderator: