RE: lại bàn về máy lạnh của LAC
Đọc bài của các bác phải cố gắng lắm thì mới theo dõi được, mà thú thực em vẫn chưa vỡ ra vấn đề lắm.. [8|] Nhưng cho em xin phép tham gia 1 tý, không biết có lạc đề không vì nó không phải là máy lạnh của Lac: con Volkswagen đời Bảo đại của em, nguyên bản không có máy lạnh, nhưng nó có hệ thống sưởi ấm khoang hành khách bằng phương pháp lấy nhiệt từ vỏ của hệ thống xả, dùng 1 phần của hệ thống quạt gió làm mát động cơ để đưa ngược trở lên khoang xe qua hệ thống ống dẫn nằm trong sườn... nhưng mà đấy là ở nước ngoài trời lạnh, chứ ở Việt nam thì không cần. em đã bịt hết các ống dẫn khí đấy lại và bỏ luôn cái mớ hút nhiệt bên ngoài rồi...
Hệ thống máy lạnh (theo phương pháp của Napoleon) mà em đã lắp thêm vào con Beetle đời Bảo đại này thì hoạt động theo nguyên tắc: chỉ kích hoạt máy nén khi nhiệt độ trong xe cao hơn mức đã đặt (bằng chiết áp của cảm biến nhiệt trong dàn lạnh trong xe, kiêm nút bật/tắt máy nén AC) và tất nhiên là khi quạt gió đã bật. Khi nhiệt độ xuống đủ lạnh thì nó lại tự tắt máy nén. Hệ thống này thì là không giống các hệ thống trên xe hiện đại mà các bác giải thích ở trên, bởi nó không hoạt động theo phương pháp trộn 2 nguồn không khí lạnh và nóng, và cũng không phải bắt máy nén hoạt động liên tục.
Điều em thắc mắc là, chẳng lẽ công nghệ trên xe đời mới mà lại phí phạm năng lượng bằng việc làm lạnh không khí liên tục, sau đó trộn với khí nóng để đạt được một nhiệt độ ổn định trong khoang xe? Sao lại không áp dụng phương pháp đơn giản là làm lạnh đến khi đủ lạnh thì không làm lạnh nữa?? [8|]
Các bác giải đáp dùm, có gì không phải các bác thông cảm vì em cũng mù mờ vấn đề này lắm. Hay là em hiểu sai vấn đề ngay từ đầu nhỉ?! [:-]
Đọc bài của các bác phải cố gắng lắm thì mới theo dõi được, mà thú thực em vẫn chưa vỡ ra vấn đề lắm.. [8|] Nhưng cho em xin phép tham gia 1 tý, không biết có lạc đề không vì nó không phải là máy lạnh của Lac: con Volkswagen đời Bảo đại của em, nguyên bản không có máy lạnh, nhưng nó có hệ thống sưởi ấm khoang hành khách bằng phương pháp lấy nhiệt từ vỏ của hệ thống xả, dùng 1 phần của hệ thống quạt gió làm mát động cơ để đưa ngược trở lên khoang xe qua hệ thống ống dẫn nằm trong sườn... nhưng mà đấy là ở nước ngoài trời lạnh, chứ ở Việt nam thì không cần. em đã bịt hết các ống dẫn khí đấy lại và bỏ luôn cái mớ hút nhiệt bên ngoài rồi...
Hệ thống máy lạnh (theo phương pháp của Napoleon) mà em đã lắp thêm vào con Beetle đời Bảo đại này thì hoạt động theo nguyên tắc: chỉ kích hoạt máy nén khi nhiệt độ trong xe cao hơn mức đã đặt (bằng chiết áp của cảm biến nhiệt trong dàn lạnh trong xe, kiêm nút bật/tắt máy nén AC) và tất nhiên là khi quạt gió đã bật. Khi nhiệt độ xuống đủ lạnh thì nó lại tự tắt máy nén. Hệ thống này thì là không giống các hệ thống trên xe hiện đại mà các bác giải thích ở trên, bởi nó không hoạt động theo phương pháp trộn 2 nguồn không khí lạnh và nóng, và cũng không phải bắt máy nén hoạt động liên tục.
Điều em thắc mắc là, chẳng lẽ công nghệ trên xe đời mới mà lại phí phạm năng lượng bằng việc làm lạnh không khí liên tục, sau đó trộn với khí nóng để đạt được một nhiệt độ ổn định trong khoang xe? Sao lại không áp dụng phương pháp đơn giản là làm lạnh đến khi đủ lạnh thì không làm lạnh nữa?? [8|]
Các bác giải đáp dùm, có gì không phải các bác thông cảm vì em cũng mù mờ vấn đề này lắm. Hay là em hiểu sai vấn đề ngay từ đầu nhỉ?! [:-]