Tập Lái
6/9/05
42
1
0
Sai gon
RE: lại bàn về máy lạnh của LAC

Thân chào các bác :automamtic,Der Fahrer,
Không có chế độ vưa chạy máy lạnh vừa sưởi
ý tôi muốm nói ở đây là ngay họng các cửa sổ gió ra không có trương hợp gió nong lạnh đi chung. Dùng xang kéo độ lạnh xuống ,rồi dùng hơi nóng xịt vào nói một cách khác là làm chuyện vô bổ .
còn việc nhấn nút sấy kinh ở bất cư chế độ chạy nào các bác vẫn sấy kính chán gió được là điều tất nhiên. Hai hệ thống làm việc độc lập .
Tân chào .
Haupc
 
Tập Lái
6/9/05
42
1
0
Sai gon
RE: lại bàn về máy lạnh của LAC

Hoàn toàn nhất trí vơi bác CVN ,
khi nhiệt độ trong xe là 20 độ , thì chác chán nhiệt độ môi trường xấp xỉ khoản 20 độ hoạc dưới (mùa lạnh) muốn làm nónng phải set nhiệt độ 25~27 gì đó xe Laccetti 1.8
tư động mở cửa gió nóng cho vào để sưởi ,máy nén không làm việc . Một điều nửa là khi mùa lạnh ẩm độ lại thấp,xe chạy chế độ sưởi mà kiếng bị mơ là hơi bị hiếm.
Ngay trong Sài gòn trời mưa nhiệt độ ngoài trời 25 độ tôi set nhiệt độ 29 chế độ sưởi làm việc mở luôn sấy kính là chạy vô tư không có hiện tương mờ kính.
 
Hạng C
15/10/03
514
3
18
Thái Nguyên
RE: lại bàn về máy lạnh của LAC

Theo em thì các bác cứ mời bác nhớ vợ tới vào buổi sáng khi máy còn lạnh. Chỉnh nhiệt độ về nóng hết cỡ nổ máy và mở nắp capô xem máy nén có chạy không? Hoặc là khi này do máy chưa kịp nóng lên, nếu có điều kiện đo nhiệt độ của khí ra của hệ thống điều hòa, em chắc là sẽ thấp hơn nhiệt độ không khí trong xe, và nếu đúng như vậy thì có nghĩa là máy nén đã làm việc ở chế độ sưởi. Chuc các bác vui vẻ
 
Hạng C
15/10/03
514
3
18
Thái Nguyên
RE: lại bàn về máy lạnh của LAC

Trích đoạn: cvn

Em chỉ nói thế này: nếu dùng dây mayso, bác cần tối thiểu 1KW điện để được 1KW nhiệt, còn nếu bác dùng bơm nhiệt 1KW điện đó là để cấp cho máy nén cộng thêm khoảng 2KW nhiệt nữa do dàn bay hơi mang về nên bác có 3KW nhiệt để cung cấp cho phòng.

Cái này thì em không đồng ý với bác, khi dùng dây mai so là hiệu suất cao nhất vì ngoài việc chuyển đổi điện năng thành nhiệt năng ra nó không chuyển đổi thành bất kỳ cái gì khác.
 
Tập Lái
24/9/04
32
0
0
Hà nội
RE: lại bàn về máy lạnh của LAC

Chủ đề này tranh luận sôi nổi quá, cho tôi tham gia một chút nhé
Tôi thấy mọi người vẫn còn có sự nhầm lẫn trong nguyên lý hoạt động của máy nén, hệ thống điều hòa của LAC quả thực có vấn đề nhưng thật không hay nếu đưa ra những kết tội vội vàng (kiểu như các "chuyên gia ôtô" của VietnamNet) vì trên thực tế thì điều hòa của LAC có thiết kế rất hoàn hảo.

Như mọi người đã biết, giải vấn đề đóng băng tại giàn lạnh (giàn bốc hơi) là rất quan trọng, có nhiều phương pháp để giải quyết nhưng đều dựa trên một trong 2 yếu tố:
- Nhiệt độ đóng băng ở dàn bốc hơi là 0 độ C
- Áp suất trong dàn bốc hơi: cái này tùy thuộc vào chất làm lạnh (ga), đối với loại R-134a trên xe LAC thì là 28 psi

Phương pháp dùng cảm biến: nhiệt độ và áp suất dàn lạnh liên quan mật thiết với nhau nên chỉ dùng một trong 2 loại cảm biến thôi, máy nén sẽ dừng hoạt động khi nhiệt độ dàn lạnh đạt 0 độ C hoặc áp suất là 28 psi, chứ không phải dừng vì nhiệt độ trong xe xuống thấp hơn nhiệt độ được đặt trước đối với điều hòa tự động.
Ngoài ra còn các phương pháp khác:
- Đặt van tiết lưu giữa cửa ra của dàn lạnh và cửa vào của máy nén.
- Dùng ống hồi tiếp nối giữa cửa ra của máy nén (phần có nhiệt độ và áp suất cao) với cửa ra của dàn lạnh (phần có nhiệt độ và áp suất thấp), cái này ít được dùng vì cồng kềnh (có vẻ giống cái van "by pass" như Haupc nói)
- Dùng máy nén có thể tích biến đổi: kiểu này đạt hiệu quả nhất và hoạt động êm dịu nhất, theo tôi hiểu thì LAC dùng loại máy nén này, không phải máy nén có van tự ngắt bên trong như Automatic nói mà nó có cơ cấu tự thay đổi thể tich nén để luôn duy trì áp suất mong muốn ở đường ống hút của máy nén. Nếu đúng là LAC dùng kiểu này thì việc nó không có cảm biến nhiệt độ (hoặc áp suất) để ngắt máy nén là hoàn toàn hợp lý.
Có đúng xe LAC Việt nam được lắp loại máy nén thông thường không ? theo tôi nếu thay như thế mà không có sửa đổi gì khác, ví dụ như lắp thêm van tiết lưu, thì sẽ bị đóng băng ở giàn lạnh ngay chứ không phải đi tốc độ cao và đều ga một thời gian dài thì mới bị. Bằng chứng là nếu lắp thêm cảm biến nhiệt độ như có người đã làm thì máy nén sẽ được ngắt chỉ sau khoảng 5-10 phút. Quả thực tôi không tin là Daewoo Việt Nam lại thay đổi thiết kế như thế, có ai đó kiểm tra lại thông tin này xem.
Tôi không đi xe LAC cũng không phán được bệnh hiện tại của nó, chỉ viết theo lý thuyết thôi. Có gì sai các bác sửa nhé.
 
Bác sĩ
20/4/04
3.488
325
83
Sai gon,Vietnam
RE: lại bàn về máy lạnh của LAC

@ bác cvn và haupc : tất nhiên trong tranh luận thì ai cũng muốn bảo vệ quan điểm của mình, nhưng ít ra đừng bắt người khác phải nhắc đi nhắc lại quan điểm của họ chứ ! Các bác cứ cho là :
Dùng xang kéo độ lạnh xuống ,rồi dùng hơi nóng xịt vào nói một cách khác là làm chuyện vô bổ .
và đương nhiên úc đó máy nén chắc cũng chẳng cần chạy làm gì
là không đúng rồi, thế lượng ẩm tách được ( em đã nói tới việc này không phải là 1 lần![&:]) cho bác đỡ khó chịu và không bị mờ kính bác không quan tâm đến à...![8|]
còn việc nhấn nút sấy kinh ở bất cư chế độ chạy nào các bác vẫn sấy kính chán gió được là điều tất nhiên
bác lại không đọc rõ và hiểu ý của em rồi, đang nói tới chuyện Sưởi Nóng và Làm lạnh cùng lúc mà! Tức là, khi bác chọn chế độ xông kính lái, có bật nút AC và vặn hết thang nhiệt độ qua bên nóng thì có phải là Khí ra nóng trong khi máy nén vẫn đóng không?
Một điều nửa là khi mùa lạnh ẩm độ lại thấp,xe chạy chế độ sưởi mà kiếng bị mờ là hơi bị hiếm.
Lại càng sai, không khí lạnh (nhất là ở miền Bắc!) thường có độ ẩm tương đối cao lắm ( có khi gần 100% cơ đấy!) bác ơi. Nhưng vấn đề đang đề cập là độ ẩm TRONG XE kia bác ạ. Chỉ cần ban đêm ở Đà Lạt, bác mà tắt máy nén, bật sưởi lên thì em đố bác đi được quá 2km đó...!
ngoài trời 25 độ tôi set nhiệt độ 29 chế độ sưởi làm việc mở luôn sấy kính là chạy vô tư không có hiện tương mờ kính.
Tất nhiên rồi, vì lúc đó AC vẫn đang chạy để tách ẩm cho bác mà, bác "vô tư" chạy nên làm sao biết là nó đang làm chuyện "vô bổ";) cho bác đó...! Vả lại, nhiệt độ 25 độ thì cũng quá cao để hơi nước có thể ngưng tụ dù ẩm độ có hơi cao.
Hơn nữa, nếu nói quá trình hoạt động của hệ thống điều hòa như các bác nói ( không bao giờ có sự kết hợp nóng-lạnh mà do Bộ điều khiển tự nhận biết lúc nào cần bật máy nén ( cũng như nước sưởi!)và lúc nào không, thì đã bao giờ các bác tự hỏi là nhà sản xuất làm nút AC để làm gì không:D
Nếu các bác vẫn nghĩ là mình đúng thì 1 lần nữa xin các bác quan tâm đền đề nghị của em cũng như của bác Haiphus...!;)
@ bác xehoivn :
Xem cách bác trình bày thì em biết ngay bác là người am hiểu về vấn đề này. Tuy nhiên em muốn hỏi thêm bác về cơ chế và nguyên lý hoạt động của :
Dùng máy nén có thể tích biến đổi: kiểu này đạt hiệu quả nhất và hoạt động êm dịu nhất, theo tôi hiểu thì LAC dùng loại máy nén này
được không ?
Dù sao bác cũng đã giúp em khẳng định là, nếu máy nén không phải loại "thể tích biến đổi", thì :
máy nén sẽ dừng hoạt động khi nhiệt độ dàn lạnh đạt 0 độ C hoặc áp suất là 28 psi, chứ không phải dừng vì nhiệt độ trong xe xuống thấp hơn nhiệt độ được đặt trước đối với điều hòa tự động.
, nếu vậy thì có đúng là phải trộn "nóng-lạnh" để có nhiệt độ như ý không bác?
Còn bác nói
vì trên thực tế thì điều hòa của LAC có thiết kế rất hoàn hảo.
thì em không đồng ý tí nào, vì nếu vậy thì làm gì có topic này cho mọi người tranh luận?
"Trên thực tế" mà bác nói là ở đâu vậy bác ? Em chỉ biết cái thực tế là ngay cả nhà máy cũng khuyên Khách hàng (bác Noregret nhà ta!) lắp Thermotstat rời, còn mấy Tiệm Điện lạnh ở SG mà thấy Nu- Lac chạy vào là nhào ra hỏi ngay " Lắp cúp lốc hả anh"...!
24.gif
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
5/11/04
7
0
0
www.mail.yahoo.com
RE: lại bàn về máy lạnh của LAC

các ban tranh luận sôi nổi quá , nhiều ý kiến rất hay về AC. Càng đọc càng hiểu thêm nhiều điều vè AC cho xe hơi.

đồng ý với bác Automatic là topic này tạo ra để cho anh em hiểu rõ hơn về AC của LAC và các dòng Daewoo trước đây như NU.

mình có đọc khá nhiều bài viết về LAC ở nước ngoài như Chevrolet Lacetti ở UK, hay Chevrolet Optra ở các nước ASIA hay Suzuki Forenza ở Canada mà chẳng ai bình luận về AC cả. Chắc là AC cho LAC ở các thị trương khó tính đấy tốt hơn Viêtnam chăng???

như bác cvn đã nói, có bác bị có bác không bị đông đá. điều đấy đúng.

nhưng ngay khi mình mua LAC cuối năm 2004, thì thắng Sale bán cho mình nó chêm luôn 1 câu trước khi giao xe là xe LAC chất luợng rất tốt, không thấy ai kêu về máy móc cả nhưng mà về AC thì "anh nên lắp thêm 1 Thermostat cho nó chắc ăn...các xe trước NU hay Lanos chủ xe hay làm thế...". Lúc đấy không để ý, vả lại đây là xe đầu tiên mình mua, nên lúc đó còn mù tịt về AC. Ai dè lời nói của thằng Sale đấy đúng thật!!!

thôi chúc các bác có 1 con xe ưng ý.
 
Tập Lái
6/9/05
42
1
0
Sai gon
RE: lại bàn về máy lạnh của LAC

Thân chào các bác,
Tuy mới gia nhập tôi nhận thấy diển dàn này bàn về đề tài kỷ thuật máy lạnh xe hơi Lacetti rất có ích cho mọi người dù có xe hoạc không ?
Tôi biết chác trong các thành viên cũng thuộc hàng cao thủ về lảnh vực điều hòa nhiệt độ. Do vậy chúng ta tiếp tục bàn sâu hơn nửa .dể cho mọi thanh viên đọc va hiểu rỏ lảnh vực này :

Xin bổ sung ý kiến:
Tôi xin khảng định cái sensor nhiệt độ đặt tại dàn lạnh của là để cắt máy nén khi dàn lạnh khô không đạt nhiệt trong chu kỳ làm lạnh(hiện tượng thiếu gas trầm trọng bảo vệ náy nén )
May nén xe lacetti là loại máy nén thay đổi thể tích (tham khảo sẻvice manual va kiểm tra thưc tế ).

Ý kiếncủa bác Automatic
Hơn nữa, nếu nói quá trình hoạt động của hệ thống điều hòa như các bác nói ( không bao giờ có sự kết hợp nóng-lạnh mà do Bộ điều khiển tự nhận biết lúc nào cần bật máy nén ( cũng như nước sưởi!)và lúc nào không, thì đã bao giờ các bác tự hỏi là nhà sản xuất làm nút AC để làm gì không
Nếu các bác vẫn nghĩ là mình đúng thì 1 lần nữa xin các bác quan tâm đền đề nghị của em cũng như của bác Haiphus...!
Nói một cách dể hiểu máy lạnh xe hơi lacetti 1.8 nguyên lý hoạt động bo mạch giống hệt máy AC LG mà bác CVN đã đề cập phần trên.chỉ có khác kết cấu cơ khí một bên dung nước làm nguội để sưởi (xe hơi ) còn một bên dùnggiair nhiệt gas để sưởi .
Rất tiết chúng ta ở cách xa nhau quá không có điều kiện gạp nhau cùng uống cà phê ,có xe kiểm chứng ,tranh luân cho tơi bến .
Thân chào Haupc
 
Tập Lái
20/9/05
8
2
0
RE: lại bàn về máy lạnh của LAC

Xin chào,
Xem các bạn bàn luận sôi nổi, tôi lại ngứa... mồm vì công việc của tôi cũng ít nhiều liên quan đến lĩnh vực này. Theo cảm nhận chủ quan, các ý kiến mà ae đã đưa ra đa phần là đúng, chỉ có điều chúng hoặc là chưa được đặt đúng chỗ hoặc đặt nhầm chỗ mà thôi. Ví dụ, ý kiến mà bạn Auto đưa ra là AC cần phải vừa chạy lạnh, vừa chạy nóng để:
1- Giảm độ ẩm -> cái này thì rất chính xác nhưng... công nghệ đó chưa được áp dụng cho AC của xe hơi. Lý do: về mùa hè, độ ẩm thường cao thì dàn lạnh đã chạy rồi nên không khí đương nhiên là đã được tách ẩm; còn về mùa đông, độ ẩm thường thấp (trừ trời nồm ở miền bắc) thì người ta lại "tách ẩm" bằng cách hoà trộn không khí ẨM CAO trong xe với không khí ẨM THẤP ngoài xe.
2- Tăng nhiệt độ VÀO MÙA HÈ -> cái này thì sai vì bản thân người ngồi trong xe đã là một nguồn nhiệt (90 - 120W/ng), cộng thêm với nhiệt truyền từ ngoài vào qua thùng xe, nhiệt bức xạ do hiệu ứng nhà kính... nên thực tế VÀO MÙA HÈ khi đang ở 20oC, bạn chỉ cần tắt AC đi là tự nó sẽ vọt lên trên 30oC ngay, cần gì phải sưởi.
Về ý kiến, máy nén của LAC là loại biến đổi thể tích... điều này dù đúng hay sai thì cũng chả liên quan gì đến cái chuyện "vừa chạy lạnh, vừa chạy nóng" như bạn Auto đã nói cả. Đây chỉ là một (trong những) biện pháp tiên tiến để điều chỉnh năng suất máy nén cho phù hợp với tải nhiệt, thay cho phương pháp ON/OFF (nhiệt độ cao, máy nén ON và ngược lại, thấp OFF) như trước đây thôi.

Còn về vấn đề đọng sương ở kính, các bạn nên tự đặt ra câu hỏi "TẠI SAO LẠI CHỈ Ở KÍNH MỚI CÓ ĐỌNG SƯƠNG?". Vấn đề là kính là nơi có độ cách nhiệt yếu nhất nên có thể nhiệt độ trong xe đang là 25oC nhưng nhiệt độ mặt trong của kính chỉ cỡ 15oC (ở VN) và thậm chí <0oC (ở các vùng hàn đới) mà thôi. Do vậy, dù có tách ẩm hay không thì sương vẫn cứ đọng và vẫn phải sưởi kính (hoặc kết hợp cả 2). Các bạn nên nhớ, xe hơi ở 1 số nước châu Âu HOÀN TOÀN KHÔNG ĐƯỢC TRANG BỊ MÁY LẠNH.

Một điều nữa các bạn cũng nên nhớ là xe hơi (cũng như nhiều loại máy móc khác) được "tây" nó nghĩ ra để phục vụ nó trước rồi mới du nhập vào VN. Khí hậu mỗi nước một khác, VN lại có những đặc thù riêng nên việc hệ thống AC có "trục trặc" là chuyện... đương nhiên. Ở các quốc gia thực sự có ngành công nghiệp ô tô, người ta đều phải có nhóm nghiên cứu riêng để thiết kế lại cho phù hợp...

Trên đây chỉ là "suy diễn" chưa có "experiment" nên chưa thuyết phục. Vậy xin bác nào có xe làm thử ở chế độ ga-răng-ti như sau:
1- Bật AC lên và đặt núm điều khiển độ lạnh về mức lạnh nhất. Hiện tượng: đồng hồ tốc độ máy sẽ tụt xuống trong khoảng 1 đến 2 giây rồi lại trở về giá trị như trước khi bật AC. Điều này thì chắc xe nào cũng thấy vì nút AC có liên động tới chân ga của xe. Khi bật AC, hệ thống điều khiển trong xe sẽ tự động "thêm" 1 lượng ga để bù lại lượng cơ năng tiêu hao cho máy nén. Sở dĩ phải thử ở chế độ ga-răng-ti vì như vậy lượng thêm đó mới dễ nhận biết.
2- Chờ cho AC chạy 1 lúc, khi đã cảm thấy nhiệt độ trong xe đủ lạnh, bạn tăng dần nhiệt độ ở núm điều khiển lên. Có 2 khả năng sau xảy ra: (a) tốc độ máy tăng vọt trong giây lát rồi lại trở về giá trị trước khi vặn núm điều khiển nhiệt độ - nếu đúng như vậy thì xe của bạn vừa cắt (hoặc giảm tải) máy nén và hoàn toàn không có chuyện làm lạnh rồi lại sấy nóng; hoặc (b) tốc độ máy không hề thay đổi - chứng tỏ máy nén vẫn hoạt động bình thường và KHÔNG KHÍ SẼ ĐƯỢC SẤY LÊN SAU KHI LÀM LẠNH.

Đơn giản vậy thôi, chờ kết luận của các bạn. Lưu ý, kể cả khi bạn mở nắp ca-pô ra để ngó thì máy nén lúc nào cũng "chạy" vì hệ thống ly hợp điện từ (hoặc van giảm tải, van thay đổi thể tích...) nằm ở sau pu-li (pu-li naỳ nối trục động cơ với trục máy nén = dây curoa).