Hạng B2
2/11/04
168
0
0
RE: lại bàn về máy lạnh của LAC

Thưa các bác,
Sau một thời gian hóng hớt chuyện của các bác về điều hòa Lac, em xin có một số ý kiến sau (có thể chưa chính xác[&:]):
1. Về hiện tượng đóng băng dàn lạnh chủ yếu chỉ sảy ra với Lac 1.6 (manual AC) chứ ít sảy ra đối với Lac 1.8 (auto AC) vì lý do:
- Người sử dụng luôn vặn hết cỡ núm điều khiển về vạch xanh (mức lạnh nhất) trong khi quạt gió để ở mức nhỏ nhất và luôn lấy gió trong. Điều đó làm cho không khí trong xe rất lạnh và lưu lượng gió qua dàn lạnh (evaporator) rất ít, máy nén thì lại hoạt động rất tốt -> gây nên đóng băng dàn lạnh -> gió không qua được -> không có hơi lạnh tỏa ra -> người ngồi trong xe cảm thấy rất nóng. Vì hệ thống AC của Lac1.6 là MANUAL nên các bác phải vặn núm điều khiển nhiệt độ về vị trí vạch trắng (giữa xanh và đỏ) sau khi nhiệt độ trong xe đã đủ mát, thỉnh thoảng thay đổi tốc độ quạt gió, thỉnh thoảng bấm nút lấy gió trời cho thông thoáng... Khi đó xe của các bác sẽ không bao giờ bị hiện tượng đóng băng nữa và cũng chẳng phải lắp thêm gì cả cho tốn kém.
- Việc bảo dưỡng xe của các bác cũng hơi kém nên bụi bẩn trong bộ lọc gió điều hòa quá nhiều -> tắc lọc, gió không qua được kèm với hiện tượng nêu trên nên càng hay bị bệnh.
Đối với Lac1.8 thì hệ thống AC là AUTO hi nhiệt độ trong xe đạt tới mức độ mát thì sensor nhiệt độ sẽ báo về ECM -> cắt hoạt động của máy nén -> không xảy ra hiện tượng đóng băng.

Dàn lạnh:
evaoprator3cd.png


Lọc gió AC:
airfilter5el.png


2. Khi các bác vặn núm điều khiển nhiệt độ về vị trí màu trắng (giữa xanh và đỏ), khi đó không khí lạnh vừa đi qua dàn lạnh AC và không khí nóng qua dàn nóng nước làm mát động cơ sẽ trộn lẫn với nhau và đi các đường ống dẫn đến các vị trí khác nhau trong xe. Vấn đề này thì bác cvn nên nghe theo bác automatic đi, chính xác rồi đó.

Dàn nóng nước làm mát:
heatercore1xa.png


Cửa trộn gió nóng và lạnh: một cửa nóng nằm trên, ba cửa lạnh nằm dưới.
heatercover7yk.png


Nói tóm lại đây có thể là lỗi của người sử dụng chứ không phải lỗi tại hệ thống điều hòa của xe Lac. Hy vọng những ý kiến này sẽ giúp các bác tham khảo thêm để sử dụng cho có hiệu quả.
 
Hạng C
15/10/03
514
3
18
Thái Nguyên
RE: lại bàn về máy lạnh của LAC

Trích đoạn: cvn

Trích đoạn: haiphus
Cái này thì em không đồng ý với bác, khi dùng dây mai so là hiệu suất cao nhất vì ngoài việc chuyển đổi điện năng thành nhiệt năng ra nó không chuyển đổi thành bất kỳ cái gì khác.

Bác kiểm tra thế này thì thấy ngay nhé:
Bác xem cái điều hòa nhiệt độ nhà bác, ở cục nóng sẽ có 1 cái bản thông số kỹ thuật. Bác sẽ thấy ghi công suất tiêu thụ điện và công suất làm lạnh, làm nóng.

Ví dụ nếu máy ĐH là loại LG LS-H126RPB0 thì bác sẽ đọc thấy nó ghi:
- công suất làm nóng: 13,000BTU/h (~3600W)
- công suất tiêu thụ điện: 1230W
(nguồn: http://www.lge.com.vn/products/?p=1&pt=1&pid=331)

Như vậy bỏ ra có 1230W mà được tận 3600W!!!!

Theo bác thì lấy đâu ra cái phần chênh về công suất đấy?

Em không mở được cái trang đó vì ACESS DENIED nhưng vì hiếu thắng :D nên bác cho em giả dụ thế này nhé:
-Nếu ta có một máy biến đổi Nhiệt-cơ hiệu suất cỡ 40% có nghĩa khi có 3600W nhiệt chỉ cần có được 1400 W cơ và sau đó chỉ cần có được 1231 W điện, và cứ thế thì ta sẽ có động cơ vĩnh cửu có phải không???[>:]
 
Hạng B2
6/8/05
120
0
0
RE: lại bàn về máy lạnh của LAC

Trích đoạn: haiphus

Trích đoạn: cvn

Trích đoạn: haiphus
Cái này thì em không đồng ý với bác, khi dùng dây mai so là hiệu suất cao nhất vì ngoài việc chuyển đổi điện năng thành nhiệt năng ra nó không chuyển đổi thành bất kỳ cái gì khác.

Bác kiểm tra thế này thì thấy ngay nhé:
Bác xem cái điều hòa nhiệt độ nhà bác, ở cục nóng sẽ có 1 cái bản thông số kỹ thuật. Bác sẽ thấy ghi công suất tiêu thụ điện và công suất làm lạnh, làm nóng.

Ví dụ nếu máy ĐH là loại LG LS-H126RPB0 thì bác sẽ đọc thấy nó ghi:
- công suất làm nóng: 13,000BTU/h (~3600W)
- công suất tiêu thụ điện: 1230W
(nguồn: http://www.lge.com.vn/products/?p=1&pt=1&pid=331)

Như vậy bỏ ra có 1230W mà được tận 3600W!!!!

Theo bác thì lấy đâu ra cái phần chênh về công suất đấy?

Em không mở được cái trang đó vì ACESS DENIED nhưng vì hiếu thắng :D nên bác cho em giả dụ thế này nhé:
-Nếu ta có một máy biến đổi Nhiệt-cơ hiệu suất cỡ 40% có nghĩa khi có 3600W nhiệt chỉ cần có được 1400 W cơ và sau đó chỉ cần có được 1231 W điện, và cứ thế thì ta sẽ có động cơ vĩnh cửu có phải không???[>:]

Nếu quả thật máy ĐHKK có thể cho người ta được lợi về năng lượng như bác cvn nói (bỏ ra 1W thu về 3W) thì chắc người ta đã dẹp hết các lò sưởi trên thế giới này để sử dụng ĐHKK của bác cvn rồi !
Dù ngoài trời có giá rét cỡ nào, máy ĐHKK của bác cvn vẫn tìm được nhiệt ở đâu đó trong ... vũ trụ [8|] để bơm vào nhà chúng ta !
Các lò sấy đốt dầu diesel và lò điện trở cũng dẹp đi là vừa, thay bằng phát minh của bác cvn !
 
Tập Lái
6/9/05
42
1
0
Sai gon
RE: lại bàn về máy lạnh của LAC

Bổ sung thêm giải thích cua bác CVN cho rỏ hơn :tư tiếng Anh của chu trình bác CVN diển giải la HEAT PUMP bơm nhiệt múc đích hoán đổi nhiệt.
dùng cơ nang để di chuyển nhiệt -Nếu ta có một máy biến đổi CƠ-NHIỆT- cần có 1231 W điện tạo ra 3600W nhiệt ~3090Kcalo.Trong khi đó1.231Kw X860 Kcalo=1058,66kcalo nếu dùng điện trở đốt trưc tiếp ,các bác so sánh xem co lơi đấy chứ. Xin nhấn mạnh chu trinh này thuận không nghịch chỉ cơ ra nhiệt ,nếu phát minh đươc nghịch ơ chu trình này thì chác đươc giải Nobel rồi .


Dù ngoài trời có giá rét cỡ nào, máy ĐHKK của bác cvn vẫn tìm được nhiệt ở đâu đó trong ... vũ trụ để bơm vào nhà chúng ta !

điều này hoán toàn đúng bởi lẻ gas R 22 bốc hơi -40 độ là chuyện bình thường ,thu nhiệt đễ bốc hơi lấy nhiêt thải đễ sưởi,
mùa đông ở Hà nội mà chạy loại AC heat pump này là vô tư .
Haupc
 
Hạng B2
6/8/05
120
0
0
RE: lại bàn về máy lạnh của LAC

Trích đoạn: cvn

Hay quá, mong mãi "nhà đài" mới lên tiếng! :D:D Cảm ơn bác xebo nhiều nhiều!

Tôi nói ngay từ đầu với bác auto rồi:
Nguyên lý này bác nói (tất cả?) các xe bây giờ vẫn đang dùng, tôi tin bác như tin một người thợ có tay nghề nên tôi mới mang nó ra để AE cùng nhau phân tích là TẠI SAO người ta lại làm thế.
Về câu hỏi TẠI SAO của tôi, tôi vẫn chưa thấy được giải đáp thỏa đáng. Về mặt kỹ thuật, các bác khác và tôi đã phân tích ở trên: theo chúng tôi, với trạng thái không khí và khả năng cho phép set trạng thái không khí (nhiệt độ và độ ẩm) mà hệ thống AC của ô-tô hiện đang cung cấp cho chúng ta thì hoàn toàn không cần trộn gió lạnh với gió nóng. Hy vọng bác xebo có thể giúp tra cứu từ kỹ thuật của bản hãng.

Bây giờ nghe bác xebo nói:
Trích đoạn: xebo
Khi các bác vặn núm điều khiển nhiệt độ về vị trí màu trắng (giữa xanh và đỏ), khi đó không khí lạnh vừa đi qua dàn lạnh AC và không khí nóng qua dàn nóng nước làm mát động cơ sẽ trộn lẫn với nhau và đi các đường ống dẫn đến các vị trí khác nhau trong xe. Vấn đề này thì bác cvn nên nghe theo bác automatic đi, chính xác rồi đó.
Tôi muốn bác làm rõ chút: Không khí lạnh chỉ trộn với không khí nóng khi núm điều khiển nhiệt độ về vị trí màu trắng (giữa xanh và đỏ) hay kể cả khí ta vặn mún về khu vực màu xanh hoặc màu đỏ?

Cảm ơn bác!

Em thử đặt ra cho bác vài tình huống thế này nhé :

1. Giả sử nhiệt độ bên ngoài xe là 25o. Em lại muốn nhiệt độ trong xe là 27o. Nghĩa là cao hơn nhiệt độ môi trường. Trong trường hợp này, máy làm việc ở chế độ sưởi. Không khí sẽ thổi qua két nước để nóng lên và thổi vào xe. Nhưng nhiệt độ của khí sau khi thổi qua két nước bị tăng lên khá cao tới 35o lận và nó thổi vào người rất khó chịu, em thì lại muốn nó thổi ra ở nhiệt độ chừng 28o thôi. Giả sử thêm rằng máy lạnh xe detect được rằng không khí ngoài trời đang có nhiều khói bụi nên đóng phắt cái cửa lấy gió ngòai. Vậy theo bác hệ thống lạnh trên xe phải làm sao để thỏa mản yêu cầu của em ?

2. Em lại có yêu cầu khác nửa (em là khách hàng khó tính mừ). Giả sử nhiệt độ ngoài trời là 30o. Em bật máy lạnh lên nhưng em muốn luồng gió thổi vào ngực thì mát 25o còn luồng gió thổi vào chân em thì ấm (cho sướng) khỏang 28o. Vậy theo bác hệ thống lạnh trên xe phải làm sao ?

3. Xe của em là xe Mer (cho em tưởng tượng tí), máy lạnh có thể set được 4 vùng nhiệt độ khác nhau cho tài xế, phụ xế (tạm gọi thế), khách ở ghế sau bên trái và khách ở ghế sau bên phải. Mỗi vị thượng đế trên xe em có ý thích khác nhau nên mỗi vị chọn một nhiệt độ khác nhau cho cái cửa gió ở chỗ các vị ấy. Theo bác thì hệ thống lạnh trên xe phải làm sao ?
 
Hạng C
15/10/03
514
3
18
Thái Nguyên
RE: lại bàn về máy lạnh của LAC

Cám ơn bác CVN, bác giải thích nghe rất có lý nhưng dù sao em vẫn không khoái câu này lắm[:eek:]
Trích đoạn: cvn

Hy vọng dễ nuốt một chút!
 
Hạng B2
6/8/05
120
0
0
RE: lại bàn về máy lạnh của LAC

Trích đoạn: haupc

Dù ngoài trời có giá rét cỡ nào, máy ĐHKK của bác cvn vẫn tìm được nhiệt ở đâu đó trong ... vũ trụ để bơm vào nhà chúng ta !

điều này hoán toàn đúng bởi lẻ gas R 22 bốc hơi -40 độ là chuyện bình thường ,thu nhiệt đễ bốc hơi lấy nhiêt thải đễ sưởi,
mùa đông ở Hà nội mà chạy loại AC heat pump này là vô tư .
Haupc

Vậy là anh em OS ta cứ vô tư mà bật máy lạnh đi nhá, đừng có lăn tăn chuyện tốn điện hay tốn tí xăng mà bật/tắt AC chi cho nó mỏi tay. Nó còn rẻ hơn xài quạt nước í mà ! :D:D:D
 
Tập Lái
6/9/05
42
1
0
Sai gon
RE: lại bàn về máy lạnh của LAC

KIẾN THỨC LÀ BAO LA, MỖI NGƯỜI CHÚNG TA CHỈ BIẾT CÓ TÍ TẸO TRONG ĐÓ MÀ THÔI! (CVN post )

Đả là dân mê xe hơi,đạt biệt quan tâm máy lạnh có một chìa khóa mở toan mọi vấn đề đang tranh luận ,các bác nên đọc sách có tựa :

NHIỆT ĐỘNG LỰC hoạc THERMODYNAMIC (bất kỳ tac giả nào)

có bán quày sách quanh các trường Đ H kỷ thuật để nâng cao và giải thích rỏ các đề tài chúng ta đang tranh luận
 
Hạng C
15/10/03
514
3
18
Thái Nguyên
RE: lại bàn về máy lạnh của LAC

Trích đoạn: Awake

Trích đoạn: xebo

Vì hệ thống AC của Lac1.6 là MANUAL nên các bác phải vặn núm điều khiển nhiệt độ về vị trí vạch trắng (giữa xanh và đỏ) sau khi nhiệt độ trong xe đã đủ mát, thỉnh thoảng thay đổi tốc độ quạt gió, thỉnh thoảng bấm nút lấy gió trời cho thông thoáng... Khi đó xe của các bác sẽ không bao giờ bị hiện tượng đóng băng nữa và cũng chẳng phải lắp thêm gì cả cho tốn kém.
- Việc bảo dưỡng xe của các bác cũng hơi kém nên bụi bẩn trong bộ lọc gió điều hòa quá nhiều -> tắc lọc, gió không qua được kèm với hiện tượng nêu trên nên càng hay bị bệnh.
hồi trước em chạy con 1.6 này và làm đúng y lời bác xebo nên chưa bao giờ bị đông đá cả.

Xe bác không bị đông đá vì cái giàn lạnh của bác để ở chế độ ấy đã bị khí nóng từ radiator sấy lên rồi chứ còn gì nữa :D
 
Bác sĩ
20/4/04
3.488
325
83
Sai gon,Vietnam
RE: lại bàn về máy lạnh của LAC

Tóm lại 1 lần nữa thôi nhé các bác.... ( cũng may có bác xebo confirm giúp em, không thì Topic này không biết bao giờ mới ngã ngũ)
1. Trong ô tô CÓ TỒN TẠI việc cả hai hệ thống sưởi (bằng nước giải nhiệt!) và làm lạnh ( bằng máy nén lạnh!) cùng một lúc hoạt động. Kết quả là có luồng không khí khá khô ( độ ẩm dĩ nhiên là không được ấn định, nhưng sẽ nằm trong 1 khỏang nào đó!) và có nhiệt độ mong muốn thổi ra từ các cửa gió.
2. Việc cắt máy nén (nếu có!) chỉ nhằm mục đích bảo vệ máy nén và tránh bị nghẹt dàn lạnh.
3. Người sử dụng hoàn toàn có thể chọn lựa việc sử dụng duy nhất 1 hệ thống ( chỉ dùng Lạnh bằng cách vặn hết nhiệt sang xanh và chỉ dùng nóng khi tắt máy nén tức nhả nút AC)
4. Việc làm lạnh khí sau đó lại làm nóng xem như là BẮT BUỘC khi trong xe ẩm và nhiệt độ ngoài trời quá thấp (kèm theo độ ẩm quá cao!) so với cảm nhận của người trong xe. Các bác có thể tham khảo các Topic khác trong 4rum ( hình như cũng đã lâu!) về việc sử dụng chế độ sưởi kính khi gặp trường hợp này.
P.S :Topic này lại đang chuyển sang hướng khác khi nảy sinh tranh luận về Hiệu suất nhiệt....!:D