Hạng D
5/4/07
1.809
5.410
113
Quỳnh Rùa nói:
11. Có tư thế thiết triều xấu nhất:

Vua Lê Ngọa Triều (nhà Tiền Lê). Vua càn rỡ, **** đãng và tàn bạo, bị bệnh trĩ nên lâm triều thường phải ngồi mà coi chầu, vậy mới có tên là Ngọa Triều. Năm 1005, vua giết người anh là Lê Trung Tông mà chiếm được ngôi. Vua ở ngôi được 4 năm, hưởng dương 23 tuổi, lịch sử chuyển sang họ Lý.



Còn Tiếp..........
Cái này là oan này:
rong tâm trí người Việt Nam, Lê Long Đĩnh là ông vua xấu xa đồi bại nhất trong lịch sử dân tộc. Có phải như vậy không? Tại sao lại gọi Ông là Lê Ngọa Triều?
Ông vua bị “đóng đinh” trong lịch sử
Học giả Trần Trọng Kim đã đúc kết toàn bộ sự nghiệp của ông vua cuối cùng nhà tiền Lê - Lê Long Đĩnh bằng một đoạn sau đây trong Việt Nam sử lược: "Long Đĩnh là người bạo - ngược, tính hay chém giết, ác bằng Kiệt, Trụ ngày xưa.
Khi đã giết anh rồi, lên làm vua thường cứ lấy sự giết người làm trò chơi: có khi những tù phạm phải hình, thì bắt lấy rơm tẩm dầu quấn vào người rồi đốt sống; có khi bắt tù trèo lên cây rồi ở dưới sai người chặt gốc cho cây đổ; có khi bỏ người vào sọt rồi đem thả xuống sông.
Làm những điều ác như thế thì lấy làm thích chí. Một hôm lấy mía để lên đầu nhà sư mà róc vỏ, rồi thỉnh - thoảng giả tảng nhỡ tay bổ dao vào đầu sư chảy máu ra, trông thấy thế làm vui cười. Còn khi ra buổi chầu, có ai tấu sớ điều gì thì cho những thằng hề nói khôi - hài hay là nhại tiếng làm trò.
Long Đĩnh làm vua được 2 năm đổi niên -hiệu là Cảnh - thụy (1008-1009). Sang năm sau là năm Kỷ - Dậu (1009) thì mất, làm vua được 4 năm, thọ 24 tuổi.
Vì lúc sống dâm-dục quá độ, mắc bệnh không ngồi được, đến buổi chầu thì cứ nằm mà thị triều, cho nên tục gọi là Ngọa-triều".
Việt Nam sử lược là cuốn sách lịch sử Việt Nam đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, được biên soạn rất công phu, giá trị lớn nhất của nó là hệ thống lại toàn bộ lịch sử nước nhà (cho đến thời Pháp thuộc) một cách súc tích, dễ hiểu, bởi vậy đây là cuốn sách lịch sử được phổ cập rộng lớn nhất trong thế kỷ 20. Nhiều thế hệ người Việt Nam tiếp cận một cách hệ thống lịch sử nước nhà chủ yếu thông qua cuốn sách này. Với đoạn sử phổ cập đó, Lê Long Đĩnh được "đóng đinh" trong tâm trí người Việt Nam là ông vua gian ác đồi bại nhất trong lịch sử. Tất cả các sách giáo khoa lịch sử từ đó đến nay cũng đều mô tả Lê Long Đĩnh đúng như vậy.
Nhưng đoạn viết về Lê Long Đĩnh trong Việt Nam sử lược và trong các sách giáo khoa lịch sử sau này, là lược chép lại từ Đại Việt sử ký toàn thư và một số cuốn sử cũ khác viết bằng chữ Hán. Mà Đại Việt sử ký toàn thư chép về Lê Long Đĩnh không chỉ có như vậy.
Người đầu tiên thỉnh kinh Phật về nước
Trong một lần trao đổi về lịch sử Phật giáo, một vị thiền sư nhắc chúng tôi, rằng Lê Long Đĩnh là ông vua đầu tiên cử người đi lấy kinh Đại Tạng cho Phật giáo, rằng sư Vạn Hạnh, thiền sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu cũng như các cao tăng khác thời đó đều được Lê Long Đĩnh rất trọng vọng... Nghe quá lạ so với những gì mà mình được học, tôi lần giở những trang sử có liên quan đến Lê Long Đĩnh.
Trong Việt Nam Phật giáo sử lược (in lần đầu năm 1943), thiền sư Thích Mật Thể viết: "Niên hiệu Ứng Thiên thứ 14 (1008), sau khi nước ta đã hòa với Tống rồi, vua Đại Hành sắc ông Minh Xưởng và ông Hoàng Thành Nhã sang sứ nước Trung Hoa, cống hiến đồ thô sản và xin vua Tống ban cho bộ "Cửu kinh" và "Đại Tạng kinh". Vua Tống trao cho những bộ ấy và cho sứ giả đưa về. Đó là lần đầu tiên nước ta cho người sang cầu kinh bên Trung Hoa vậy".
Do nhầm lẫn hoặc cũng có thể do ghét Lê Long Đĩnh, thiền sư Thích Mật Thể đã viết đoạn này không đúng, vì Lê Đại Hành mất năm 1005. Lê Long Đĩnh làm vua từ năm 1006 và đến năm 1008 vẫn giữ niên hiệu Ứng Thiên của vua cha. Đại Việt sử ký toàn thư chép như sau: "Đinh Mùi/Ứng Thiên/năm thứ 14 [1007], (Vua vẫn dùng niên hiệu Ứng Thiên; Tống Cảnh Đức năm thứ 4). Mùa xuân, (vua Lê Long Đĩnh) sai em là Minh Xưởng và Chưởng thư ký là Hoàng Thành Nhã dâng tê ngưu trắng cho nhà Tống, xin kinh Đại Tạng". Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục cũng chép: "Đinh Mùi, năm thứ 14 (1007)... Nhà vua (Lê Long Đĩnh) sai Minh Xưởng và chưởng thư ký là Hoàng Thành Nhã đem con tê trắng sang biếu nhà Tống, dâng biểu xin cửu kinh và kinh sách Đại Tạng. Nhà Tống ưng thuận cho cả". Như vậy "lần đầu tiên nước ta cho người sang cầu kinh bên Trung Hoa" chính là do vua Lê Long Đĩnh.
"Cửu kinh" gồm Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu, Hiếu Kinh, Luận Ngữ, Mạnh Tử và Chu Lễ là 9 bộ sách vĩ đại nền tảng của văn minh Trung Hoa lần đầu tiên "nhập" vào nước ta là do Lê Long Đĩnh lấy về. Còn kinh Đại Tạng là gì ? Đó là Đại Tạng Kinh chữ Hán - bảo vật vô giá của Phật giáo và của văn hóa thế giới. Bộ sách đó, theo lịch sử Phật giáo, là một bộ sách vĩ đại được rất nhiều thế hệ các cao tăng Trung Hoa vượt qua biết bao gian truân khổ ải dày công thu thập, sưu tầm và dịch thuật suốt 1.000 năm, từ thế kỷ thứ nhất đến cuối thế kỷ thứ 10 (đời Tống Thái Tổ) mới in thành sách lần đầu tiên gồm 5.000 quyển (riêng việc khắc bản phải mất 12 năm). Bộ sách đó không chỉ là tổng vựng các kinh sách Phật giáo mà còn hàm chứa rất nhiều lĩnh vực triết học, lịch sử, văn học, nghệ thuật, thiên văn, toán học, y dược... Một ông vua lần đầu tiên biết đem những di sản vĩ đại như vậy về nước để xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc, liệu có thể gọi là hôn quân? Và một ông vua đã trực tiếp sai em mình đi xin kinh sách về cho Phật giáo, ông vua đó có thể nào "lấy mía để trên đầu nhà sư mà róc" ?
“Tư duy kinh tế”
Lê Long Đĩnh là ông vua biết chỉnh đốn triều chính. Một năm sau khi lên ngôi ông đã "Sửa đổi quan chế và triều phục của các quan văn võ và tăng đạo, theo đúng như nhà Tống" (theo Đại Việt sử ký toàn thư). Nhưng không chỉ có vậy. Đại Việt sử ký toàn thư còn chép: "Kỷ Dậu, /Cảnh Thụy/ năm thứ 2 (1009) ...Vua (Lê Long Đĩnh) lại xin được đặt người coi việc tại chợ trao đổi hàng hóa ở Ung Châu, nhưng vua Tống chỉ cho mua bán ở chợ trao đổi hàng hóa tại Liêm Châu và trấn Như Hồng thôi". Thế kỷ thứ 11, không chỉ nước ta mà hầu khắp thế giới, kinh tế đều tự cấp tự túc. Phải có một "tư duy kinh tế" vượt xa thời đại mới biết "xin đặt người coi việc tại chợ trao đổi hàng hóa ở Ung Châu", tức là sâu trong nội địa Trung Quốc, việc đó giống như việc đặt Văn phòng đại diện thương mại ở nước ngoài bây giờ. "Tư duy kinh tế" đó mãi mấy trăm năm sau mới được biết đến ở phương Tây. Một hôn quân có nghĩ ra được điều này không ?
Đại Việt sử ký toàn thư chép tiếp: "(1009)... Vua đi Ái Châu, đến sông Vũ Lung. Tục truyền người lội qua sông này phần nhiều bị hại, nhân thế vua sai người bơi lội qua lại đến ba lần, không hề gì. Xuống chiếu đóng thuyền để ở các bến sông Vũ Lung, Bạt Cừ, Động Lung bốn chỗ để chở người qua lại". Cũng trong năm 1009: "Bọn Ngô đô đốc, Kiểu hành hiến dâng biểu xin đào kênh, đắp đường và dựng cột bia ở Ái Châu. Vua xuống chiếu cho lấy quân và dân ở châu ấy đào đắp từ cửa quan Chi Long qua Đỉnh Sơn đến sông Vũ Lung" (sách đã dẫn). "... Đến Hoàn Giang, sai Phòng át sứ là Hồ Thủ Ích đem hơn 5 nghìn quân của châu Hoan Đường, sửa chữa đường từ sông Châu Giáp đến cửa biển Nam Giới để quân đi cho tiện" (sách đã dẫn).
Rõ ràng chỉ mấy tháng trước khi chết (Lê Long Đĩnh chết vào tháng 10 năm đó), Lê Long Đĩnh còn chăm lo việc đào kênh, mở mang đường sá và đến tận nơi xem xét rồi xuống chiếu đóng thuyền bè đi lại cho dân. Một ông vua suốt ngày ham mê tửu sắc không đi lại được đến mức phải "ngọa triều", ông vua đó có thể làm được những chuyện có ý nghĩa như vậy không ?
Không ngồi được sao 6 lần cầm quân đánh giặc?
Ngoài những chuyện lớn nói trên, Lê Long Đĩnh còn nhiều lần cầm quân dẹp giặc. Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư, ngay trong năm đầu tiên làm vua: "Ngự Bắc Vương cùng Trung Quốc Vương chiếm trại Phù Lan làm phản. Vua thân đi đánh". Tiếp đó: "... đem quân đánh Ngự Man Vương ở Phong Châu. Ngự Man Vương phải chịu hàng... Từ đấy về sau các vương và giặc cướp đều hàng phục cả" (sách đã dẫn). Và giữa lúc đánh trại Phù Lan "chợt thấy trạm báo tin là giặc Cử Long vào cướp đã đến cửa biển Thần Đầu (nay là cửa biển Thần Phù). Vua về đến sông Tham đi sang Ái Châu để đánh giặc Cử Long" (sách đã dẫn).
Năm đó Lê Long Đĩnh 3 lần thân chinh dẹp loạn. Năm 1008 "Vua thân đi đánh hai châu Đô Lương, Vị Long" (sách đã dẫn). Tiếp đó "lại tự làm tướng đi đánh Hoan Châu và châu Thiên Liễu" (sách đã dẫn). Và tháng 7 cùng năm "vua thân đi đánh các châu Hoan Đường, Thạch Hà" (sách đã dẫn). Như vậy là chỉ trong 4 năm làm vua, Lê Long Đĩnh đã 6 lần trực tiếp làm tướng cầm quân ra trận, lần cuối cùng chỉ cách 2 tháng trước khi ông mất. Cầm quân đánh giặc liên miên như vậy phải là một người cường tráng, người "dâm dục quá độ, mắc bệnh không ngồi được" sao có thể làm nổi ?
 
Hạng D
5/4/07
1.809
5.410
113
Túm lại là cụ Uẩn lên ngôi vua thì phải tìm cách giết cụ Long Đĩnh và khoác cái tiếng xấu cho cụ Long ĐĨnh thì mình mới là chính nhân quân tử dc
 
Hạng D
13/1/11
2.365
26.561
113
thành Phiên An - Gia Định
thanhmap nói:
Nước ta bị đốt sách sử nhiều nên mấy vụ giết trung thần ko rõ mấy nhỉ. Nhưng em đồng tính với bác Rùa về cái chết tức tưởi của Nguyễn Trãi. Trước đó, cuối thời Trần còn có tướng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân chết oan chỉ vì vài lời nói của tụi hoạn.
chiện hậu trường 9 chị 9 em thời nào cũng có :
Lúc Nguyễn Ánh chạy loạn ra đảo Côn Sơn, có cả bà Phi Yến (Lê Thị Rằm) vợ thứ cùng Hoàng tử Cải mới 4 tuổi (em cùng cha khác mẹ với Hoàng tử Cảnh).
Khi hải quân Tây Sơn ập đến, Nguyễn Ánh tháo chạy, Hoàng tử Cải khóc đòi theo, sợ bị phát hiện, Nguyễn Ánh lệnh quăng chú bé xuống biển, bà Phi Yến khóc lóc van xin, vua tha cho bắt nhốt trong hang đá ở các đảo nhỏ trong quần đảo Côn Sơn.
Ngày nay cụ nào đi chơi Côn Đảo sẽ thấy miếu thờ bà Phi Yến + Hoàng tử Cải, thờ cúng hằng năm rất trịnh trọng
Nhân việc này dân gian ngày đó có câu :
Gió dưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu đời đắng cay


Về tranh chấp Nguyễn Ánh - Nguyễn Huệ thì cũng nhiều ý kiến cho rằng :
- khởi sự từ 1 quan triều đình bất mãn, lui về núi, từ đó xuất hiện 3 anh em Ng Lữ, Ng Nhạc, Ng Huệ lập nên nhà Tây Sơn.
Nguyễn Huệ dám truy sát tìm giết Nguyễn Ánh (là Hoàng đế tương lai) là tội tày trời không thể dung thứ ...

.... mình chỉ đọc biết vậy chứ không kiến cò :D
QL 19 khu vực đèo An Khê xưa có căn cứ Tây Sơn, dân chúng gọi là "núi ông Nhạc, núi ông Huệ "- thời VN war Mỹ xây cái airfield dã chiến An Khê gần đó còn Phù Cát Bình Định cách đó không xa là phi trường bự, AB (Air Base) của USAF

Lúc vua Gia Long còn tại vị, quan Tổng trấn Gia Định - đức Tả quân Lê Văn Duyệt đã kiên quyết phản đối việc lập Hoàng tử Đảm kế vị do tính khí hung hăng bạo tàn - sau ngày vua băng hà, bằng nhiều cách, Hoàng tử Đảm cuối cùng cũng lên ngôi được, niên hiệu Minh Mạng, bắt bớ chém giết hàng loạt các nhà truyền giáo Tây phương khiến Pháp - Tây Ban Nha càng có cớ chiếm VN
... đã sẵn thù ghét Lê Văn Duyệt, thêm vụ sau đó Lê Văn Duyệt lệnh trảm cha của ái thiếp mình (vợ nhỏ) do lão đớp xén vật tư khi thi công công trình quốc gia, sau khi Lê văn Duyệt từ trần, Minh Mạng lấy cớ Lê Văn Khôi (con nuôi Lê Văn Duyệt) dấy binh làm loạn chống đối triều đình nên cho san phẳng mộ Lê Văn Duyệt, lấy xích xiềng lại, sau này mới tháo (nay là Lăng Ông Bà Chiểu, Bình Thạnh)
Còn Lê Văn Khôi thì bị chém, quân lính của Lê Văn Khôi, cả dân chúng ủng hộ cũng bị Minh Mạng chém hết cả ngàn người, chôn tập thể trên cả vùng rộng lớn, gọi là "mả Ngụy" nay là khu vực 3/2 từ Kỳ Hòa dài tới Nguyễn Tri Phương Q10.
Trước 75 có hai đường Lê Văn Duyệt :
- Lê Văn Duyệt Sài-gòn (nay là CMT8) từ ngã 6 Phù Đổng tới ngã sáu Trần Quốc Toản (3/2) - Hiền Vương (Võ Thị Sáu)
- đường Lê Văn Duyệt Gia Định từ Lăng Ông kể trên về tới Cầu Bông, nay là Đinh Tiên Hoàng Bình Thạnh.

TKM nói:
Sẵn đây các bác cho em hỏi câu này hơi lạc đề chút: Ngày xưa mình học ngoại ngũ bằng cách nào? Như là lúc Pháp mới vô VN thì làm sao để giao tiếp để hiểu nhau được? Cứ cho là dùng body language đi nhưng khi kí hiệp ước thì cũng có 1 số từ ngữ chuyên ngàng hoặc trừu tượng vậy thì sao hiểu nhau?
việc cụ théc méc thì chi tiết vi mô wớ hổng thấy Sử ghi :D
còn nghề thông ngôn/thông dịch thì thời nào chẳng có, họ "dánh hơi" nhạy bén lắm học sẵn hùi nào hổng biết khi triều đình cần là lập ức có mẹt lãnh lương cao bổng hậu liền
21.gif

Các quan được cử làm Sứ thần (Đại sứ) ở nước ngoài cũng phải rành tiếng nước đó + phong tục tập quán v.v... y như ngày nay
Lúc Cao-Miên còn lộn xộn, nhà Nguyễn đã cử quan đại thần Nguyễn Hữu Cảnh "trấn" ở Phnom-pênh trong một thời gian dài - hổng nghe nói ổng có biết tiếng Khmer hay không :D
Đại thần Phan Thanh Giản cũng lưu loát Pháp ngữ :

Tuy việc thương nghị với phía Pháp, vua Tự Đức có cho ông tùy nghi tình thế mà định đoạt nhưng về việc cắt đất, nhà vua có căn dặn Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp ráng sức chuộc lại 3 tỉnh với giá 1.300 vạn lạng, còn nếu phía Pháp đòi cắt đất luôn thì kiên quyết không nghe, nhưng Phan Thanh Giản đã phải cắt đất lại còn bồi thường chiến phí. Do đó mà hai ông khi trở về đã bị quở trách nặng nề.[3][/sup]
Việc chuộc 3 tỉnh không thành, Phan Thanh Giản bị cách lưu làm Tổng đốc Vĩnh Long, nhưng rồi lại được cử làm Chánh sứ (Phó sứ là Phạm Phú ThứNgụy Khắc Đản) sang nước Pháp để điều đình một lần nữa về việc chuộc lại 3 tỉnh miền Đông (1863), nhưng cũng không đạt được kết quả. Năm 1865, ông được phục chức Hiệp biện đại học sĩ, Hộ bộ thượng thư, sung Kinh lược sứ 3 tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) và được tha tội cách lưu.
Ngày 20 đến 24 tháng 6 năm 1867, Pháp đánh chiếm Vĩnh Long (vốn đã được trao trả triều đình Huế ngày 25 tháng 5 năm 1863) rồi An Giang và Hà Tiên. Trước sức mạnh áp đảo của Pháp về mặt quân sự, biết thế không thể giữ nổi, nên để tránh đổ máu vô ích, Phan Thanh Giản đã quyết định trao thành, không kháng cự, với yêu cầu người Pháp phải bảo đảm an toàn cho dân chúng. Sau khi thành mất ông tuyệt thực suốt 17 ngày, rồi uống thuốc độc tự tử vào ngày 4 tháng 8 năm 1867, hưởng thọ 72 tuổi.

http://vi.wikipedia.org/w..Phan_Thanh_Gi%E1%BA%A3n

Chỗ chiến hạm Pháp hạ nòng đại bác đe dọa thành Vĩnh Long năm xưa nay là khúc sông Tiền chỗ Công viên Hoa Nắng + Khách Sạn Cửu Long, VL, từ đây bằng mắt thường có thể nhìn thấy cầu Mỹ Thuận cách đó 9km dài bằng gang tay :D
Hiện nay ở tỉnh Bạc Liêu, Thị trấn Trà Ôn (thuộc Vĩnh Long) vẫn có đường Phan Thanh Giản, Lê Văn Duyệt còn những nơi khác mình chưa biết :D

thêm cái này :
http://www.otosaigon.com/...E1%BA%BF-m3100408.aspx

:D
 
TKM confirmed
Hạng D
24/2/08
2.139
18.402
113
Các bác cho em hỏi sao các bác hay nói Sarkozy đánh ghen Gaddafi là sao vậy?
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.536
113
Hôm qua, ở thớt khác trong CNL, e thấy có bác than phiền về phụ nữ, coi họ rẻ rúng và tuyên bố "tiền có thể mua được tất cả những người phụ nữ", nghe mà buồn, lại phải can qua, dù mình cũng đã thất tình, tình phụ, nhưng chưa bao giờ dám có ý nghĩ ấy trong đầu, thôi thì dành mang tiếng "đầu để dưới đít, óc bã đậu....." vậy.
Thiết nghĩ mình ngu cũng chẳng sao, nhưng coi phụ nữ như món đồ, của quý mua đắt của xấu mua rẻ, hư rồi thì vứt thì thật là quá đáng. Sẵn dịp hôm nay, có bác hỏi về góc khuất lịch sử lại có người đã giới thiệu triều Ngô-Đinh-Lê mình nói về một người phụ nữ mà chắc chẳng ai đã được như bà trong lịch sử nhân loại. Mong rằng, các bác đàn ông có tâm dạ "kim tiền" mở mắt, lắng tai, hạ lòng tự ái mà học hỏi người đàn bà này mà bỏ tư tưởng như trên. riêng em, với quan điểm có tài, có chí, có năng lực, có nghĩa khí, có đạo đức thì được coi trọng bất kể là đàn ông hay phụ nữ. Tiền tài, danh vọng khối kẻ anh hùng tuấn kiệt đã khó qua được chứ nói gì đến ai.........
Sẵn có lòng hận và coi rẻ phụ nữ như vậy, chắc hẳn sẽ hả hê lắm khi chính sử gọi bà là "luân loàn" "dâm dật". Bà được chính sử ghi là Hoàng Hậu 2 triều, Thái Hậu 2 triều; mà có người còn nói bà phải là hoàng hậu 3 triều mới đúng(chi tiết chưa làm rõ). Bà là Hoàng hậu - Thái hậu Dương Vân Nga.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
5/6/09
419
19
18
Ba Miền Việt Nam
Quỳnh Rùa nói:
Hôm qua, ở thớt khác trong CNL, e thấy có bác than phiền về phụ nữ, coi họ rẻ rúng và tuyên bố "tiền có thể mua được tất cả những người phụ nữ", nghe mà buồn, lại phải can qua, dù mình cũng đã thất tình, tình phụ, nhưng chưa bao giờ dám có ý nghĩ ấy trong đầu, thôi thì dành mang tiếng "đầu để dưới đít, óc bã đậu....." vậy.
Thiết nghĩ mình ngu cũng chẳng sao, nhưng coi phụ nữ như món đồ, của quý mua đắt của xấu mua rẻ, hư rồi thì vứt thì thật là quá đáng. Sẵn dịp hôm nay, có bác hỏi về góc khuất lịch sử lại có người đã giới thiệu triều Ngô-Đinh-Lý mình nói về một người phụ nữ mà chắc chẳng ai đã được như bà trong lịch sử nhân loại. Mong rằng, các bác đàn ông có tâm dạ "kim tiền" mở mắt, lắng tai, hạ lòng tự ái mà học hỏi người đàn bà này mà bỏ tư tưởng như trên. riêng em, với quan điểm có tài, có chí, có năng lực, có nghĩa khí, có đạo đức thì được coi trọng bất kể là đàn ông hay phụ nữ. Tiền tài, danh vọng khối kẻ anh hùng tuấn kiệt đã khó qua được chứ nói gì đến ai.........
Sẵn có lòng hận và coi rẻ phụ nữ như vậy, chắc hẳn sẽ hả hê lắm khi chính sử gọi bà là "luân loàn" "dâm dật". Bà được chính sử ghi là Hoàng Hậu 2 triều, Thái Hậu 2 triều; mà có người còn nói bà phải là hoàng hậu 3 triều mới đúng(chi tiết chưa làm rõ). Bà là Hoàng hậu - Thái hậu Dương Vân Nga.
Em vẫn đang nghe bác đây. Trước nay, Em tự hào vì lịch sử Việt nam có Hai Bà Trưng, em cũng nghe Thái hậu Dương Vân Nga, nhưng chỉ biết nổi tiếng, còn chi tiết ra sao thì em cũng chưa rõ. Mà tại sao có người không thiện cảm với phụ nữ nhỉ?
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.536
113
[font="andale mono,times"]1. Xuất thân: (có tài liệu cho rằng) [/font]
[font="andale mono,times"]Dương Vân Nga(sinh?-mất 1000) là con cháu của Trương Dương Công - Dương Tam Kha, bà là mẹ của tướng quân Ngô Nhật Khánh, vợ của nam Tấn Vương Ngô Xương Văn. [/font]
[font="andale mono,times"]"Đây là chi tiết chưa được rõ ràng, chính sử có ghi, nhưng chưa thể khẳng định do góc khuất của sử sách, tùy vào luận điểm của mỗi người. " [/font]
[font="andale mono,times"]2. Hoàng hậu 2 hay 3 triều: [/font]
[font="andale mono,times"]Sau khi vạn thắng vương Đình Tiên Hoàng đế, dẹp được loạn 12 xứ quân,thống nhất thiên hạ lên ngôi lập mẹ Nhật Khánh (nghi là Dương Vân Nga) làm hoàng hậu năm 968, vận nước hưng thịnh suốt 10 năm liền. Nhưng do chỗ buổi đầu còn nhiều thô sơ, vua tôi vất rất dân dã, hành chính chưa thật kỹ lưỡng, thành ra xảy ra vụ án tày đình vào năm Kỷ mão (979). Năm ấy, vua Đinh tiên Hoàng và con trưởng Nam Việt Vương Đinh Liễn bị Đỗ Thích giết chết. Sử chép rằng Đỗ Thích trước quan lại ở Đồng Quan, đêm nằm mơ thấy sao rơi vào mồm, tưởng mình có điềm báo ứng sẽ được làm vua nên định bụng giết vua đoạt ngôi. Đình thần bắt được đem làm tội, giết đi. [/font]
[font="andale mono,times"]Người ta cho rằng, chính Dương Vân Nga và Lê Hoàn, đã tư thông, giết vua đoạt ngôi vậy. Tương truyền họ là đôi thanh mai trúc mã thưở thiếu thời, lúc Đinh Tiên Hoàng lấy Dương Hậu, vua Đinh đã có 5 bà hoàng hậu tranh giành quyền lực hậu cung nên, Dương hậu đã "nối lại tình xưa"và chọn thập đạo tướng quân Lê Hoàn làm chỗ dựa. Thật là chẵng biết đúng sai, vì sử sách ghi chép hỗn độn, tên tuổi không rõ ràng làm mọi người hiểu sai ý chăng? [/font]
[font="andale mono,times"]Hoàng tử Đinh Toàn - lúc ấy mới 6 tuổi lên ngôi hiệu là Phế Đế(979), Dương Vân Nga làm thái hậu nhiếp chính. Nhà Tống thấy Đinh Tiên Hoàng mới mất, tranh thủ thời cơ, đã rục rịch chuẩn bị đại binh xâm lược nước ta(980). Lúc ấy trong triều, các triều thần hội họp. Dương Thái Hậu đã cở áo long bào của vua Phế Đế mà mặc vào cho Lê Hoàn để lên làm vua tự là Lê Đại Hành, nhằm cũng cố triều chính chống quân Tống xâm lược. [/font]
[font="andale mono,times"]Nhà Tống mượn cớ không chấp cho Lê Hoàn làm đế, còn bắt mang Đinh Toàn (lúc này gọi là Vệ Vương) sang chầu Tống triều. vua Lê Đại Hành không chịu nghe lời, quân Tống bèn cử Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng, Lưu Trừng chia 2 mặt thủy bộ sang xâm lược nước ta (981). Lê Đại Hành lập trận đại phá quân Tống, sau lại vào nam đại chiến quân Chiêm, dẹp loạn xứ Mường.......lập bao chiến công hiển hách. Khi trở về: " vua Đại Hành, hỏi các thiếp và vợ của mình: ai xứng đáng làm Hoàng Hậu nước ta thì mọi người đều tôn Dương vân Nga là Hoàng hậu". [/font]
[font="andale mono,times"]Như vậy chính sử ghi chép Dương vân Nga chính là hoàng hậu của Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành. Người đời thường ghen ghét phận má hồng, người học đạo Khổng lại luôn "trói buộc" người phụ nữ trong luân lý, Tam Tòng Tứ Đức nên đọc đến đây luôn cho là Dương Vân Nga là phường "bất trinh bất tiết", trái luân lý đạo thường đạo khổng. Thế nhưng, xét cho cùng, bà đã hy sinh lợi ích của chính gia tộc, gia đình mình trước lợi ích của quốc gia, mong chống lại mục đích âm mưu xâm lược đô hộ nước Việt ta. Nếu Dương Vân Nga không biết đặt lợi nước lên trên quyền lợi của dòng họ, bà có thể dựa vào một quyền thần để chống lại quyền thần khác, ngoan cố bảo vệ ngai vàng cho đứa con nhỏ của mình, sẽ gây ra nạn bè đảng, tranh chấp, đẩy đất nước vào hoàn cảnh rối loạn. Vậy mà chỉ vì Dương Vân Nga đã lấy chiếc long bào choàng lên vai Lê Hoàn, về sau lại trở thành vợ Lê Hoàn mà sử sách phong kiến đã xoá sạch công lao của bà. Chính những đôi mắt của kẻ coi khinh phụ nữ, sợ đàn bà tài trí hơn mình đã "khoác vào bà" những điều trái luân lý đạo thường nhất. thế nhưng chính những đền thờ bà tại huyện Ninh Bình, nơi kinh đô Hoa Lư nước việt thì cũng hiểu người đời luôn nhìn ngược lại cách nhìn nhận trên, nhân dân ta có thái độ rộng lượng và đúng đắn[/font]
[font="andale mono,times"] Khi sử sách chưa được làm rõ, tra kỹ lưỡng, những cái nhìn thiếu thiện cảm luôn hướng vào bà, buộc tội bà, ghép bà vào những tội mà kẻ tầm thường hay coi khinh phụ nữ "xuất giá hai lần(hoặc 3 lần)" chưa nghĩ ra tên. Vậy mà chưa bao giờ tự hỏi, tại sao người phụ nữ ấy được vua tôn trọng, yêu thương và lập làm hoàng hậu, phải chăng bà ta có "quốc sắc thiên hương" hay "tài trí vẹn toàn" mà người đời ganh tỵ chăng? Dù là hoàng hậu 2 hay 3 đời, cũng nên phải nhìn nhận lại sử rằng: bà là phụ nữ hiếm có trên thế giới bởi sự "quyến rũ khó lường", và có công trong việc bảo vệ bờ cõi đất nước, cái khác ở đây chỉ là quan điểm và cách nhìn nhận của mình mà thôi. [/font]
 
Last edited by a moderator:
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.536
113
couto nói:
Túm lại là cụ Uẩn lên ngôi vua thì phải tìm cách giết cụ Long Đĩnh và khoác cái tiếng xấu cho cụ Long ĐĨnh thì mình mới là chính nhân quân tử dc
ý kiến người khác trên mạng:

Xem lại sử sách xét thấy: Lê Long Đĩnh cam ghét cha mình (vua Lê Đại Hành) do không truyền ngôi, thường lấy tù nhân chặt chân, chặt tay bỏ vào lu, để người đời thường gọi phạm húy cha mình thì rất làm sung sướng.
Qua vùng nước sâu, nhiều rắn độc thì bỏ cung nữ, người hầu xuống cho rắn cắn, thủy quái ăn thịt. lại lấy mía bổ róc lên đầu nhà sư bật máu thì làm thích thú. lại giết anh đoạn ngôi, việc sử ghi rõ, thì công trạng nào mà oan uổng?
dẫu vẫn biết nhiều nhân vật lịch sử ta rất "ác" nhưng họ lại làm ra chuyện lớn nên vẫn là "vĩ nhân". Phần lớn họ ít ra phải là người có nhiều tham vọng, chứ không phải là vừa "hiền" vừa .. ngớ ngẩn! Trần Thủ Độ làm bao nhiêu điều "vô đạo" nhưng vẫn lập được nhà Trần đầy dũng mãnh. Lê Lợi sẵn sàng cho vợ "hiến tế" cho thần sông .. Thực ác! Thế nhưng thành công trong chống xâm lăng và lập thành nhà Lê.
Còn Lê Long Đỉnh này thì chết trẻ, chưa làm được gì mấy, để có thể gọi là nghiệp lớn. Giá ông có "công nghiệp" thì lại là một chuyện khác. Đánh giặc vài trận, đào vài con kinh chưa phải là cái gì lớn.
Ông chết đi, Lý Công Uẩn lập nên nhà Lý ( có thể Lý Công Uẩn rất … gian hùng ). Thế nhưng nhà Lý lại rất cường thịnh, văn minh nên … Em nghĩ .. không có gì "oan" cho vua Lê Long Đĩnh này cả.
 
Hạng D
15/2/08
1.552
65
48
54
Quỳnh Rùa nói:
couto nói:
Túm lại là cụ Uẩn lên ngôi vua thì phải tìm cách giết cụ Long Đĩnh và khoác cái tiếng xấu cho cụ Long ĐĨnh thì mình mới là chính nhân quân tử dc
ý kiến người khác trên mạng:

Xem lại sử sách xét thấy: Lê Long Đĩnh cam ghét cha mình (vua Lê Đại Hành) do không truyền ngôi, thường lấy tù nhân chặt chân, chặt tay bỏ vào lu, để người đời thường gọi phạm húy cha mình thì rất làm sung sướng.
Qua vùng nước sâu, nhiều rắn độc thì bỏ cung nữ, người hầu xuống cho rắn cắn, thủy quái ăn thịt. lại lấy mía bổ róc lên đầu nhà sư bật máu thì làm thích thú. lại giết anh đoạn ngôi, việc sử ghi rõ, thì công trạng nào mà oan uổng?
dẫu vẫn biết nhiều nhân vật lịch sử ta rất "ác" nhưng họ lại làm ra chuyện lớn nên vẫn là "vĩ nhân". Phần lớn họ ít ra phải là người có nhiều tham vọng, chứ không phải là vừa "hiền" vừa .. ngớ ngẩn! Trần Thủ Độ làm bao nhiêu điều "vô đạo" nhưng vẫn lập được nhà Trần đầy dũng mãnh. Lê Lợi sẵn sàng cho vợ "hiến tế" cho thần sông .. Thực ác! Thế nhưng thành công trong chống xâm lăng và lập thành nhà Lê.
Còn Lê Long Đỉnh này thì chết trẻ, chưa làm được gì mấy, để có thể gọi là nghiệp lớn. Giá ông có "công nghiệp" thì lại là một chuyện khác. Đánh giặc vài trận, đào vài con kinh chưa phải là cái gì lớn.
Ông chết đi, Lý Công Uẩn lập nên nhà Lý ( có thể Lý Công Uẩn rất … gian hùng ). Thế nhưng nhà Lý lại rất cường thịnh, văn minh nên … Em nghĩ .. không có gì "oan" cho vua Lê Long Đĩnh này cả.

Đồng y với bác, Tần Thuỷ Hoàng đốt sách, giết nho, chôn phu bắt lính. Về cái ác thì vua Lê Bị Trĩ gọi bằng cụ, nhưng TTH làm được việc lớn mà cả TG công nhận nên mấy cái việc ác trở thành tiểu tiết, thêm vào trong CV cho hoành tráng thêm thôi.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.536
113
@Bác Gia Định: bác cho bọn tiểu sinh chúng cháu hỏi, nghe đồn khi Nguyễn Ánh chạy Tây Sơn, lúc nguy cấp để lại toàn bộ thân bằng quyên thuộc, công chúa, cung phi, phi tần ở Nha Mơn - Đồng Tháp, nên phụ nữ vùng này nổi tiếng là đẹp phải không bác? Bọn tiểu sinh, háo hức chờ thông tin của bác để về Nha Mơn- Đồng Tháp chơi kỳ nghỉ lễ này.