Hạng F
13/1/06
13.889
35.977
113
Nếu luận TH DVN với cái nhìn Nho giáo là không mấy thiện cảm: Vì phụ nữ phải Tam tòng, tứ đức. Còn luận trên đại cục an nguy biên cảnh thì đó là người có công vậy. Nhưng hông thấy có tên đường:D
 
O.S.P.D
31/3/05
1.231
10
48
TP.HCM
Lâu quá bận nhặt ve chai nên ko vào OS , nay quay vào thấy sôi động hẳn may có Đè Ca và các Bô lão uốn nắn mà thớt này tồn tại , mà tồn tại cũng đúng thôi , ai ai cũng phải Tôn trọng Lịch sử :
Ngày xưa đi học còn bé nhiều cái sợ , Thầy Cô bảo gì nghe nấy , chả nhận thức định hình gì cả, giờ tự bơi lăn lộn kiếm Cơm mới đem ra ngẫm nghĩ
- Xưa gọi Bọn Ngụy Quân Ngụy quyền bán nước , giờ Em gọi Việt Nam Cộng Hòa .
- Nghe người ta râm ran Bọn Cộng sản , Việt Cộng , em cứ gọi MTDTGP Miền Nam và Việt nam Dân chủ Cộng Hòa
- Người ta có gọi cụ Nguyễn Ánh là bán nước ,cõng rắn vv. Em vẫn biết Ông là Vua
- Rồi biết bao vị Anh hùng Dân tộc như : Lê Lợi , Lê Hòan , Nguyễn Huệ thậm chí gần đây là Hồ Chủ Tịch được gắn với nhiều câu chuyện , mẫu chuyện độ xác thực thì Em ko dám bàn vì nói lên tính cách , nhân cách rất tầm thường nhưng với họ thì ko được phép vì đơn giản họ là vĩ nhân , danh nhân , anh hùng v.v và người ta gán cho nó cái tên mỹ miều là Góc tối của Lịch sử và lao vào nghiên cứu và thế rồi dễ dãi gọi họ là thằng này thằng nọ .
Lịch sử Thế giới không riêng gì Việt nam ta gắn liền với Chiến Tranh và xung đột
và lẽ đương nhiên Chiến tranh có qui luật của nó những nhân vật trong chiến tranh góp phần tạo nên Lịch sử và cần phải được tôn trọng .
Chúng ta không thể dùng tư duy thời bình để mà phân tích Lịch sử vốn là thời chiến và ngược lại dùng tư duy thời chiến để phân tích trong thời bình , đó là lí do tại sao người ta đã bớt gay gắt về vai trò của Vua Gia Long hơn so với trước đây, "Nhà Chứng tích chiến tranh" thay vì "Nhà trưng bày Tội Ác Mỹ ngụy"
Vậy tóm lại :
- Chiến tranh Giải phóng : trước 75
- Chiến Tranh Giữ nước là sau thời kỳ 75
- Xây dựng đất nước : thời kỳ đổi mới đến nay
Các sử sách theo trường phái Giáo Khoa đều Ảnh hưởng sâu sắc từ 3 thời kỳ này.
Còn với Bản thân Em vẫn luôn tôn trọng các nhân vật Lịch sử trong cách gọi vì dù đúng dù sai Họ đều là tổ tiên Cha Ông của Em .... và cứ thế Em từ từ học lóm tìm hiểu Lịch sử mà cũng chẳng dám cãi hay khoe với ai cả vì biết chắc chắn sẽ có tranh cãi vì Lịch sự bao gồm Chiến Tranh=Xung đột=Mâu thuẫn .
Quay lại vấn đè mong các Bác sàng lọc và nhẹ nhàng trong cách dùng từ để không phải giữa đêm thức giấc trình bày rồi mới ngủ được như Bác Rùa . CNL chính là lò Lửa của Chiến tranh , chắc chắn sau này sẽ có vai trò trong Lịch sử
24.gif
24.gif
24.gif
24.gif

TRÂN TRỌNG
MEDUSA
 
Hạng D
5/4/07
1.809
5.411
113
Quỳnh Rùa nói:
[font="andale mono,times"]1. Xuất thân: (có tài liệu cho rằng) [/font]
[font="andale mono,times"]Dương Vân Nga(sinh?-mất 1000) là con cháu của Trương Dương Công - Dương Tam Kha, bà là mẹ của tướng quân Ngô Nhật Khánh, vợ của nam Tấn Vương Ngô Xương Văn. [/font]
[font="andale mono,times"]"Đây là chi tiết chưa được rõ ràng, chính sử có ghi, nhưng chưa thể khẳng định do góc khuất của sử sách, tùy vào luận điểm của mỗi người. " [/font]
[font="andale mono,times"]2. Hoàng hậu 2 hay 3 triều: [/font]
[font="andale mono,times"]Sau khi vạn thắng vương Đình Tiên Hoàng đế, dẹp được loạn 12 xứ quân,thống nhất thiên hạ lên ngôi lập mẹ Nhật Khánh (nghi là Dương Vân Nga) làm hoàng hậu năm 968, vận nước hưng thịnh suốt 10 năm liền. Nhưng do chỗ buổi đầu còn nhiều thô sơ, vua tôi vất rất dân dã, hành chính chưa thật kỹ lưỡng, thành ra xảy ra vụ án tày đình vào năm Kỷ mão (979). Năm ấy, vua Đinh tiên Hoàng và con trưởng Nam Việt Vương Đinh Liễn bị Đỗ Thích giết chết. Sử chép rằng Đỗ Thích trước quan lại ở Đồng Quan, đêm nằm mơ thấy sao rơi vào mồm, tưởng mình có điềm báo ứng sẽ được làm vua nên định bụng giết vua đoạt ngôi. Đình thần bắt được đem làm tội, giết đi. [/font]
[font="andale mono,times"]Người ta cho rằng, chính Dương Vân Nga và Lê Hoàn, đã tư thông, giết vua đoạt ngôi vậy. Tương truyền họ là đôi thanh mai trúc mã thưở thiếu thời, lúc Đinh Tiên Hoàng lấy Dương Hậu, vua Đinh đã có 5 bà hoàng hậu tranh giành quyền lực hậu cung nên, Dương hậu đã "nối lại tình xưa"và chọn thập đạo tướng quân Lê Hoàn làm chỗ dựa. Thật là chẵng biết đúng sai, vì sử sách ghi chép hỗn độn, tên tuổi không rõ ràng làm mọi người hiểu sai ý chăng? [/font]
[font="andale mono,times"]Hoàng tử Đinh Toàn - lúc ấy mới 6 tuổi lên ngôi hiệu là Phế Đế(979), Dương Vân Nga làm thái hậu nhiếp chính. Nhà Tống thấy Đinh Tiên Hoàng mới mất, tranh thủ thời cơ, đã rục rịch chuẩn bị đại binh xâm lược nước ta(980). Lúc ấy trong triều, các triều thần hội họp. Dương Thái Hậu đã cở áo long bào của vua Phế Đế mà mặc vào cho Lê Hoàn để lên làm vua tự là Lê Đại Hành, nhằm cũng cố triều chính chống quân Tống xâm lược. [/font]
[font="andale mono,times"]Vậy mà chưa bao giờ tự hỏi, tại sao người phụ nữ ấy được vua tôn trọng, yêu thương và lập làm hoàng hậu, phải chăng bà ta có "quốc sắc thiên hương" hay "tài trí vẹn toàn" mà người đời ganh tỵ chăng? Dù là hoàng hậu 2 hay 3 đời, cũng nên phải nhìn nhận lại sử rằng: bà là phụ nữ hiếm có trên thế giới bởi sự "quyến rũ khó lường", và có công trong việc bảo vệ bờ cõi đất nước, cái khác ở đây chỉ là quan điểm và cách nhìn nhận của mình mà thôi. [/font]
Thái hậu DVN cũng chỉ vì con trai muốn lê ngôi hoàng đế nên đã ra tay đi tr 1 bước hạ sát cả chồng lẫn Đinh Liễn cho nó gọn
Vì sao vậy, Đinh Bộ Lĩnh có ba con trai: ĐInh Liễn, Đinh Toàn và ĐInh Hạng Lang.
Hạng Lang thì bị Đinh Liễn giết chết, còn lại vua muốn truyền ngôi cho Đinh Liễn mà gạt ĐInh Toàn qua 1 bên.
DVN chén Lê Hoàn xong rồi âm mưu câu kết giết chồng và con riêng của chồng.
Cuối cùng thì ĐInh Toàn lên ngôi vua, nhà Tống vốn sắc phong cho ĐInh Liễn , nay nhân cơ hội đó đem quân sang đánh nc Việt ta, may mà Lê Hoàn võ công giỏi nên chiến thắn Hầu Nhân Bảo.
Sau khi phế bỏ Đinh Toàn tự lên ngôi vua, Lê Hoàn đã nhổ luôn cả gốc, xử luôn Đinh Toàn:

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục chính biên quyển thứ 1 ghi về cái chết của Đinh Toàn:
"Nhà vua (Lê Hoàn) đi đánh Cử Long: Vệ vương Toàn theo đi. Bấy giờ quân giặc thấy nhà vua, chúng giương cung, chĩa tên, toan bắn, chiếc tên rơi xuống; chúng lại giương cung, dây cung đứt. Chúng sợ, rút lui. Nhà vua đi thuyền ven sông đuổi theo. Quân giặc ở hai bên bờ đánh khép lại. Quan quân bị hãm ở sông. Vệ vương Toàn trúng phải mũi tên bay, mất tại trận. Nhà vua kêu trời ba tiếng, rồi thân ra đốc chiến: quân giặc thua. Lời phê - Lê Hoàn lợi dụng cơ hội, đã cướp lấy nước người ta, lại không khéo đối đãi chúa cũ, đẩy vào chỗ chết, thế nào mà Toàn chẳng đến tử vong? Còn việc cất tiếng kêu trời, gieo mình xuống đất, chỉ là một ngón giả trá. Thật khó che đậy được công luận nghìn thu."

Vậy trong vòng hơn chục năm nhà vua Lê Hoàn đã ra tay hạ sát 3 cha con Tiên Vương, giết Nguyễn Bặc, ĐInh Điền, Phạm Hạp,có dc thành quả đó là nhờ sự giúp đỡ của Thái hậu, và sau đó các chiến dịch phá Tống bình Chiêm chỉ làm đánh lạc hướng dư luận của nhân dân mà thôi.
Nếu Lê Hoàn ko có dã tâm cướp ngôi vua thì sẽ ko có cái chết của các tướng nhà Đinh, các binh sỹ trong cuộc nội chiến và trong chiến tranh với nhà Tống.Tuy nhiên lịch sử ko có chữ nếu và ta có thể kết luận là bao nhiêu sinh mạng hy sinh cũng chỉ vì ham muốn quyền lực của Thái Hậu Dương Vân Nga.
Ông trời đã có mắt khi triều đại của nhà Tiền Lê diễn ra ngắn ngủi, các con tàn sát lẫn nhau và cuối cùng ngôi vua rơi vào tay Lý Công Uẩn.Sau này,chúa Trịnh đã ko cướp ngôi nhà Hậu Lê mà cùng hưởng lộc với nhà vua, để lại phúc đức cho các công tử cũng chính là xem gương của kẻ đi trước
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.537
113
hơ hơ...... bác Medusa đi chơi lâu quá không đọc thớt nên có vẻ không cập nhật tình hình rồi. mọi người ở đây đang giới thiệu cách nhìn đa diện về sử Việt để các bác chưa có thời gian nghiên cứu sử sách Việt cập nhật thông tin nhanh nhất thôi chứ đấy ạ. Ai đọc xong muốn nghĩ thế nào thì vui lòng tra khảo thêm cho kỹ tường chứ có ai cãi nhau đâu ạh.
Em nửa đêm thức giấc bởi chưa trình hết ý kiến mà mới đọc được, mới tìm ra, sợ ngủ dậy thì mai quên không có cái trình các bác nên mới dậy viết cho hết ý thôi.
Còn việc "hiểu lầm" gây buồn lòng là ở thớt khác trong CNL, do lỗi e hóng hớt, vô duyên gây ra, không ở trong thớt này đâu ạ. Ở đây toàn những bác học cao hiểu rộng, được hầu chuyện với các bác ấy là niềm tự hào và vinh hạnh của e rồi. các bác Der, Gia_Định, THQL1, Couto, Đào lỗ, phungngocnguyen....... toàn là những người lớn hơn tuổi, cảm kích tinh thần hiếu học và cũng muốn chỉ bảo thêm cho e, đồng thời qua đó cũng muốn cho mọi người thấy nhiều cách nhìn nhận khác nhau về sự việc đã xảy ra nên mới tranh luận lời tiếng qua lại hòa nhã mà thôi, bác ạ.
văn phong e tuy hơi "khó đọc" nhưng chắc hẳn ai từng gặp e ngoài đời cũng biết e không phải là người "xấu chơi", mong các bác chịu khó rèn dũa, nhắc nhở, e sẽ thay đồi từ từ cho "dễ cảm" hơn, chứ không lại: "bạn có quyền....im lặng" thì khổ e mang tiếng xấu.
Trình bác Medusa.
 
Hạng D
13/1/11
2.365
26.561
113
thành Phiên An - Gia Định
Rồng là biểu tượng Vua Chúa, quyền uy của các nước Đông Á - ai cũng có thể mô tả + vẽ được hình Rồng - nhưng ... chưa ma nào thấy Rồng thiệt bao giờ :D
Bởi vậy ông thì nói Rồng màu đen (Hắc Long) ông khác cãi cứ nhất quyết phải là màu ... vàng (Hoàng Long) rùi ... Bạch Long ... tùm lum tà la - ông nào cũng cho rằng mình đúng - chỉ chưa thấy .... vằn vằn long
24.gif

đối với người Tây thì Rồng tượng trưng cho điềm gở
mấy vụ này biết để mà ... biết - chứ văn hóa Đông-Tây khác nhau, không khéo lại "đụng" nhau ... "sốc văn hóa"
24.gif

Truyền thuyết "rồng bay" mà Lý Công Uẩn thấy thì vẫn là truyền thuyết, gọi là "Thăng Long", ai cũng biết.
Hồi trước Tết 2011 kênh SCTV 12 có phát buổi tọa đàm của 3 vị Giáo sư Sử học đầu ngành hiện nay : các vị đó nói về chuyện Lý Thái Tổ rất mộ đạo (Phật) có 2 điều lợi :
- được tiếng mộ đạo
- dưới triều Lý, các Chùa chiền, Nhà Sư rất được trọng vọng, xây mới nhiều, phát triển các Học viện Phật giáo (tương đương Đại học ngày nay)
Do đa số người Việt đều thờ Phật, rất kính trọng các Sư thầy, nên Lý Thái Tổ đã khéo léo "lồng ghép" Phật giáo với Triều đình = ủng hộ nhà Phật tức ủng hộ ... triều đình
21.gif

Cái này là nước cờ Chính trị khá "bén" của Lý Thái Tổ
21.gif


Con gái Nha Mân (gần Sa-đéc) đẹp vì ai cũng nói họ là hậu duệ các cung tần mỹ nữ của Nguyễn Ánh - nói dzị chứ khắp cả nước sao chỗ nào tui cũng thấy có ... con gái đẹp
21.gif

vụ này mình cũng nghe vậy chứ hổng rành :D

dạo này mình lúc rảnh hay tìm hiểu đất phương Nam thời mở cõi : từ lúc còn đầy Cọp, cá sấu, muỗi kiu như sáo thổi đỉa lềnh như bánh canh ... cho tới thời woánh Pháp - rùi xách cái 2 bánh lơn tơn khắp miền Tây : vừa đối chiếu thực tế vừa "góp vui" box Trên Đường Thiên Lý
21.gif


Góp vui cai hình này : đưới đây là mình đang ở trên phà vượt sông Vàm Cỏ Đông, khúc hạ lưu QL 1A cầu Bến Lức : ngã ba sông Vàm Cỏ Đông + Nhật Tảo, gọi là "vàm Nhựt Tảo", nơi ngày xưa chiến hạm Espérance Pháp đã "được" cụ Nguyễn Trung Trực mời xuống thăm ... hà bá - nay các mạnh thường quân, các doanh nghiệp cùng nhau xây khu đền tưởng niệm, gần khu công nghiệp Bến Lức - mảnh xác tàu Pháp xưa thì bây giờ trưng bày trong Bảo tàng Long An
Nhựt tảo 03/2010 :
Sông Vàm Cỏ Đông, đằng xa = Khu Công Nghiệp Bến Lức tỉnh Long An


Đài tưởng niệm Nhựt Tảo, nhìn từ trên phà


... tỉnh ta (LA) dạo này nhiều "vụ việc" wớ (ví dụ vụ ông nhà báo bị đốt), rùi sân Golf ... mà mình thì từ xa tới, xe bảng số Sài-gòn, trùm áo gió kín mít mà cứ lia máy chụp tá lả ... cũng ... ngán
24.gif
nên ... tạm né ... lơn tơn các nơi khác chắc ăn
24.gif


@ Quỳnh Rùa siêng thì coi các sách Việt sử của cụ Trịnh Hoài Đức, tiếng Việt thời đó nhiều ngữ nghĩa nay không xài nữa, chữ nào hổng hỉu thì để tui thỉnh các cao nhơn sư phụ lão gia "diễn Nôm" cho chứ mình cũng hổng rành
21.gif


à ông Nguyễn Trường Tộ thì ai cũng biết là có đầu óc canh tân, thức thời - ổng còn có "nghề" kiến trúc được tụi Tây rất nể trọng : hiện nay tác phẩm của ổng vẫn còn ở TpHCM : Nữ đan viện Đa Minh (Thiên chúa Giáo) giáp 3 đường : Tôn Đức Thắng - Nguyễn Trung Ngạn - Chu Mạnh Trinh - thường 6h sáng hay sớm hơn thấy nhiều "Xơ " đẹp não nùng rất loãng moạn như ... đầm
35.gif
 
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
Hết sức cảm ơn công lao của các bác trong việc khảo lục tài liệu , bình luận có chọn lọc và nhiệt tình công hiến cho OS , tuy là mục CNL , có thể bị cho đi điện bất cứ lúc nào .
Qua đọc gần ba chục trang đã đăng , tôi thực sự rùng mình và cũng rất thích thú , khi thấy rằng chúng ta có thể có một cách nhìn mới hơn về những chuyện cũ ,đúng sai có khi lâu sau này mới rõ hết được , nhưng cái đặc biệt hay của Topic này cho đến nay là nêu ra được nhiều nghi hoặc và thắc mắc chứa bao giờ được giảu trình rõ ,các anh em từ những người tuổi còn ít , cho đến bậc đàn anh như bác Gia định ( Thành thông chí ? ) đều góp ý kiến sôi nổi , tuy tương phản và gay hắt nhưng giữ được hòa khí , lịch sự và đặc biệt không rơi và việc quay ra rỉa rói việc ngày hôm nay ! Việc gì ra việc đó , tôn trọng nhau , bài vở có lời lẽ chỉn chủ và đúng mực thì quả là đã mang một phong cách hết sức " Quý xờ tộc " cho CNL của OS , nơi bây giờ có những bài không thua kém chất lượng các diễn đàn chuyên môn khác về lich sử ( Tôi đã có dịp coi qua ).
CNL đang bước vào thời kỳ đổi mới !
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.537
113
Xin Tóm lược các bảng đời Vua Việt Nam để các bác tiện theo dõi và trích lục cho dễ khi cần.

Bảng I: Nhân danh các vị vua đầu tiên:
Nhà Tiền Lý (544-602)
Nhà Ngô(939-965)
Nhà Đinh (968-980)
Nhà Tiền Lê (981-1009)

Tư xưng danh (Miếu hiệu) Niên Hiệu Húy Danh Thời trị vì (năm)

Trưng Vương (không có) Trưng Trắc-Trưng Nhị 40 - 43
A. nhà Tiền Lý (544-602)
Nam Việt Đế Thiên Đức Lý Bí (Lý Bôn) 544 -548
Triệu Việt Vương (không có) Triệu Quang Phục 549 - 571
Đào Lang Vương (không có) Lý Thiên Bảo 549-555
Hậu Đế (Công Thụy) Lý Phật Tử 571- 602
B. Nhà Ngô(939-965)
Ngô Vương Tiền Ngô Vương Ngô Quyền 939 - 941
Dương Bình Vương (không có) Dương Tam Kha 945-950
Ngô Nam Tấn Vương Hậu Ngô Vương Ngô Xương Ngập 951-954
Ngô Thiên Sách Vương Hậu Ngô Vương Ngô Xương Văn 950- 965
C. Nhà Đinh (968-980)
Đinh Tiên Hoàng đế Thái Bình Đinh Bộ Lĩnh 968-979
Đinh Phế đế (không có) Đinh Toàn 979-980
D. Nhà Lê (981-1009)
Lê Đại Hành hoàng đế Thiên Phúc (981-988) Lê Hoàn 981-1005
Hưng Thống (989-993)
Ứng Thiên (993-1005)
Lê trung Tôn hoàng đế (không có) Lê Long Việt 1005
Lê Đế Cảnh Thụy (1008-1009) Lê Long Đĩnh 1008-1009
 
Hạng D
30/1/07
3.021
54
113
48
Xà Ghềnh, Mobil: 0903187496
41. Vua duy nhất bị gọi sai tên:
Trong sách Đại Việt sử ký toàn thư, sử gia Lê Văn Hưu ghi chuyện vua Lê Hoàn bị gọi sai tên: “Khi vua chết không có miếu hiệu vì 12 con trai đều khởi binh giành ngôi báu, đánh nhau quyết liệt suốt 8 tháng. Các thái giám mang xác vua Lê Hoàn đi chôn, nhưng ngu tối cứ theo tục cũ bên Tàu mà gọi vua đã qua đời là Đại Hành (nghĩa là quàn tạm vào thân cây to), cúng tế cũng hô là Đại Hành, sách sử cũng cứ thế chép sai là Lê Đại Hành”. Cho đến nay, nhiều người cũng vẫn gọi lầm tên vị vua này là “Lê Đại Hành”. Ngay tại Sài Gòn hiện nay, ở vùng giáp ranh quận 10 và quận 11, cũng có 1 con đường mang tên Lê Đại Hành.

Mấy cái "thống kê" này không phải sở thích của em, cái này thường để mấy anh tour guide thuộc lòng đem lên xe kể chuyện chơi thì cũng vui.
Em chỉ xin góp ý cùng mấy bác đam mê lịch sử để sau này rảnh rỗi ngồi dạy con cháu.
Cái 41. này phải đổi thành vua duy nhất (?) bị gọi sai miếu hiệu
- Miếu hiệu là gì? là "hiệu" của nhà vua mà các quan cận thần và dân chúng gọi vua khi vua đã qua đời. Khi vua qua đời, các văn võ bá quan họp lại để xét công, tội, tài, đức , sau đó đặt miếu hiệu cho đúng với mấy cái đó. Ví dụ, Lý Công Uẩn, khi lên làm vua, sẽ được mọi người gọi là bệ hạ, hoàng thượng, (ngôi thứ 2), nhà vua (ngôi thứ 3). Khi vua chết, quần thần họp lại đặt miếu hiệu là Thái Tổ, từ này sẽ được ghi vào sách và lưu về sau.
- Khi vua chết, trong lúc tang gia bối rối, thì gọi là đại hành hoàng đế (tức là hoàng đế đang nằm trong quan tài).
- Lê Hoàn chết, các thái tử mải chém nhau, chả ai lo đến chuyện họp lại xem gọi tôn miếu hiệu gì cho đại hành hoàng đế đây, nên sử cứ ghi là đại hành, lâu dần thành Đại Hành luôn.

Theo như em diễn giải ở trên, thì vua bị gọi sai tên không phải là Lê Hoàn mà là vua Đinh Tiên Hoàng.
Vua Đinh Tiên Hoàng không phải tên là Đinh Bộ Lĩnh, mà tên là ĐInh Hoàn.
Bộ Lĩnh là một chức quan, không phải tên
Vua chết không có miếu hiệu (hay giờ không biết miếu hiệu là gì), Lê Văn Hưu gọi là Đinh tiên hoàng (ý nói vị vua đầu tiên của nước ta), sau này sách sử viết là ĐInh Tiên Hoàng, làm nhầm tưởng Tiên Hoàng là miếu hiệu.
Vậy vị vua này ngoài việc bị hiểu sai tên, còn bị người ta tưởng nhần Tiên Hoàng là miếu hiệu.
Còn như nói rằng ĐInh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng (hay Lý Công Uẩn lên ngôi lấy hiệu là Lý Thái Tổ) là hết sức tầm bậy, rất buồn cười.
 
Hạng D
5/4/07
1.809
5.411
113
Bác Đào dạy chí phải, các con lê hoàn oánh nhau máu lửa nên mới có cảnh gọi vua là "Đại Hành" luôn cho tiện
 
Hạng B2
18/3/07
369
8
18
Quỳnh Rùa nói:
couto nói:
@Quỳnh Rùa: vua quang Trung đóng đô ở nghệ an chẳng phải do lưỡng quảng, vốn dĩ lưỡng quảng rộng lớn, nếu Hoàng lịch cho chắc gì nhà vua đã nhận
Vốn đất thuận quảng do vua anh giữ, đất miền nam thì: "cái cây ngọn cỏ ơn chúa", danh sĩ đất bắc thì còn thương nhớ nhà chúa Trịnh
Thử hỏi còn mỗi vùng thanh nghệ vua ko chọn thì chọn dc chỗ khác chăng?
Nhà vua vốn giỏi việc xuất chinh đánh dẹp hơn là trị dân, còn nếu trị nước thì có vẻ ko bằng vua Gia Long

Bác vui lòng tham khảo thêm. <span style=""color: #ff0000;"">Quang Trung là người trí trá, không tin được</span>. Sử sách ghi chép, ông xin cưới con gái Càn Long và xin lại 2 tỉnh lưỡng Quảng vì đây là nơi thủy tộc của dân tộc Viêm Việt(kinh). <span style=""color: #ff0000;"">Càng</span> Long vốn gốc Mãn Thanh, chiếm được Trung Nguyên rộng lớn của nhà Minh, bình định chưa yên, giặc giã nổi lên khắp nơi. Nếu giao được cho Quang Trung quản lý 2 tỉnh lưỡng Quảng, lại là con rể, mượn tay trị loạn luôn phản tặc đang trú ngụ tại nước Nam, há chẳng phải thuận tiện lắm sao? Nghe đâu càng Long đã đồng ý rồi bác ạh,( Cảm ơn sự giúp sức của Hòa Thân)
Còn về "Phượng Hoàng Trung Đô" là do Nguyễn Thiếp cố vấn, Nghệ An vốn là đất chuyên dùng quân và lấy của Chúa Trịnh(nên có lúc lính Nghệ-Thanh rất hung hăng và vênh váo tại kinh thành gây họa, có thời gian em sẽ post sau ạ), Quang Trung đóng ở đây vừa để quản lý bắc-trung-nam, kể cả lưỡng Quảng sau này, vừa để tránh anh mình như bác nói là đúng ạ.
Tôi không rành lịch sử, nhưng cũng biết được Vua Quang Trung, người có công lớn với đất nước trong việc chống ngoại xâm cùng những cải cách xây dựng đất nước. Ông là một thiên tài quân sự của Đại Việt thời bấy giờ, Chính ông là người lãnh đạo quân ta đánh tan nát quân Xiêm la ở phía Nam và quân Thanh ở phía Bắc. Công lao ấy đã được lịch sử ghi nhận và tôn vinh ông là vị anh hùng áo vải của dân tộc. Là hậu thế , bác có thích nhà Tây sơn hay không thì cũng không nên có những lời bất kính với tiền nhân như vậy !