Đảng viên
18/5/10
2.293
82.549
113
Nhà Trần thay ngôi nhà Lý: "xin chép từ Google"
" Vốn sống bằng nghề đánh cá, họ Trần thường sinh sống làm ăn ở những vùng cửa sông ven biển, đến đời Trần Lý (ông nội của vua Trần Thái Tông) đã trở thành một cự tộc có thế lực vùng Hải Ấp (nay là xã Lưu Xá, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).
Năm 1209, khi trong triều có biến loạn, vua Lý Cao Tông phải chạy lên Quy Hoá, Thái tử Sảm chạy về Hải Ấp đã được gia đình Trần Lý giúp đỡ. Hoàng tử Sảm đã kết duyên cùng Trần Thị Dung, con gái thứ hai của Trần Lý. Họ Trần đã tập hợp hương binh giúp nhà Lý dẹp loạn, diệt trừ Quách Bốc (thuộc tướng của Phạm Bỉnh Di), đưa vua Lý trở lại kinh đô. Cậu ruột Trần Thị Dung là Tô Trung Từ làm Điện tiền chỉ huy sứ
Uy thế họ Trần bắt đầu được đề cao từ khi hoàng tử Sảm lên ngôi vào năm 1211, tức là vua Lý Huệ Tông. Ông cho đón vợ là Trần Thị Dung về cung lập làm nguyên phi. Lúc này, Tô Trung Từ được phong Thái uý phụ chính.
Huệ Tông là người yếu đuối, lại bị Thái hậu họ Đàm khống chế, nên mọi việc đều phó thác cho Đàm Dĩ Mông, người chức cao, quyền lớn nhưng "không có học thức, không có mưu thuật, lại nhu nhược không quyết đoán, chính sự ngày một đổ nát". Lợi dụng tình hình đó, Đoàn Thượng làm phản, tụ tập bè đảng ở Hồng Châu thả sức cướp bóc, khiến triều đình không chế ngự nổi. Năm 1216, trước tình thế bức bách của Đàm thái hậu, Lý Huệ Tông đã bí mật rời bỏ hoàng cung, cùng với Trần thị Dung trốn đến nơi đóng quân của Trần Tự Khánh. Từ đó, vua Lý hoàn toàn phụ thuộc vào thế lực anh em họ Trần.
Năm 1223, Trần Tự Khánh chết, mọi việc đều uỷ quyền cho Trần Thủ Độ (em họ Trần Thừa và Tự Khánh) khi ấy là chỉ huy sứ, quản lĩnh cấm quân.
Là người cơ mưu, quyết đoán, Trần Thủ Độ đã sắp xếp để vua Huệ Tông nhường ngôi cho công chúa Chiêu Thánh, rồi cắt tóc đi tu ở chùa Chân Giáo. Liền sau đó, Trần Thủ Độ lại thu xếp cho Lý Chiêu Hoàng lên 7 tuổi lấy con trai thứ của Trần Thừa là Trần Cảnh lên 8 tuổi. Một năm sau, vào tháng 12 âm lịch năm 1225, Trần Thủ Độ ép Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng, nhà Trần bắt đầu nắm quyền cai trị.
Khi lên ngôi, Trần Cảnh (Trần Thái Tông) còn nhỏ, mọi việc triều chính đều trong tay Thái sư Trần Thủ Độ và cha là Nhiếp chính Trần Thừa."

Hôm bữa có bác nói là có biết về Trần Thủ Độ, xin bác cho thêm thông tin để anh em tham khảo và mở rộng tầm hiểu biết ạ.
 
Hạng B2
3/12/07
475
14
28
SOC TRANG
Quỳnh Rùa nói:
Lúc lập lại thuận hòa, 2 bên lui binh về. Vua Tống đòi trả tù binh, nhà Lý thương cho dân thường, mở rộng đức hiếu sinh nên thả cho nô lệ, tù binh về........Nhưng cũng không quên khắc lên mặt tù binh quân Tống vài chữ để nhắc nhở về nỗi sợ nước Việt mà không dám xâm phạm nước ta lần nữa.

pác cho e hỏi tù binh bị khắc chữ gì lên mặt vậy?
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.549
113
ice_kool nói:
Quỳnh Rùa nói:
Lúc lập lại thuận hòa, 2 bên lui binh về. Vua Tống đòi trả tù binh, nhà Lý thương cho dân thường, mở rộng đức hiếu sinh nên thả cho nô lệ, tù binh về........Nhưng cũng không quên khắc lên mặt tù binh quân Tống vài chữ để nhắc nhở về nỗi sợ nước Việt mà không dám xâm phạm nước ta lần nữa.

pác cho e hỏi tù binh bị khắc chữ gì lên mặt vậy?

Dạ thưa bác: Con trai 15 tuổi trở lên thì thích 3 chữ: Thiên Tử Binh, đàn ông 20 tuổi thì thích: Đầu Nam Triều.
Đàn bà con gái, do vua Lý nhân từ nên thích vào tay trái 2 chữ: Quan Khách. rồi cho về lại Trung Hoa đại lục.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
5/4/07
1.809
5.439
113
Nhân nói đến Lý thường Kiệt với thành tích phá Tống bình Chiêm nổi tiếng e cũng nêu tê nhân vật cùng làm quan ới Lý Thường Kiệt và là đối thủ chính trị của ông, quan thái sư Lê Văn Thịnh
Em nhớ năm 85,86 gì đó, em có xem vở chèo "Lý Nhân Tông kế nghiệp" trong đó mô tả Lê Văn Thịnh là người cầu vinh bán nc.
lang thang trên Gúc gồ thì đọc thấy cái này:

Lê Văn Thịnh (chữ Hán: 黎文盛, 1038?-?) người làng Đông Cửu, quê xã Chi Nhị, tổng Đại Lai, huyện Yên Định, lộ Bắc Giang, ngày nay là thôn Bảo Tháp, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh. Ông đỗ thủ khoa năm 1075 kỳ thi Minh kinh bác học thời Lý Nhân Tông - tức là thủ khoa về khoa cử đầu tiên của Việt Nam. Là người có tài năng, lại có công lao lớn nên làm quan tới chức Thái sư, nhưng năm 1096, ông bị ghép vào tội mưu phản giết vua, nên đã bị đi đầy. Hiện vẫn chưa xác định được ngày, tháng, năm sinh và mất của ông.

Thuở nhỏ ông đã nổi tiếng là thần đồng, tự học hàng ngàn quyển sách về Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo. Hàng đêm, ngồi trong mùng chong đèn đọc sách đúng hai canh đến ba canh mới đi ngủ [sup][cần dẫn nguồn][/sup].
Năm Canh Tuất 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu ở ngay kinh thành Thăng Long. Nho học bắt đầu có địa vị trên vũ đài chính trị và tư tưởng của nước Đại Việt kể từ đó. Đến năm Ất Mão 1075 niên hiệu Thái Ninh, vua Lý Nhân Tông (1072 - 1127) cho mở khoa thi Nho học đầu tiên gọi là Minh Kinh Bác Học (Tam Trường).Thời này , mãi đến 1247 mới có đặt Trạng Nguyên, Bãng Nhãn và Thám Hoa. Lê Văn Thịnh đã đỗ thủ khoa trong số 10 người được chọn và được mệnh danh là :"Ông Trạng Khai Khoa".Đại Việt sử ký toàn thư chép: Mùa xuân, tháng 2, xuống chiếu tuyển Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường. Lê Văn Thịnh trúng tuyển, cho vào hầu vua học. Đỗ đại khoa xong là có chiếu chỉ triều đình mời ông ra làm quan ngay; ông được vào cung dạy Lý Nhân Tông (mới 9 tuổi, lên ngôi năm Nhâm Tí 1072 lúc 6 tuổi)
Năm 1076, nhà Tống sai tuyên phủ sứ Quảng Nam (tên lộ của nhà Tống, sau chia làm Quảng Nam Đông lộ, tức tỉnh Quảng Đông và Quảng Nam Tây lộ, tức khu tự trị Quảng Tây ngày nay của Trung Quốc) là Quách Quỳ làm chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, đem quân 9 tướng, hợp với Chiêm ThànhChân Lạp sang xâm lấn Đại Việt để trả thù việc Lý Thường KiệtTông Đản đã đem quân tấn công các châu Ung, Khâm, Liêm của nhà Tống năm trước để phủ đầu mưu đồ xâm lược của nhà Tống. Trên sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt đem quân đánh tan được. Quách Quỳ lui quân, nhưng lại chiếm lấy châu Quảng Nguyên (các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn ngày nay).
Năm 1078: mùa xuân, tháng giêng, vua Lý Nhân Tông sai Đào Tống Nguyên đem biếu nhà Tống 5 con voi thuần, xin trả lại các châu Quảng Nguyên, Tô Mậu, và những người các châu ấy bị bắt đi. Năm 1079, nhà Tống đem Thuận Châu trả lại (tức là châu Quảng Nguyên, nhà Tống đổi làm Thuận Châu), nhưng chưa trả những đất đai mà thổ dân dâng cho nhà Tống. Tháng 6 năm 1084, khi đó là thị lang bộ Binh, Lê Văn Thịnh đến trại Vĩnh Bình cùng với người Tống bàn việc cương giới. Tuy binh lực nhà Tống đã bị Lý Thường Kiệt đánh thua tan tác, song vua quan nhà Tống chỉ đồng ý trả lại đất đai do người Tống xâm lược tại nơi biên thùy. Còn các đất đai do thổ dân nộp để thần phục nhà Tống là hai động Vật Dương và Vật Ác, họ không chịu trả lại. Viện lý những đất ấy là của thổ dân "tự ý" đem sát nhập vào nhà Tống chứ không phải là họ chiếm. Lê Văn Thịnh đã trả lời sứ giả Tống là Thành Trạc:
Đất thì có chủ, các viên quan giữ đất ấy đem nộp cho người khác và trốn đi thì đất ấy thành vật ăn trộm của chủ. Sự chủ giao cho mà lấy trộm đã không tha thứ được, mà trộm của hay "tàng trữ" thì luật pháp cũng không cho phép, huống chi nay lại mang đất lấy trộm dâng để làm dơ bẩn sổ sách nhà vua.
Đại diện cho Đại Việt, Lê Văn Thịnh đã trả lời một cách cứng cỏi, đầy đủ lập luận. Đối với luật pháp nước nào cũng vậy, khi nhận một vật gì để canh giữ, nếu đem vật đó bán và hủy bỏ đi, tất nhiên phải có tội. Trong trường hợp này, các thổ dân - chỉ là những người được vua tin dùng, cho cai quản các châu quận ở nơi biên ải xa xôi. Việc tự tiện đem đất đai dâng cho nhà Tống, để xin phần phục, xâm phạm vào lãnh thổ của Đại Việt cũng như việc nhà Tống chiếm giữ đất ấy không thể là hợp pháp, minh bạch.
Luận cứ trên đây cho thấy nền pháp luật thời ấy đã có những bước tiến đáng kể, nên Lê Văn Thịnh đã phân biệt rõ ràng các khái niệm mà ngày nay gọi là khế ước ủy nhiệm, ký tháchay quyền sở hữu.
Nhà Tống cuối cùng phải trả lại 6 huyện 3 động. Người Tống có thơ rằng:
Nhân tham Giao Chỉ tượng
Khướt thất Quảng Nguyên kim
Tạm dịch:
Vì tham voi Giao Chỉ
Bỏ mất vàng Quảng Nguyên
Năm 1085, Lê Văn Thịnh được vua Lý Nhân Tông cho làm Thái sư.
Năm 1096, tháng 3, Lê Văn Thịnh mưu làm phản, vua Lý Nhân Tông tha tội chết, an trí ở Thao Giang (tên trại thời Lý, thời Trần đổi là lộ, nay là vùng huyện Tam Thanh, Sông Thao, tỉnhPhú Thọ). Theo Việt Nam Sử Lược, thì ông bị đày đến vùng Lương Giang (Thanh Hóa).
 
Last edited by a moderator:
nai confirmed
Hạng D
3/5/08
1.479
3.906
113
Từ lúc thớt này được lập đến nay em đọc không thiếu 1 ... trang, nhưng nhớ thì không hết được.
Đọc sử ta để hiểu dân tộc ta,
Dù trong dù đục, dân tộc nhà vẫn hơn.
Để sử bớt khô khan em có 1 thắc mắc sau:
Có 1 số ý nói rằng DT Việt từ thuở sơ khai bắt nguồn từ TQ rồi tách dần ra, nhưng có 1 điều em chưa rõ:
Bên cạnh sự giao thoa giữa các nền văn hóa khi các DT sống gần nhau thì văn hóa của mỗi dân tộc luôn có 1 bản sắc riêng mà các dân tộc khác khó lòng có được. Một trong những bản sắc riêng đó là văn hóa ẩm thực.
Đồ ăn của Tàu khác hoàn toàn đồ ăn của ta. Mà cái khác biệt lớn nhất theo em biết đó là: Nước mắm!
Chỉ có DT Việt mới dùng nước mắm, còn Tàu thì dùng nước tương!
Lịch sử của các món ăn Việt theo em nghĩ nó cũng gắn liền với LS DT Viêt mà món quốc hồn quốc túy của VN là nước mắm thì em không biết nó có tự bao giờ?
 
Hạng D
5/4/07
1.809
5.439
113
nai nói:
Từ lúc thớt này được lập đến nay em đọc không thiếu 1 ... trang, nhưng nhớ thì không hết được.
Đọc sử ta để hiểu dân tộc ta,
Dù trong dù đục, dân tộc nhà vẫn hơn.
Để sử bớt khô khan em có 1 thắc mắc sau:
Có 1 số ý nói rằng DT Việt từ thuở sơ khai bắt nguồn từ TQ rồi tách dần ra, nhưng có 1 điều em chưa rõ:
Bên cạnh sự giao thoa giữa các nền văn hóa khi các DT sống gần nhau thì văn hóa của mỗi dân tộc luôn có 1 bản sắc riêng mà các dân tộc khác khó lòng có được. Một trong những bản sắc riêng đó là văn hóa ẩm thực.
Đồ ăn của Tàu khác hoàn toàn đồ ăn của ta. Mà cái khác biệt lớn nhất theo em biết đó là: Nước mắm!
Chỉ có DT Việt mới dùng nước mắm, còn Tàu thì dùng nước tương!
Lịch sử của các món ăn Việt theo em nghĩ nó cũng gắn liền với LS DT Viêt mà món quốc hồn quốc túy của VN là nước mắm thì em không biết nó có tự bao giờ?
Em thấy ẩm thực của Vn thì chủ yếu dựa vào nguyên liệu tươi ngon, chất giữ dc phần lớn
Thức ăn Tầu thấy nhiều dầu mỡ, chiên xào làm mất đi vị tự nhiên
 
nai confirmed
Hạng D
3/5/08
1.479
3.906
113
@Cuto: Thì em biết đồ ăn Tàu chỉ có tàu thích chứ dân Viêt mình đâu có ai thích đâu.
Có chăng thỉnh thoảng, hoặc lâu lâu có 1 món nào đó chiên xào theo kiểu Tàu cho lạ miệng thôi.
Riêng cái món nước mắm thì rõ ràng DT Việt không thể xuất phát từ 1 điểm nào đó bên đất Tàu được. Chỉ tiếc là LS của nước mắm - đặc trưng của món ăn của người Việt thì không biết lịch sử của nó!
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.549
113
nai nói:
Từ lúc thớt này được lập đến nay em đọc không thiếu 1 ... trang, nhưng nhớ thì không hết được.
Đọc sử ta để hiểu dân tộc ta,
Dù trong dù đục, dân tộc nhà vẫn hơn.
Để sử bớt khô khan em có 1 thắc mắc sau:
Có 1 số ý nói rằng DT Việt từ thuở sơ khai bắt nguồn từ TQ rồi tách dần ra, nhưng có 1 điều em chưa rõ:
Bên cạnh sự giao thoa giữa các nền văn hóa khi các DT sống gần nhau thì văn hóa của mỗi dân tộc luôn có 1 bản sắc riêng mà các dân tộc khác khó lòng có được. Một trong những bản sắc riêng đó là văn hóa ẩm thực.
Đồ ăn của Tàu khác hoàn toàn đồ ăn của ta. Mà cái khác biệt lớn nhất theo em biết đó là: Nước mắm!
Chỉ có DT Việt mới dùng nước mắm, còn Tàu thì dùng nước tương!
Lịch sử của các món ăn Việt theo em nghĩ nó cũng gắn liền với LS DT Viêt mà món quốc hồn quốc túy của VN là nước mắm thì em không biết nó có tự bao giờ?

Dạ, thưa bác em xin bổ sung thêm ý của bác, khác biệt lớn nhất giữa ẩm thực Việt-tàu và đặc trưng của ẩm thực Việt nam ta luôn đó chính là món: LUỘC.
Rau luộc: giữ lại phần tươi, hương vị nguyên thủy của rau. giữ nguyên được các chất có lợi cho sức khỏe.
Thịt luộc: giữ lại mùi đặc trưng của thịt.
Trứng luộc: giữ nguyên vẹn mùi và sự tươi ngon của trứng.
Tóm lại, LUỘC chính là phương thức chế biến món ăn đặc trưng của ẩm thực Việt.
Bác nào muốn nghiên cứu về ẩm thực Việt xin mua sách "Bếp Việt, đặc trưng ẩm thực Việt Nam" do Giáo Sư Sử Học Nguyễn Nhã - trưởng ban nghiên cứu ẩm thực Việt Nam chủ biên. Có nói rất rõ về sự khác biệt này và các món đặc trưng của người Việt ạ.
Còn vụ nước mắm, e sẽ cố tìm và hỏi qua một số nhà nghiên cứu về tính xác thực rồi trả lời chính xác nhất, không dám nói bừa ạ.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
5/4/07
1.809
5.439
113
Nhân nói về lý thường kiệt, vị hoạn quan nổi tiếng, còn có 2 vị hoạn quan nữa cũng có võ công hiển hách ko kém, bác Quỳnh Rùa pot lên luôn cái ạ
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.549
113
couto nói:
Nhân nói về lý thường kiệt, vị hoạn quan nổi tiếng, còn có 2 vị hoạn quan nữa cũng có võ công hiển hách ko kém, bác Quỳnh Rùa pot lên luôn cái ạ

Dạ, 2 người còn lại là Việp Quận Công Hoàng Ngũ Phúc đời vua Lê Hiển Tông người còn lại chính là Tả quân Lê Văn Duyệt là khai quốc công thần nhà Nguyễn. Thế nhưng cứ nói kiểu "nhảy cóc" như vậy thì mất đi tính xuyên suốt, sự kết nối giữa các thời kỳ và sự kiện lịch sử làm người đọc không hiểu được, không nắm được điều kiện hoàn cảnh lịch sử và tầm quan trọng của sự kiện lịch sử đó.
Một khi không nắm được những điều kiện hoàn cảnh lịch sử và ý nghĩa của nó thì người đọc sẽ khó nhớ và không hứng thú với lịch sử nước nhà giống như hiện tại.
Em sẽ cố gắng trình bày gãy gọn, chỉnh chu và xuyên suốt và dễ nhớ nhất để các bác tham khảo, đọc chơi cho đỡ buồn.
 
Last edited by a moderator: